Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân Tông đời Lý, vị vua anh minh

09/04/201319:53(Xem: 6259)
Nhân Tông đời Lý, vị vua anh minh

Nhân Tông Đời Lý,
Vị Vua Anh Minh

Tô Hồng Cẩm


Lý Càn Đức (Bính Ngọ 1066 - Mậu Thân 1128) là vua thứ 4 nhà Lý, con trai duy nhất của vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân tức Linh Nhân hoàng hậu. Càn Đức sinh ra ở Cung Động Tiên, gác Du Thiềm (gác thưởng Trăng) vào tháng Giêng năm Bính Ngọ, niên hiệu Chương Thánh năm thứ 8 (23-2-1066), hồi vua Thánh Tông đã ngoài 40 tuổi. Một ngày sau ngày sinh thì được lập làm Thái tử, 6 tuổi vua cha mất, được tôn làm vua, tức vua Lý Nhân Tông. Vua có tướng hảo, tâm hiền, bản chất thông minh dũng lược. Ngay từ tuổi nhỏ được nuôi dạy rất tốt, chăm đọc rộng các sách kinh tạng nội điển Phật giáo, sách Nho học, pháp luật và biện pháp chính trị của pháp gia, nên sớm có trình độ kiến thức khoáng đạt uyên bác, trí tuệ hiếu nhân, lương tri chính đại.

Bản thân và tính chất Càn Đức Lý Nhân Tông vốn là người con nhờ phụ tinh mẫu huyết cao khiết của cha mẹ là bậc khí tượng quang minh, bình sinh có tấm lòng nhân đức thương người, bao dung rộng khắp, thủ đắc nhân tâm.

Lớn lên ở ngôi trị vì, nhờ triều đình có người giỏi giúp việc triều chính, bản thân vua ngày càng trưởng thành lại biết trực tiếp điều hành, tỏ rõ bậc tài năng, nên thế nước rất vững vàng, hưng thịnh.

Giỏi kết hợp vua tôi:

Triều đại ông có những chiến công rực rỡ đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống phương Bắc, ổn định trấn giữ phương Nam, thu phục quân Chiêm thành với kỳ công của các danh tướng như Lý Thường Kiệt, Lý Thừa Ân, Tôn Đản, và người giỏi việc triều chính, thực hiện lợi ích cho dân cho nước như thái sư Lý Đạo Thành.

Giỏi về đào tạo nhân tài:

Ông là vị vua chú trọng về văn hóa, giáo dục, mở các cuộc thi kén chọn nhân tài, và đặc biệt ưu đãi, trọng vọng các bậc thiền sư thạc đức. Năm Ất Mão (1075) vua cho tổ chức một khoa thi Tam trường, là khoa thi chọn người giỏi đầu tiên ở nước ta.

Tiếp liền năm sau (1076), vua cho lập Quốc tử giám và bổ nhiệm những người khoa bảng văn học vào dạy.

Giỏi về tổ chức cải tiến:

Để tổ chức lại guồng máy nhà nước, cải tiến triều đại, năm Kỷ Tỵ (1089) vua định quan chế, chia văn võ ra làm 9 bậc, quan đại thần thì có Thái sư, Thái phó, Thái úy, và Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu úy. Dưới các bậc ấy, bên văn có Thượng thư, Tả Hữu Tham tri, Tả Hữu Giám nghị đại phu, Trung thư Thị Lang, Bộ Thị Lang v.v... Bên võ thì có Đô thống, Nguyên súy, Tổng quản khu mật sứ, khu mật Tả Hữu sứ, Kim Ngô thượng tướng, Chư vệ tướng quan v.v... Ở ngoài, các Châu, Quận, văn thì có Tri phủ, Phán phủ, Tri Châu. Võ thì có Chư lộ, Trấn trại quan. Về quốc phòng thì ủy thác cho hai danh tướng Lý Thường Kiệt và Tôn Đản huy động mọi lực lượng quân sự, ứng chiến đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Giỏi về âm luật:

Theo Đại Việt sử lược (quyển 2) thì những bài ca, khúc nhạc mà nhạc công tập luyện đều do vua Lý Nhân Tông thân chế, sáng tác. Bởi biết thừa hưởng cái gia tài văn hóa văn minh Thăng Long - Đại Việt phong phú, độc đáo do ông cha ta xây đắp lại gắn hợp với khả năng văn nghệ dồi dào của vua, cũng là người giỏi âm nhạc, nên dàn nhạc dân tộc của ta được chạm khắc ở bệ đá chùa Phật tích là một phức thể nhạc dân tộc hòa hợp ảnh hưởng âm nhạc Chiêm-Ấn-Hoa giao thoa diễm tuyệt.

Ở bài văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh nói về vua Lý Nhân Tông, khắc năm 1121, của Thượng thư Bộ hình Nguyễn Công Bật viết: "Vua ta tinh tường âm nhạc nước ngoài, chuyển nắm được đầu mối cốt yếu của mọi nghệ thuật".

Điều đó chứng tỏ Lý Nhân Tông hiểu biết đến nơi đến chốn âm nhạc các nước nói trên và nhiều ngành nghệ thuật khác (trong đó có vũ đạo) để mà sáng tác các khúc điệu mới của nhà vua.

Cuộc sống của vua thật khoan dung, giản dị, tạo ra cái vui thanh tao, chân thiện cho thần dân vui hưởng, nhưng không đam mê, lãng phí.

Giỏi về thân dân:

Lý Nhân Tông nổi bật về đức độ thương dân, gần dân, chăm lo nâng đỡ người nghèo khổ, kẻ thân phận tôi đòi, người già nua, góa bụa. Ông đi thăm và khuyến hóa nông dân chăm sóc việc đồng án, xem dân cày cấy, gặt mùa, chỉ bảo ngư dân đánh cá, khuyên dân ra sức đắp đê, đắp đập ngăn nước, đào sông, khơi ngòi. Động viên cổ vũ các nghề thủ công như nghề giầy, nghề sơn, kiến trúc và điêu khắc, đóng thuyền, nung gạch ngói. Ông xuống chiếu cầu người nói thẳng, cầu hiền tài, giảm tô, tha thuế, ân xá tội đồ, giúp đỡ Tăng Ni dựng chùa thờ Phật.

Về thể lực, ông khuyên dân tung cầu, đấu vật, đua thuyền, khuyên dân học chữ, dạy quần chúng phát triển văn thơ. Bản thân vua cũng rất giỏi bắn cung nỏ, rành binh pháp, hể nơi nào có giặc, ông thân chinh cùng binh tướng đi dẹp.

Hâm mộ Phật pháp:

Với ánh sáng trí tuệ, chiếu tỏa, Lý Nhân Tông rất thân gần quí trọng sự tham vấn, nghiên cứu về tinh hoa Phật học cùng các vị cố vấn, quốc sư như ngài Thông Biện, Từ Đạo Hạnh, Minh Không. Đặc biệt với Thiền sư Mãn Giác (tục danh Nguyễn Trường -1052-1096) được vua ban hiệu Hoài Tín, vì lòng mến sư là người học rộng hiểu nhiều. Vua và Hoàng thái hậu Linh Nhân Ỷ Lan dựng chùa Giác Nguyên bên cạnh cunh Cảnh Hưng, rồi cung thỉnh Sư về trụ trì, để tiện việc tới lui học hỏi và luận đạo. Đến khi Sư viên tịch, vua kính lễ rất hậu, các công khanh đều tiễn đưa, làm lễ hỏa táng, thu xá lợi của Sư, xây tháp thờ tại chùa Sùng Nghiêm (làng An Cách), rồi ban thụy là Mãn Giác.

Tiếp nối sự nghiệp xây dựng khởi đầu của các vua Lý Thái Tổ Công Uẩn (974-1028), Lý Thái Tông (1000-1051), và Lý Thánh Tông (1023-1072), vua thứ 4 Nhân Tông đời nhà Lý, đã có sự phát triển toàn diện của quốc gia phong kiến độc lập thời đại bấy giờ, nhất là trong khoảng thế kỷ XI, công việc xây dựng đất nước bắt đầu và qui mô lớn. Ý thức tốt việc tăng cường quân đội làm cho các lân bang, nước lớn nể nang, nước nhỏ cảm phục; lại thể hiện, chính sách đứng đắn đối với các dân tộc thiểu số, củng cố khối đoàn kết dân tộc và bảo vệ quốc gia thống nhất.

Kinh tế nông nghiệp thời đó có những bước phát triển khả quan, sức lao động và sức kéo trong nông nghiệp được nhà nước hết sức chăm sóc. Quân lính được thay phiên nhau hàng tháng về các địa phương tham gia sản xuất. Mở mang văn hóa dân tộc, mở mang học tập và thi cử để đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại có năng lực cho bộ máy hành chính. Nền đại học Việt Nam cũng bắt đầu hình thành từ đó. Thời Lý là giai đoạn thịnh đạt của Phật giáo ở nước ta, có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội, in rõ dấu ấn trong mọi lĩnh vực văn hóa. Nhiều chùa tháp mọc lên ở khu kinh thành, và từ đó có ở khắp nơi những danh lam thắng cảnh mang sắc thái Phật giáo gắn bó với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Các công trình kiến thiết đời Lý, gồm có lâu đài, cung điện của nhà vua, thành lũy của Nhà nước, tự viện nhà chùa, đền thờ các anh hùng dân tộc mà đặc điểm là ở qui mô to lớn, mỹ quan vượt hẳn các thời trước và các thời sau đó.

Năm Đinh Mùi vào tháng chạp âm lịch (31/1/1128), vua Lý Nhân Tông mất, thọ 62 tuổi, là vị vua nhà Lý trị vì lâu nhất, ở ngôi 56 năm, đổi hiệu năm đến 8 lần.

Ông sống kiệm ước, khi sắp mất có lời di chúc nổi tiếng khiêm nhường: "Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên vui, làm sao khi chết đi lại để cho nhân dân mình mặc sơ gai, sớm tối khóc than, giảm ăn uống, tuyệt cúng tế, làm cho lỗi ta nặng thêm, thì thiên hạ bảo ta là người thế nào? Việc tang thì sau 3 ngày bỏ áo trở nên thôi thương tiếc. Việc an táng cần phải tiết kiệm, không xây lăng mộ riêng, nên chôn ngay bên cạnh Tiên đế".

Thật quả như lời đánh giá ca ngợi của nhà bác học Lê Quí Đôn (1726-1784, thời Lê Mạt) đối với Lý Nhân Tông: "Xứng đáng là vị anh quân đời Lý".

Tham khảo:

Từ điển nhân vật lịch sử (Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế) NXBKHXH 1971

Việt Nam danh nhân từ điển (Nguyễn Huyền Anh) 1970

Trần Trọng Kim VNSL, Tân Việt Sài Gòn 1949

Ngô Sĩ Liên (Toàn Thư) - Quốc sử quán (Cương mục) - Lịch sử Việt Nam (tập 1) NXBKHXH Hà Nội 1976

Thơ văn Lý Trần (tập 1) NXBKHXH Hà Nội 1977.

(NSGN, 12-96)

-- o0o --

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2015(Xem: 7837)
Con về trong nắng cuối thu Phước Hoa đứng lặng ngậm ngùi lệ rơi Quỳ bên pháp thể ân sư Con nghe sâu lắng thâm ân của thầy Đêm nay phương trượng thật buồn Con ngồi lặng lẻ nghe bao nỗi niềm Thầy ơi! Cơn lốc tử sinh An nhiên thị tịch thầy đi xa rồi Mất còn tan hợp hư vô Pháp thân thầy đó mênh mông lối về…
01/11/2015(Xem: 20670)
Tin Viên Tịch Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin : HT Thich Tinh Hanh Đức Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thế Giới Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh vừa viên tịch vào lúc 11.30am ngày thứ sáu, 10/04/2015 tại Đài Bắc, Đài Loan. Lễ Nhập Kim Quan lúc 9 giờ tối thứ bảy 11/4/2015 Lễ Cung Tống Kim Quan Trà Tỳ ngày 25/04/2015 Chi tiết về tang lễ sẽ cập nhật trong những ngày tới.
31/10/2015(Xem: 50209)
Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn, sinh năm Bính Thân, 1956, tại Thôn Giáo Đông, Xã Lộc Xuân, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam, Đời Thứ 42 Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Thành Phố Chicago, Tiểu Bang Illinois, Hoa Kỳ, đã viên tịch lúc 1 giờ sáng ngày 30 tháng 10 năm 2015, nhằm ngày 18 tháng 9 năm Ất Mùi, tại Thành Phố Freeport, Tiểu Bang Illinois, Hoa Kỳ, trụ thế 60 tuổi, 39 hạ lạp. Lễ Nhập Liệm vào ngày thứ 4, 4/11/2015; Lễ Trà Tỳ vào ngày Chủ Nhật, 8/11/2015. Hòa Thượng tân viên tịch là một bậc Tăng tài của Giáo hội cũng như Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh; Thầy là một vị Sa môn tài đức, phước trí vẹn toàn mà xả bỏ nhục thân quá sớm để Giáo Hội mất đi một Thích tử kế thừa mạng mạch, tục diệm truyền đăng, hàng Phật tử mất đi một vị Thầy đức độ khả kính.
28/10/2015(Xem: 11530)
Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc nhiều đời thâm tín Phật giáo. Ni trưởng sinh ngày 9 tháng 3 năm 1938, tại Vĩ Dạ, Tỉnh Thừa Thiên, Huế, miền Trung Việt Nam trong một gia đình có sáu anh em. Thân phụ của Ni trưởng là cụ Nguyễn Phước Ưng Thiều thuộc dòng dõi vua chúa thời nhà Nguyễn, và thân mẫu là Đặng thị Quê, một người mẹ quá đỗi tuyệt vời mà theo lời tự sự của một nhà văn Việt Nam khi nhắc đến mẹ của Ni trưởng đã viết: “Mệ ơi! Mệ hiền như Phật và chu đáo nhất trên đời”. Khi Ni trưởng tượng hình trong bào thai mẹ mới 3 tháng, thì bà mẹ đã lên chùa Tường Vân, Huế xin Hòa thượng Tăng thống Thích Tịnh Khiết ban cho thai nhi pháp danh Tâm Hỷ. Người thiếu nữ lớn lên xinh đẹp, dịu dàng với cái tên Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh đã làm rung động bao trái tim của những chàng trai thuở ấy… Nhưng vượt thoát ra khỏi tất cả những cám dỗ và dục vọng tầm thường, Phùng Khánh đã chọn cho mình một con đường thanh cao nhất với thiên tư thông tuệ, tài hoa, phẩm cách thanh cao đã nuôi chí xu
27/10/2015(Xem: 7940)
Tin thầy Thích Nhất Hạnh được nhận giải Pacem in Terri năm 2015 [*] – giải Hoà Bình Thế Giới hằng năm phổ biến nhất của Thiên Chúa Giáo toàn cầu – đã trực tiếp hay gián tiếp gởi một thông điệp hòa bình, an lạc, hiệp thông của hai tôn giáo có đông tín đồ nhất Việt Nam. Thiền sư Thích Nhất Hạnh được vinh danh do thành quả “công phu xây dựng được nhịp cầu tâm linh nối liền giữa phương Đông và phương Tây.” Lịch sử Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới của Thiên Chúa giáo trao hàng năm kể từ 1964 do đức Giáo Hoàng John XXIII đề xướng với sự xác định tiêu chuẩn rằng: “Đây là giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình, Công Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("to honor a person for their achievements in Peace and Justice, not only in their country but in the world). Đã có sáu trong 42 người đạt giải thưởng Pacem in Terris nhận được giải Nobel Hòa Bình như Martin Luther King, Mẹ Teresa, Desmond Tutu, Lech Walesa… trong những năm qua.
22/10/2015(Xem: 13153)
HT Thích Liễu Minh là một bậc cao tăng thạc đức của PGVN, sau thời gian trọng bệnh, mặc dù được môn đồ pháp quyến cùng các y, bác sĩ Bệnh viện Trung tâm Đa khoa Tiền Giang tận tình chăm sóc, điều trị nhưng do tuổi cao sức yếu, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 17 giờ 45 phút, ngày 20-10-2015 (nhằm ngày 8-9-Ất Mùi). Trụ thế: 82 năm, Hạ lạp: 62 năm. Lễ nhập quan chính thức cử hành lúc 9 giờ, ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi). Kim quan nhục thân cố Hòa thượng được tôn trí tại chùa Nhơn Phước. Lễ viếng bắt đầu lúc 13 giờ ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi). Lễ tưởng niệm vào lúc 8 giờ ngày 24-10-2015 (nhằm ngày 12-9-Ất Mùi), sau đó cung tiễn kim quan nhục thân cố Hòa thượng nhập Bảo tháp tại khuôn viên chùa Nhơn Phước.
22/10/2015(Xem: 13033)
Đại đức Thích Minh Hòa - Người Thầy thuốc & Câu chuyện nhân quả, Phòng thuốc nam "Tuệ Tĩnh Đường Phước Hưng" Chùa Phước Hưng Ấp Thạnh Hiệp - Xã Hòa Thạnh - Huyện Tam Bình - T. Vĩnh Long
22/10/2015(Xem: 10101)
Từ Việt Nam bay sang Đức và tôi có 1 tuần trọn vẹn với Hội Sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Hết chương trình về 7 thị trường sách lớn nhất thế giới, thì làm diễn giả của Hội nghị giám đốc bản quyền với sự tham gia của mấy trăm lãnh đạo các nhà xuất bản trên thế giới và rồi mỗi ngày biết bao cuộc gặp gỡ và giao lưu để mà ngày nào cũng ra khỏi nhà khi trời chưa sáng và về nhà khi thành phố đã lên đèn. Định bụng viết mấy bài về Hội sách lớn này mà đâu có kịp.
16/10/2015(Xem: 8144)
Năm 2005 chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc có tổ chức Đại Giới Đàn Vĩnh Gia để truyền trao giới pháp cho hàng tại gia cũng như xuất gia. Giới Đàn nầy có rất đông giới tử thọ Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni và Bồ Tát Giới xuất gia cũng như Bồ Tát Giới tại gia. Năm ấy tôi đã về ngôi Phương Trượng của chùa Viên Giác tại Hannover cũng đã được hai năm rồi. Tuy nhiên tôi vẫn giữ nhiệm vụ là Trưởng Ban Kiến Đàn của Giới Đàn này. Từ Hoa Kỳ có một giới tử Sa Di muốn cầu thọ giới Tỳ Kheo. Đó là Thầy Thích Không Viên mà không có giấy giới thiệu của Bổn Sư. Tôi vẫn nhận cho thọ giới vì có nhiều lý do tế nhị (thay vào đó là một vị Thầy khác) và sau khi Giới Đàn được tổ chức xong, Thầy ấy đảnh lễ tại Bàn Thờ Tổ chùa Viên Giác và cầu tôi làm Thầy Y Chỉ cũng như đặt cho một Pháp Hiệu. Tôi đặt cho Thầy ấy là Giác Tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]