Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 67: Phẩm Vô Sở Đắc 7

07/07/201511:53(Xem: 13731)
Quyển 67: Phẩm Vô Sở Đắc 7

Kinh Dai Bat Nha- HT Thich Tri Nghiem_2_a
Tập 02
Quyển 67
Phẩm Vô Sở Đắc 7

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí

 

 

 

Xá Lợi Tử! Như cái danh pháp môn giải thoát không, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong pháp môn giải thoát không không có danh; trong danh không có pháp môn giải thoát không, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc pháp môn giải thoát không, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không có danh; trong danh không có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Cái danh đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong đại Bồ-tát không có danh; trong danh không có đại Bồ-tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì đại Bồ-tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc đại Bồ-tát, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là đại Bồ-tát chỉ có giả danh.

Xá Lợi Tử! Như cái danh năm loại mắt, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong năm loại mắt không có danh; trong danh không có năm loại mắt, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì năm loại mắt cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc năm loại mắt, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh sáu phép thần thông, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong sáu phép thần thông không có danh; trong danh không có sáu phép thần thông, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì sáu phép thần thông cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc sáu phép thần thông, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Cái danh đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong đại Bồ-tát không có danh; trong danh không có đại Bồ-tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì đại Bồ-tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc đại Bồ-tát, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là đại Bồ-tát chỉ có giả danh.

Xá Lợi Tử! Như cái danh mười lực của Phật, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong mười lực của Phật không có danh; trong danh không có mười lực của Phật, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì mười lực của Phật cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc mười lực của Phật, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không có danh; trong danh không có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Cái danh đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong đại Bồ-tát không có danh; trong danh không có đại Bồ-tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì đại Bồ-tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc đại Bồ-tát, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là đại Bồ-tát chỉ có giả danh.

Xá Lợi Tử! Như cái danh trí nhất thiết, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong trí nhất thiết không có danh; trong danh không có trí nhất thiết, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì trí nhất thiết cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc trí nhất thiết, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không có danh; trong danh không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Cái danh đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong đại Bồ-tát không có danh; trong danh không có đại Bồ-tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì đại Bồ-tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc đại Bồ-tát, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là đại Bồ-tát chỉ có giả danh.

Xá Lợi Tử! Như cái danh pháp không quên mất, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong pháp không quên mất không có danh; trong danh không có pháp không quên mất, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì pháp không quên mất cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc pháp không quên mất, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh tánh luôn luôn xả, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong tánh luôn luôn xả không có danh; trong danh không có tánh luôn luôn xả, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì tánh luôn luôn xả cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc tánh luôn luôn xả, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Cái danh đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong đại Bồ-tát không có danh; trong danh không có đại Bồ-tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì đại Bồ-tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc đại Bồ-tát, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là đại Bồ-tát chỉ có giả danh.

Xá Lợi Tử! Như cái danh tất cả pháp môn Đà-la-ni, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong tất cả pháp môn Đà-la-ni không có danh; trong danh không có tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong tất cả pháp môn Tam-ma-địa không có danh; trong danh không có tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc tất cả pháp môn Tam-ma-địa, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Cái danh đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong đại Bồ-tát không có danh; trong danh không có đại Bồ-tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì đại Bồ-tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc đại Bồ-tát, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là đại Bồ-tát chỉ có giả danh.

Xá Lợi Tử! Như cái danh không nội, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong cái không nội không có danh; trong danh không có cái không nội, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì cái không nội cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc cái không nội, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh không ngoại, không nội ngoại, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bổn tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh không có danh; trong danh không có cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Cái danh đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong đại Bồ-tát không có danh; trong danh không có đại Bồ-tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì đại Bồ-tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc đại Bồ-tát, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là đại Bồ-tát chỉ có giả danh.

Xá Lợi Tử! Như cái danh chơn như, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong chơn như không có danh; trong danh không có chơn như, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì chơn như cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc chơn như, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới hư không, cảnh giới đoạn, cảnh giới ly, cảnh giới diệt, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, cảnh giới vô tánh, cảnh giới vô tướng, cảnh giới vô tác, cảnh giới vô vi, cảnh giới an ổn, cảnh giới tịch tịnh, bổn vô, thật tế, cứu cánh Niết-bàn, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong pháp giới cho đến cứu cánh Niết-bàn không có danh; trong danh không có pháp giới cho đến cứu cánh Niết-bàn, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cứu cánh Niết-bàn cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc pháp giới cho đến cứu cánh Niết-bàn, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Cái danh đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong đại Bồ-tát không có danh; trong danh không có đại Bồ-tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì đại Bồ-tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc đại Bồ-tát, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là đại Bồ-tát chỉ có giả danh.

Xá Lợi Tử! Như cái danh bậc Cực hỷ, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong bậc Cực hỷ không có danh; trong danh không có bậc Cực hỷ, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì bậc Cực hỷ cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc bậc Cực hỷ, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân không có danh; trong danh không có bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Cái danh đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong đại Bồ-tát không có danh; trong danh không có đại Bồ-tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì đại Bồ-tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc đại Bồ-tát, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là đại Bồ-tát chỉ có giả danh.

Xá Lợi Tử! Như cái danh bậc phàm phu, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong bậc phàm phu không có danh; trong danh không có bậc phàm phu, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì bậc phàm phu cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc bậc phàm phu, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như lai, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong bậc chủng tánh cho đến bậc Như lai không có danh; trong danh không có bậc chủng tánh cho đến bậc Như lai, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì bậc chủng tánh cho đến bậc Như lai cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc bậc chủng tánh cho đến bậc Như lai, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Cái danh đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong đại Bồ-tát không có danh; trong danh không có đại Bồ-tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì đại Bồ-tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc đại Bồ-tát, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là đại Bồ-tát chỉ có giả danh.

Xá Lợi Tử! Như cái danh Thanh-văn thừa, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Thanh-văn thừa không có danh; trong danh không có Thanh-văn thừa, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì Thanh-văn thừa cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Thanh-văn thừa, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh Độc-giác thừa, Đại-thừa, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Độc-giác thừa, Đại-thừa không có danh; trong danh không có Độc-giác thừa, Đại-thừa, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì Độc-giác thừa, Đại-thừa cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Độc-giác thừa, Đại-thừa, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Cái danh đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong đại Bồ-tát không có danh; trong danh không có đại Bồ-tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra. Vì sao? Vì đại Bồ-tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc đại Bồ-tát, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là đại Bồ-tát chỉ có giả danh.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại đáp lời Xá Lợi Tử: Như Tôn giả đã hỏi: Vì duyên cớ gì mà nói, như nói là ngã v.v... rốt ráo đều chẳng sanh?

Xá Lợi Tử! Ngã rốt ráo hoàn toàn không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Nhãn xứ rốt ráo hoàn toàn không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Sắc xứ rốt ráo hoàn toàn không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Nhãn giới rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Nhĩ giới, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Tỷ giới, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Thiệt giới, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Thân giới, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Ý giới, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Địa giới, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Thủy, hỏa, phong, không, thức giới, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Vô minh, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Cái không nội, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Bố thí Ba-la-mật-đa, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Bốn tịnh lự, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Bốn vô lượng, bốn định vô sắc, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Tám giải thoát, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Pháp môn giải thoát không, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Năm loại mắt, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Sáu phép thần thông, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Mười lực của Phật, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Trí nhất thiết, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Pháp không quên mất, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Tánh luôn luôn xả, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Tất cả pháp môn Đà-la-ni, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Tất cả pháp môn Tam-ma-địa, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Bậc Cực hỷ, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Bậc phàm phu, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như lai, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Thanh-văn thừa, rốt ráo không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh? Độc-giác thừa, Đại-thừa, rốt ráo đều không sở hữu, đã chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao có sanh?

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là ngã  v.v... rốt ráo chẳng sanh.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại đáp lời Xá Lợi Tử: Như Tôn giả đã hỏi, vì duyên cớ gì mà nói các pháp cũng vậy, đều không có tự tánh?

Xá Lợi Tử! Các pháp đều không tự tánh hòa hiệp. Vì sao? Vì hòa hợp nên có pháp, tự tánh là không.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Pháp nào không có tự tánh hòa hiệp?

Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Sắc không có tự tánh hòa hiệp; thọ, tưởng, hành, thức đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Nhãn xứ không có tự tánh hòa hiệp; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Sắc xứ không có tự tánh hòa hiệp; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Nhãn giới không có tự tánh hòa hiệp; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Nhĩ giới không có tự tánh hòa hiệp; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Tỷ giới không có tự tánh hòa hiệp; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Thiệt giới không có tự tánh hòa hiệp; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Thân giới không có tự tánh hòa hiệp; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Ý giới không có tự tánh hòa hiệp; Pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Địa giới đều không có tự tánh hòa hiệp; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Vô minh không có tự tánh hòa hiệp; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Cái không nội không có tự tánh hòa hiệp; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Bố thí Ba-la-mật-đa không có tự tánh hòa hiệp; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Bốn tịnh lự không có tự tánh hòa hiệp; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Tám giải thoát không có tự tánh hòa hiệp; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ không có tự tánh hòa hiệp; Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Pháp môn giải thoát không không có tự tánh hòa hiệp; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Năm loại mắt không có tự tánh hòa hiệp; sáu phép thần thông không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Mười lực của Phật không có tự tánh hòa hiệp; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Trí nhất thiết không có tự tánh hòa hiệp; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Pháp không quên mất không có tự tánh hòa hiệp; tánh luôn luôn xả không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Tất cả pháp môn Đà-la-ni đều không có tự tánh hòa hiệp; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đều không có tự tánh hòa hiệp.

         Xá Lợi Tử! Bậc Cực hỷ không có tự tánh hòa hiệp; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Bậc phàm phu không có tự tánh hòa hiệp; bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như lai đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Thanh-văn thừa không có tự tánh hòa hiệp; Độc-giác thừa, Đại-thừa đều không có tự tánh hòa hiệp.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là các pháp cũng vậy, đều có không tự tánh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các pháp chẳng phải thường, cũng không tan mất. Vì sao? Vì nếu pháp chẳng phải thường thì không có tánh chấm dứt.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Pháp nào chẳng phải thường, cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Sắc chẳng phải thường, cũng không tan mất; thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Nhãn xứ chẳng phải thường, cũng không tan mất; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Sắc xứ chẳng phải thường, cũng không tan mất; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Nhãn giới chẳng phải thường, cũng không tan mất; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Nhĩ giới chẳng phải thường, cũng không tan mất; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Tỷ giới chẳng phải thường, cũng không tan mất; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Thiệt giới chẳng phải thường, cũng không tan mất; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Thân giới chẳng phải thường, cũng không tan mất; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Ý giới chẳng phải thường, cũng không tan mất; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Địa giới chẳng phải thường, cũng không tan mất; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Thánh đế khổ chẳng phải thường, cũng không tan mất; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Vô minh chẳng phải thường, cũng không tan mất; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Cái không nội chẳng phải thường, cũng không tan mất; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải thường, cũng không tan mất; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Bốn tịnh lự chẳng phải thường, cũng không tan mất; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Tám giải thoát chẳng phải thường, cũng không tan mất; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ chẳng phải thường, cũng không tan mất; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Pháp môn giải thoát không chẳng phải thường, cũng không tan mất; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Năm loại mắt chẳng phải thường, cũng không tan mất; sáu phép thần thông chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Mười lực của Phật chẳng phải thường, cũng không tan mất; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Trí nhất thiết chẳng phải thường, cũng không tan mất; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Pháp không quên mất chẳng phải thường, cũng không tan mất; tánh luôn luôn xả chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải thường, cũng không tan mất; Tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Bậc Cực hỷ chẳng phải thường, cũng không tan mất; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Bậc phàm phu chẳng phải thường, cũng không tan mất; bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như lai chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Thanh-văn thừa chẳng phải thường, cũng không tan mất; Độc-giác thừa, Đại-thừa chẳng phải thường, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là các pháp cũng vậy, đều không có tự tánh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các pháp chẳng phải lạc, cũng không tan mất. Vì sao? Vì nếu pháp chẳng phải lạc, thì không có tánh chấm dứt.

Khi ấy Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Pháp nào chẳng phải lạc, cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Sắc chẳng phải lạc, cũng không tan mất; thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Nhãn xứ chẳng phải lạc, cũng không tan mất; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Sắc xứ chẳng phải lạc, cũng không tan mất; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Nhãn giới chẳng phải lạc, cũng không tan mất; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Nhĩ giới chẳng phải lạc, cũng không tan mất; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Tỷ giới chẳng phải lạc, cũng không tan mất; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Thiệt giới chẳng phải lạc, cũng không tan mất; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Thân giới chẳng phải lạc, cũng không tan mất; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Ý giới chẳng phải lạc, cũng không tan mất; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Địa giới chẳng phải lạc, cũng không tan mất; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Thánh đế khổ chẳng phải lạc, cũng không tan mất; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Vô minh chẳng phải lạc, cũng không tan mất; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Cái không nội chẳng phải lạc, cũng không tan mất; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh chẳng phải lạc, cũng không tan mất;

Xá Lợi Tử! Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải lạc, cũng không tan mất; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Bốn tịnh lự chẳng phải lạc, cũng không tan mất; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Tám giải thoát chẳng phải lạc, cũng không tan mất; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ chẳng phải lạc, cũng không tan mất; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Pháp môn giải thoát không chẳng phải lạc, cũng không tan mất; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Năm loại mắt chẳng phải lạc, cũng không tan mất; sáu phép thần thông chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Mười lực của Phật chẳng phải lạc, cũng không tan mất; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Trí nhất thiết chẳng phải lạc, cũng không tan mất; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Pháp không quên mất chẳng phải lạc, cũng không tan mất; tánh luôn luôn xả chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải lạc, cũng không tan mất; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Bậc Cực hỷ chẳng phải lạc, cũng không tan mất; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Bậc phàm phu chẳng phải lạc, cũng không tan mất; bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như lai chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Thanh-văn thừa chẳng phải lạc, cũng không tan mất; Độc-giác thừa, Đại-thừa chẳng phải lạc, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là các pháp cũng vậy, đều không có tự tánh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các pháp chẳng phải ngã, cũng không tan mất. Vì sao? Vì nếu pháp chẳng phải ngã, thì không có tánh chấm dứt.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Pháp nào chẳng phải ngã, cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Sắc chẳng phải ngã, cũng không tan mất; thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Nhãn xứ chẳng phải ngã, cũng không tan mất; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Sắc xứ chẳng phải ngã, cũng không tan mất; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Nhãn giới chẳng phải ngã, cũng không tan mất; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Nhĩ giới chẳng phải ngã, cũng không tan mất; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Tỷ giới chẳng phải ngã, cũng không tan mất; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Thiệt giới chẳng phải ngã, cũng không tan mất; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Thân giới chẳng phải ngã, cũng không tan mất; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Ý giới chẳng phải ngã, cũng không tan mất; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Địa giới chẳng phải ngã, cũng không tan mất; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Thánh đế khổ chẳng phải ngã, cũng không tan mất; thánh đế tập, diệt, đạo chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Vô minh chẳng phải ngã, cũng không tan mất; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

Xá Lợi Tử! Cái không nội chẳng phải ngã, cũng không tan mất; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh chẳng phải ngã, cũng không tan mất.

 

Quyển thứ 67

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2018(Xem: 14737)
Con có duyên ra tận phi trường Los Angeles đón Ôn Thắng Hoan về chùa VN lúc Ôn đến Mỹ từ trại Tỵ Nạn vào năm 1983. Hình bóng Ôn hôm đó con không bao giờ quên được, vóc dáng gầy guộc, giản dị , chân phương của Ôn đã gieo vào lòng con niềm thương kính . Con kính cảm tạ Thầy đã gởi video về cuộc đời hoằng pháp của Ôn . Hôm nay con viết lên bài thơ này để kính dâng lên Ôn với tất cả tấm lòng mà con đã có duyên lành gần gủi Ôn lúc con còn là một học tăng ở Chùa Việt Nam, Los Angeles. Thắng Hoan Trưởng Lão ngát hương thiền Nhập đạo đồng chơn đủ phước duyên Hoằng pháp độ sanh không mỏi mệt Lợi lạc chúng sanh khắp mọi miền. Phật sự không màng công khó nhọc Đời Ngài trải rộng chẳng chùa riêng Một mình một bóng trong cô tịch Toả sáng vườn hoa Pháp diệu huyền . Dallas Texas , 28-7-2018 Tánh Thiện
29/07/2018(Xem: 11020)
Video: Sen Trên Xứ Tuyết (Cuộc Đời Đạo Nghiệp của HT Thích Thắng Hoan) do Chùa Hoằng Pháp và TT Thích Chân Tính thực hiện
25/07/2018(Xem: 11117)
Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn từ TT Thích Trường Phước, Trụ Trì Chùa Quan Âm, Montreal, Canada: HT Thich Truong Minh_14 Hòa Thượng Thích Trường Minh Thế danh: Hoàng Thanh Tuệ Pháp danh: Tâm Trí Pháp tự: Thích Trường Minh Sinh năm 1951 Trụ thế: 68 năm , 45 hạ lạp Đã an nhiên thị tịch vào lúc 3:36pm ngày 24/7/2018 tại Montreal, Quebec, Canada Theo di nguyện của HT Thích Trường Minh: Sau khi hoả táng xong thỉnh xá lợi của Hòa Thượng về chùa Quán Âm làm lễ tưởng niệm và cúng sơ thất vào Ngày Chủ Nhật, 29/7/2018.
22/07/2018(Xem: 15650)
TT.Thích Thiện Minh viên tịch Do bệnh duyên, TT.Thích Thiện Minh (tổ đình Bửu Quang, Q.Thủ Đức) đã viên tịch vào lúc 17 giờ 30 phút chiều nay, 21-7-2018 (9-6-Mậu Tuất), hưởng dương 49 tuổi.
18/07/2018(Xem: 7798)
Hòa Thượng Thích Thiện Hữu thế danh Nguyễn Hữu Nghĩa thượng Như hạ Lễ tự Viên Nhơn, hiệu Thiện Hữu sinh năm Giáp Thân (1944) tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngài viên tịch vào lúc 4 giờ ngày 30 tháng 6, 2018. Nhằm ngày 17 tháng 5, Mậu Tuất, hưởng thọ 75 tuổi.
17/07/2018(Xem: 9411)
Đai Lễ Húy Nhật Đức Đệ Tam Tăng Thống, Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (ngày 21.3. Mậu Tuất , 6/5/2018) tại Chùa Thiên Mụ - Huế
05/07/2018(Xem: 25173)
Thư Cung Thỉnh Tham Dự Khóa An Cư kỳ 19 (từ ngày 9 đến 19-7-2018) và Lễ Đại Tường Ôn Như Huệ (chủ nhật 15-7-2018) tại Tổ Đình Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc (from Trụ Trì Thích Viên Trí)
01/07/2018(Xem: 11145)
Trưởng lão HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN đã viên tịch chiều nay, 1-7-2018 (nhằm ngày 18-5-Mậu Tuất), tại chùa Lam Sơn, TP.Huế.
27/06/2018(Xem: 6536)
- Cựu Thủ Quỹ Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất - Phó Ngoại Vụ của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất - United Buddhist Church of Vietnam - Cố Vấn Ni Bộ của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất Tăng Đoàn - Trụ Trì Chùa An Lạc, San Jose, California
23/06/2018(Xem: 10982)
CÁO PHÓ TANG LỄ Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình chúng con, chúng tôi vô cùng thương tiếc, kính báo tin cùng Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu gần xa; Chồng, Cha của chúng con, chúng tôi là: Chơn Linh Phật tử Quảng Hạo – Phạm Viết Vân Bút hiệu Quảng Từ Vân Sinh năm Quí Mùi tại Tam Kỳ, Quảng Nam - Việt Nam Vãng sanh lúc 4.15pm ngày mùng 9 tháng 5 Mậu Tuất (22-6-2018) Tại Sydney, Úc Châu Thọ thế: 76 tuổi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]