Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điếu văn tưởng niệm

05/05/201508:18(Xem: 5500)
Điếu văn tưởng niệm


HT Thich Tinh Hanh

Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính Đảnh Lể Giác Linh Trưỡng Lão Hòa Thượng Đệ Nhị Tăng Thống  GHPGLSTG.

Kính bạch Giác Linh Ngài.

GHPGLSTG cũng như các GHPG cả trong và ngoài nước Việt Nam và Đài Loan vừa mất đi một vị cao Tăng cả đời tâm huyết hy sinh cống hiến cho giáo dục văn học Phật Giáo Việt Nam va Đài Loan. Đại sư huynh, Ngài đã sinh ra và lớn lên tại làng Phước khánh, Phan Rang, Tỉnh Ninh Thuận, Việt nam, cùng một quê hương và cũng là cháu cùa Đức Đệ Nhất Tăng Thống LSTG thượng Huyền hạ Vi. Trong gia đình chỉ vỏn vẹn hai Chị em ruột đều đồng chơn xuất gia. Chị ruột cuả Ngài là cố Sư Bà Diệu Mỹ, cách đây ba năm cũng đã viên tịch, rất an tường giải thoát, tại chùa Pháp Bảo Thủ Đức, Việt Nam.

Sinh trưởng trong một gia đình nho gia khá giả, ruộng vườn tài sản có dư, thế mà cả Sư Bà Diệu Mỹ và Ngài đều cảm nhận đời người vô thường sống nay chết mai nên Hòa thượng đã phát tâm xuất gia tu học tại Tổ Đình Sắc Tứ Thiên Hưng, Phan Rang. Hòa Thượng thông thạo Hoa Văn, Việt Văn thông suốt Phật Pháp đầy đủ giới hạnh, phạm hạnh thanh tịnh. Ngài luôn nhẫn nại, ý chí kiên trì tâm huyết dồn hết đời mình cho Đại Tạng kinh Việt nam.

Ngài đã làm một việc lớn lao qua hai ngàn năm mà ít ai hội đủ nhân duyên để làm. Cảm động nhất là suốt cả đời dạy ở Đại Học Đài Bắc, tiền lương có được đồng nào kiếm ra Ngài đều dồn hết cho sự nghiệp in ấn kinh tạng, ba mươi năm chỉ ăn gạo lứt muối mè, sống đời đạm bạc, tiết kiệm đơn giản, cần mẫn siêng năng cống hiến cho sự nghiệp Giáo duc ở Đài Loan va hòan tất Đại Tạng Kinh Việt Nam.,

Nhiều khi Ngài quá lo cho đại tạng kinh nên những mặt khác có thể có phần thiếu sót, nhưng nếu vì Đại tạng kinh mà nếu có những sơ khuyết thì cũng mong được tất cả Chư Tôn Đức, Phật Tử, tăng tục đều hoan hỷ bỏ qua. Hoặc trong thời gian điều hành GHPGLS có phần lỏng lẽo, có gặp những trở ngại chỉ vì tuổi già sức yếu.

Nhìn vào 203 tập . Đại Tạng Kinh Việt Ngừ.  Lịch sừ Phật Gíao Việt Nam sè đời đời gắn liền với tên tuồi Ngài. Chúng con dù có trài qua muôn ngàn kiếp củng khó tán thán hết được với việc làm vô giá vô lượng cùa đời Ngài...

Quảng đời còn lại của Ngài nhất là khi đức đệ nhất Tăng Thống từ giả thế gian này vào cỏi Niết Bàn Tịch Diệt. Mọi việc Ngài phải gánh vác thêm phần trách nhiệm. Vì thiếu nhân sự cọng tác, pháp đệ của Ngài thi đông năm bảy chục Tăng Ni sống ở Âu Mỹ, văn hóa kiến thức, luật lệ, lối suy nghĩ theo xã hội Âu Mỹ khác xa với thế hệ của Ngài.Thật khó tìm được có ai có cùng tư tưởng, chí nguyện hiểu hết được và đồng cảm chia sẻ với Ngài, phụ giúp Ngài lúc cuối đời. Đệ tử của Ngài thì cách ba thế hệ như Ông nội, Cha đến cháu. Thật khó cùng tuổi tác vai vế chênh lệch qua khó để mà đồng cảm chia sẻ. Nhìn lại trong sư đệ của Ngài, Tịnh Đạo tuy là pháp đệ mà tuổi đời, tuổi đạo đối với Ngài như chú mình,Thầy mình. Tôi có duyên gần gũi ở chung một phòng với Ngài suốt một tuần lễ cách đây hai năm vào dịp khánh thành Linh Sơn ở tại Kushinagar, nơi Đức Thế Tôn Niết bàn, Ấn Độ. Rồi cùng Ngài đi đến Nepal lễ khánh thành Linh Sơn ở Lumbini, nơi đức Thế Tôn đản sanh, suốt cả mấy ngày trời, giờ đây nhìn lại hình mà nhớ kính tiếc thương Ngài.

Kỷ niệm in sâu đậm nơi Linh Sơn Melbourne Úc Châu là sau chuyến đi Khánh Thành vào tháng 11 năm 2012 tại Ấn Độ và Nepal. Đầu năm, dịp Vía Bồ tát Quan Thế Âm 19 tháng 02 năm Quý Tỵ (2013) Ngài đã đến Melbourne ở lại với Tịnh Đạo Linh Sơn suốt cả ba tuần. Ngài vẫn còn thuyết pháp cho Phật tử, kể lại tiền thân Đức Phật Thích ca và Đề bà đạt đa trong những kiếp quá khứ và kiếp này, lăn đá vào chân Đức Phật. Ngài ở lại đây truyền Thập thiện, Bồ tát giới và thường gọi tôi vào hầu chuyện với Ngài, có những lúc pháp đàm Pháp Bảo Đàn Kinh, Bát Nhã…  Ngài rất hoan hỷ tâm đắc, rồi nhắc lại chuyện Sư Ông Thiên Hưng, Sư Bác Huyền Tân, là Sư Phụ của Ngài Đỗng Minh, Sư bà Đàm Hương khai sơn Diệu Ấn Tháp Chàm, Phan Rang, rồi Sư Bà Diệu Mỹ, chị ruột của Ngài, Sư Bà Diệu Ý Nha Trang rối Báy Huệ Pháp đệ Ni (gồm bảy sư Bà) …

 Điếu ấn tượng in sâu nhất là Ngài đã đích thân trao y đỏ tại Linh Son Melbourne và khích lệ tôi,  hãy nhận tấn phong giáo phẩm Hòa Thượng y theo hiến chương GHPGLS. Tôi đã nhận y đỏ Ngài cho. Thật là cảm động nhưng giáo phẩm Hòa Thượng thi tôi rất e dè, vì với chữ Hòa Thượng thật không đơn giản chút nào, không lẽ thêm lớn, ngả tướng, nhân tướng  trở thành con người “không phúc cao tâm” vì vậy mà tôi chỉ tùy thuận, đãnh lễ thầm nhận tri ân. Ngài tin tưởng tâm linh, phó thác mà tôi chẳng muốn công bố, chỉ tùy trụ xứ, tùy đạo tràng ai có mến mộ thì chia sẻ, không đủ duyên thì đành chịu.

Sở dĩ, ở trên dài dòng một chút để nói cho cạn lời thắt chặt, khắn khít với thời gian còn lại cuối đời như là Ngài muốn trao gởi điều gì...

Trong thâm tâm tôi dự định tháng 07 năm 2015 bớt việc tôi sẽ dành hết thời gian gặp và gần, trước khi Ngài từ giã uế độ cõi đời ngũ trược này.

Tất cả như điềm báo trước, Ngài cũng muốn đến lúc ra đi. Hôm tháng 11 năm 2014, mới đây. Đại Lễ Khánh Thành Học Viện ở Paris Pháp Quốc Ni Trưởng Trí Lạc mới gặp lại và bạch, kính Hòa Thượng có khỏe không? Hòa Thương có muốn ở lại thêm mười năm nữa không? Ngài yên lặng giây phút rồi lắc đầu. Ni Trưởng Trí Lạc lại cân nhắc như là nài nỉ, ý muốn Ngài ở lại lâu thêm, lại lập câu hỏi lần thứ hai, Ngài trả lời không rồi lần thứ ba và dứt khoát là không. Có lẽ vì trách nhiệm đã xong, Ngài đã ủy thác giao phó mọi việc lại cho Giáo Hội Tăng Ni đoàn Linh Sơn, tuy hiện  cũng có một vài vị chưa chịu thực thi đến nới đến chốn. Vì tâm mê mờ chưa được tỏa sáng.

Thế rồi cách đây vài tuần vào ngày 31/03/2015 Sư bà Như Thông Việt Nam gởi email có hình cho tôi, báo tin sức khỏe Hòa Thượng sa sút nhiều lắm rồi, thúc dục tôi đi ngay Đài Loan thăm Ngài, Ni Trưởng Trí Lạc ở pháp thì gọi điện thoại mỗi ngày liên tục, đốc thúc tôi đi Đài Loan mau mau, nhưng cùng vào thời điểm đang lúc tôi phải thường trực tại Úc để giải quyết công việc mỗi ngày.

Thế rồi ngày qua ngày, vô thường đến, đâu kéo dài mãi được, Ngài đã vào Niết Bàn mau lẹ vào lúc Ngọ trưa ngày 10 tháng 04 năm 2015 tại Linh Sơn Thiền Lâm Tự Đài Bắc, Đài Loan.             

                                   Than ÔI:  Non Thái,. đả nghiêng dồ.

                                                    Nước sông hồ cạn khô

                                                   Một vị sao vụt tắt

                                                   Mặt trời lặn trăng mờ

                                                   Đàn hậu học bơ vơ...

 Tám mươi hai năm trụ thế, duyên tứ đại huyễn thân đã hết, tử sinh lẽ thường, pháp tướng như thị , khổ vui như giấc mộng, vô thường thị thường, vô ngã thị chơn, vô sinh bất diệt thị Niết Bàn. chúng con biết viết gì hơn cho bút hiệu Tịnh Hạnh đời Ngài hậu học chúng con xin kính viếng:

Tịnh Tâm cống hiến cho nước Việt

Hạnh Nguyện hoàn tất Đại Tạng Kinh

Giờ đây trước di ảnh, giác linh Ngài, pháp đệ Tịnh Đạo Linh Sơn, Thành Phố Melbourne, Úc Châu, xin kính cẩn nghiêng mình đãnh lễ nguyện sẽ cùng tất cả huynh đệ hòa hợp thanh tịnh tương kính  trong tình Linh Sơn cốt nhục sẽ tiếp nối, kế thừa gánh nặng trọng trách vô cùng cao quý thiêng liêng y theo tâm nguyện của Đức Tôn Sư Huyền Vi, Đệ Nhất Tăng Thống và Ngài Đệ Nhị Tăng Thống Tịnh Hạnh hôm nay.

Kính cầu nguyện Ngài tái lai uế độ, đời ngũ trược ác thế, tiếp tục hạnh nguyện như chư Phật, Bồ tát, La hán, tiếp tục hoằng pháp, truyền đăng tục diệm,Kế vãng khai lai, Tục Phật tuệ mạng lợi ích chúng sinh và y như đại nguyện của Đức Đệ Nhất Tăng Thống Huyền Vi đã phụng sự, hy hiến cả đời

Nhất Tâm đảnh lễ Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Nhị Thế, húy thượng Thị hạ Viên, tự Hạnh Bị, hiệu Tịnh Hạnh, Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn Thế Giới, Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh, thùy từ chứng giám.

Linh Sơn Thành Phố Melbourne 14/04/2015

Pháp đệ Tịnh Đạo Khề Thủ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 4821)
Về việc Hòa Thượng Đôn Hậu lên núi, ra Bắc trong vụ Tết Mậu Thân được thầy Trí Tựu, Trú Trì chùa Linh Mụ thuật lại như sau: (lúc 12:00 giờ trưa, ngày 12-3-2009 tại chùa Linh Mụ) Vào khoảng quá nửa đêm tối Mồng một Tết Mậu Thân, có một phái đoàn gồm quân nhân và người mặc thường phục đến thăm Ôn. Ôn đang bị bệnh, bệnh suyễn và xuất huyết dạ dày. Thầy ngồi đàng xa. Thầy Trí Lưu, thân phụ của thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, lúc đó là Tri Sự chùa Linh Mụ, ngồi gần Ôn. Họ mời Ôn về Huế họp. Ôn từ chối nói đau không đi được. Họ nói có người đưa Ôn đi. Sau đó người ta gánh Ôn đi trên một chiếc võng, từ chùa Linh Mụ, không về Huế mà rẽ về Chợ Thông thuộc làng An Ninh Hạ, đến La Chữ. Ban ngày núp, nghỉ, ban đêm đi. Sau một tháng đến Seopon giáp giới Lào. Máy bay trực thăng bay trên đầu mà không bắn. Trên đường đi, thiếu lương thực, bị hạm đội Mỹ pháo kích. Nhiều người bị chết vì đói và sốt rét. (Được kể lại sau 1975). Rồi sau đó từ Huế ra Hà Nội mất hết 4 tháng, đi theo đường Mòn Hồ Chí Minh đến
30/12/2010(Xem: 4729)
Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ, sinh trưởng trong gia đình phong kiến quý tộc có nhiều danh vọng, quê gốc ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cha và anh của ông giữ những chức vụ quan trọng trong phủ chúa Trịnh. Thời trẻ ông tập ấm một chức quan võ nhỏ của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Năm 1787, Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh, ông bắt đầu thời kỳ “Thập tải phong trần” (Mười năm gió bụi). Sau ông phục vụ nhà Nguyễn, làm đến Hữu Tham tri Bộ Lễ, từng được cử làm chánh sứ đi sứ Trung Quốc.
30/12/2010(Xem: 4651)
Viết về cụ Nguyễn Du mà chúng ta không nói đến lòng thương vô hạn của cụ đối với chính mình đối với tha nhân, đối với xã hội thì đó là một vấn đề thiếu sót; viết về Nguyễn Du mà không nói đến Phật giáo thì đó cũng là một thiếu sót quang trọng, vì toàn bộ sự nghiệp văn thơ của cụ đều phát xuất từ hai quan điểm này để từ đó cụ gởi gắm tâm sự của cụ lại cho người hậu thế.
27/12/2010(Xem: 5343)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử sống cùng bà trong những năm gần đây. Tôi, năm mươi sáu tuổi, nhưng lại là đệ tử mới nhất của bà, mà lại là nam đệ tử. Tôi ở với một nhóm nhỏ đệ tử người Tây phương chỉ mới được mười năm nay, trong khi người nữ đệ tử trẻ tuổi nhất cũng đã có mười lăm năm theo học với bà. Do vị thế ưu tiên của việc “sống lâu lên lão làng” trong tăng đoàn nhỏ bé của chúng tôi, mà các vị nữ đệ tử trẻ này tha hồ chế ngạo cái đầu không tóc, và việc gia nhập tăng chúng muộn màng của tôi. Tôi không màng điều đó chút nào, vì từ những ngày đầu, tôi đã rất hạnh phúc được thân cận “roshi” của tôi, với lòng tin tưởng rằng sự gần gủi, tiếp xúc hằng ngày với bà có thể giúp tôi đi đến ngưỡng cửa tiếp cận tâm linh, nơi ma
24/12/2010(Xem: 7244)
Đại lễ đặt dưới sự chứng minh tối cao của: Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, trú trì Tổ đình Tường Vân – Huế, Trưởng lão Hòa thượng Thích khả Tấn, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, Giáo phẩm chứng minh BTS GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, Giáo phẩm chứng minh Môn phái tổ đình Tây Thiên – Huế, trú trì chùa Giác Lâm – Huế. Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương, Phó chủ tịch HĐTS Trung ương GHPG Việt Nam, Trưởng ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, trú trì Diệu Đế quốc tự, Lam Sơn và Tra Am – Huế. Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, Ủy viên thường Trực HĐTS Trung ương GHPG Việt Nam, Trưởng ban Hướng dẫn nam nữ cư sĩ Phật tử trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPG tỉnh Quảng Nam, trú trì chùa Đạo Nguyên Tam Kỳ - Quảng Nam. Chư tôn đức trong thường trực BTS GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, chư tôn đức đại diện các môn phái Tổ đình trong tỉnh Thừa Thiên – Huế, chư tôn đức trú trì các
24/12/2010(Xem: 4223)
Niên Biểu Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư ký, Xử lý Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Đệ Tam Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
24/12/2010(Xem: 6724)
Được sự hoan hỷ chấp thuận của Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ mọi mặt của quý cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và mặt trận, Ban Hướng Dẫn Phật Tử Tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội Thảo Hướng Dẫn Phật Tử và Đại Lễ Trai Đàn Truy Niệm Tiền Hậu Công Đức, Sáng Lập Hội Viên, Khuôn Trưởng, Trưởng Ban Hộ Tự, Hội Viên Thiện Nam Tín Nữ, Cư Sĩ Phật Tử, Gia Trưởng, Huynh Trưởng, Đoàn Sinh Gia Đình Phật tử trong tỉnh Thừa Thiên Huế và tưởng niệm Cầu Siêu quá cố Chư vị huynh trưởng nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Trước hết, thay mặt Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh và Ban Tổ Chức Đại lễ chúng con thành kính đảnh lễ niệm ân Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni. Kính lời chào mừng nồng nhiệt đến chư vị quý khách lãnh đạo các cấp, quý vị nhân sĩ trí thức và toàn thể đồng bào Phật tử các giới. Cung chúc Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Tôn Đức Tăng Ni thế tuế thọ t
19/12/2010(Xem: 9918)
Phật Giáo và A-dục Vương. K. R. Norman (Nguyên Tâm dịch) Hoàng đế Asoka, Con người của hòa bình và tình nhân bản. Minh Chi Đại đế Asoka và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Thích Quảng Đại Đại đế Asoka Maurya và những pháp dụ khắc trên đá Trần Trúc-Lâm Hoàng đế Asoka giã từ chinh chiến với nỗi thống khổ của người thắng trận. Trần Hương Lan Trường ca Kalinga. Trúc Thiê
19/12/2010(Xem: 14495)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
18/12/2010(Xem: 14871)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minh và dịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567