Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 24: Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền 14

07/07/201509:54(Xem: 14312)
Quyển 24: Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền 14

Tập 01 
Quyển 24 
Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền 14

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí




 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh nhãn xứ và cái danh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thường, vô thường của nhãn xứ; hoặc thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thường, hoặc vô thường của nhãn xứ và cái danh thường, hoặc vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc lạc, hoặc khổ của nhãn xứ; hoặc lạc, hoặc khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh lạc, khổ của nhãn xứ và cái danh lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc ngã, vô ngã của nhãn xứ; hoặc ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh ngã, vô ngã của nhãn xứ và cái danh ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịnh, bất tịnh của nhãn xứ; hoặc tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịnh, bất tịnh của nhãn xứ và cái danh tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh không, hoặc bất không của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc không, bất không của nhãn xứ; hoặc không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh không, hoặc bất không của nhãn xứ và cái danh không, hoặc bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh không, hoặc bất không của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tướng, vô tướng của nhãn xứ; hoặc hữu tướng, vô tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tướng, vô tướng của nhãn xứ và cái danh hữu tướng, vô tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu nguyện, vô nguyện của nhãn xứ; hoặc hữu nguyện, vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu nguyện, vô nguyện của nhãn xứ và cái danh hữu nguyện, vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ; hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn xứ và cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ, hoặc viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh viễn ly, bất viễn ly của nhãn xứ và cái danh viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu vi, vô vi của nhãn xứ; hoặc hữu vi, vô vi của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu vi, vô vi của nhãn xứ và cái danh hữu vi, vô vi của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu lậu, vô lậu của nhãn xứ; hoặc hữu lậu, vô lậu của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu lậu, vô lậu của nhãn xứ và cái danh hữu lậu, vô lậu của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc sanh, diệt của nhãn xứ; hoặc sanh, diệt của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh sanh, diệt của nhãn xứ và cái danh sanh, diệt của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có thì tại sao có thể nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thiện, phi thiện của nhãn xứ; hoặc thiện, phi thiện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thiện, phi thiện của nhãn xứ và cái danh thiện, phi thiện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có thì tại sao có thể nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tội, vô tội của nhãn xứ; hoặc hữu tội, vô tội của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tội, vô tội của nhãn xứ và cái danh hữu tội, vô tội của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu phiền não, vô phiền não của nhãn xứ; hoặc hữu phiền não, vô phiền não của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu phiền não, vô phiền não của nhãn xứ và cái danh hữu phiền não, vô phiền não của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thế gian, xuất thế gian của nhãn xứ; hoặc thế gian, xuất thế gian của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thế gian, xuất thế gian của nhãn xứ và cái danh thế gian, xuất thế gian của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của nhãn xứ; hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của nhãn xứ và cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của nhãn xứ; hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của nhãn xứ và cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của nhãn xứ; hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của nhãn xứ và cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của nhãn xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc khả đắc, bất khả đắc của nhãn xứ; hoặc khả đắc, bất khả đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh khả đắc, bất khả đắc của nhãn xứ và cái danh khả đắc, bất khả đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của nhãn xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc sắc xứ; hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh sắc xứ và cái danh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thường, vô thường của sắc xứ; hoặc thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thường, vô thường của sắc xứ và cái danh thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc lạc, khổ của sắc xứ; hoặc lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh lạc, khổ của sắc xứ và cái danh lạc, khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc ngã, vô ngã của sắc xứ; hoặc ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh ngã, vô ngã của sắc xứ và cái danh ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịnh, bất tịnh của sắc xứ; hoặc tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịnh, bất tịnh của sắc xứ và cái danh tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh không, hoặc bất không của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc không, bất không của sắc xứ; hoặc không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh không, bất không của sắc xứ và cái danh không, bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh không, hoặc bất không của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tướng, vô tướng của sắc xứ; hoặc hữu tướng, vô tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tướng, vô tướng của sắc xứ và cái danh hữu tướng, vô tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu nguyện, vô nguyện của sắc xứ; hoặc hữu nguyện, vô nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu nguyện, vô nguyện của sắc xứ và cái danh hữu nguyện, vô nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ; hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của sắc xứ và cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ; hoặc viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh viễn ly, bất viễn ly của sắc xứ và cái danh viễn ly, bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu vi, vô vi của sắc xứ; hoặc hữu vi, vô vi của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu vi, vô vi của sắc xứ và cái danh hữu vi, vô vi của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu lậu, vô lậu của sắc xứ; hoặc hữu lậu, vô lậu của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu lậu, vô lậu của sắc xứ và cái danh hữu lậu, vô lậu của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc sanh, diệt của sắc xứ; hoặc sanh, diệt của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh sanh, diệt của sắc xứ và cái danh sanh, diệt của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có thì tại sao có thể nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thiện, phi thiện của sắc xứ; hoặc thiện, phi thiện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thiện, phi thiện của sắc xứ và cái danh thiện, phi thiện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có thì tại sao có thể nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tội, vô tội của sắc xứ; hoặc hữu tội, vô tội của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tội, vô tội của sắc xứ và cái danh hữu tội, vô tội của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu phiền não, vô phiền não của sắc xứ; hoặc hữu phiền não, vô phiền não của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu phiền não, vô phiền não của sắc xứ và cái danh hữu phiền não, vô phiền não của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thế gian, xuất thế gian của sắc xứ; hoặc thế gian, xuất thế gian của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thế gian, xuất thế gian của sắc xứ và cái danh thế gian, xuất thế gian của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của sắc xứ; hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của sắc xứ và cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của sắc xứ; hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của sắc xứ và cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của sắc xứ; hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của sắc xứ và cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của sắc xứ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc khả đắc, bất khả đắc của sắc xứ; hoặc khả đắc, bất khả đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh khả đắc, bất khả đắc của sắc xứ và cái danh khả đắc, bất khả đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của sắc xứ là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh nhãn giới chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh nhãn giới và cái danh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh nhãn giới là đại Bồ-tát; chính cái danh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của nhãn giới chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thường, vô thường của nhãn giới; hoặc thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thường, vô thường của nhãn giới và cái danh thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của nhãn giới là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của nhãn giới chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc lạc, khổ của nhãn giới; hoặc lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh lạc, khổ của nhãn giới và cái danh lạc, khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của nhãn giới là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của nhãn giới chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc ngã, vô ngã của nhãn giới; hoặc ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh ngã, vô ngã của nhãn giới và cái danh ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của nhãn giới là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của nhãn giới chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịnh, bất tịnh của nhãn giới; hoặc tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịnh, bất tịnh của nhãn giới và cái danh tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của nhãn giới là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh không, hoặc bất không của nhãn giới chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc không, bất không của nhãn giới; hoặc không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh không, bất không của nhãn giới và cái danh không, bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh không, hoặc bất không của nhãn giới là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của nhãn giới chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tướng, vô tướng của nhãn giới; hoặc hữu tướng, vô tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tướng, vô tướng của nhãn giới và cái danh hữu tướng, vô tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của nhãn giới là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của nhãn giới chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu nguyện, vô nguyện của nhãn giới; hoặc hữu nguyện, vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu nguyện, vô nguyện của nhãn giới và cái danh hữu nguyện, vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của nhãn giới là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của nhãn giới chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới; hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới và cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của nhãn giới là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của nhãn giới chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới; hoặc viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới và cái danh viễn ly, bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của nhãn giới là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là đại Bồ-tát?

 
Quyển thứ 24
Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2024(Xem: 629)
Lễ Tưởng Nguyện Cố Hòa Thượng Thích Giải Quảng tại Tu Viện Từ Ân, Melbourne, Úc Châu (14/12/2024)
06/11/2024(Xem: 950)
Vào lúc 08h30 sáng nay, ngày 05/11/2024 (nhằm mồng 5 tháng 10 Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức đại lễ Tưởng niệm huý nhật lần thứ 3 (2019-2024) Cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Như Ý, huý Trừng Huệ, hiệu Ấn Bảo, nguyên Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, khai sơn các chùa Linh Sơn Pháp Bảo (X.Vĩnh Ngọc, TP. Nha Trang), Linh Sơn Pháp Ấn (X. Suối Cát, Cam Lâm) và chùa Linh Sơn Phước Điền (X. Phước Đồng, TP. Nha Trang).
30/10/2024(Xem: 631)
Hòa thượng họ Trần, húy Văn Vinh, pháp danh Chơn Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Thích Bích Lâm. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Giáp Tý (1924) tại phường Đệ Nhị- Nha Trang- Khánh Hòa, thân phụ là cụ Trần Đức Tựu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đủ. Sớm có nhân duyên với Phật pháp, Ngài được Hòa thượng Thích Phước Huệ, chùa Sắc Tứ Hải Đức cho quy y ngày 19 tháng 2 năm Nhâm Thân (1932), pháp danh Chơn Phú. Đến ngày 15 tháng 10 năm Kỷ Mão (1939), Ngài được Hòa thượng cho thế độ, phú pháp tự là Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm. Năm 1945, Ngài thọ Tam đàn Cụ Túc tại chùa Sắc Tứ Hải Đức do Hòa thượng Phước Huệ tái thí, truyền trao giới pháp. Năm 1946 Ngài được đề cử trụ trì Tổ đình Nghĩa Phương.
22/10/2024(Xem: 666)
Hòa Thượng thế danh Lê Đình Nam, sinh năm Mậu Thân (1908) trong một gia đình trung nông, có truyền thống Nho học. ở làng Đại An, xã Kỳ Long (nay là xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Lê Văn Thơ, Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mới. Những năm đầu của thập niên 40, Ngài mới có nhân duyên gặp Phật Pháp và cũng trong thời gian này Ngài cùng với người anh là Lê Trọng Hoàng, em là Lê Tấn Phước cùng với Phật tử Nguyễn Quế phát tâm sáng lập chùa Đại An tại quê nhà vào năm 1944.
21/10/2024(Xem: 512)
Trong đêm dài vô minh, với nổi khổ vô biên của chúng sanh, Chư Phật, Chư Tổ sư, liệt vị Tăng-già đã truyền thắp cho nhau ngọn đèn vô tận để soi sáng cung ma, biến uế độ thành tịnh độ. Trong sự tiếp nối chí nguyện thù thắng đó, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Đệ lục Tăng thống GHPGVNTN đã đem bi tâm phổ hóa quần sanh, thắp đèn tuệ dẫn người ra khỏi rừng tà, vận đức dũng giữ nền đạo thống, dựng đứng dậy những gì đã sụp đổ, mang lý tưởng Bồ-tát đạo dưỡng nuôi chánh tín trong lòng tứ chúng.
20/10/2024(Xem: 801)
Để tưởng niệm, ngày giáp năm của một bậc Tôn Túc mà suốt đời đã phụng hiến cho Đạo Pháp, dân tộc và nhân loại; đã hiến dâng con đường giáo dục tri thức cho nhiều thế hệ hôm nay và mai sau; đã phát nguyện cho công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh được sớm thành tựu viên mãn: “Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng.” Dù Hòa Thượng đã chích lý Tây quy, nhưng hình hài và âm hưởng vẫn luôn tồn tại sâu xa trong tâm khảm của mỗi chúng ta, hàng tứ chúng đệ tử Phật. Do vậy, Ban Tổ Chức, nhất tâm đảnh lễ và kính thỉnh chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni từ bi hoan hỷ quang lâm chứng minh, tham dự buổi lễ được tổ chức tại: Địa Điểm: Chùa Kim Quang tại số: 3119 Alta Arden Expy, Sacramento, CA 95825 Thời Gian: 10:00 sáng – 1:00 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 17/11/2024 (nhằm ngày 17 tháng 10 năm Giáp Thìn) Số điện thoại liên lạc: Phó Trưởng BTC HT. Thích Từ Lực số: (510) 331-6899 (tiếng Việt) và phụ tá Thư ký: HTr. Tâm Thường Định: (916) 607-4066 (tiếng Anh)
20/10/2024(Xem: 920)
Thầy đi rồi cơ nghiệp vẫn còn đây Đại tạng kinh in dấu ấn sâu dày Khúc dương cầm, những áng văn trác tuyệt Tấm lòng son đầy nhiệt huyết quan hoài
10/10/2024(Xem: 1818)
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
28/09/2024(Xem: 2177)
Vào lúc 09h00 ngày 27/9/2024 (nhằm 25/8/Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến Tổ đình chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa đã trang nghiêm thiết lễ Huý nhật thường niên Tưởng niệm Cố Hoà thượng Thích Trí Viên và Hiệp kỵ chư Tôn Sư khai sơn tạo tự. Quang lâm tham dự lễ có sự hiện diện của HT. Thích Quảng Thiện, Hoà thượng Thích Nguyên Quang đồng thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo Hội, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hoà; cùng chư tôn Hoà thượng chứng minh, chư tôn giáo phẩm Thường trực Ban Trị sự, chư Tôn đức Tăng, Ni và đông đảo quý Phật tử thành phố Nha Trang về tụng kinh, thắp hương tri ân tưởng niệm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]