Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điếu văn tưởng niệm

05/05/201508:18(Xem: 5438)
Điếu văn tưởng niệm


HT Thich Tinh Hanh

Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính Đảnh Lể Giác Linh Trưỡng Lão Hòa Thượng Đệ Nhị Tăng Thống  GHPGLSTG.

Kính bạch Giác Linh Ngài.

GHPGLSTG cũng như các GHPG cả trong và ngoài nước Việt Nam và Đài Loan vừa mất đi một vị cao Tăng cả đời tâm huyết hy sinh cống hiến cho giáo dục văn học Phật Giáo Việt Nam va Đài Loan. Đại sư huynh, Ngài đã sinh ra và lớn lên tại làng Phước khánh, Phan Rang, Tỉnh Ninh Thuận, Việt nam, cùng một quê hương và cũng là cháu cùa Đức Đệ Nhất Tăng Thống LSTG thượng Huyền hạ Vi. Trong gia đình chỉ vỏn vẹn hai Chị em ruột đều đồng chơn xuất gia. Chị ruột cuả Ngài là cố Sư Bà Diệu Mỹ, cách đây ba năm cũng đã viên tịch, rất an tường giải thoát, tại chùa Pháp Bảo Thủ Đức, Việt Nam.

Sinh trưởng trong một gia đình nho gia khá giả, ruộng vườn tài sản có dư, thế mà cả Sư Bà Diệu Mỹ và Ngài đều cảm nhận đời người vô thường sống nay chết mai nên Hòa thượng đã phát tâm xuất gia tu học tại Tổ Đình Sắc Tứ Thiên Hưng, Phan Rang. Hòa Thượng thông thạo Hoa Văn, Việt Văn thông suốt Phật Pháp đầy đủ giới hạnh, phạm hạnh thanh tịnh. Ngài luôn nhẫn nại, ý chí kiên trì tâm huyết dồn hết đời mình cho Đại Tạng kinh Việt nam.

Ngài đã làm một việc lớn lao qua hai ngàn năm mà ít ai hội đủ nhân duyên để làm. Cảm động nhất là suốt cả đời dạy ở Đại Học Đài Bắc, tiền lương có được đồng nào kiếm ra Ngài đều dồn hết cho sự nghiệp in ấn kinh tạng, ba mươi năm chỉ ăn gạo lứt muối mè, sống đời đạm bạc, tiết kiệm đơn giản, cần mẫn siêng năng cống hiến cho sự nghiệp Giáo duc ở Đài Loan va hòan tất Đại Tạng Kinh Việt Nam.,

Nhiều khi Ngài quá lo cho đại tạng kinh nên những mặt khác có thể có phần thiếu sót, nhưng nếu vì Đại tạng kinh mà nếu có những sơ khuyết thì cũng mong được tất cả Chư Tôn Đức, Phật Tử, tăng tục đều hoan hỷ bỏ qua. Hoặc trong thời gian điều hành GHPGLS có phần lỏng lẽo, có gặp những trở ngại chỉ vì tuổi già sức yếu.

Nhìn vào 203 tập . Đại Tạng Kinh Việt Ngừ.  Lịch sừ Phật Gíao Việt Nam sè đời đời gắn liền với tên tuồi Ngài. Chúng con dù có trài qua muôn ngàn kiếp củng khó tán thán hết được với việc làm vô giá vô lượng cùa đời Ngài...

Quảng đời còn lại của Ngài nhất là khi đức đệ nhất Tăng Thống từ giả thế gian này vào cỏi Niết Bàn Tịch Diệt. Mọi việc Ngài phải gánh vác thêm phần trách nhiệm. Vì thiếu nhân sự cọng tác, pháp đệ của Ngài thi đông năm bảy chục Tăng Ni sống ở Âu Mỹ, văn hóa kiến thức, luật lệ, lối suy nghĩ theo xã hội Âu Mỹ khác xa với thế hệ của Ngài.Thật khó tìm được có ai có cùng tư tưởng, chí nguyện hiểu hết được và đồng cảm chia sẻ với Ngài, phụ giúp Ngài lúc cuối đời. Đệ tử của Ngài thì cách ba thế hệ như Ông nội, Cha đến cháu. Thật khó cùng tuổi tác vai vế chênh lệch qua khó để mà đồng cảm chia sẻ. Nhìn lại trong sư đệ của Ngài, Tịnh Đạo tuy là pháp đệ mà tuổi đời, tuổi đạo đối với Ngài như chú mình,Thầy mình. Tôi có duyên gần gũi ở chung một phòng với Ngài suốt một tuần lễ cách đây hai năm vào dịp khánh thành Linh Sơn ở tại Kushinagar, nơi Đức Thế Tôn Niết bàn, Ấn Độ. Rồi cùng Ngài đi đến Nepal lễ khánh thành Linh Sơn ở Lumbini, nơi đức Thế Tôn đản sanh, suốt cả mấy ngày trời, giờ đây nhìn lại hình mà nhớ kính tiếc thương Ngài.

Kỷ niệm in sâu đậm nơi Linh Sơn Melbourne Úc Châu là sau chuyến đi Khánh Thành vào tháng 11 năm 2012 tại Ấn Độ và Nepal. Đầu năm, dịp Vía Bồ tát Quan Thế Âm 19 tháng 02 năm Quý Tỵ (2013) Ngài đã đến Melbourne ở lại với Tịnh Đạo Linh Sơn suốt cả ba tuần. Ngài vẫn còn thuyết pháp cho Phật tử, kể lại tiền thân Đức Phật Thích ca và Đề bà đạt đa trong những kiếp quá khứ và kiếp này, lăn đá vào chân Đức Phật. Ngài ở lại đây truyền Thập thiện, Bồ tát giới và thường gọi tôi vào hầu chuyện với Ngài, có những lúc pháp đàm Pháp Bảo Đàn Kinh, Bát Nhã…  Ngài rất hoan hỷ tâm đắc, rồi nhắc lại chuyện Sư Ông Thiên Hưng, Sư Bác Huyền Tân, là Sư Phụ của Ngài Đỗng Minh, Sư bà Đàm Hương khai sơn Diệu Ấn Tháp Chàm, Phan Rang, rồi Sư Bà Diệu Mỹ, chị ruột của Ngài, Sư Bà Diệu Ý Nha Trang rối Báy Huệ Pháp đệ Ni (gồm bảy sư Bà) …

 Điếu ấn tượng in sâu nhất là Ngài đã đích thân trao y đỏ tại Linh Son Melbourne và khích lệ tôi,  hãy nhận tấn phong giáo phẩm Hòa Thượng y theo hiến chương GHPGLS. Tôi đã nhận y đỏ Ngài cho. Thật là cảm động nhưng giáo phẩm Hòa Thượng thi tôi rất e dè, vì với chữ Hòa Thượng thật không đơn giản chút nào, không lẽ thêm lớn, ngả tướng, nhân tướng  trở thành con người “không phúc cao tâm” vì vậy mà tôi chỉ tùy thuận, đãnh lễ thầm nhận tri ân. Ngài tin tưởng tâm linh, phó thác mà tôi chẳng muốn công bố, chỉ tùy trụ xứ, tùy đạo tràng ai có mến mộ thì chia sẻ, không đủ duyên thì đành chịu.

Sở dĩ, ở trên dài dòng một chút để nói cho cạn lời thắt chặt, khắn khít với thời gian còn lại cuối đời như là Ngài muốn trao gởi điều gì...

Trong thâm tâm tôi dự định tháng 07 năm 2015 bớt việc tôi sẽ dành hết thời gian gặp và gần, trước khi Ngài từ giã uế độ cõi đời ngũ trược này.

Tất cả như điềm báo trước, Ngài cũng muốn đến lúc ra đi. Hôm tháng 11 năm 2014, mới đây. Đại Lễ Khánh Thành Học Viện ở Paris Pháp Quốc Ni Trưởng Trí Lạc mới gặp lại và bạch, kính Hòa Thượng có khỏe không? Hòa Thương có muốn ở lại thêm mười năm nữa không? Ngài yên lặng giây phút rồi lắc đầu. Ni Trưởng Trí Lạc lại cân nhắc như là nài nỉ, ý muốn Ngài ở lại lâu thêm, lại lập câu hỏi lần thứ hai, Ngài trả lời không rồi lần thứ ba và dứt khoát là không. Có lẽ vì trách nhiệm đã xong, Ngài đã ủy thác giao phó mọi việc lại cho Giáo Hội Tăng Ni đoàn Linh Sơn, tuy hiện  cũng có một vài vị chưa chịu thực thi đến nới đến chốn. Vì tâm mê mờ chưa được tỏa sáng.

Thế rồi cách đây vài tuần vào ngày 31/03/2015 Sư bà Như Thông Việt Nam gởi email có hình cho tôi, báo tin sức khỏe Hòa Thượng sa sút nhiều lắm rồi, thúc dục tôi đi ngay Đài Loan thăm Ngài, Ni Trưởng Trí Lạc ở pháp thì gọi điện thoại mỗi ngày liên tục, đốc thúc tôi đi Đài Loan mau mau, nhưng cùng vào thời điểm đang lúc tôi phải thường trực tại Úc để giải quyết công việc mỗi ngày.

Thế rồi ngày qua ngày, vô thường đến, đâu kéo dài mãi được, Ngài đã vào Niết Bàn mau lẹ vào lúc Ngọ trưa ngày 10 tháng 04 năm 2015 tại Linh Sơn Thiền Lâm Tự Đài Bắc, Đài Loan.             

                                   Than ÔI:  Non Thái,. đả nghiêng dồ.

                                                    Nước sông hồ cạn khô

                                                   Một vị sao vụt tắt

                                                   Mặt trời lặn trăng mờ

                                                   Đàn hậu học bơ vơ...

 Tám mươi hai năm trụ thế, duyên tứ đại huyễn thân đã hết, tử sinh lẽ thường, pháp tướng như thị , khổ vui như giấc mộng, vô thường thị thường, vô ngã thị chơn, vô sinh bất diệt thị Niết Bàn. chúng con biết viết gì hơn cho bút hiệu Tịnh Hạnh đời Ngài hậu học chúng con xin kính viếng:

Tịnh Tâm cống hiến cho nước Việt

Hạnh Nguyện hoàn tất Đại Tạng Kinh

Giờ đây trước di ảnh, giác linh Ngài, pháp đệ Tịnh Đạo Linh Sơn, Thành Phố Melbourne, Úc Châu, xin kính cẩn nghiêng mình đãnh lễ nguyện sẽ cùng tất cả huynh đệ hòa hợp thanh tịnh tương kính  trong tình Linh Sơn cốt nhục sẽ tiếp nối, kế thừa gánh nặng trọng trách vô cùng cao quý thiêng liêng y theo tâm nguyện của Đức Tôn Sư Huyền Vi, Đệ Nhất Tăng Thống và Ngài Đệ Nhị Tăng Thống Tịnh Hạnh hôm nay.

Kính cầu nguyện Ngài tái lai uế độ, đời ngũ trược ác thế, tiếp tục hạnh nguyện như chư Phật, Bồ tát, La hán, tiếp tục hoằng pháp, truyền đăng tục diệm,Kế vãng khai lai, Tục Phật tuệ mạng lợi ích chúng sinh và y như đại nguyện của Đức Đệ Nhất Tăng Thống Huyền Vi đã phụng sự, hy hiến cả đời

Nhất Tâm đảnh lễ Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Nhị Thế, húy thượng Thị hạ Viên, tự Hạnh Bị, hiệu Tịnh Hạnh, Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn Thế Giới, Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh, thùy từ chứng giám.

Linh Sơn Thành Phố Melbourne 14/04/2015

Pháp đệ Tịnh Đạo Khề Thủ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6123)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
09/04/2013(Xem: 8028)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 6592)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 6049)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 6268)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 7016)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 7073)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 9158)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 5797)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 10391)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567