Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Có một điều tôi không bao giờ… (Thích Nữ Minh Huệ)

17/06/201403:44(Xem: 21656)
11. Có một điều tôi không bao giờ… (Thích Nữ Minh Huệ)

blank

Bảo vệ luận án Tiến sĩ, 22.02.2003 tại Đại Học Delhi

Là người Phật tử được giác ngộ từ lời dạy của Đức Đạo Sư, thì ai không từng mơ ước được một lần tìm về thăm chốn xưa, nơi đó đấng Cha lành đã xuất hiện trên cuộc đời đến nay đã trải qua hơn 2.600 năm, để được xem thấy những Thánh tích bây giờ vẫn còn đó. Hơn nữa Kinh Trường Bộ 1 (Đại Bát Niết Bàn) nói, “Những ai chiêm bái các Thánh tích Phật giáo đầy đủ Tứ Động Tâm: Nơi Đức Thế Tôn đản sanh, Thành đạo, Chuyển Pháp luân và Nhập Niết Bàn với tâm thanh tịnh hoan hỷ khi xả báo thân nầy sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”.

Trong vài thập kỷ gần đây, có nhiều Phật tử hay chưa là Phật tử từ Âu, Á khắp thế giới đều tổ chức đến Ấn Độ vào thời điểm nhiệt độ nóng bức khắc nghiệt đã giảm xuống dễ chịu. Đó là vào khoảng cuối thu cho đến đầu mùa hạ thì những nơi Phật tích nầy người ta đông như trẩy hội. Họ đến chiêm bái những nơi đấng Đạo Sư đã xuất hiện một thời như ánh sáng chói chan, và cũng từng làm đảo lộn đất nước nhiều “giai cấp” do những con người quyền thế đặt ra để cho những người nhỏ bé, yếu đuối, nghèo khó chịu nhiều khổ lụy triền miên vì những giai cấp nầy. Bậc Đạo Sư đã dựng lại những gì đã ngã xuống đầy bất công của xã hội đương thời, “không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn và cũng không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ”, qua câu chuyện của Ngài Anan (đệ tử của Phật) xin nước uống của người con gái nghèo đi gánh nước. Hay câu chuyện Đức Đạo Sư đã hóa độ cho người hốt phân, người thợ cạo… là những người thuộc giai cấp tệ nhất trong xã hội, bị miệt khinh lại được xuất gia dự vào Tăng đoàn cao quý của Phật. Họ dụng công tu tập tinh chuyên nên không bao lâu chứng quả A La Hán, các vị đó đều là những đệ tử ưu tú nhất của Phật trong thời tại thế.

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) nơi đây bậc Đạo Sư đã ngồi thiền định suốt 49 ngày đêm, vào một buổi sáng sao mai vừa mọc Ngài chứng thành đạo quả. “… Bảy thất nghiêm tinh thiền tọa, chứng thành đạo quả, hàng phục ma binh, ba cõi đều dậy tiếng hoan nghinh, muôn vật thảy nhờ ơn tế độ”. Ánh đạo vàng đã bừng lên từ đêm dài của vô minh tăm tối từ đây và lan xa mãi mãi…

Thời gian gần đây Ngài Đạt Lai Lạt Ma là vị lãnh đạo tối cao của Phật Giáo Tây Tạng, cũng thường về nơi nầy tổ chức giảng dạy Phật pháp và làm lễ quán đảnh cho Phật tử theo nghi thức Kim Cang Thừa rất nổi tiếng của truyền thống Tây Tạng được nhiều người trên thế giới biết đến. Mỗi lần Ngài về đây giảng dạy như thế thì có cả hàng chục ngàn người tham dự. Mặc dầu đã trải qua hơn hai ngàn năm rồi mà sự thiêng liêng mầu nhiệm nơi nầy vẫn tồn tại và ảnh hưởng tâm linh khi người đến chiêm bái, đảnh lễ…

Kẻ lữ hành luôn đi tìm kiếm: “Pháp được Đức Thế Tôn khéo giảng, có thể nghiệm thấy ngay, không chờ đợi thời gian, đến để mà thấy, hướng đến phía trước, được người trí chứng biết” (Tạp A Hàm kinh). Vì vậy tôi mơ ước muốn đến đất nước “Ấn Độ huyền bí” để tìm kiếm theo tiếng gọi từ nội tâm sâu thẳm ấy. Thế rồi mộng đã thành sự thật. Vào khoảng tháng 10 năm 1994 tôi hội đủ nhân duyên đến học Phật pháp tại Delhi University. Chính nơi đây có lẽ nhiều Tăng Ni, Phật tử cũng mang chung lý tưởng, cùng hoài bão như tôi nên tìm về quê Cha đất Tổ để học Phật và tu tập rất đông. Họ đến từ các nước Phật giáo như: Tây Tạng, Đài Loan, Nhựt Bổn, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Sri Lanka, Miến Điện. Vạn sự khởi đầu nan. Thời gian đầu khó khăn về mọi mặt, phần thời tiết khắc nghiệt chưa quen, trời nắng thì nóng rát mặt, lạnh thì lạnh buốt da. Nhất là vào mùa thu trời Delhi đượm vẻ u buồn tĩnh lặng, khi bóng ngã về chiều thì không còn ánh nắng. Bên ngoài cả không gian đường phố bao trùm một màu như sương khói mờ đục, vắng vẻ… Hình ảnh những con bò đi lang thang trên hè phố tìm thức ăn, xa xa một vài đứa bé chạy nhảy rượt đuổi bắt nhau trên đường phố vắng; lại nghe văng vẳng tiếng máy phát ra từ phòng bên cạnh của ai đó “Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm, thấp thoáng con đò réo gọi khách sang sông… em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm qua bến bắc Cần Thơ… Ôi quê hương mình ơi! Tìm Đạo lý huyền diệu gì xa xôi làm chi! Chỉ muốn về xứ mình mà thôi!!”.

Tám tháng sau tôi vào ở tập thể trong ký túc xá rất đông sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi con người là mỗi sắc tộc và tinh thần tôn giáo cũng khác. Mỗi người mỗi niềm tin với đạo truyền thống của mình như Ấn giáo, Hồi giáo, Kỳ Na giáo, Ky Tô giáo và Đạo Sikh... Tuy đất nước Ấn Độ là quê hương của Đức Phật Thích Ca và là nơi ánh đạo vàng của Ngài đã từng làm chấn động một thời còn ảnh hưởng lan rộng khắp thế gian, nhưng thực tế khi đến đây rồi mới thấy không như mình tưởng là xứ sở của Phật thì dân chúng nước nầy phải là “con ruột” bởi Phật giáo. Tiếc thay, ngày nay người bản xứ chỉ còn 0,8% theo đạo Phật thôi! (tài liệu “Xứ Phật Tình quê”, tập 1 của Vô Thức) có nhiều bạn sinh viên nữ còn không biết tôi là Sư nữ Phật giáo, họ tưởng cạo đầu là một stylish của người Việt Nam nữa chứ. Đúng lời Phật nói tất cả đều vô thường.

Ở đây tôi phải tập làm quen với mọi thứ mới mẻ, nào là những thức ăn cay nồng và nặng mùi cà ri, món nào cũng màu vàng khè rất là ngán. Có một Thầy Việt Nam mới sang học vì ở bên ngoài mướn phòng trọ đắt tiền nên cũng muốn xin vào ở Ký Túc Xá để sinh hoạt ăn, ở cho tiện. Một ngày đẹp trời, Thầy đó đến thăm người bạn ở Ký Túc Xá và tham quan thử xem sao. Tới bữa người bạn mời vị Thầy ấy xuống phòng ăn tập thể, khi nhìn thấy mấy chàng nam sinh Ấn Độ dùng cả bàn tay vắt thức ăn vào miệng và lùa món Dal dính đầy tới cổ tay trông ớn quá! (Dal là món ăn như súp đặc nấu bằng loại đậu màu vàng nghệ sền sệt, là món ăn ưa thích của người Ấn). Vị Thầy đó thấy khiếp quá không ăn nổi, chạy luôn một nước ra mướn phòng ngoài không dám nghĩ tới việc ở Ký Túc Xá nữa… Nhưng nếu ai cũng “oải” như Thầy ấy thì làm sao mà hòa nhập với mùi cà ri cho được! Khi nghĩ đến sự khó khăn với muôn ngàn vất vả của các bậc tiền bối thời trước đã vượt núi băng đèo, đói khát cơ cực biết bao. Trải qua “81 nạn khổ” để học hỏi, để lượm lặt những giáo Pháp tinh túy quý báu nhất, ngõ hầu mang về truyền đạt hạt giống Phật cho quê hương mình, cho Phật pháp cửu trụ khắp nhân gian. Làm sao ta quên được tấm gương sáng của Ngài Huyền Trang. Ngài làm rạng danh cho trang sử Phật giáo sau nầy… Cố Hòa Thượng Minh Châu kể rằng khi Ngài học ở Trường Nalanda, có ngày chỉ ăn vài củ khoai lang nướng trên đống than phân bò (người Ấn Độ lấy phân bò đốt làm than). Còn nói gì hơn cái khổ nhọc vô cùng cực của “Sáu năm tầm đạo chốn rừng già, khổ hạnh ai bằng Đức Thích Ca, Chim hót trên vai, sương phủ áo, Hươu kề dưới gối, tuyết đơm hoa, Thử hỏi ai tìm chân lý ấy, Bên bờ sông giác Đức Thích Ca”! Nhớ đến bao nỗi hy sinh của Đức Đạo Sư và các bậc tiền bối xưa mà tự hổ thẹn cho mình thì làm sao mà ngán xứ cà ri? Vì vậy cho dù bất cứ nghịch cảnh khó khăn nào đối với chúng ta bây giờ cũng chẳng thắm thía vào đâu cả. Hãy vì lý tưởng cao quý trên mà vượt qua tất cả để đi lên, “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Một nhân duyên hạnh ngộ tôi không bao giờ quên. Do vì thủ tục bị chậm trễ nên tôi đến nhập học sau hơn những vị khác tới mấy tháng, và khi đến Delhi thường nghe quý Thầy Cô nhắc tên thầy Hạnh Tấn rất nhiều lần mà tôi chưa được biết Thầy. Tôi nghĩ có lẽ Thầy nầy có gì hay lắm nên ai cũng nhắc hoài. Thầy học trên tôi một lớp, rồi tôi cũng gặp thầy. Dạo đó Thầy Hạnh Tấn đắp y màu đỏ rượu chát (Bordaux) theo truyền thống Tây Tạng và đi đâu cũng dắt theo chú chó con nhũng nhẵng rất dễ thương. Thầy trẻ trung thông minh và cũng rất vui tánh nên dễ thân thiện với mọi người. Những buổi chiều Thầy hay đến nhà trọ của chúng tôi để được cùng nói tiếng Việt thân thương, Thầy kể chuyện trên trời dưới biển xa xôi mà chúng tôi chưa được biết và cũng nhắc về những câu chuyện xa xưa nơi quê nhà cho đỡ buồn. Thầy Hạnh Tấn đến từ phương trời Âu, việc học đối với Thầy trông nhẹ nhàng, tự tại chẳng phải lo lắng nhiều, so với tôi là học sinh mới từ Việt Nam đến, bài vở mênh mông học không kịp, lúc nào cũng nặng lo và đầy những áp lực vì nếu lỡ thi rớt thì làm sao học tiếp tục và tiền đâu có đủ để trang trải cho việc ăn, ở và học… vì đã rất lâu mà chưa biết nơi đâu trên đất nước nầy cả.

Nhớ năm đầu tiên ấy, lúc thời tiết đã bắt đầu lạnh nhiều thì nghe nói đoàn hành hương của Thượng Tọa Như Điển (lúc đó Thầy còn là Thượng Tọa) Sư phụ của Thầy Hạnh Tấn, Hạnh Nguyện sắp ghé thăm Tăng Ni Việt Nam đang theo học tại Delhi. Hôm đó, Thượng Tọa trưởng đoàn có nhã ý mời tất cả Tăng Ni đến cho Thượng Tọa và Phật tử thăm hỏi và dùng bữa cơm thân mật với phái đoàn… Thượng Tọa mời Tăng Ni cùng đến Hotel rất sang trọng tại Connaught Place, nơi trung tâm của New Delhi danh tiếng. Từ lâu tôi đã “Văn kỳ thinh bất kiến kỳ hình” nay mới được hạnh ngộ Thượng Tọa, thật như tiếng lành đồn xa. Thoáng nhìn đã thấy toát lên vẻ nổi trội của con người thông minh, uy nghi và đức độ thật khả kính. Lời nói như âm vang nhẹ nhàng dễ thuyết phục, khiến người nghe rất ngưỡng mộ. Năm đầu tiên ấy Thầy đã cấp học bổng cho Thầy Hạnh Chánh, Thầy Đồng Văn, Sư Cô Tịnh Vân và Sư Cô Đồng Anh… Là người rất tâm lý và cũng rất từ bi, Thầy cũng từng là Tăng sinh đi du học xứ sở hoa Anh Đào nên dễ đồng cảm với sinh viên Tăng Ni sinh đang ở xứ cà ri, Thầy đến thăm bằng cả tấm lòng chân tình đạo vị để khuyến khích, an ủi các sinh viên xa xứ. Thầy chuẩn bị chu đáo đầy đủ mọi thứ mang đến làm quà tặng, cúng dường. Từ những chai xì dầu hiệu “Maggi” nổi tiếng, hương vị thơm ngon tuyệt hảo nhưng mang rất nặng, những thỏi kẹo Chocolates đầy quyến rủ, lại còn có những hộp kem chống khô, nứt da cho mùa lạnh để tặng cho quý Thầy Cô, vì ở Việt Nam mới sang nên không biết thời tiết quá lạnh phải dùng kem chống lạnh, mùa nóng phải dùng phấn chống rôm sảy… Món nào cũng chứa chan đong đầy tình cảm đạo vị, nhưng có một món quà còn được ưa thích hơn hết là “hồng bao” nặng ký bởi vài trăm Đức Mã trong đó mới đáng ghi điểm nhất!

Đặc biệt Thầy trao quà tận tay cho từng người và mỗi vị đều nói sơ tiểu sử cá nhân của mình, ai cũng rạng rỡ niềm vui và trong lòng thầm kính niềm tri ân sâu xa đến Thượng Tọa và phái đoàn! Rồi như thông lệ mỗi năm Thầy cũng đi hành hương Phật tích cùng phái đoàn và đều dừng lại Delhi, rồi cũng mang những vali nặng trĩu với món quà yêu thương được nhiều ưa thích, rồi tiếp tục cấp học bổng cho những Tăng Ni sinh hoàn cảnh khó khăn, không người bảo trợ, như thế con số ban đầu từ 10 lên 20 và càng về sau con số tăng nhanh chóng đến hơn cả trăm vị nhận học bổng từ nguồn tài trợ của Thầy và của quý Phật tử khắp nơi đóng góp. Chính tôi cũng được diễm phúc và nhận nguồn tài trợ đủ 5 năm. Vì luật lệ của Thượng Tọa, Thầy Cô nào nộp bài vở xong là hết nhận bọc bổng, phải dành cho những người khác… Vài ba năm đầu số lượng người chưa quá đông nên mỗi tháng chúng tôi nhận được 100 Mỹ Kim, nếu tiết kiệm đừng mua nhiều sách thì cũng đủ chi dùng, nhưng càng về sau Tăng Ni Việt Nam qua đông hơn nên những vị đến sau chỉ nhận được 50 Mỹ Kim mỗi tháng. Như vậy Thầy đã cấp học bổng tại Ấn độ hơn mười mấy năm qua như thế. Với việc làm đầy ý nghĩa của Thầy cũng rất đặc biệt, vì sao gọi là đặc biệt? Tôi đã học tại Delhi tất cả 9 năm dài, cũng có nhiều phái đoàn hành hương ghé lại Delhi và cũng thăm Tăng Ni học ở đây, nhưng đoàn chỉ gặp, thăm và cúng dường cho những người quen hoặc người đồng hương của mình, còn với Thượng Tọa Như Điển thì khác, và từ điểm khác đó mới thật đáng cho Tăng Ni chúng tôi kính ngưỡng nhiều hơn. Thầy cấp học bổng không phân biệt Tăng Ni đó quen thân hay không hoặc theo hệ phái nào, Nam Tông, Bắc Tông hay Khất Sĩ thậm chí đến cư sĩ nữa! Nếu vị nào có hoàn cảnh khó khăn và mở lời thì đều nhận được học bổng từ Thầy. Suốt 20 năm ấy Thầy cấp học bổng gần 1.000.000 Mỹ Kim chỉ riêng của Chùa Viên Giác. Tất cả số tịnh tài nầy là từ sự vất vả của quý Sư Cô và Phật tử của Chùa Viên Giác gói từng chiếc bánh, từng bình hoa để bán trong những dịp lễ, Tết… cho nên Thầy cũng thường nói đùa rằng, chúng tôi là những “Tiến Sĩ bánh”, vì từ những chiếc bánh đầy công lao vất vả của những Sư chị, Sư em, từ những người Phật tử thương mến đạo, kính trọng Tăng Ni sinh mà làm nhiều cách để có được những đồng “đô” to lớn góp lại cho chúng tôi ăn học được thành tựu viên mãn. Sự thương mến của Thầy và sự tín tâm của người Phật tử đối với chư Tăng Ni là như vậy,


Kính lạy Tăng vị thầy cao cả,

Thay Phật Đà giáo hóa quần sanh,

Dạy con biết lối tu hành,

Treo đèn chánh pháp phước lành thế gian.

Những Tăng Ni học xong đã không phụ lòng mong mỏi của Thầy, hiện nay đã ra ngoại quốc và đang làm Phật sự rải rác khắp nơi trên thế giới, cũng có một số trở lại phụng sự Đạo pháp nơi quê nhà rất tốt.

Riêng cá nhân tôi khi học xong ở Ấn Độ có thể nói là sớm, lúc đó rất ít Thầy Cô đã học xong, sau đó được nhân duyên tới Mỹ phụ giúp Phật sự theo diện Chùa Hội thỉnh mời qua sự giới thiệu của Thầy Phương Trượng Chùa Viên Giác (bây giờ là Sư Phụ). Và mỗi năm được Thầy cho tháp tùng với đoàn hoằng pháp để học hỏi thêm việc “đem chuông đi đánh xứ người”. Đoàn hoằng pháp do Thầy tổ chức đã đi qua nhiều tiểu bang trên nước Mỹ và Âu Châu, mang giáo pháp Phật Đà làm lợi ích cho rất nhiều người nếu người có đủ nhân duyên.

Tóm lại, tất cả mọi người gặp nhau trên cõi đời nầy bằng tình nghĩa Thầy trò, huynh đệ, cha mẹ, chị em hay bằng hữu… bằng nhân duyên nầy hay nhân duyên khác được hạnh ngộ với nhau trong hoàn cảnh thuận lợi, tốt đẹp thì điều đó thật là ý nghĩa và rất đáng trân trọng nhất. Lời nói mà Thầy thường chia sẻ với Tăng Ni mỗi khi hợp mặt: “Thầy đến với Tăng Ni là từ sự thông cảm chia sẻ của người đi trước, nên Thầy muốn làm việc gì có thể giúp cho quý Thầy Cô, để hỗ trợ thêm nghị lực cho quý Thầy Cô nơi xa xứ đi trọn con đường cũng như sự nghiệp của người tu sĩ Phật giáo, ngõ hầu sau nầy các vị trưởng thành rồi đem sở học của mình làm lợi đạo, giúp ích cho đời, để báo Phật ân là Thầy mãn nguyện lắm rồi, chứ Thầy không nghĩ rằng các Thầy Cô phải làm gì cho riêng Thầy”! Tấm lòng đầy bao dung độ lượng của Thầy như vậy đó nên các vị khác hay nói Thầy là người “Giàu có”. Quả thật đúng lắm, vì Thầy giàu có tất cả chứ không riêng gì tiền bạc. Tấm lòng rộng mở của Thầy nhìn “Mỗi người mỗi nước mỗi non, đã vào cửa Phật như con một nhà” . Vì là con một nhà nên ai cũng như nhau, không kể là môn phái hay họ hàng, không kể thân hay không, đối đãi bằng sự yêu thương chan hòa, kính trọng giúp đỡ lẫn nhau trong một cộng đồng Tăng lữ mới đúng với ý nghĩa “Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời với tổ tông”.

Nam Mô A Di Đà Phật

Thích Nữ Minh Huệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2021(Xem: 4084)
Nói đến cụ Họa, hầu như người người dân thôn Vạn An, xã Nghĩa Thương, quận Tư Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Nếu sống cùng thời thì ai ai cũng biết cụ. Thật ra tên cụ là Võ đình Thụy, pháp danh Tâm Huệ sinh năm 1899 mất ngày 31 tháng 1 năm 1951 tại quê nhà. Cụ dáng người tầm thước. Sóng mủi cao cân xứng với khuôn mặt chữ điền. vầng trán cao rộng. Miệng hàm én. Đặc biệt hai mắt sáng quắt, biểu lộ đức tính ngay thẳng, lòng đầy quả cảm.
03/01/2021(Xem: 8738)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049) Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121) Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853) Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877) Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889) Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901) Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925) Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937)
20/12/2020(Xem: 3957)
Kính lạy giác linh Tổ sư: Chúng con đã từng nghe: Đồng An xưa, thác sanh thai thánh Dòng Lương Thị, quang huy ấu đồng. Tuyền Châu hun đúc ngọn từ phong. Phước Kiến ân triêm nguồn pháp vũ. Rồi từ đó: THẾ giới bao la, sáng ngời tinh tú ÂN sư cao cả, bừng trổi đàm hoa. Tướng hảo dung hòa Từ trí viên mãn. Nghiệp bút nghiên sáng lạng Nếp nho gia miên trường.
13/12/2020(Xem: 11844)
lễ Cúng Dường Đại Tăng trong ngày Sinh nhật Lần Thứ 94 của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan. Thời gian: 1giờ 30 chiều ngày 01 tháng 01 năm 2021 Địa điểm: Chùa Hồng Danh 1129 Bal Harbor Way. San Jose, CA 95122. USA
12/12/2020(Xem: 5593)
Tu Viện Quảng Đức/Trang nhà Quảng Đức vừa nhận tin viên tịch (từ HT Thích Minh Hiếu): Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Giác Phúc, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPGVN Giáo phẩm chứng minh Hệ phái Khất sĩ Tăng trưởng Giáo đoàn IV Viện chủ Pháp viện Minh Đăng Quang, Thế danh: Lê Văn Xa Sinh năm: 15/04/1936 Xuất gia: 29/09/AL/1958 Thọ Sa di: Rằm/10/1959 Thọ Tỳ kheo: Răm/07/1963 Hạ lạp: 57 năm Trụ thế: 85 năm Viên tịch vào lúc: 07 giờ ngày 28/10/Canh Tý (tức 12/12/2020) tại Pháp viện Minh Đăng Quang Lễ nhập liệm: 19 giờ cùng ngày tại Pháp viện Minh Đăng Quang Lễ kính viếng sau đó tại lễ đường Pháp viện Minh Đăng Quang Lễ tưởng niệm di quan, trà tỳ vào lúc 06 giờ ngày thứ Ba, Mùng 02/11/Canh Tý (tức ngày 15/12/2020 tại Phúc An Viên, Q. 9 *** Cáo Phó và chương trình tang lễ sẽ được phổ biến chi tiết trong thời gian sớm nhất có thể. Chúng con thành kính đảnh lễ Đức Trưởng Lão Hòa thượng Thích Giác Lượng Tân viên Tịch nguyện cầu Giác Linh ngài Cao Đăng Phật Quốc. Na
04/12/2020(Xem: 7004)
Được biết, do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 9g10' sáng nay, 4-12-2020 (nhằm ngày 20-10-Canh Tý), tại trụ sở văn phòng Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hoà (chùa Đức Hoà, số 128 Trần Quý Cáp, P.Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà), hưởng thọ 73 năm, 50 hạ lạp. Hoà thượng tân viên tịch thế danh Trịnh Văn Bảo, sinh năm 1948 tại thôn Mỹ Lợi, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hoà), xuất gia với HT.Thích Viên Nhơn, trụ trì chùa Báo Ân (An Cựu, Huế). Ngài được Hoà thượng Bổn sư ban pháp danh Quảng Thường, tự Ngộ Tánh.
23/11/2020(Xem: 6738)
Phước duyên cho tôi khi được Me Tâm Tấn truyền trao gìn giữ một số thư từ còn lưu thủ bút & chữ ký của Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vào những năm xưa xửa của thế kỷ trước. Trước, tôi đã có đôi lần giới thiệu thư từ bút tích của quý Ngài danh tăng Phật Giáo nước nhà như Ôn Trí Quang, Ôn Trí Thủ, Ôn Đỗng Minh, Ôn Đức Chơn, Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Thể Quán... Hôm nay, tôi xin cung kính giới thiệu đến chư vị thủ bút và chữ ký của một bậc tôn quý vốn là cột trụ quan trọng trong ngôi nhà Phật pháp, một vị hộ pháp đắc lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong những ngày đầu của phong trào phục hưng, một thành viên cơ yếu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:
22/11/2020(Xem: 3663)
Trong đời sinh ra, ta may mắn được đầy đủ sáu giác quan, đó là đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, đôi tay để cầm nắm, đôi chân để đi, cái miệng để nói và thọ dụng ăn uống, cái mũi để tập thở vào ra, tấm thân khỏe mạnh là không ốm đâu, từ những chức năng trên ta một dạ tri âm, Cha ta và Mẹ ta, vì chính họ cho ta có một cuộc sống bình an, chính là bậc thầy chính hiệu trong gốc rễ huyết thống. Ta sinh ra trên Trần thế, một dạ tri âm, các bậc Thầy giáo, Cô giáo, từ lớp lá, lớp mầm, lớp chồi, và cao quý hơn khi ta học từ cấp một đến Đại học trong trường, hay ở xung quanh, tất cả nhờ vào con chữ.
11/11/2020(Xem: 6564)
Mấy ngày mưa bão, rãnh rỗi ngồi soạn thư từ và hình ảnh, những kỷ vật mà Me Tâm Tấn luôn trân quý gìn giữ bao năm trời đã truyền trao lại cho tôi bảo quản làm tư liệu để tham khảo viết bài góp bút vào công tác hoằng pháp, tôi đã tìm thấy được những bức thư viết tay của một vị danh tăng Phật Giáo nước nhà: Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm.
11/11/2020(Xem: 9521)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]