Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành kính tưởng niệm Hòa Thượng Thích Giác Lâm

09/04/201319:09(Xem: 7345)
Thành kính tưởng niệm Hòa Thượng Thích Giác Lâm

Phân Ưu - Tưởng Niệm - Cáo Phó

tayphuongtamthanh

Thành kính tưởng niệm Hòa Thượng Thích Giác Lâm

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC LÂM
(1929 – 2012)


Hòa Thượng thế danh Phan Công Thành, pháp danh Nguyên Trạch, tự Chí Công, Hiệu Giác Lâm, thuộc đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế, pháp phái Liễu Quán.

Ngài sinh ngày 10 tháng 8 năm 1929 ( Kỷ Tỵ ), tại Làng Lương Lộc, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình định trong một gia đình nhiều đời có truyền thống Phật giáo. Thân phụ là Cụ ông Phan Trị pháp danh Nguyên Bình, thân mẫu là Cụ bà Đặng Thị Trình pháp danh Nguyên Sính. Ngài là người con thứ 8 trong gia đình có 9 người con.

Năm lên 12 tuổi ( 1940 ) do túc duyên nhiều đời, lại thêm thường theo Mẫu thân về Tổ đình Thiên đức tụng kinh bái sám, cảm mến đạo phong của Chư Tăng, Ngài đã được song thân đồng ý cho xuất gia đầu sư với Hòa Thượng Tâm Tịnh – Huệ Chiếu, Trú Trì Tổ đình Thiên Đức, thôn Háo Lễ, xã Phước Hưng, Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình định.

Năm 1952, được sự cho phép Bổn Sư, Ngài đã thọ Tỳ kheo giới tại Đại giới đàn tổ chức tại Tổ đình Thiên Bình – An Nhơn, do Hòa Thượng Tâm Đạt làm Đàn chủ, Chứng minh Giới Đàn là Hòa Thượng Tâm Tịnh – Huệ Chiếu Tổ đình Thiên Đức, Đường Đầu Hòa Thượng là Hòa Thượng Thích Huệ Chiếu Tổ đình Thập Tháp, Yết ma là Hòa Thượng Phúc Hộ, Tổ đình Từ Quang Phú Yên, giới tử đồng đàn của giới đàn nầy có chư Hòa Thượng Liễu Không, Giác Ngộ, Đỗng Minh . . .

Năm 1954, sau khi chấm dứt chiến tranh, tuy đều đã khá trưởng thành nhưng được sự khuyến khích của Đại Sư huynh và là Giáo thọ đầu đời là Hòa Thượng Giác Tánh, Ngài cùng với Đoàn Tăng sinh 12 vị vào Khánh hòa tòng học chuyên khoa Kinh luật Luận tại Phật Học Đường Trung phần tại Nha Trang, do Hòa Thượng Thích Huyền Quang làm Giám đốc, sau đó là Hòa Thượng Thích Trí Thủ làm Giám đốc. Năm 1957, sau khi tốt nghiệp Phật học đường Nha Trang Ngài cùng một số Chư Tăng trở lại quê nhà Bình định tham gia giảng dạy tại hai Phật học viện Nguyên Thiều ( 1960 – 1970 ) và Phật học viện Phước Huệ - Thập Tháp ( 1970 – 1975 ). Môn dạy chính của Ngài là Luật, Nghi lễ. Thời gian cộng hành cùng Chư Tôn Túc tại Tu Viện Nguyên Thiều gần 10 năm.

Năm 1965, do chiến tranh ác liệt , ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt Tu học tại Tu Nguyên Thiều, nên Tăng sinh Tu viện Nguyên Thiều phần lớn tản cư lưu trú tại Tổ đình Long Khánh, Qui Nhơn. Ngài cũng về Tổ đình Long khánh với trọng trách là quản lý và chăm sóc Tăng sinh của Tu Viện Nguyên Thiều, lo đời sống vật chất cho Chư Tăng tạm lánh chiến tranh ấy. Sau Ngài có tham gia dạy giáo lý cơ bản cho Học sinh Trường Trung học Bồ Đề Qui Nhơn. Dạy luật Tứ phần và Nghi lễ tại lớp học Gia giáo tại Tổ đình Long khánh, lúc bấy giờ tại Tổ Đình Long Khánh số lượng Tăng sinh tại Long Khánh với Tu viện Nguyên Thiều lưu trú là trên 100 vị.

Năm 2007, Ngài cùng đoàn Cao Tăng Bình định được Ban Tổ chức IOC của Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Thái Lan cung thỉnh đến Bangkok để chứng minh và sám chủ cho một Trai đàn Chẩn tế để trình bày sắc thái, âm điệu cổ truyền của Nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam, đặc biệt để cầu nguyện Thế giới Hòa bình, chúng sanh an lạc.

Từ năm 1965 đến nay 2012, Ngài thường trú tại Tổ đình Long Khánh. Trước năm 1975, Ngài có độ 4 Đệ tử xuất gia với Ngài, nhưng vì hết duyên nên bốn vị Đệ tử ấy đã lần lượt hoàn tục. Cũng từ đó, Ngài sống thanh đạm nơi liêu tranh trong khuôn viên Tổ đình Long Khánh tham cứu Phật pháp, nghiên tầm Kinh Luật và Nghi lễ Phật giáo.

Theo Ngài, Lễ nhạc là điều quan trọng nhất cho đời sống của con người, ngoài cơm ăn, áo mặc, nhà ở .v.v…Vì rằng đời thiếu lễ đời sẽ lâm vào tình trạng hổn loạn mất trật tự. Đời thiếu nhạc đời sẽ khô khan ảm đạm. Do đó Ngài rất tâm đắc với môn Nghi lễ Phật giáo, tác phẩm đầu tay của Ngài là 4 tập Hành lễ nghi thức Phật giáo, xuất bản năm 1973, sau đó tái bản nhiều lần, được Chư Tăng toàn quốc hoan nghênh, ngoài vấn đề sử dụng để hành lễ, nó còn bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo. Ngài đã biên soạn nghi thức khai đạo giới tử và được Ban Kiến đàn cung thỉnh làm Tuyên Luật sư tại các Đại giới đàn Nguyên Thiều năm 1989, Giới Đàn Phước Huệ năm 1994, Giới Đàn Chánh Nhơn năm 2000, Giới đàn Huệ Chiếu năm 2004, Giới Đàn Giác Tánh năm 2009.

Ngoài ra Ngài còn dày công biên soạn và ấn hành các tác phẩm :

  1. Hành Lễ Nghi thức Phật giáo 1973, tái bản lần thứ II , 1999.
  2. Sử Ba mươi ba vị Tổ Ấn Hoa – năm 2002
  3. Luận giải Nghi lễ Phật giáo Việt nam ( 11 tập – năm 2005 )
  4. Nghi pháp Khai đạo giới tử Đại giới đàn Cổ Pháp tại Lang Mai, Pháp quốc năm 2006
  5. Phật giáo Nghi Lễ giáo khoa Trung cấp năm 2007
  6. Tịnh độ pháp yếu, năm 2010
  7. Phật giáo Nghi lễ sơ cấp , năm 2011.


Cuộc đời của Hòa Thượng ngoài việc tham gia giảng dạy đào tạo Tăng tài, Ngài đã nghiên cứu và biên soạn Nghi Lễ Phật giáo nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của truyền thống Nghi lễ Phật giáo Việt nam, và phát huy giá trị ảnh hưởng đích thực đến đời sống tâm linh nhờ âm nhạc và lễ nghi Phật giáo. Ngài muốn để lại cho đàn hậu học biết rằng: “ Giáo lý thậm thâm vi diệu bao nhiêu, thì Lễ nhạc Phật giáo phải tương quan với giáo lý ấy như bánh xe phải gắn liền với trục xe vậy. Trong thời đại hội nhập nầy, chúng ta là người con Phật phải cùng nhau mỗi người một tay đẩy cổ xe Đại thừa của nghành Nghi lể Phật giáo vững bước đi lên và tâm niệm rằng Lễ nhạc Phật giáo là phương diện tốt nhất trong vấn đề Hoằng pháp, và phải đặt Nghi lễ vào vị trí xứng hợp trên bước đường hoằng pháp lợi sanh .”

Hóa duyên đã mãn, sau thời gian lâm trọng bệnh, tuy đã được các vị Y, Bác sĩ tận tình chữa trị, nhưng tuổi cao sức kiệt, Hòa Thượng đã thâu thần thị tịch luc 21 giờ 30 ngày mồng 08 tháng 5 năm Nhâm Thìn, tức ngày 26/6/2012, tại Tổ đình Long Khánh , Tp. Qui Nhơn. Trụ thế: 84 năm, Hạ lạp: 62 năm.

NAM MÔ TỰ LÂM TÊ CHÁNH TÔN TỨ THẬP TỨ THẾ THIÊN ĐỨC TỰ Húy Thượng NGUYÊN Hạ TRẠCH, Tự CHÍ CÔNG, Hiệu GIÁC LÂM HÒA THƯỢNG TÂN VIÊN TỊCH GIÁC LINH – TÁC ĐẠI CHỨNG MINH

Nguồn: Website Phật giáo Bình Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2019(Xem: 6469)
Với anh em chúng tôi, những người thuộc thế hệ kế thừa, sống và dấn thân cho lý tưởng Đạo Pháp – Dân Tộc trong các đoàn thể Thanh Niên Phật giáo, đặc biệt Gia Đình Phật Tử, Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám – 1897 - 1969( Từ đây xin tạm gọi bằng Pháp danh Tâm Minh)_là một nhân sĩ trí thức Phật giáo tiêu biểu nửa đầu thế kỷ 20, đồng thời là một cư sĩ Phật tử tiêu biểu nhất tiền chấn hưng Phật giáo và nhất là một người anh cả trong giới trẻ tu học có xu hướng tiến bộ, biết vận dụng thời cơ để tạo dựng nền tàng sinh động cho Phật giáo trước ngưỡng cửa bước vào thời đại mới.(a)
07/04/2019(Xem: 8241)
Thượng Toạ Thích Hải Tịnh, pháp danh : Quảng Thiện Phú, Thế danh Hồ Quý Souvannasoth Bounkent. Nối dòng pháp Lâm Tế đời thứ 45. Sanh : ngày 15 tháng 04 năm 1951 - Tân Mão. Trụ thế : 69 năm và 30 Hạ Lạp.
07/04/2019(Xem: 7849)
Trong quyển “Việt Nam Phật giáo sử luận” có đoạn viết về cư sĩ Tâm Minh như sau: “Lê Đình Thám có lẽ là người cư sĩ đầu tiên ở thế kỷ XX đã dự phần vào việc đào tạo Tăng tài. Phật học của Ông được các bậc Tôn túc công nhận là thâm uyên, cho nên Ông đã được mời vào giảng dạy trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân…”.[1] Với nhận xét như thế, chúng ta đã cảm nhận được đạo hạnh mẫu mực của một “Pháp sư cư sĩ”, Bác đã tận hiến đời mình cho xã hội, cho đạo pháp.
05/04/2019(Xem: 7942)
Nghệ Sĩ Hài Anh Vũ là một Phật tử thuần thành, Nghệ sĩ hài Anh Vũ chiến đấu với bệnh ung thư nhiều năm nay, song anh vẫn tinh tấn tham gia các hoạt động từ thiện và dự án thiện của giới Phật giáo. Ngày 16.3 vừa qua, Nghệ sĩ Anh Vũ cùng nhóm bạn trong chuyến đi từ thiện ở Bình Phước.
28/03/2019(Xem: 7821)
Phạm Lam Anh là con gái duy nhất của danh thần Phạm Hữu Kính. Bà tên là Phạm Thị Khuê, tự Lam Anh, hiệu Ngâm Si, sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, người làng Mông Nghệ, tổng Mông Lĩnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Quảng Nam. Huyện Diên Khánh thuộc phủ Điện Bàn có hai tổng là Uất Lũy và Mông Lĩnh, thời Chúa Nguyễn, làng Mông Nghệ nằm trong tổng Mông Lĩnh của huyện Diên Khánh (Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn, trang 82). Năm 1823 huyện Diên Khánh đổi tên thành huyện Diên Phước.
27/03/2019(Xem: 6371)
Bài Minh Nói Về Hạnh Nguyện Của Thiền Sư Mật Khế
27/03/2019(Xem: 5328)
Tín Nghĩa tui vào đầu sư học đạo, bổn sư là ngài Viện chủ Trúc Lâm tức Trưởng lão Hòa thượng Thích Mật Hiển, không sớm nhưng cũng không muộn. Tính đến nay cũng trên năm mươi năm hơn. Ngôi Tổ Đình Tây Thiên Di Đà Tự và Ngôi Tổ Đình Trúc Lâm Đại Thánh đều do nhà Nguyễn sắc phong. Tuy thế, Tây Thiên là vai cha và Trúc Lâm là vai con. Tây Thiên do Tổ Tâm Tịnh khai sơn, Trúc Lâm do Tổ Giác Tiên, (đệ tử của Tổ Tâm Tịnh) khai sơn. Tổ Tâm Tịnh có Chín vị đệ tử lớn gọi là Tây Thiên Bác học Thạc đức Cửu Giác, đó là :
20/03/2019(Xem: 5700)
Nhà thơ Phật tử W. S. Merwin (1927-2019), Nhà thơ W. S. Merwin vừa từ trần trong một giấc ngủ hôm 15/3/2019. Trong gần nửa thế kỷ, ông cũng nổi tiếng là một Phật tử, thực tập theo Thiền Tông Nhật Bản. Cuộc đời ông là một điển hình của giới trí thức Hoa Kỳ thập niên 1960-1970s, nhiều người nghiêng về Phật giáo khi nhìn thấy xã hội Hoa Kỳ tranh cãi về Chiến Tranh Việt Nam và khắp thế giới chiến tranh như dường bất tận.
18/03/2019(Xem: 6743)
Vào sáng ngày 17/03/2019, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 Mc Laughlin Avenue, thành phố San Jose đã long trọng tổ chức lễ húy nhật lần thứ 20 Sư Bà Thích Đàm Lựu, người đã khai nguyên chùa Đức Viên vào năm 1980. Đến dự buổi lễ, có Đại lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan, Hòa thượng Thích Tịnh Diệu, Hòa thượng Thích Nhật Huệ, Thượng tọa Thích Từ Lực, Thượng tọa Thích Từ Đức, Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Sư Bà Thích Nữ Như Trí cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni và thiện nam tín nữ, Phật tử đến từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ và một số tỉnh thành ở Việt Nam.
04/03/2019(Xem: 6958)
Ni trưởng Như Thanh như một đóa sen hồng vượt ra khỏi mặt nước với vẻ đẹp cao quí của một bậc giác ngộ. Tư tưởng nhập thế cứu khổ của người đã để lại cho đời một tấm gương sáng. Ni trưởng đã vân du khắp mọi miền đất nước, để thuyết giảng không hề mệt mỏi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]