Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì đối với bố thí Ba-la-mật-đa v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có bốn tịnh lự, chẳng thấy có bốn vô lượng, bốn định vô sắc; vì đối với bốn tịnh lự v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có tám giải thoát, chẳng thấy có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; vì đối với tám giải thoát v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có bốn niệm trụ, chẳng thấy có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; vì đối với bốn niệm trụ v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng bị hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có pháp môn giải thoát không, chẳng thấy có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; vì đối với pháp môn giải thoát không v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có năm loại mắt, chẳng thấy có sáu phép thần thông; vì đối với năm loại mắt v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có mười lực của Phật, chẳng thấy có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì đối với mười lực của Phật v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có pháp không quên mất, chẳng thấy có tánh luôn luôn xả; vì đối với pháp không quên mất v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có trí nhất thiết, chẳng thấy có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; vì đối với trí nhất thiết v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng thấy có tất cả pháp môn Tam-ma-địa; vì đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có Dự-lưu, chẳng thấy có Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; vì đối với Dự-lưu v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng thấy có Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; vì đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có Độc-giác, chẳng thấy có Độc-giác hướng, Độc-giác quả; vì đối với Độc-giác v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có đại Bồ-tát, chẳng thấy có Tam-miệu-tam Phật-đà; vì đối với đại Bồ-tát v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy pháp của đại Bồ-tát, chẳng thấy có quả vị giác ngộ cao tột; vì đối với pháp của đại Bồ-tát v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, chẳng thấy có Thanh-văn thừa, chẳng thấy có Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa; vì đối với Thanh-văn thừa v.v... vô sở đắc nên chẳng làm hại mình, chẳng làm hại người, chẳng làm hại cả hai.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy, khi học đại chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, đối với ngã và pháp, tuy không sở đắc, mà chứng quả vị giác ngộ cao tột, quán chiếu tâm hành sai biệt của các hữu tình, tùy nghi chuyển pháp luân Vô thượng, khiến như thuyết tu hành, đều được ích lợi. Vì sao? Vì chúng đại Bồ-tát quá khứ, đối với đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tinh cần tu học, đã chứng quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh. Chúng đại Bồ-tát vị lai, đối với đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tinh cần tu học, sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh. Chúng đại Bồ-tát hiện tại trong mười phương vô biên thế giới, đối với đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tinh cần tu học, hiện chứng quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn v.v... đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết, truyền bá rộng rãi thì thiện nam tử thiện nữ nhơn v.v... ấy, ở bất kỳ thành ấp, quốc độ nào, chẳng bị tất cả tai họa, tật dịch của người, chẳng phải người làm tổn hại. Vì sao? Vì thiện nam tử thiện nữ nhơn v.v... ấy, ở bất cứ đâu cũng được chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh và các long thần, A-tố-lạc v.v... ở trong thế giới ba lần ngàn này và vô lượng, vô số, vô biên thế giới khác trong mười phương thường đến ủng hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, vì chẳng cho đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa bị trở ngại.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhơn v.v... sao chép đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tôn trí nơi thanh tịnh, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, tuy chẳng được nghe thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, cũng chẳng vì người khác mà chỉ bày dẫn giải, nhưng ngay nơi trú xứ quốc ấp vương đô này, người, chẳng phải người v.v... chẳng bị tất cả tai họa, tật dịch làm tổn hại. Vì sao? Vì đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, ở bất cứ chỗ nào, đều được chúng trời Tứ-đại-vương cho đến trời Sắc-cứu-cánh cùng các long thần, A-tố-lạc v.v... trong thế giới ba lần ngàn này và vô lượng, vô số, vô biên thế giới khác trong mười phương thường đến ủng hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, vì chẳng để cho đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa bị trở ngại.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử thiện nữ nhơn v.v... ấy, chỉ sao chép đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa tôn trí nơi thanh tịnh, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, mà hiện tại còn được lợi ích như vậy, huống là thường lắng nghe thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy và vì người mà chỉ bày giảng giải. Nên biết công đức của người ấy vô biên, mau chứng quả giác ngộ, làm lợi lạc tất cả.
Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... sợ hãi oan gia, ác thú, tai họa, trù yếm, tật dịch, thuốc độc, chú thuật v.v... nên sao chép đại thần chú vương Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tùy theo số lượng nhiều ít, gói trong đẫy hương, đặt trong ống quí, thường mang theo thân, cung kính cúng dường, thì các sự sợ hãi đều được tiêu trừ, vì thiên long, quỷ thần thường ủng hộ.
Kiều Thi Ca! Thí như có người hoặc loài bàng sanh vào chỗ cây Bồ-đề hoặc đến bên cây ấy, người hoặc chẳng phải người chẳng thể làm hại được. Vì sao? Vì chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều ngồi nơi này mà chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; được giác ngộ rồi, ban bố cho các hữu tình điều không sợ hãi, thân tâm an lạc; an lập vô lượng, vô số hữu tình làm cho an trụ diệu hạnh, người trời tôn quý; an lập vô lượng, vô số hữu tình làm cho an trụ diệu hạnh, an lạc của ba thừa; an lập vô lượng, vô số hữu tình làm cho chứng đắc ngay hoặc Dự-lưu quả, hoặc Nhất-lai quả, hoặc Bất-hoàn quả, hoặc A-la-hán quả; an lập vô lượng, vô số hữu tình làm cho sẽ chứng đắc quả vị Độc-giác, hoặc chứng quả vị giác ngộ cao tột. Những việc thù thắng như vậy đều do sức oai thần của Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì vậy nên chốn này; trời, rồng, A-tố-lạc v.v... đều cùng thủ hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa có mặt ở chỗ nào, cũng lại như vậy, tất cả trời, rồng, A-tố-lạc v.v... thường đến thủ hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, vì chẳng để Bát-nhã-ba-la-mật-đa bị trở ngại. Nên biết chốn ấy tức là chơn Bảo tháp, tất cả hữu tình đều nên kính lễ, nên dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v... thượng diệu; y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường.
Cố Thượng tọa THÍCH CHÁNH LẠC, thế danh Nguyễn Ngọc Quang, Pháp danh Nguyên An, hiệu Chánh Lạc, sinh ngày 07 tháng 12 năm Canh Dần (1950) trong một gia đình có truyền thống Phật giáo, tại thôn Khái Ðông, xã Hòa Hải huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Ðà Nẵng, thuộc danh lam thắng tích Ngũ Hành Sơn - Non Nước.
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
Năm nay Sư Ông Nhất Hạnh đã 87 tuổi. Nếu tính từ ngày xuất gia hồi 16 tuổi tới nay thì người đã có 71 tuổi hạ. Vậy mà Sư Ông vẫn chưa nghỉ một ngày, cứ mãi miết làm việc với một hạnh nguyện duy nhất là "Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc". Nếu không viết sách thì Sư Ông Sư Ông cũng dành thì giờ viết thư pháp, biến những lời Bụt dạy thành những câu thiền ngữ cho mọi người thỉnh về nhà, treo lên và tự nhắc mình tu tập như có thầy luôn ở phòng khách nhà mình, nhắc mình nhớ làm chủ thân tâm, nắm giữ chánh niệm, ý thức sự có mặt của người mình thương, vừa có tiền cho quỹ Hiểu & Thương của Làng nuôi dạy trẻ em nghèo đói ở Việt Nam và Ấn Độ.
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT
Nam Mô Viên Mãn Báo Thân LÔ XÁ NA PHẬT
Nam Mô Thiên Bá Ức Hóa Thân THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Nam Mô Vị Pháp Thiêu Thân THÍCH QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT
Nam Mô Đại Hùng, Đại Lực CHƯ BỒ TÁT Vị Pháp Thiêu Thân
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
1963-2013! Năm mươi năm đã trôi qua. Nửa thế kỷ là thời gian đủ dài để chúng ta có thể an nhiên nhìn lại quá khứ hầu rút ra được những bài học cho tương lai. Đối với Phật tử thì đó là một bài học về đạo lực vận dụng giữa trí tuệ và từ bi, giữa hạnh nhẫn nhục và lực đại hùng một cách hài hòa và vì lợi lạc của chúng sinh. Còn đối với tương lai dân tộc ta thì Pháp nạn Phật giáo năm 1963 đã cống hiến cho chúng ta một bài học lớn về niềm khao khát và lòng tôn trọng một cuộc sống cộng sinh trong một môi trường hòa bình, an lạc.
Tôi gặp Hòa thượng Nguyên Lai cũng nhờ Ni sư Nguyên Thanh (mà nay là Pháp vị Ni Trưởng Thích Nữ Nguyên Thanh, đương kim Viện chủ chùa An Lạc, San Jose). Trước tiên là cám ơn Ni trưởng Nguyên Thanh hằng năm cung thỉnh chúng tôi về chứng minh, thuyết giảng hầu hết những Đại lễ mà đặc biệt là vía đức Phật Di Đà. Kể từ khi Giáo chỉ số 9 ra đời, thì chúng tôi không còn diễn giảng hay chứng minh bất cứ một lễ nào nữa
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.