Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử Tổ Liễu Quán

10/04/201311:04(Xem: 10308)
Tiểu Sử Tổ Liễu Quán

90tolieuquan2

TỔ LIỄU QUÁN
Thích Tín Nghĩa (sưu lục)

Căn cứ theo tài liệu nghiên cứu của Thiền sư Mật Thể trong cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, thì dưới triều chúa Nguyễn ở đàng Trong, phong trào phát triển Phật giáo nói chung và Thiền phái Lâm Tế nói riêng bành trướng rất mạnh mẽ ; đồng thời, đã lưu lại cho nền văn học Phật giáo nhiều kiến trúc mỹ thuật, hội họa rất nổi tiếng. Tuy nhiên, khi nhà Tây Sơn thống nhất đất nước, kéo quân từ Nam ra diệt Nguyễn thì đoàn quân lính nầy đã hủy diệt đi những công trình quý báu đó. Bi ký, chứng liệu bị thất tung. Và, Phật giáo đã mất đi nhiều vốn liếng quý giá của mình. Và cũng từ đó, nền sử liệu có vài phần phiến diện.

Và, nếu ở đàng Ngoài, thiền sư Chân Nguyên được xem như là nhân vật then chốt cho cuộc phục hưng Chánh pháp ở đàng Ngoài ; thì ở đàng Trong, Tỗ Liễu Quán cũng là nhân vật quan trọng đặc biệt về vấn đề lãnh đạo Phong trào Phục hưng Phật giáo ở đàng Trong vậy.

Vậy, chúng ta hãy đi vào một vài nét đơn thuần về cuộc đời tu học, hành hóa của Tổ Liễu Quánnhư thế nào.

Thân thế :

Ngài thọ sanh năm 1670, tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, miền Trung nước Việt, trong một gia đình không mấy được khá giả. Mồ côi mẹ khi ngài vừa lên sáu tuổi.

Năm 1682, được 12 tuổi, theo cha đi chùa Hội Tôn lễ Phật, gặp thiền sư Tế Viên, ngài cảm mến và xin phụ thân xuất gia tại đây. Ngài rất được thiền sư Tế Viên thương mến và hết lòng dạy dỗ. Những năm hành điệu tại chùa Hội Viên, ngài chỉ làm những công việc nhỏ nhặt như gánh nước cũng như hai thời khóa công phu và luật tiểu Sa di, ... Tu tập ở đây được chín năm thì thiền sư Tế Viên viên tịch, ngài tròn 19 tuổi. Sau khi chu tất tang lễ của thầy, ngài từ giả quý huynh đệ đồng tu ở đây rồi một mình lên đường tìm thầy học đạo tiếp tục.

Năm 1690, vượt Trường sơn ra đất Thuận Hóa, đầu sư với Giác Phong lão tổ ở chùa Thiên Thọ, núi Hàm Long (tức Phật học đường Báo Quốc bây giờ). Được một năm thì phụ thân thọ bệnh, ngài xin phép được trở về nhà để săn sóc. Hằng ngày vào rừng lo đốn củi đổi gạo và thuốc men để chăm sóc cho phụ thân. Bốn năm sau, phụ thân mãn phần, lo tang chay và giao hết nhà cửa hương hỏa cho bà con quyến thuộc xong xuôi, ngài tiếp tục lên đường học đạo.

Sự nghiệp tu học :

Năm 1695, nghe thiền sư Thạch Liêm tổ chức giới đàn ở chùa Thiền Lâm, cố đô Huế, ngài xin cầu thọ Sa di thập giới với đạo hiệu thượng Liễu hạ Quán húy Thiệt Diệu, thuộc dòng Lâm tế chánh tông đời thứ 35.

Năm 1697, thiền sư Từ Lâm làm Đàn đầu Hòa thượng, ngài tròn 27 tuổi được tấn đàn Tỳ kheo giới. Đắc giới xong, ngài ở lại đây hai năm để cầu học những giới pháp đã tho chọ được thông suốt rồi lại tiếp tục tham cầu Phật pháp với các bậc tôn sư khắp nơi.

Năm 1672, ngài gặp thiền sư Tử Dung tại chùa Ấn Tôn (tức tổ đình Từ Đàm bây giờ),ở núi Long sơn, cố đô Huế, tổ Tử Dung dạy cho ngài tham cứu câu thoại đầu :

-“Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ ?”.

Nghĩa là :

Muôn pháp về một, một ấy đi về đâu ?

Từ câu thoại đầu nầy, làm cho ngài ngày đêm suy nghĩ miên mang. Cuối cùng, ngài lại phải trở về chốn cũ Phú Yên để tịnh tu và tham cứu cho được câu mà tổ đã trao. Suốt năm năm liền mà vẫn chưa làm bung vỡ được thâm ý của câu thoại đầu, lòng tự hổ thẹn. Một hôm, nhân đọc cuốn Truyền Đăng Lục, khi đọc đến câu :

“Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hồi xứ”

Nghĩa là : Chỉ vật mà truyền tâm, chính vì vậy mà người ta không hiểu nổi ; thoạt nhiên ngài tỏ ngộ và buông sách xuống với một tâm niệm an lạc.

Năm 1708, ngài tìm ra núi Long Sơn để gặp tổ Tử Dung và trình bày ý của ngài cho Tổ rõ về công phu đã tu tập trong mấy năm qua.

Tổ bảo :
- “Hố thẳm buông tay,
Một mình cam chịụ,
Chết đi sống lại,
Ai dám chê mình ?”.

Ngài vỗ tay cười ha hả, Tổ liền nghiêm nét mặt, nói :

- “Chưa được”.

Ngài nói :

- “Bình thùy nguyên thị thiết”

Nghĩa là :

Trái cân vốn là sắt,

Tổ lắc đầu : Sáng hôm sau, tổ thấy ngài đi ngang, liền gọi vào và bảo :

- “Chuyện ngày hôm qua chưa xong, hôm nay hãy nói lại xem sao”

Ngài đọc :
-“ Sớm biết đèn là lửa,
Cơm chín đã lâu rồi !”.

Tổ nghe xong lấy làm đẹp ý và hết lời khen ngợi.

Năm 1712, khi Tổ và ngài gặp nhau lần thứ ba nhân cùng đi dự đại lễ Toàn Viện ở tỉnh Quảng Nam, ngài đem trình lên tổ Tử Dung bài kệ Tắm Phật. Tổ hỏi :

- “Tổ tổ tương truyền,
Phật Phật thọ thọ,
Vị thẩm truyền thọ cá thập ma ?”

Nghĩa là :

Tổ truyền cho Tổ,
Phật truyền cho Phật,
Chẳng hay các ngài truyền cho nhau cái gì ?

Ngài liền đáp :

- “Thạch duẫn trừu điều trường nhất trượng
Quy mao phủ phất trọng tam cân”.

Nghĩa là :

Búp măng trên đá dài một trượng

Cây chổi lông gà nặng ba cân.

Tổ dạy tiếp :

- “Cao cao sơn thượng hành thuyền,

Thâm thâm hải đề tẩu mã”.

Nghĩa là :

Chèo thuyền trên núi cao,

Cởi ngựa dưới đáy biển.

Ngài đáp :

- “Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống,

Một huyền cầm tử tận nhật đàn”.

Nghĩa là :

Gãy sừng trâu đất rống thâu đêm,
Dây dứt đàn tranh chơi suốt sáng.

Đến đây thì tổ Tử Dung rất bằng lòng về sự tu tập của ngài.

Hoằng hóa độ sanh :

Ngài đắc pháp và được truyền tâm pháp vào lúc ngài vừa 42 tuổi. Nếu thiền sư Chân Nguyên được xem là nhân vật chủ chốt để phục hoạt Phật giáo ở đàng Ngoài (Chúa Trịnh),thì tổ Liễu Quán là nhân vật quan trọng tiêu biểu cho công nghiệp phục hưng, xiển dương và trực tiếp lãnh đạo Phật giáo ở đàng Trong (Chúa Nguyễn).

Trước sau, ngài đã gặp và tham khảo cũng như được tổ Tử Dung ấn chứng diệu pháp là ba lần :

- Lần thứ nhất năm 1702,

- Lần thứ hai năm 1708, lần nầy tổ Tử Dung ấn chứng cho ngài về sự đạt ngộ chánh pháp của Phật và cũng là năm mà ngài khai sáng tổ đình Thuyền Tôn.

- Lần thứ ba vào năm 1712 tại đất Quảng Nam khi tổ Tử Dung và ngài cùng dự lễ Toàn Viện, lần nầy ngài đã trình bài kệ Tắm Phật với tổ.

Ngài đã lập nhiều đạo tràng để truyền giáo như :

- Tổ đình Thuyền Tôn ở núi Thiên Thai, xóm Ngũ Tây, huyện Hương Thủy vào năm 1708, nhưng mãi đến năm 1747, chúa Nguyễn Phúc Khoát mới ban biển sắc tứ cho chùa nầy; đồng thời, Đại Hồng Chung đang được thờ tại đây cũng được đúc cùng năm nầy, tức là năm Cảnh Hưng thứ tám.

- Tổ đình Viên Thông sau lưng núi Ngự Bình (Chúa Nguyễn Phúc Khoát rất sùng kính uy đức và đạo hạnh của ngài, nhiều lần thỉnh ngài vào kinh để tham vấn giáo lý, ngài đều từ chối, vì không muốn dính líu sự lui tới ra vào với triều đình; do đó, chúa và quần thần hay vào tổ đình Viên Thông để hỏi đạo, nên núi nầy có tên là núi Ngự).

- Tổ đình Hội Tôn, Tổ đình Cổ Lâm và Tổ đình Bảo Tịnh ở Phú Yên.

- Từ năm 1733 đến năm 1735, ngài đã mở liên tiếp ba Đại giới đàn để truyền trao giới pháp cho hàng xuất gia và tại gia. Trong những đại giới đàn nầy, ngài cung thỉnh các bậc Cao Tăng và tể quan cư sĩ ở Đế đô để chứng minh và ngoại hộ cho Phật pháp.

- Năm 1740, ngài làm Đàn đầu Hòa thượng cho Đại giới đàn Long Hoa ở tổ đình Thuyền Tôn.

- Năm 1742, lúc nầy ngài đã 72 tuổi, vì sự nghiệp Phật pháp, ngài lại phải làm Đàn đầu Hòa thượng cho Đại giới đàn tại tổ đình Viên Thông và có đến gần bốn ngàn người tại gia cũng như xuất gia phát nguyện thọ giới.

Một buổi sáng đẹp trời mùa đông năm 1742, nhằm ngày 21 tháng 11 âm lịch, tại tổ đình Viên Thông, ngài dạy đồ chúng đem bút mực ra để viết bài kệ như sau:

Thất thập dư niên thế giới trung,

Không không sắc sắc diệc dung thông,

Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý,

Hà tất bôn mang vấn tổ tông ?

Nghĩa là :

Ngoài bảy mươi năm trong thế giới,

Không không, sắc sắc đã dung thông,

Hôm nay nguyện mãn về chốn cũ,

Nào phải ân cần hỏi tổ tông?

Sau khi, ngài làm bài kệ xong, dùng trà thì Đại chúng đảnh lễ và đứng hầu quanh ngài. Trong chúng có vị khóc thành tiếng, ngài dạy :

- “Quý vị đừng khóc. Chư Phật thị hiện còn nhập niết bàn, còn tôi (tức là ngài Liễu Quán)thì đường đi nẻo về đã rõ ràng, không việc gì mà phải khóc ...”

Mọi người đều im lặng. Ngài căn dặn và tâm sự cùng đồ chúng một hồi lâu, ngài hỏi :

- “Đã đến giờ Mùi chưa ?”.

Chúng đáp :

- Dạ, vừa đúng.

Ngài dạy :

- “Sau khi tôi đã đi rồi, quý vị phải nghỉ đến sự vô thường nhanh chóng của cuộc đời mà siêng năng tu tập trí huệ, chớ nên quên lời dặn của tôi.”.

Ngài dặn dò xong, thân ngồi kiết già và nhắm mắt thị tịch. Chúa Nguyễn Phúc Khoát sắc làm bia ký và dựng tháp phụng thờ ngài trên núi Thiên Thai cạnh tổ đình Thuyền Tôn, xóm Ngũ Tây với thụy hiệu : Đạo Hạnh Thụy Chánh Giác Viên Ngộ Hòa Thượng.

Tháp của ngài được xây gần Tổ đình Thuyền Tôn, trên núi Thiên Thai. Trước khi ngài viên tịch, ngài phú pháp cho hàng đệ tử và truyền kệ như sau:


Thiệt Tế Đại Đạo,
Tánh Hải Thanh Trừng,
Tâm Nguyên Quảng Nhuận,
Đức Bổn Từ Phong,
Giới Định Phước Tuệ,
Thể Dụng Viên Thông,
Vĩnh Siêu Trí Quả,
Mật Khế Thành Công,
Truyền Trì Diệu Lý,
Diễn Xướng Chánh Tông,
Hành Giải Tương Ưng,
Đạt Ngộ Chơn Không.

Tổ Liễu Quán đã làm cho thiền phái Lâm Tế trở thành một tông phái đặc thù và linh động, có một nền móng vững chắc ở đàng trong (tức là từ Thanh hóa trở vào).Trước khi tổ Liễu Quán xuất hiện, thiền phái Lâm Tế ảnh hưởng của Trung quốc (vì có ngài Nguyên Thiều, ngài Thạch Liêm, ngài Tử Dung, v.v..).Chính tổ Liễu Quán đã Việt hóa tất cả từ văn hóa, kiến trúc và nghi lễ, v. v..

Ngài có bốn vị đệ tử lớn: Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu. Bốn ngài nầy đã tạo lập bốn trung tâm hoằng dương chánh pháp lớn lao khắp đó đậy ở đàng Trong. Và, từ thế kỷ thứ 18 trở về sau nầy nghiễm nhiên với danh xưng Thiền Phái Liễu Quán

Khi chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, Thiền Phái Liễu Quáncũng đi dần theo quần chúng ở các vùng đất mới

Và từ đó, Thiền Phái Liễu Quán cứ phát triển và lớn dần lên mãi. Những năm đầu chấn hưng Phật giáo qua các thập niên ba mươi, bốn mươí và cận đại, thiền phái Liễu Quán đã đóng một vai trò trọng yếu của Giáo hội.

Hằng năm, tùy theo hoàn cảnh và thời tiết, chúng ta là hậu duệ, đều có tổ chức ngày Giổ Tổ để kỷ niệm ân đức cao dày của Ngài, nhưng, cũng là mục đích nhắc nhở cho đàn hậu tấn xuất gia cũng như tại gia biết về sự diễn tiến chánh pháp từ sơ khởi cho đến lúc huy hoàng về Thiền Phái Liễu Quán.Ngày giổ đầu tiên được tổ chức tại Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại tháng Mười ta năm Canh thìn – 2000 và suy tôn Hòa Thượng Thích Đức Niệm là Trưởng Môn phái tại Hoa Kỳ.Năm Tân tỵ - 2001, là ngày Giổ Tổ thứ hai. Và cứ như thế, luân phiên nhau mãi mãi. Quý Ngài cũng như quý Phật tử nên thông tin cho nhau biết thêm về ngày Giổ Tổ nầy để trong tương lai được đông đúc và khắn khít với nhau về tình đạo nhiều hơn.

Tín Nghĩa sưu lục

---o0o---

Trình bày: Tịnh Tuệ

Ý kiến bạn đọc
17/11/201900:11
Khách
Thật tình mà phơi bày.2 dòng phái tách ngánh ra từ pháp phái LT Chánh Tông Tổ Đạo Giới Định Tông...do Đức Sơ Tổ Nguyên Thiều ngồi thueyn62 buôn qua Nam Hà truyền pháp truyền phái;cho nên sau nầy 2 phái ở Quãng Nam và Huế trục kệ gọi là Chúc Thánh và Thiên Thai Liễu Quán :nhưng vẩn phải gối đầu 2 chử MINH THIỆT hay THIỆT TẾ .Mong quý vị xưng đa văn qaung4 kiến đừng nói biện tài lợi Khẩu mà ko khơi rỏ ngọn ngành:nếu ko có đức Sơ Tổ Nguyên thiều qua Nam Hà truyền đạo phật thì làm gì có 2 ngánh phái vửa kể.uống nước nhớ nguồn phải nhớ đên 2 ngôi Đại Tổ Đình Sắc Tứ Thập Tháp và Quốc Ân.Chính quý Ngài đại danh tăng cận đại cũng trực hệ phái LT như Cố TLHT Thiện Hoa huý Hồng Nở;TLHT Trí Tịnh huý Nhựt?? và TLHT Trí Quang huý Nhựt Quang ngoài ra còn rất nhiều vị danh tăng thạc đức trước kia Triều Đình tuyên triệu nhập kinh thọ chứa quốc sư tăng cang các ngôi Quốc tự tại Huế sử sách còn lưu dấu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/11/2018(Xem: 11971)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một giáo viên, nhà thơ và nhà hoạt động vì hoà bình được kính nể khắp thế giới, với những lời dạy mạnh mẽ và các cuốn sách bán chạy nhất của Ông về chánh niệm và hòa bình. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một tăng sỹ Phật giáo Việt Nam nổi tiếng trên thế giới. Có tài liệu cho biết, tầm ảnh hưởng của ông trong cộng đồng Phật giáo Phương Tây chỉ đứng sau Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Lời dạy chủ yếu của ông là thông qua chánh niệm, chúng ta có thể học sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại, cách duy nhất để phát triển hòa bình, cả trong bản thân và toàn xã hội.
21/11/2018(Xem: 9783)
Hòa Thượng thế danh NGUYỄN HƯỚNG, pháp danh TÂM HOÀN tự GIẢI QUY, hiệu HUỆ LONG, thuộc dòng thiền phái Lâm Tế đời thứ 43. Hòa Thượng sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tý (1924) trong một gia đình môn phong Nho giáo tại làng Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Giòng họ Nguyễn Phúc định cư dưới chân đồi Phốc Lốc tính đến đời Ngài đã trải qua 7 đời.Thân phụ là cụ ông Nguyễn Phúc Trì tự Tung pháp danh Không Đảnh, đích mẫu là cụ bà Trần Thị Kiện mất sớm, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Chiếu pháp danh Không Chiêu, ông bà đều là đệ tử quy y với Quốc Sư Phước Huệ trú trì Tổ Đình Thập Tháp Di Đà
21/11/2018(Xem: 8205)
Hòa thượng Thích Kế Châu, pháp danh Không Tín, pháp tự Giải Thâm. Ngài họ Nguyễn, sinh năm Nhâm Tuất 1922 tại thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, trong một gia đình nho phong y học và thấm nhuần Phật giáo. Song thân Ngài là Phật tử thuần thành. Anh cả Ngài là Thiền sư Trí Diệu, học hạnh kiêm toàn, trụ trì và tịch tại chùa Phước Long, Tây Sơn, Bình Định.
20/11/2018(Xem: 5724)
“Cây có cội mới trổ cành xanh lá Nước có nguồn mới biển cả sông sâu” Phật cao thâm mới diệu dụng nhiệm mầu Người có Tổ mới xứng danh thiên hạ. Đối với người con Phật, Nguồn là “chân tâm”, là “bản lai diện mục”, là nơi “khởi đầu cho hành trình giải thoát, giác ngộ” tức là nơi “xuất gia, tu học” là chốn Tổ khai sáng nên Sơn môn Pháp phái…
18/11/2018(Xem: 9553)
Trong hai ngày 14 và 15 tháng 11 năm 2018 (nhằm ngày 7 và 8 tháng 10 năm Mậu Tuất), Chư Tôn Đức Tăng, Ni các tự viện ở California và thân bằng pháp quyến Sư cô Thích Nữ Chủng Hạnh đã tổ chức tang lễ trang nghiêm, trọng thể tại nhà tang lễ Oak Hill, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ.
16/11/2018(Xem: 7064)
Chiều nay đến trước linh đài Thầy mà nghe bao ký ức trànvể theo những giọt mồ hôi tất tả. Hay tin bất ngờ, chạy đi vội vả dù không kịp giờ phút nhập quan để được nhìn Thầy làn cuối.
11/11/2018(Xem: 12047)
Hòa thượng Thích Nguyên Trực, tự Trì Hạnh, hiệu Diệu Liên, thế danh Phạm Đình Khâm, sinh ngày 08 tháng 03 năm 1943 (Qúy Mùi) tại làng Hội Phú, xã An Ninh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, trong một gia đình thuần nông chất phác, sùng tín Tam Bảo. Thân phụ Hòa thượng là cụ ông Phạm Thành, thân mẫu là cụ bà Mai Thị Ngõ pháp danh Đồng Chính, song thân Ngài sinh được 9 người con, 4 trai và 5 gái. Hòa thượng là con trai thứ 8 trong gia đình; hiện tại chỉ còn Hòa Thượng và em trai út là Hòa thượng Thích Nguyên Trí - trụ trì chùa Bát Nhã tại miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ.
11/11/2018(Xem: 16326)
Hòa thượng Thích Toàn Đức sinh năm 1940, hiện là Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng. Hòa Thượng vừa đến thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ để thăm viếng chư tôn đức và các tự viện tại đây. Do thời tiết thay đổi, ảnh hưởng đến sức khoẻ, cho nên Hòa Thượng đã viên tịch vào lúc 6 giờ sáng ngày 10-11-2018 theo giờ địa phương Houston (6 giờ chiều, ngày 10-11, giờ Việt Nam). Hiện nay, các thủ tục về pháp y và pháp lý đang được tiến hành để đưa nhục thân Hòa thượng trở về Việt Nam. ĐĐ.Thích Định Minh, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS Phật giáo tỉnh Lâm Đồng, người tháp tùng cùng Hoà thượng trong chuyến đi đã xác nhận thông tin này.
10/11/2018(Xem: 12996)
Hòa Thượng Thích Thiện Huyền (Viện Chủ Chùa Vô Lượng Quang, St. Louis, Hoa Kỳ) vừa viên tịch
05/11/2018(Xem: 13546)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt truyền thông quốc tế Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền tải khái niệm "Phật giáo dấn thân" do mình khởi xướng trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]