Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Tuệ Tạng

09/04/201319:42(Xem: 6917)
Hòa Thượng Tuệ Tạng

Hòa Thượng Tuệ Tạng

(1889 � 1959)


Hòa Thượng pháp danh Thích Tâm Thi, đạo hiệu Tuệ Tạng, thế danh Trần Thanh Thuyên, sinh năm Canh Dần (1889) tại làng Quần Phương Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thân phụ Ngài là ông Trần Tín tự Phúc Châu, thân mẫu là bà Vũ Thị Tú hiệu Diệu Hòa.

Khi còn nhỏ tuổi, Ngài thường theo mẹ vào chùa lễ Phật. Sư Cụ trụ trì thấy Ngài hình nghi cốt cách, đĩnh đạc thông minh, nên rất yêu mến muốn truyền đạo cho. Năm 14 tuổi (1903), được song đường cho phép, Ngài xuất gia làm đệ tử Hòa thượng chùa Phúc Lâm thuộc xã Quần Phương Thượng, sớm tối chăm chỉ học tập, lễ bái hầu Thầy một lòng tinh tấn.

Năm 1905, Ngài 16 tuổi được Bổn sư trao truyền Sa Di giới. Tuy ít tuổi nhưng tinh thần và khí phách trượng phu, Ngài được Sư Tổ cử đi trụ trì chùa Cồn, ấp Văn Lý, Nam Định. 

Năm 1909, được 20 tuổi, Ngài thọ Thinh Văn giới tại Đại giới đàn chùa Phúc Lâm. Hầu Thầy được hai năm thì Bổn sư viên tịch. Từ đó Ngài tham phương tầm Sư học đạo, khi thì Tổ đình Vĩnh Nghiêm, lúc ở Tế Xuyên thiền viện....Ở đạo tràng nào Ngài cũng được thầy mến bạn yêu, tinh tấn tu học.

Trong Tam Tạng giáo điển, Ngài rất chú trọng về Luật Tạng, nổi tiếng nhớ Luật và trì Luật bậc nhất. Ngoài ra, cả ngoại khoa như Nho, Lão, Lý số Ngài cũng quán triệt, và văn chương thơ phú cũng rèn luyện tinh thông.

Năm 1920, Ngài cùng Sư Tỏ3 chùa Dương Lai, chùa Duyên Bình, chùa Quế Phương tỉnh Nam Định lập Hội Tiến Đức Cảnh Sách để thâu nhận những Tăng Ni hữu học có đức hạnh, thành một đoàn thể không phân biệt sơn môn này hệ phái nọ; ngõ hầu sách tấn lẫn nhau trên đường tu học, làm đống lương cho Phật pháp sau này. Trụ sở đặt tại chùa Quế Phương, Sư Tổ chùa Dương Lai làm Hội trưởng, Ngài giữ chức giáo sư Luật học.

Năm 1934, miền Bắc dấy lên phong trào chấn hưng Phật giáo, Ngài rời chùa Quy Hồn cùng với Sư Tổ chùa Trung Hậu, chùa Bằng Sở, hai Ngài Tố Liên, Trí Hải và cư sĩ Nguyễn Hữu Kha sáng lập Hội Bắc Kỳ Phật giáo, trụ sở Trung ương của hội đặt tại chùa Quán Sứ - Hà Nội. 

Năm 1935, Ngài giữ chức Giám viện chùa Quán Sứ để quản trị công việc trong chùa.

Năm 1936, trường Tăng Học Bắc Việt thành lập đặt tại chùa Sở. Tổ Bằng Sở giữ chức Đốc giáo, Ngài là Phó đốc giáo kiêm giáo sư Luật học. Hai Tổ Trung Hậu và chùa Bằng Sở nối tiếp nhau viên tịch năm 1940 � 1942, Ngài một mình gánh lấy trách nhiệm nặng nề: Giám quản kiêm Đốc giáo toàn trường.

Trong những năm từ 1941 � 1945, do ảnh hưởng chiến tranh Pháp � Nhật trên đất nước, Ngài đã lãnh đạo dời đổi địa điểm trường Tăng Học Quán Sứ sang Bồ Đề, đến Trung Hậu, lên Cao Phong rồi Hương Hải, và cuối cùng lại về Quán Sứ, trải nhiều gian lao thiếu thốn trong thời chiến tranh, Ngài vẫn dìu dắt Tăng sinh vừa sản xuất (lương thực tiêu dùng) vừa tu học.

Năm 1945, nhận lãnh chức Hội trưởng Hội Việt Nam Phật Giáo, kiêm chánh trụ trì chùa Quán Sứ. Nhưng Ngài vẫn giữ trụ trì chùa Quy Hồn, nơi trụ xứ lúc thiếu thời Ngài đã gắn bó xây dựng. Cuối năm này, nhận thấy tuổi già sức yếu, cùng là để thích hợp với tư trào mới, Ngài ủy thác lại mọi việc cho các danh Tăng trẻ tuổi: Tố Liên, Trí Hải rồi trở về chùa Cồn ở Nam Định để tu dưỡng. Trọng tài mến đức của Ngài, Tăng chúng bốn phương từ Nam, Trung, Bắc qui về nơi Ngài an dưỡng để học đạo từ 1946 đến 1949, đạo tràng lúc nào cùng trên dưới sáu bảy mươi vị.

Năm 1950, Hội Phật Giáo Tăng Già Bắc Việt cung thỉnh Ngài trở về chùa Quán Sứ lần nữa giữ chức Đốc giáo trường Tăng Học Bắc Việt ở đây, kiên chức Trưởng tòa kiểm duyệt Giáo lý Bắc Việt, đồng thời Ngài cũng nhận làm chứng minh Đạo sư cho Hội Việt Nam Phật Giáo.

Năm 1951, thể theo nguyện vọng của Phật tử thành phố Nam Định, Ngài nhận chức trụ trì chùa Vọng Cung. Cũng trong năm này, Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập, trụ sở đặt tại chùa Từ Đàm � Huế, Hòa thượng nhận ngôi Chứng minh Đạo sư cho Tổng Hội. 

Năm 1952, đại biểu Tăng Ni toàn quốc tề tập về chùa Quán Sứ trong thời gian từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để thảo luận; duyệt định �Quy chế Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc do ba Giáo Hội Bắc, Trung, Nam dự thảo, và bầu Ban Tổng Trị Sự Trung Ương�. Ngài được toàn thể Đại biểu suy tôn lên ngôi Thượng Thủ Tăng Già Toàn Quốc (ngày 7-9-1952), làm thạch trụ cho hết thảy Tăng tín đồ toàn quốc quy ngưỡng. Năm đó Ngài được 63 tuổi.

Năm 1953, Ngài đã soạn thảo và ấn hành �Lá Tâm Thư� đại ý kêu gọi Tăng tín đồ toàn quốc chung sức chung lòng trùng hưng Phật giáo như thời đại Lý, Trần xưa kia.

Từ năm 1954 trở đi, Ngài lui về Nam Định tịnh tâm tu dưỡng. Thế nhưng định luật vô thường rồi cũng đến, nguyện lực hoằng thâm đã viên mãn, thân tứ đại đến lúc trả về cho tứ đại, Ngày 3 tháng 4 năm Kỷ Hợi, tức 10-5-1959, Ngài xả báo thân từ 70 năm qua tại Vọng Cung để nhập về Vô Ưu quốc, và công đức tu trì 50 hạ lạp.

Trên nửa thế kỷ từ lúc niên thiếu đến giờ phút cuối cùng cuộc đời, Ngài luôn nghiêm trì giới luật, hoằng pháp độ sinh, đào tạo Tăng tài bất kể hoàn cảnh khó khăn hay thuận lời nào. Là một Luật sư uyên tâm, tiêu biểu nhất của Luật Tông Việt Nam, pháp âm của Ngài là nền tảng vững bền cho mạng mạch chính pháp lưu truyền như di huấn của Phật Tổ.

Bút tích và tác Phẩm Ngài đã soạn và dịch giải để lại :

- Tại gia tu hành.
- Kinh Phạm Võng giải.
- Sa Di luật.
- Lá tâm thư.

Và hàng loạt các sách Luật tạng mà Ngài đã giảng dạy ghi chú, tâm truyền cho những học trò kế tiếp đã là danh Tăng luật sư nổi tiếng sau này như: Hòa thượng Thiện Hòa, Kim Cương Tử, Bình Minh.

-- o0o --

Source : Danh Tăng Việt Nam, Tập I, Thích Đồng Bổn chủ Biên – Thành Hội Phật Giáo, Thành Phố Hồ Chí Minh Xuất Bản 1997. 

-- o0o --

Đánh máy : Chúc Hoa - Quách Tường
Trình bày : Mỹ Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/11/2019(Xem: 5899)
Tổ Huệ Quang (Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt Phó Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam), Thiền Sư Huệ Quang húy Thiện Hải, thế danh Nguyễn Văn Ân, sinh năm 1888 tại quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Sau đó Ngài theo thân mẫu về sống tại Trà Vinh. Năm 19 tuổi Ngài xuất gia tại chùa Long Thành ở quận Trà Cú và theo học với Thiền Sư Thiện Trí. Gần Thiền Sư Thiện Trí, ngoài kiến thức Phật học, Ngài còn được trao truyền kiến thức y học Đông Phương nữa. Tên Thiện Hải là do Thiền Sư Thiện Trí đặt cho Ngài.
25/11/2019(Xem: 11764)
Do bệnh duyên, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần thị tịch vào lúc 07giờ 30 phút, ngày 24 tháng 11 năm 2019 (Nhằm mùng 28 tháng 10 năm Kỷ Hợi) tại chùa Gia Khánh, thôn Vĩnh Hy, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. * Trụ thế : 66 năm * Hạ lạp : 44 năm
25/11/2019(Xem: 7850)
Vào lúc 21 giờ 00 ngày 24/11/2019 (nhằm ngày 28/10/Kỷ Hợi) tại chùa Vân Sơn, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước môn đồ pháp quyến cùng quý Thiện tín Phật tử đã trang nghiêm cử hành lễ nhập kim quan cố Thượng tọa Thích Vạn Tịnh, Phó Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Bình Định, Trưởng Ban Hoằng pháp huyện Tuy Phước, Trú trì chùa Vân Sơn.
24/11/2019(Xem: 21708)
Tâm Thư Kêu Gọi Ủng Hộ Ngân Quỹ Xây Dựng Chánh Điện Thiền Lâm Pháp Bảo tại Sydney, Úc Châu
18/11/2019(Xem: 5324)
Điếu Văn Tưởng Niệm Tổ Sư Minh Hải, Sơ Tổ Khai Tông Chúc Thánh pháp phái (7-11-AL) Nhớ khi xưa: Xứ Hoa Hạ sanh Bậc Thượng nhơn Đất Tuyền Châu dưỡng người tri thức. Truyền đời Gia tông, kế thừa LƯƠNG tộc Nhập môn thiền thất, lãnh thọ THÍCH CA. Giới đàn cụ túc, thoát ta bà Tâm ấn tương truyền, nương LÂM TẾ. Lạy Đức Bổn sư, từ giã Trung Hoa quê nhà, phương Nam hoằng hóa. Hứa khả Chúa tiên, chào đón Nam thiên Kinh kỳ, Đông hải vượt khơi. Vâng lời Phật dạy, Thiên Trúc sơ khai, kiến lập Giới đàn Đáp sự thỉnh cầu, Linh Mụ thập sư, trao truyền chánh pháp.
17/11/2019(Xem: 8167)
Phật Giáo Việt Nam được truyền thừa tương truyền đến ngày hôm nay, trải dài ba miền Bắc Trung Nam và đến hôm nay trải khắp bốn châu hải ngoại. Âu cũng là nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ và Lịch Đại Tổ Sư truyền thừa. Một trong những dòng truyền thừa Chánh Tông, đó là dòng Lâm Tế pháp phái Liểu Quán đời thứ 35 chánh truyền từ dòng Lâm Tế Nghĩa Huyền.
10/11/2019(Xem: 4834)
Nhẹ nhàng như những áng mây trôi lơ lững và bay khắp thế giới, đến và đi không vướng bận tơ hào…Nhân ảnh Ôn đã đến và ngự trị trong lòng con như thế đó ! Nhưng không phải là một áng mây trắng bồng bềnh và vô định, mà Ôn là một áng Hương Vân thơm lừng tỏa ngát....hiền hòa và bình dị đối với một môn hạ nhỏ bé như con. Hôm nay áng Hương vân không phải như thần tượng.. mà thân thiết,quý kính trong hồn con đã thật sự bay xa rồi sao?? Câu hỏi để như còn bao tiếc quý chưa trọn vẹn của một môn sinh suốt đời ngưỡng vọng về Ôn của chúng con.
09/11/2019(Xem: 18227)
HT.Thích Hải Ấn, trụ trì chùa Từ Đàm cho biết, theo lời di huấn của Đại lão Hòa thượng Ân sư Thích Trí Quang, sau khi ngài viên tịch 6 giờ sẽ nhập liệm, sau đó sẽ thiêu, không báo tang, không thành phục, không phúng điếu.
31/10/2019(Xem: 6255)
Thật là 1 phước duyên khi được gần gũi, thân cận và làm tập phim tiểu sử cuộc đời của Ôn Thắng Hoan. Bởi vì ngoài chuyện Ôn là bậc cao niên lạp trưởng của Tăng Già Hải Ngoại, Ôn còn là bậc uyên thâm Phật Pháp, đặc biệt là môn Duy thức. Xin cúi đầu kính thỉnh chư Tôn Đức Tăng Ni và đại chúng cùng đón xem... Nam Mô A Di Đà Phật
31/10/2019(Xem: 7499)
Trần Nhân Tông (1258 - 1308) còn có ngoại hiệu Trúc Lâm Đại Sỹ là một khuôn mặt lớn của nền văn học thi ca của Việt Nam và Phật Giáo. Một vị thiền tổ mà năng lực giác ngộ tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời dân tộc và đạo pháp. Con người đó, siêu việt trong mọi tư duy và hành động, hoàn thành sứ mạng cao cả. Nhân cách đó, làm rạng rỡ cho giống nòi và gia phong của đạo. Tư tưởng đó, nhân bản và giải thoát, chuyên chở gánh trọn nỗi niềm chung riêng của dân tộc và đạo pháp một cách toàn thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]