Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sư Ông Chủ Tịch (Diệu Hoàng)

09/10/201412:07(Xem: 13325)
Sư Ông Chủ Tịch (Diệu Hoàng)

 

     Cái danh từ “Sư Ông” rất là mới mẻ đối với con, sống từ nhỏ trong gia đình người bảo trợ Đức đến khi Bố Mẹ và anh chị được sang đây đoàn tụ gia đình thì tiếng Mẹ bập bẹ và văn hóa Việt đã bị lu mờ.

     Vào năm 1995 Bố Mẹ xem trong báo Viên Giác đăng mục có Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu ở bên Đan Mạch, do sự hiếu kỳ và muốn tìm đến Phật giáo nên mấy chị đưa Mẹ đến xứ hoàng gia này, con vì phải đi học nên chưa có cơ duyên đến khóa học Phật Pháp này. Khóa học lần đầu này đã đưa gia đình con về với Tam Bảo, Mẹ và chị lớn con đã Quy Y ngay trong khóa học này, khi về nhà Mẹ và mấy chị đã kể suốt ngày về khóa học, định là năm sau cả nhà đi tiếp.

     Năm 1997 khóa học được tổ chức ở miền Nam nước Đức, quốc gia con đang cư ngụ nên cả nhà chuẩn bị chu đáo đầy đủ áo tràng, áo vạt hò và túi ngủ cho cả gia đình. Từ nhà chạy xe xuống miền Nam xa xôi, đi từ sáng mà mãi đến giờ cơm chiều thì xe nhà mới đến trường, nơi mà khóa học được tổ chức. Khi xe đến gần trường, con nhìn thấy cờ Phật giáo treo trên những ngả đường để hướng dẫn, thì lòng con náo nức vui vẻ cảm thấy mình như trở về nguồn, cái cảm giác như lúc đi vượt biển được tàu Cap Anamur cứu vớt đưa vào trại tỵ nạn sống với cộng đồng Việt Nam, vậy là cả nhà sẽ ăn ngủ và học Phật trong khung cảnh trường học của cái làng nhỏ này trong 10 ngày tới. Quan sát chung quanh con thấy cái gì cũng lạ, con chưa gặp nhiều người Việt từ khắp Âu Châu tập trung ở một nơi, chưa kể là nghe nhiều thứ tiếng khác nhau khi mấy em nhỏ cười nói. Lần đầu tiên tham dự khóa học nên con không biết nội quy hoặc phải làm gì chỉ biết lò tò theo Mẹ và mấy chị, ai làm gì thì mình làm theo.

     Chưa bao giờ con thấy nhiều Chư Tăng Ni và con cũng không biết phân biệt giữa Thượng Tọa, Đại Đức hoặc Sư Cô gì cả, chỉ nghe bà con Phật Tử xưng hô sao mình theo vậy.

     Cho đến một hôm mấy chị em bát bộ sau buổi cơm chiều, thấy Ni Sư Diệu Trạm ngồi đợi xe đưa về khách sạn, thời điểm này Ni Sư còn là Sư Cô, Sư Cô đang hát nhỏ tiếng Hoa. Một chị bạn người Hoa qua trò chuyện với Sư Cô về bài hát đó, đây cũng là lần đầu tiên con thưa chuyện và làm quen với Sư Cô.

     Mấy ngày trong khóa học đã đưa con đến với Tam Bảo, văn hóa Phật giáo và quen biết thêm nhiều bạn đạo khắp Âu Châu. Từ khóa học này con còn được biết thêm danh từ “Sư Ông”, lúc này chỉ có một Sư Ông thôi, nên khi xưng hô là biết nói về Ngài nào.

     Từ đó mỗi năm hè đến là chúng con thu xếp ngày nghỉ đi học Phật Pháp ở khắp Âu Châu, dù có năm không dự trọn vẹn hết khóa cũng không ngại đường xa dự thính vài ngày.

     Năm 1998 con đã quy y trong khóa Thụy Sĩ và rất là hoan hỷ được Sư Ông đặt pháp danh rất là đẹp. Năm 2001 vì không dự đến cuối khóa nên chị em con đã qua Thụy Điển trước xem có giúp được gì không, lúc đó Sư Cô Diệu Trạm đảm trách lo cho khu văn phòng nên Sư Cô có qua trước vài ngày để vô hồ sơ và danh sách học viên của khóa. Nhờ công việc làm trong văn phòng hàng ngày, nên Sư Cô dạy vài lần chị em con thông thạo việc Sư Cô giao cho, thế là từ khóa học 2001 chị em nhà con chính thức theo Sư Cô làm Ban văn phòng cho những năm sau. Vì không có thi ở khóa học Thụy Điển nên Sư Cô giao con nhiệm vụ đưa đón Sư Ông về chùa. Thời điểm đó chưa có phổ biến GPS hoặc Navigation cho xe hơi, con cũng rất là run sợ khi nghe Sư Cô giao phó việc quan trọng này, nhưng Sư Cô có nói là đừng lo chạy xe lạc đường gì cả, Sư Ông dù không lái xe hơi mà nhớ đường rất là giỏi và rất có uy tín đúng giờ hẹn. Mải mê lo công việc trong văn phòng quên cả giờ đưa Sư Ông đi, con chạy vội vã ra đến xe thì thấy Sư Ông đã ngồi đợi trước xe hơi, lúc đó con sợ bị Sư Ông giận rồi la, nhưng mà Sư Ông chỉ cười hỏi: “Bộ văn phòng nhiều chuyện làm nên con quên giờ phải không?”.

     Vì câu nói của Sư Ông và làm việc với Sư Cô nhiều năm nên chúng con kính trọng và quý Sư Ông như một người cha.

     Rồi năm nào Sư Cô Diệu Trạm phụ trách việc văn phòng là chị em con cũng vào Ban văn phòng phụ giúp, văn phòng là nơi Phật Tử đến ghi danh, cúng dường v.v… và cũng là nơi để quý Thầy ghé uống trà đàm đạo với nhau, rất là vui nhộn, tối đến quý Thầy nào thấy đói mà nhà bếp đã đóng cửa đều ghé văn phòng ăn mì gói lót dạ, như lời Sư Cô thường dạy “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

     Khóa học Âu Châu mùa hè cũng là nơi để quý Thầy, Cô về tham dự, thường thường nhiều Thầy, Cô cư ngụ một mình một chùa chỉ có ngày lễ thì Phật tử vân tập về chùa, còn ngày thường thì Thầy, Cô một mình tụng kinh niệm Phật. Trong khóa học Thầy, Cô rất hoan hỷ vì được Phật tử bao quanh tụm lại hỏi những điều thắc mắc trong bài giảng sau giờ học, để mong thi được đỗ thủ khoa. Ngoài ra, Khóa học Âu Châu mùa hè đặc biệt phong phú về đề tài và có sự hiện diện của giảng Sư khắp 5 Châu.

     Mỗi năm Sư Ông đều lo là Phật tử không dự khóa học đông đảo, nên kêu gọi và viết bài đăng báo vận động các chùa và Chi hội gửi người đến. Rồi đến ngày tề tựu khóa học có khi 3-4 phái đoàn xe bus dồn dập đổ xuống một lúc chưa kể những xe nhà đến ghi danh, Ban văn phòng phải nhanh chóng giải quyết phòng ốc, hồ sơ và cũng để bên ẩm thực chuẩn bị phần ăn.

     Số học sinh tăng trên 600 Phật tử ghi danh là Sư Ông vô cùng mãn nguyện, cứ muốn biết con số cụ thể ra sao là Sư Ông lâu lâu dạo qua văn phòng, trong tay lúc nào cũng có máy chụp hình và hỏi có thêm Phật tử ghi danh không? Có tờ báo địa phương nào đăng tải về khóa học mình không? Sư Ông dặn dò nhớ in và đi dán mấy mục cúng dường cho Phật tử xem. Lo Phật tử không đủ ăn hay đói nên Sư Ông khuyên Ban tổ chức trưa, chiều nào cũng nên có chè ăn, về phần ăn uống cho bản thân Sư Ông thì không đòi hỏi cầu kỳ gì cả “sáu thời mì gói” cũng no.

     Từ từ có thêm mấy vị “cao” tuổi nên cũng được lên chức Sư Ông, để biết phân biệt thì xưng là Sư Ông Khánh Anh, Sư Ông Thiện Minh v.v..., nhưng khi chúng con bẩm xưng “Sư Ông Chủ tịch”, là ai cũng biết, vì chỉ có một chủ tịch thì đâu có thể nhầm lẫn với Ngài nào khác cả. 

     Năm 2007 là lần đầu tiên con đủ duyên đi hành hương Trung Quốc và Tây Tạng do Sư Ông dẫn phái đoàn chiêm bái Thánh tích. Sư Ông rất thích chụp hình nhưng Sư Ông lại không thích theo mode dùng máy digital, mà vẫn còn chụp loại máy bỏ phim, tội nghiệp cho thị giả, xe bus phái đoàn dừng ở đâu là phải tìm tiệm rửa phim và mua Pin mới cho máy. Mãi đến hành hương năm 2009 ở Tích Lan và Miến Điện Sư Ông đã hội nhập thời nay và đã có máy chụp hình digital nhưng mà vẫn dùng Pin, thế là thị giả vẫn tiếp tục xuống xe tìm mua Pin.

     Năm 2011 do nhân duyên thù thắng chúng con được tháp tùng Sư Ông nhận giải thưởng danh dự tại Colombo, Tích Lan. Bên phái đoàn chùa Khánh Anh chỉ có vỏn vẹn 5 Thầy trò, trong đó có Thượng Tọa Thích Nguyên Lộc, Ni Sư Thích Nữ Diệu Trạm và hai chị em con làm thị giả, chuyến hành hương lần này cho con rất nhiều ấn tượng dù thời gian ngắn hơn những lần hành hương khác.


        Hôm thứ hai ngày 07.08.2013 Ni Sư Diệu Trạm nhắn tin là Cô đang ở phi trường bay qua Phần Lan, Sư Ông nằm nhà thương từ hôm khóa học, đọc xong con rất bàng hoàng và nghĩ rằng chắc bịnh tình của Sư Ông rất hiểm nguy nên Ni Sư vội vã nhắn tin. Con niệm Phật, và đang trong sở làm nên chỉ có thể điện thoại về nhà nói với chị phải thắp nhang và đốt nến trên bàn thờ Phật cầu nguyện cho Sư Ông. Dù tâm bất an cả ngày con cũng không dám điện thoại hỏi Ni Sư về tình trạng sức khỏe của Sư Ông, biết trong lúc này Ni Sư rất lao tâm, lao lực trong nhà thương chăm lo cho Sư Ông, nên chỉ hồi âm email vài chữ cho Ni Sư, chị em con đã y giáo phụng hành tụng niệm cho Sư Ông.
HT Minh Tam_DieuHoang (4)HT Minh Tam_DieuHoang (3)HT Minh Tam_DieuHoang (2)HT Minh Tam_DieuHoang (1)

    
Sáng hôm ngày
08.08.2013 một cú điện thoại của chị con báo người bạn bên Berlin điện về nhà cho hay là Sư Ông vừa viên tịch, con nghĩ trong bụng là “tin vịt”, khi hỏi tin này từ đâu ra, chị nói là mấy Cô trong chùa Linh Thứu vừa nhận tin từ chùa Viên Giác. Nhưng trong tâm con vẫn cầu mong là “tin vịt”, sau khi đọc vài trang nhà Phật trên mạng và biết sự ra đi của Sư Ông là thật. Con bàng hoàng, xót xa Giáo Hội mất đi một vị Cao Tăng, con tự hỏi, Giáo Hội Âu Châu sẽ đi về đâu? Những mùa hè sắp tới có còn khóa học? Nếu có, có còn đông Phật tử và khách Tăng đến giảng không v.v…?

     Để tâm đừng hỗn loạn và suy nghĩ viển vông con chỉ biết theo dõi tin tức về tang lễ của Sư Ông, để cung thỉnh Giác Linh Ngài từ Phần Lan về lại chùa Khánh Anh, con đã vội vã thu xếp công việc để qua Paris dự lễ an trí Kim Quan và lễ phát tang tại chùa Khánh Anh.

     Con xin thành kính đê đầu đảnh lễ Giác Linh Sư Ông Cao Đăng Phật Quốc.

 

     Con Diệu Hoàng   

      

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8248)
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, thế danh Vũ Văn Khang, sinh ngày 23/12/1921 (Tân Dậu), tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Cụ Ông Vũ Đức Khanh, thân mẫu là Cụ Bà Đỗ Thị Thinh. Hoà thượng có 5 anh chị em, 3 trai 2 gái. Ngài là con thứ 4 trong gia đình.
09/04/2013(Xem: 6225)
Lý Càn Đức (Bính Ngọ 1066 - Mậu Thân 1128) là vua thứ 4 nhà Lý, con trai duy nhất của vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân tức Linh Nhân hoàng hậu. Càn Đức sinh ra ở Cung Động Tiên, gác Du Thiềm (gác thưởng Trăng) vào tháng Giêng năm Bính Ngọ, niên hiệu Chương Thánh năm thứ 8 (23-2-1066), hồi vua Thánh Tông đã ngoài 40 tuổi. Một ngày sau ngày sinh thì được lập làm Thái tử, 6 tuổi vua cha mất, được tôn làm vua, tức vua Lý Nhân Tông. Vua có tướng hảo, tâm hiền, bản chất thông minh dũng lược.
09/04/2013(Xem: 7248)
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con người và sự nghiệp Lý Công Uẩn. Giá trị lịch sử của một con người không chỉ ảnh hưởng đến tự thân mà dư âm giá trị lịch sử của con người đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến muôn người khác từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và quả thật, Vạn Hạnh Thiền sư là người có công rất lớn trong việc khai sáng ra triều đại nhà Lý thì Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên thực thi tinh thần Vạn Hạnh bằng tất cả sự thể nhập "Đạo Pháp - Dân tộc" trong một thực thể duy nhất.
09/04/2013(Xem: 13857)
Có lần trong tù, đói quá, Thầy Quảng Độ nằm mơ thấy được nhà bếp cho một cái bánh bao. Ăn xong thấy bụng căng thẳng, no nê, rất hạnh phúc. Sự thật là đêm ấy, trước khi đi ngủ, vì đói quá nên thấy uống nước cho đầy bụng dễ ngủ. Và Thầy đã đái dầm ra quần. Sáng hôm đó Thầy có làm một bài thơ.
09/04/2013(Xem: 7255)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
09/04/2013(Xem: 8590)
Từ ngày 18-23/5/1996 HT.Thích Minh Châu, Phó CT kiêm Tổng thư ký GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Hiệu trưởng trường CCPHVN... đã lên đường đến Thái Lan để nhận bằng Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự (Honarary Doctorate Degree in Buddhist studies) tại Đại Học Phật Giáo Mahachulalongkornrajvidyalaya, Thủ đô Bangkok, Thái lan.
09/04/2013(Xem: 10852)
Thiền sư THÍCH ĐỨC NHUẬN, pháp hiệu Trí Tạng, thế danh Đồng Văn Kha, sinh ngày 14 tháng Chạp năm Quí hợi (thứ bảy, ngày 19 tháng giêng, 1924). Chính quán : làng Lạc Chính, xã Duyên Bình, huyện Trực Ninh, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Đồng Văn Trung và thân mẫu là bà chính thất Hà Thị Thìn hiệu Trinh Thục (cả hai vị đều đã mãn phần). Là con thứ tư trong một gia đình thanh bần - dòng quí tộc. Ngài có 2 anh, 1 chị và 3 người em dì bào (2 trai, 1 gái).
09/04/2013(Xem: 5670)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân sinh là cụ Lâm Hũu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương.
09/04/2013(Xem: 7847)
Hòa Thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc – Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông. Sau đó Ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhatanga) suốt mười hai năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy
09/04/2013(Xem: 7055)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]