Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 165: Phẩm So Sánh Công Đức 63

08/07/201509:49(Xem: 14113)
Quyển 165: Phẩm So Sánh Công Đức 63

Tập 03
Quyển 165
Phẩm So Sánh Công Đức 63
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí



 

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không. Tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Dự-lưu hướng có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không. Tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Dự-lưu hướng có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không. Tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có Dự-lưu hướng có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không. Tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Dự-lưu hướng có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc-giác hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc-giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả quả vị Độc-giác có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc-giác hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc-giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả quả vị Độc-giác có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc-giác hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc-giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có tất cả quả vị Độc-giác có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả quả vị Độc-giác hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả quả vị Độc-giác và tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác là không. Tự tánh của tất cả quả vị Độc-giác ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả quả vị Độc-giác chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả quả vị Độc-giác có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả hạnh đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả hạnh đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có tất cả hạnh đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát và tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát là không. Tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tất cả hạnh đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật và tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là không. Tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật ấy tức chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa này, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu bố thí như thế là tu bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc thuyết tịnh lự Ba-la-mật-đa, hoặc thuyết tinh tấn Ba-la-mật-đa, hoặc thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa, hoặc thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, hoặc thuyết bố thí Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Ta sẽ dạy ngươi tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Khi ngươi tu học, chớ quán các pháp có một mảy may có thể trụ, có thể vượt, có thể nhập, có thể đắc, có thể chứng, có thể thọ trì v.v... đạt được công đức và cái có thể tùy hỷ đều hồi hướng quả vị giác ngộ. Vì sao? Vì đối với Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa này, rốt ráo không có một mảy may pháp có thể trụ, có thể vượt, có thể nhập, có thể đắc, có thể chứng, có thể thọ trì v.v... đạt được công đức và cái có thể tùy hỷ đều hồi hướng quả vị giác ngộ. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả các pháp đều là không, hoàn toàn không có sở hữu. Nếu không sở hữu, tức là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã cho đến Bố thí Ba-la-mật-đa này, rốt ráo không một mảy may pháp có nhập, có xuất, có sanh, có diệt, có đoạn, có thường, có một, có khác, có đến, có đi, để có thể nắm bắt được.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh. Vì vậy nên, này Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên dùng vô sở đắc làm phương tiện, thọ trì, đọc tụng, như lý tư duy; nên dùng các thứ văn nghĩa xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu.

Này Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này, ta nói: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, thọ trì, đọc tụng, như lý tư duy; lại dùng các thứ văn nghĩa xảo diệu, trong khoảng chốc lát, vì người biện thuyết, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu, thì phước đức đạt được hơn trước rất nhiều.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình châu Thiệm bộ đều trụ quả Dự-lưu thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Này thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm bộ, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong hai châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu lô đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong bốn đại châu, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong tam thiên đại thiên thế giới đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong tam thiên đại thiên thế giới này, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương này, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều trụ quả Dự-lưu, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Hãy đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự-lưu và Dự-lưu quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm bộ đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm bộ, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả bốn châu Thiệm bộ, Đông thắng thân, Tây ngưu hóa, Bắc cu lô đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong bốn đại châu, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong tiểu thiên thế giới, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong trung thiên thế giới đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong trung thiên thế giới, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong tam thiên đại thiên thế giới đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong tam thiên đại thiên thế giới này, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình ở vô số thế giới trong mười phương này, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình ở tất cả thế giới trong mười phương đều trụ quả Nhất-lai, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Nhất-lai và Nhất-lai quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong châu Thiệm bộ đều trụ quả Bất-hoàn, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Bất-hoàn và Bất-hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong châu Thiệm bộ, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả hai châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, đều trụ quả Bất-hoàn, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Bất-hoàn và Bất-hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Để riêng các loại hữu tình trong các châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... giáo hóa các loại hữu tình trong cả ba châu Thiệm bộ và Đông thắng thân, Tây ngưu hóa đều trụ quả Bất-hoàn, thì theo ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, do nhân duyên này, được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa  xảo diệu, vì người rộng nói, diễn đạt chỉ bày, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa thú, khiến họ dễ hiểu; lại nói thế này: Thiện nam tử! Đến đây! Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến dễ thông suốt, như lý tư duy, theo pháp môn này, nên siêng tu học thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì tất cả Bất-hoàn và Bất-hoàn quả đều phát xuất từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy.

 

Quyển thứ 165

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12148)
Viết thêm một bài về Ngài Thiện Minh, dù nhiều vị đã viết - Viết, vì thấy thêm một bài của Tâm Nguyên trên diễn đàn baovechanhphap - Viết, vì Mùa Hạ 2009, tịnh niệm An Cư, tưởng nhớ tiền nhân, làm gì cho hôm nay, và nhắc nhở hậu bối mai sau Tương chao nhà quê Tăng Lữ
10/04/2013(Xem: 9991)
Hòa Thượng Thích Tắc Thành - Trình bày: Chiếu Quang và Hoàng Lan
10/04/2013(Xem: 7160)
Hòa thượng thế danh Võ Văn Nghiêm, pháp danh Giác Trang, hiệu Hải Tràng thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông, đời thứ 41, sinh năm Giáp Thân (1884) tại làng Tân Quí, tổng Phước Điền Thượng, tỉnh Chợ Lớn. Thân phụ là cụ ông Võ Văn Nghĩa, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tín. Ngài sinh trưởng trong một gia đình tín ngưỡng Tam Bảo thuần thành. Thân phụ Ngài là một vị hương chức trong làng, lúc tuổi ngũ tuần xin từ chức để xuất gia hiệu là Thanh Châu, đến 75 tuổi được phong Giáo thọ, sáng lập chùa Vạn Phước tại làng Tân Chánh, huyện Hốc Môn, Sài gòn. Ngài có hai anh em trai, người anh cả xuất gia được tấn phong Hòa thượng, hiệu Chơn Không.
10/04/2013(Xem: 5937)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
10/04/2013(Xem: 7013)
Hòa Thượng Thích Thiện Thanh thuộc dòng thiền Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41, thế danh Nguyễn Văn Sắc, nguyên quán làng Phú-Nhuận, Nha-Mân, tỉnh Sa-Ðéc miền Nam nước Việt (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp), sinh Năm Ất Hợi (1935) Niên hiệu Bảo Đại năm thứ 20. Song thân Ngài là Cụ Nguyễn Văn Xướng và Cụ Bà Huỳnh Thị Thâu đều kính tin Tam Bảo.
10/04/2013(Xem: 10627)
H.T. Thích Nhật Minh hiệu Vĩnh Xuyên thuộc dòng Phi Lai đời thứ 41, sau cầu pháp với Thiên Thai Thiền Giáo Tông được ban pháp tự Nguyên Quang, thế danh là Đặng Ngọc Hiền, sinh năm Kỷ Sửu (1949) tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Thân phụ là Cụ ông Nguyễn Văn Tá, Thân mẫu là Cụ Trần Thị Ngọc Anh, Hòa Thượng là con út trong gia đình có bốn anh em, mới hơn một tháng tuổi Hòa Thượng đã phải mồ côi mẹ nên được gửi cho Cô ruột là Cụ bà Nguyễn Thị Đền pháp danh Tâm Đền tự Diệu Hoà.....
10/04/2013(Xem: 6892)
Hòa Thượng húy Lê Thùy, pháp danh Thị Năng, tự Trí Hữu, hiệu Thích Hương Sơn, sinh năm Quí Sửu (1912) tại làng Quá Giáng, huyện Điện Bàn (Hòa Vang) tỉnh Quảng Nam trong một gia đình Nho học và tin Phật. Thân phụ: Lê Cát, Thân Mẫu: Kiều Thị Đính, có mười hai người con; Ngài là con thứ bảy trong gia đình.
10/04/2013(Xem: 8804)
Đại lão Hòa Thượng THÍCH HUỆ QUANG, húy thượng Không hạ Hành, tự Từ Tâm, hiệu Huệ Quang, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 41. Thế danh Dương Quyền. Ngài sinh ngày 10 tháng 01 năm Đinh Mão (1927) tại thôn Phước Hải, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa.
10/04/2013(Xem: 8870)
Tổ đình Từ Hiếu và Môn đồ Pháp quyến vô cùng kính tiếc báo tin: Hòa thượng húy thượng TRỪNG hạ HUỆ hiệu CHÍ MẬU, trú trì Tổ đình Từ Hiếu - thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, thành phố Huế,
10/04/2013(Xem: 9995)
Hòa Thượng thế danh Nguyễn Xuân Đệ,sinh ngày 20-10-1930,thân phụ của ngài là cụ ông Nguyễn Nhạc P.D Như Thiện, thân mẫu của ngài là cụ bà Huỳnh Thị Hoài P.D Thị Lân, Ông Bà có ba người con : hai người con gái và ngài là người con trai duy nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]