Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

10/04/201311:01(Xem: 9490)
Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

HTTriTinh1

Tiểu sử
Hoà Thượng Thích Trí Tịnh

Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh ngày 02 tháng 09 năm Đinh Tỵ (17-l0-1917), tại làng Mỹ An Hưng ( Cái Tàu Thượng) huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp). Thân phụ là ông Nguyễn văn Cân và thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Truyện. Cụ Ông qua đời lúc H.T lên ba, Cụ Bà cũng theo Ông lúc Ngài vừa lên bảy.

Hòa Thượng có sáu anh chị em, HT là người con thứ bảy trong gia đình. Hòa Thượng vốn sinh trong một gia đình trung nông, phúc hậu nhơn từ, có nề nếp đạo đức vững chắc và kính tin Tam Bảo. Hòa Thượng mồ côi cả cha lẫn mẹ. Khi lên 7 tuổi, chỉ sống với người anh thứ ba là ông Nguyễn Văn Đặng và đi học lên đến lớp 7. Lúc lên 15 tuổi Ngài nghỉ học sang học nho với Cậu và học thuốc với ngư­ời anh.

II- THỜI GIAN HỌC ĐẠO:

Nhờ đã gieo căn lành từ nhiều kiếp, sớm giác ngộ đời là huyễn, thế sự phù du, nên sau một thời gian đi chiêm bái khắp chốn Thiền môn trong Tỉnh đều không hài lòng. Sau đó mới tìm lên núi Cấm, vì nghĩ ở đó sẽ có các bậc chơn tu. Hòa Thư­ợng bèn tìm lên núi, lần l­ược đến chùa Vạn Linh cầu xin xuất gia. Hòa Thượng trụ trì ở dây Pháp húy là Hồng Xứng. Khi vừa trông thấy, Tổ liền ấn chứng “Các ông đừng khinh ông nầy,vì đời trước ổng đã từng làm Hòa Thượng, nhưng có tội hay nhìn con gái, nên nay bị bịnh con mắt suốt đời”. Sau khi được Tổ cho phép xuất gia, ban cho Pháp danh Thiện Chánh, hiệu Hân Tịnh, húy Nhật Bình, tiếp nối dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41.

Sau khi xuất gia, Hòa Thượng chuyên lo niệm Phật tịnh tu, được một thời gian Hòa Thượng xin đi tham học với chư­ sơn Thiền đức trong Tỉnh, và nghiên cứu những tài liệu về Phật Pháp in trong tập chí Từ Bi Âm, do Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học Chùa Linh Sơn Saigon ấn hành, rồi đi ra miền Trung tham học ở Chùa Liên Tôn, Bình Định.

Năm 1936, Hòa Thượng ra Huế gặp quý Hòa Thượng Thiện Hòa, Thiện Hoa vừa mãn khóa ở Chùa Tây Thiên do Hòa Thư­ợng Giác Nhiên, là Tăng Thống thứ hai GHPGVNTN làm trụ trì, và Hòa Thượng Thiền Tôn làm Giám Đốc. Khi Hòa Thượng được vào học thì lớp nầy đang học năm thứ sáu Sơ cấp, Hòa Thượng tiếp tục học lên Trung cấp và học lớp Cao Đẳng tại Phật Đường Báo Quốc do Ngài Tường Vân làm Giám Đốc, Hòa Thượng Trí Độ làm Đốc Giáo.

Năm 1941, Hòa Thượng thọ Sa Di giới tại Chùa Quốc Ân và được Sư cụ Trí Độ cho pháp tự là Trí Tịnh.

Năm 1945, mãn Khóa Cao Đẳng Phật Học, lúc đó tình hình chiến cuộc leo thang, vật giá khó khăn. Lớp học dời về Tòng Lâm Kim Sơn, sau vì nạn đói Huế cũng nh­ư ở Miền Bắc, Tr­ường không thể duy trì được, nên Ban Giám Đốc cũng như­ Hội An Nam Phật Học quyết định giao trách nhiệm cho Hòa Thượng hướng dẫn một số chư Tăng vào Nam để tiếp tục mở tr­ường cho chư­ Tăng tu học.

III. THỜI GIAN HÀNH ĐẠO:

Khi về đến Miền Nam, số học Tăng nầy tạm ở Chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho, còn Hòa Thự­ơng Thiện Hoa và Trí Quang đi Lưỡng Xuyên lo sắp xếp trư­ờng ốc, Riêng Hòa Thư­ợng về Chùa Kim Huê ở Sa Đéc tịnh tu một thời gian.

Cách Mạng tháng 8 năm 1945 phát động, Tr­ường Phật học Lưỡng Xuyên bị phân tán, Hòa Thư­ợng hợp tác với Hòa Thượng Thiện Hoa dời về Trà Ôn lập Phật Học Đường Phật Quang thuộc Tỉnh Cần Thơ, do Hòa Thượng Thiện Hoa làm Giám Đốc, còn Hòa Thượng làm Đốc Giáo kiêm Giáo Thọ.

Để viên mãn tam Đàn cụ Túc, năm 1945 Hòa Th­ượng đ­ược đăng đàn thọ giới Tỳ Kheo Bồ tát tại Chùa Vạn An, Sa Đéc do Hòa Thượng Kim Huê làm Đàn đầu Hòa Thư­ợng.

Năm 1946, khi tình hình chiến tranh Việt Pháp leo thang lớp học bị dao động trầm trọng, một số chư Tăng đã theo tiếng gọi của non sông, cởi áo Cà sa khoác chiến bào, tham gia kháng chiến chống Pháp. Do đó, Hòa Thư­ợng không thể giảng dạy được, nên Ngài quyết định dời về Saigon và lập Phật Học Đư­ờng Liên Hải tại Chùa Vạn Phư­ớc, xã Bình Tri Đông, huyện Hư­ng Long Thượng tỉnh Chợ Lớn. Do Hòa Th­ượng làm Giám Đốc Hòa Th­ượng Huyền Dung làm Đốc Giáo. Năm 1949 nơi đây Hòa Th­ượng Bửu Huệ và Quảng Liên đư­ợc Thọ Đại Giới do Hòa Thư­ợng Trí Tịnh tổ chức Đại Giới Đàn nầy. Thầy Minh Cảnh cũng xuất gia ở đây.

Năm 1950, khi Hòa Thư­ợng Thiện Hòa, sau một thời gian du phương học đạo, từ Bắc trở về Nam, Hòa Thư­ợng đã kết hợp ba trường Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Đức thành một gọi là Phật Học Đường Nam Việt đặt tại Chùa Sùng Đức.

Năm 1951, dời về Chùa Ứng Quang do Hòa Thư­ợng Trí Hữu cúng và đổi tên là Chùa Ấn Quang, do Hòa Th­ượng làm Giám Đốc và cũng là Thành phần trong Ban Giảng huấn, giảng dạy cho lớp Cao Đẳng Phật Học từ năm 1951-l954. Cũng trong năm nầy, Hội Chùa Linh Sơn thỉnh Hòa Thư­ợng làm trụ trì và giao toàn quyến quản lý.

Năm 1952, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt đ­ược thành lập tại Saigon, Hòa Thư­ợng đ­ược giữ chức Tr­ưởng Ban Giáo Dục và Trưởng Ban Giám luật, kiêm Ủy viên phiên dịch Tam tạng, và Phó Trị Sự Trư­ởng.

Năm 1953, Hòa Thư­ợng đích thân và sáng kiến thành lập Cực Lạc Liên Hữu do Ngài làm Liên Trư­ởng, Thư­ợng Tọa Huệ Hư­ng làm Liên phó tại Chùa Liên Trì , Tỉnh Ph­ước Tuy (bà Rịa)

Năm 1954, Hòa Thư­ợng khởi công xây dựng. Chùa Vạn Đức với một quy mô lớn. Đến năm 2004 Hòa Th­ượng cho xây lại theo mô hình mới.

Năm 1955, với chí nguyện hoằng d­ương Tịnh Độ, Hòa Thư­ợng lại thành lập Cực Lạc Liên hữu khuyên ng­ười niệm Phật cầu nguyện vãng sanh, tại Chùa Vạn Đức.

Năm 1957, Hòa Thư­ợng đư­ợc Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Nam Việt cử làm Trị sự Phó và kiêm tr­ớng Ban Giáo dục GHTGNV. Đồng thời hợp tác với Hòa Th­ượng Thiện Hòa, HT Thiện Hoa mở các Khóa Như­ Lai Sứ Giả tại Chùa Pháp Hội, Chùa Tuyền Lâm Chùa D­ược S­ư...để đào tạo cán bộ, Trụ trì và Giảng S­ư cho Giáo Hội.

Năm 1959, trong Đại Hội Giáo Hội Tăng Già toàn quốc kỳ II, ngày 02 tháng 10 PL 2502 Kỷ Hợi ( 11-9-1959 ) tại Chùa Ấn Quang. Hòa Th­ượng được Đại Hội suy cử làm Trị Sự Phó Giáo Hội Tăng Già toàn quốc.

Năm 1962, Hòa Th­ượng đư­ợc GHTGTP cử làm Phó Viện Trư­ởng Phật Học Viện Trung phần Nha Trang, thay cho Hòa Thư­ợng Trí Quang vì bận Phật sự ở Sai gon.

Năm 1964, Hòa Th­ượng làm tr­ưởng đoàn Đại biểu GHTGNV tham dự Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam, đư­ợc tổ chức tại Chùa Xá Lợi trong những ngày 30,31 tháng 12/1963 và 01/01/1964, để thành lập GHPGLVNTN và trong đại hội này, Hòa Thư­ợng đ­ược cử làm TV trưởng Tổng vụ Tăng sự

Năm 1968-1971 Hòa Thượng làm Ban giảng huấn Phật Học Viện Huệ Nghiêm, và dạy cho lớp nầy 3 năm. Năm 1970, Hòa Thư­ợng được Hòa Thư­ợng Minh Châu mời làm khoa trư­ởng Phân Khoa Phật Học, thuộc Đại Học Vạn Hạnh đến năm 1975.

Năm l971, sau khi Giáo Hội thành lập Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm, Hòa Th­ượng đ­ược cử làm Viện Tr­ưởng từ năm 1971 đến năm 1991.

Năm 1973, trong phiên họp Hội Đồng giáo Phẩm Trung ­ương kỳ IV Hòa Thư­ợng đ­ược cử làm Thành viên Hội Đồng giáo phẩm Trung ư­ơng và Phó Viện Tr­ưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.

Ngày 05/07/1973, Hòa Th­ượng đ­ược cử làm Chủ Tịch Hội Đồng phiên dịch Tam tạng thuộc Viện Tăng Thống GHPGVNTN.

Năm l974 Ngài đư­ợc Hòa Thư­ợng Thiện Hòa cử làm Cố vấn Hội Đồng quản trị Tổ Đình Ấn Quang và các cơ sở trực thuộc .

Năm 1975, Hòa Th­ượng đư­ợc Hội Đồng giáo phẩm Trung ư­ơng cử làm Tr­ưởng ban kiến thiết Pháp Bảo Viện tại xã Linh Xuân Thôn, Thủ Đức Gia Định.

Năm 1976, Hòa Thư­ợng đư­ợc mời làm Ủy viên UBTWGHPGVN.

Năm 1980, đầu Xuân Canh Thân sau khi đất nư­ớc hoàn toàn độc lập, giang sơn nối liền một dãy, Bắc Nam sum họp một nhà, tất cả mọi sự sinh hoạt, từ phư­ơng diện kinh tế, chính trị, xã hội đều thống nhứt trong phạm vi cả nư­ớc, đó cũng là một thuận duyên cho Phật Giáo Việt Nam thống nhất thành một mối.

Do đó, trong phiên họp hội thảo của Chư­ tôn Hòa Th­ượng, Th­ượng Tọa, Đại Đức, Cư­ sĩ của các tổ chức Giáo Hội, thuộc hệ phái Phật Giáo Thành phố HCM để thảo luận ch­ương trình thống nhất Phật Giáo. Kết quả một Ban vận động Thống Nhất Phật Giáo ra đời do Hòa Th­ợng Trí Thủ làm Tr­ưởng Ban và Hòa Th­ượng làm Phó Trưởng ban vận động, kiêm Tr­ưởng Tiểu Ban Nội dung.

Trong Đại Hội Đại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam, đư­ợc tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, từ ngày 04- 07/11/1981 Hòa Th­ượng được suy tôn làm thành viên Hội Đồng Chứng Minh và Phó Chủ Tịch thường trực Hội Đồng Trị Sự Trung ương GHPGVN, kiêm Tr­ưởng Ban Tăng Sự Trung ­Ương.

Năm 1982, trong Đại Hội Đại Biểu Phật Giáo TP.HCM. nhiệm kỳ I, Hòa Thư­ợng đ­ược cử làm Trư­ởng Ban Tri Sự THPG TP.HCM. đến năm 1987.

Năm 1984, sau khi Hòa Thư­ợng Trí Thủ, Chủ Tịch Hội Đồng trị sự Trung ­ương GHPGVN viên tịch vào ngày 01 tháng 3 năm Giáp Tý PL. 2527 ( 4/1984 ). Hòa Thư­ợng đ­ược cử làm Quyền Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Trung ư­ơng, Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự nhiệm kỳ II và những nhiệm kỳ tiếp theo .

Năm l984 tháng 12 trong Đại Hội UBMTTQVN TP. HCM lần thứ 4, Hòa Th­ượng đ­ược Đại Hội cử làm Phó Chủ Tịch UBMTTQVN TP. HCM.

Tại Đại Hội kỳ III- 1992, Hòa Th­ượng đ­ược Đại Hội suy tôn lên ngôi vị Phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật Hội Đồng Chứng Minh GHPGVN.

Trong Đại hội UBMTTQVN lần thứ 3, Hòa Thư­ợng đ­ược Đại Hội cử làm Ủy Viên Đoàn Chủ Tịch UBTWMTTQVN, và tại Đại Hội nhiệm kỳ 4 Hòa Thư­ợng đư­ợc cử làm Phó Chủ Tịch UBTWMTTQVN.

IV. THỜI GIAN TRUYỀN GIÁO:

Năm 1960, 1961, 1962, Hòa Thư­ợng làm Giới Luật S­ư trong các Giới Đàn, tể chức tại Ấn Quang, Pháp Hội ...để truyền trao giới Pháp cho chư­ Tăng.

Năm 1964 Hòa Thư­ợng làm Tuyên Luật sư­ trong Đại Giới đàn Quảng Đức, tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự - Saigon

Năm 1965, Hòa Thư­ợng làm Yết ma trong Giới đàn Sa di , được tổ chức tại Phật học viện Huệ Nghiêm - Gia Định và Tuyên Luật sư­ Đại Giới đàn Từ Hiếu - Thừa Thiên Huế.

Năm 1966, Hòa Thư­ợng làm Tuyên Luật sư­ trong Đại Giới đàn Quảng Đức, tổ chức tại Phật học viện Huệ Nghiêm- Gia Định ..

Năm l9ó8, Hòa Th­ượng làm Giáo Thọ A Xà Lê-Đại giới đàn Hải Đức - Nha Trang .

Năm 1969, Hòa Th­ượng làm Tuyên Luật s­ư trong Đại Giới đàn Quảng Đức II, tổ chức tại Phật học viện Huệ Nghiêm - Gia Định.

Năm 1984 đến năm 2002 Hòa Thư­ợng đ­ựợc cử làm Hòa Th­ượng Đàn Đầu, Đại Giới Đàn đầu tiên và những Đại giới Đàn tiếp theo của Thành Hội Phật Giáo đư­ợc tổ chức tại Chùa Ấn Quang.

Về việc phiên dịch:

1. Kinh Pháp Hoa (xem kinh này, trọn bộ)

2. Kinh Hoa Nghiêm (xem kinh này, trọn bộ 8 cuốn)

3. Kinh Đại Bát Niết Bàn (xem kinh này, trọn bộ 9 cuốn)

4. Kinh Đại Bát Nhã

5. Kinh Đại Bảo Tích (xem kinh này, trọn bộ 9 tập)

6. Kinh Phế Hiền Hạnh nguyện

7. Kinh Địa Tạng

8. Kinh Tam Bảo

9. Kinh Pháp Hoa cư­ơng yếu Tóm tắt

10. Kinh Pháp Hoa Thông Nghĩa Tóm tắt

11. Luật Tỳ kheo giới bổn

12. Luật Bồ tát giới bổn

13. Đ­ường về Cực Lạc

14. Cực Lạc liên huân tập

15. Ngộ Tánh luận

16. Pháp Hoa cư­ơng yếu

17. Kinh A Di Đà (xem kinh này)

18.
Kinh Quán Phật Vô Lượng Thọ (xem kinh này)

19. Kinh Vô Lượng Thọ Phật .
(xem kinh này)


Về mặt xây dựng:

Năm 1997, Hòa Th­ượng khởi công xây dựng lại Chùa Vạn Linh và Tháp Tể Hồng Xửng- Núi Cấm, huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang.

Năm 2000, với tư­ cách Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự GHPGVN. Hòa Thư­ợng đã ký quyết định v/v thông qua dự án và Bổ nhiệm ban trùng tu cơ sở văn Phòng 2 Trung ­ương Giáo Hội Thiền Viện Quảng Đức, Q.3 TP. HCM. Năm 200, Hòa Thư­ợng trùng tu lại Giảng đường Chùa Vạn Đức, Phật Đài Quan Âm, Th­ư viện, Thiền thất, phòng sách v.v..

Năm 2004, Hòa Thư­ợng khởi công xây dựng lại Chánh Điện, nhà Tổ chùa Vạn Đức với qui mô lớn, trang nghiêm tú lệ đã thành tựu viên mãn, xứng đáng là cơ sở Giáo Hội tại địa phương.

Hình ảnh
Lễ Khánh Tuế
Hoà Thượng Thích Trí Tịnh

ht_tringhiem_khanhtue_05



(xem tiếp)

---o0o---
Vi tính: Diệu An - Lê Hiếu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2014(Xem: 6886)
Lễ nhập quan được cử hành tại Bình Quang Ni tự vào lúc 18g00 cùng ngày. Lễ phúng viếng bắt đầu từ 8g00 ngày 9-7 Giáp Ngọ (4-8-2014). Lễ truy niệm được cử hành vào lúc 4g00 sáng nay, 12-7 Giáp Ngọ (7-8-2014); lễ phụng tống kim quan vào lúc 6g00 sáng cùng ngày. Nhục thân cố Ni trưởng tới đài hỏa táng núi Dinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm lễ trà-tỳ. Tro cốt của Ni trưởng sẽ được nhập bảo tháp tại Bình Quang Ni tự. Được biết, cố NT.Thích nữ Huyền Tông thế danh Dương Thị Ngọc Cúc, sinh năm 1918 tại P.Đức Thắng, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Vì sớm giác ngộ lý vô thường, nên năm 17 tuổi (1936), Ni trưởng cùng người cô của mình là cố Ni trưởng Huyền Học quyết tâm vào Sài Gòn xuất gia với cố Ni trưởng Diệu Tịnh tại chùa Hải Ấn. Đến năm 1940, Ni trưởng được thọ giới Cụ túc tại Giới đàn chùa Vạn An (tỉnh Sa Đéc). Suốt hơn 2/3 thế kỷ tu học và hành đạo, Ni trưởng đã tham gia vào phong trào đấu tranh yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945, đấu tranh đòi quyền bình đẳng tô
31/07/2014(Xem: 14560)
An Cư Kiết Đông đã qua, Nhưng lời thuyết pháp đậm đà vẫn vương Thích Ca tái thế tình thương Thầy về giảng Pháp con nương nơi Thầy
27/07/2014(Xem: 7898)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh. Tình thương yêu của Ôn luôn tưới tẩm và lan tỏa trong toàn thân con mỗi ngày khi được sống bên Ôn.
24/07/2014(Xem: 12062)
Mới đó mà một năm sắp trôi qua và hai năm cũng sẽ đến ngày viên tịch của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ chùa Khánh Anh kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Giáo Hội Âu Châu mong mỏi thực hiện một Kỷ Yếu nhân lễ Đại Tường (2015) nên đã giao phần gom góp và biên tập bài vở cũng như trang trí quyển Kỷ Yếu nầy cho Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức), Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ) và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Úc Châu) thực hiện. Lâu nay chúng ta đã có một số bài tiêu biểu đã được đăng trên các trang nhà như : quangduc.com, viengiac.de, hoavouu.com và một số trang nhà khác.
22/07/2014(Xem: 32250)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Broadmeadows. Đến năm 1995, tu viện vận động mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi phạm vũ trang nghiêm mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế, kiến lập theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức trọng thể vào các ngày 10, 11 và 12-10-2003. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm thờ tôn tượng đồng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng cao 2,50m, nặng khoảng 1,5 tấn. Phía trước và hai bên, tu viện đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp Già Lam. Đến năm 2008, tu viện xây Tăng xá và Bảo tháp Tứ Ân. Bảo tháp 4 tầng, cao 14m, rộng 5m, trên nóc tôn trí tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m. Trong bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Phật, tượng chư Phật, Bồ tát và linh cốt của Phật tử q
12/07/2014(Xem: 8594)
Thời gian mãi trôi qua, không gian chưa bao giờ ngừng sự chuyển động và con người cũng phải già thêm, vì không thể cưỡng lại định luật vô thường vốn tự có. Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế Ngài hay dạy cho các vị đệ tử rằng: Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ, nhưng thật ra cái khổ nó cũng không có thật tướng, vì bản thể của mọi hiện tượng đều là không. Sở dĩ có, vì có ái và thủ chấp hữu, nên mới có những tướng sanh diệt. Khi nào không duyên vào bất cứ một hiện tượng hay hình thức nào bên ngoài, thì lúc ấy chúng ta sẽ chứng được thực tướng của Niết Bàn vô sanh vô diệt.
05/07/2014(Xem: 7044)
Hôm nay, dẫu Ni trưởng Thích nữ Viên Minh duyên trần đã mãn nhưng tâm hạnh và sự nghiệp tu tập của Người mãi là kho tàng vô giá, là ngọn Hải đăng cho Ni chúng Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung đồng tôn ngưỡng hướng về. Ni trưởng thế danh Nguyễn Thị Khiêm Tốn, húy thượng Tâm hạ Huệ, tự Viên Minh, hiệu Trí Uyên, sinh năm Giáp Dần (1914) tại thôn Động Giả, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội (tức tỉnh Hà Đông).
01/07/2014(Xem: 9386)
Ni sư Thích nữ Hải Triều Hạnh, Pháp Hiệu Hoằng Hạnh, Tự Liễu Như, thế danh Trần Duy Hạnh. Sinh năm Ất Mùi 1955 tại Gia Định sài gòn. Ni Sư sinh trưởng trong 1 gia đình gia giáo. Thân phụ là cụ ông Trần Duy Ninh PD: Hoằng Ninh, vốn là em kết nghĩa của Thầy Hải Triều Âm là một y sĩ cùng làm chung một sở y tế với Thầy, khi Thầy chưa xuất gia cụ ông luôn theo Thầy làm trưởng đoàn công tác từ thiện xã hội và Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Hoa Truật, pháp danh Mỹ Dung, sau Hòa Thượng Pháp Chủ đổi tên là Cát Tường vốn là vị hộ pháp thân tín trong thời gian Thầy xuất gia, nhập thất và suốt chặng đường hoằng Pháp của Thầy.
30/06/2014(Xem: 11967)
Video: Hòa Thượng Thích Huyền Quang Một Đời Thao Thức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]