Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyen 142: Phẩm So Sánh Công Đức 40

08/07/201508:57(Xem: 14257)
Quyen 142: Phẩm So Sánh Công Đức 40

Tập 03
Quyển 142
Phẩm So Sánh Công Đức 40

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí




 

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tám giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường, nói tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói tám giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ, nói tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói tám giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói tám giải thoát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu tám giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tám giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tám giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu tám giải thoát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu tám giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường, cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tám giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ, cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tám giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu tám giải thoát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, nói bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường; nói bốn niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ, nói bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ; nói bốn niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói bốn niệm trụ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu bốn niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu bốn niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu bốn niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu bốn niệm trụ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu bốn niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường; cầu bốn niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ, cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ; cầu bốn niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu bốn niệm trụ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp môn giải thoát không hoặc thường, hoặc vô thường, nói pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường; nói pháp môn giải thoát không hoặc lạc, hoặc khổ, nói pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát không hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói pháp môn giải thoát không hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu pháp môn giải thoát không hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu pháp môn giải thoát không hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát không hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu pháp môn giải thoát không hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu pháp môn giải thoát không hoặc thường, hoặc vô thường, cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường; cầu pháp môn giải thoát không hoặc lạc, hoặc khổ, cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát không hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu pháp môn giải thoát không hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường, nói sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường; nói năm loại mắt hoặc lạc, hoặc khổ, nói sáu phép thần thông hoặc lạc, hoặc khổ; nói năm loại mắt hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói sáu phép thần thông hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói năm loại mắt hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói sáu phép thần thông hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu năm loại mắt hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu sáu phép thần thông hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu năm loại mắt hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu sáu phép thần thông hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu năm loại mắt hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường, cầu sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường; cầu năm loại mắt hoặc lạc, hoặc khổ, cầu sáu phép thần thông hoặc lạc, hoặc khổ; cầu năm loại mắt hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu sáu phép thần thông hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu năm loại mắt hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói mười lực của Phật hoặc thường, hoặc vô thường, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường; nói mười lực của Phật hoặc lạc, hoặc khổ, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc, hoặc khổ; nói mười lực của Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói mười lực của Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu mười lực của Phật hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu mười lực của Phật hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu mười lực của Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu mười lực của Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu mười lực của Phật hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường; cầu mười lực của Phật hoặc lạc, hoặc khổ, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc, hoặc khổ; cầu mười lực của Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu mười lực của Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường, nói tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường; nói pháp không quên mất hoặc lạc, hoặc khổ, nói tánh luôn luôn xả hoặc lạc, hoặc khổ; nói pháp không quên mất hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tánh luôn luôn xả hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói pháp không quên mất hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói tánh luôn luôn xả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu pháp không quên mất hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu pháp không quên mất hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu pháp không quên mất hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường, cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường; cầu pháp không quên mất hoặc lạc, hoặc khổ, cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc, hoặc khổ; cầu pháp không quên mất hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu pháp không quên mất hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói trí nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường, nói trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường; nói trí nhất thiết hoặc lạc, hoặc khổ, nói trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc lạc, hoặc khổ; nói trí nhất thiết hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói trí nhất thiết hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu trí nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu trí nhất thiết hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu trí nhất thiết hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu trí nhất thiết hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu trí nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường, cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường; cầu trí nhất thiết hoặc lạc, hoặc khổ, cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc lạc, hoặc khổ; cầu trí nhất thiết hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu trí nhất thiết hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc, hoặc khổ, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc, hoặc khổ, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc thường, hoặc vô thường, nói Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường, hoặc vô thường; nói Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc lạc, hoặc khổ, nói Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc, hoặc khổ; nói Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc thường, hoặc vô thường, cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường, hoặc vô thường; cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc lạc, hoặc khổ, cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc lạc, hoặc khổ; cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả quả vị Độc-giác hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả quả vị Độc-giác hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả quả vị Độc-giác hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói tất cả quả vị Độc-giác hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường; nói quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ; nói quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường; cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ; cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... nói tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc như thế nào mà gọi là nói tịnh giới Ba-la-mật-đa tương tợ?

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc hoặc thường, hoặc vô thường, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường, hoặc vô thường; nói sắc hoặc lạc, hoặc khổ, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương vào các pháp như thế mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu sắc hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu sắc hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu sắc hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường, hoặc vô thường; cầu sắc hoặc lạc, hoặc khổ, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì ta gọi là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói nhãn xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu nhãn xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường; cầu nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu nhãn xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì ta gọi là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói sắc xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu sắc xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; cầu sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu sắc xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì ta gọi là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói nhãn giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu nhãn giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu nhãn giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì ta gọi là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhĩ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói nhĩ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu nhĩ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu nhĩ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu nhĩ giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu nhĩ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì ta gọi là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói tỷ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu tỷ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu tỷ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì ta gọi là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thiệt giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói thiệt giới hoặc lạc, hoặc khổ, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói thiệt giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói thiệt giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành tịnh giới nên cầu thiệt giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu thiệt giới hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu thiệt giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu thiệt giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành tịnh giới là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu thiệt giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu thiệt giới hoặc lạc, hoặc khổ, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu thiệt giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu thiệt giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành tịnh giới thì ta gọi là tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về tịnh giới Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

 

Quyẻn thứ  142

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2017(Xem: 10436)
Đây không phải là cuộc so sánh tương quan luận điểm hay ý nghĩa đúng - sai của hai nhân vật lịch sử nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu và Tổ Khánh Hòa vì hành trạng và lý tưởng dấn thân của hai người khác nhau, cả về phương diện đấu tranh trước nghịch cảnh , giữa Đời và Đạo và một khoảng cách thời gian nhất định. Bài viết chỉ mong đóng góp nhỏ suy luận phần mình với một nối kết lịch sử nhất định để mở rộng thêm nỗi niềm của Tổ Khánh Hòa và chư tôn thạc đức trong bối cảnh chung đau thương của dân tộc trước và sau phong trào chấn hưng Phật giáo rực rỡ
16/10/2017(Xem: 9836)
Trang Nhà Quảng Đức Melbourne, Úc Châu vừa nhận được tin: Hòa Thượng THÍCH TRÍ TÂM Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh, Trưởng Ban Nghi Lễ Hội Đồng Trị sự GHPGVN, Chứng Minh Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hòa, Nguyên Phó Trưởng Ban Thường Trực Ban Trị sự, kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc Tế GHPGVN Tỉnh Khánh Hòa, Nguyên Hiệu Trưởng Trường Trung Cấp Phật học Khánh Hòa các khóa I – V, Nguyên Tổng Thư ký Viện Hoằng Đạo, kiêm Chánh Đại diện Trung Phần Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền Việt Nam, Trú trì Chùa Tổ Đình Nghĩa Phương, kiêm chùa Nghĩa Sơn - Nha Trang; Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 23giờ 00 phút, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (nhằm ngày 21 tháng 08 năm Đinh dậu), tại chùa Tổ Đình Nghĩa Phương, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 84 năm Hạ lạp: 60 năm - Lễ nhập kim quan chính thức cử hành vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 11 tháng 10 năm 2017 (22/8 Đinh Dậu). Kim quan được tôn trí tại chùa Tổ Đình Nghĩa Phương – Nha Trang. - L
16/10/2017(Xem: 11852)
Hòa Thượng Thích Trí Viên vừa viên tịch tại Thành Phố Nha Trang
08/10/2017(Xem: 6375)
Con là học trò Hà Nội của thầy từ năm 2005 khi lần đầu tiên Thầy về Việt Nam. Ấy vậy mà đã 12 năm kể từ lần đầu tiên được gặp Thầy. Và con đã được gặp Thầy không chỉ ở Hà Nội mà ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam yêu quý, trong đó có Cố đô Huế trong lần Thầy về Việt Nam mới đây. Con cũng đã may mắn được gặp thầy nhiều lần tại Pháp và Thái Lan.
23/09/2017(Xem: 25363)
The Vietnam War - Chiến Tranh Việt Nam (Trọn bộ 10 tập), đạo diễn: Ken Burns và Lynn Novick - Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
17/09/2017(Xem: 6344)
Huế xưa quê chốn xuất trần Dương Xuân rừng dạ, phiêu bần gieo duyên. Xuất gia chốn Tổ uy nguyên, Bái thiền Thanh Quý, hạnh thiền nhân Tâm.
12/09/2017(Xem: 7214)
Hòa thượng Khánh Hòa là một trong những thạch trụ Phật pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thề kỷ XX, có công đóng góp phục hưng ngôi nhà Phật giáo trong nước khi mà bao thế lực bủa vậy dân tộc, đe dọa nền văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng người dân bị đe dọa có nguy cơ xóa sạch bởi thế lực và văn hóa ngoại lai. Để tưởng nhớ công lao tiền nhân, đôi giòng nhắc lại để thế hệ kế tục hiểu được giềng mối qua bao đời thịnh suy đối với dân tộc và đạo pháp, ngày nay, Phật giáo Việt Nam có mặt và phát triển không thể không biết đến nền móng xây dựng, bảo vệ của tiền nhân.
09/09/2017(Xem: 11830)
Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch vào lúc 16 giờ 15 phút, ngày 6-9-2017 (nhằm ngày 16-7-Đinh Dậu) tại chùa Phước Viên, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trụ thế: 77 năm; Hạ lạp: 52 năm. Lễ nhập kim quan vào lúc 14 giờ 00 ngày 7-9-2017 (17-7-Đinh Dậu). Kim quan Hòa thượng được an trí tại chùa Phước Viên. Lễ viếng bắt đầu từ lúc 16 giờ 00 ngày 7-9-2017 (17-7-Đinh Dậu). Lễ truy niệmvào lúc 7giờ 00 ngày 12-9-2017 (22-7-Đinh Dậu); 8giờ 00 phụng tống kim quan Hòa thượng nhập Bảo tháp tại chùa Phước Viên, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
02/09/2017(Xem: 7073)
Giờ phút đáng nhớ của tất cả những người con Phật Việt Nam là thời điểm 12 giờ 35 phút ngày 29 tháng 8 năm 2017, khi Thầy Nhất Hạnh, người Thầy lớn không chỉ của Phật tử Việt Nam mà của cả thế giới đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng. Tất cả đã vỡ òa trong hạnh phúc và bất ngờ. Thầy đang và sẽ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng tại Đà Nẵng và Huế. Trong những ngày qua, tôi đã nhận được rất nhiều nhắn tin, điện thoại, email của quý vị trong và ngoài nước, từ cả các vị Phật tử tại gia lẫn quý thầy, quý sư cô xuất gia đề nghị giúp đỡ thu xếp để họ có thể đến thăm viếng và đảnh lễ Thầy. Nhiều quý vị đề nghị giúp đăng ký trước để có thể tham gia các khóa thiền do Thầy Nhất Hạnh trực tiếp hướng dẫn. Đó cũng là nỗi niềm tha thiết và chính đáng của tất cả quý vị và tôi thấy xúc động và trân quý vô cùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]