Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Ngôn từ sắc pháp thế gian (Thích Phổ Huân)

17/06/201403:35(Xem: 21520)
08. Ngôn từ sắc pháp thế gian (Thích Phổ Huân)

blank







Nói theo thế gian, sống phải tùy thuận theo dòng chảy cuộc đời, sống phải biết sống với tình cảm, với tình thâm đạo đức và với quy ước xã hội hiến pháp quốc gia. Hiểu biết sống như vậy cho nên văn hóa trở thành đặc thù, đa thù, trở thành màu sắc riêng biệt ở biên giới đất nước này biên giới đất nước kia. Từ đó cũng không tránh được những văn hóa kỳ đặc dị kỳ mà các nước khác phê bình lên án. Nhưng tất cả đều theo dòng sống theo cái ý thức chấp thủ và địa dư truyền thống của mỗi dân tộc. Như thế mà dòng chảy cuộc đời hiện ra ở mỗi nơi vẫn tồn tại, không thể nào đồng nhất được.

Về ngôn ngữ diễn đạt, trên thế giới có vài trăm tiếng nói khác nhau; trong đó có vài ngôn ngữ phổ thông được nhiều người xử dụng, nhưng dù phổ thông hay không chung quy cũng chỉ làm sao diễn đạt hiểu nhau để sống, để trao đổi tồn tại cho xứ sở mình cho quốc gia dân tộc.

Tuy nhiên do ý thức sống quá mãnh liệt của mỗi con người, mỗi dân tộc, nên ngôn ngữ diễn đạt cũng hóa thành sâu sắc tinh tế và phức tạp. Từ đây ngôn ngữ trở thành quan trọng cho hết mọi vấn đề, vì nó mang lại tình cảm, cũng mang lại hận thù.

Vài ý niệm như trên đối với đạo Phật, gọi là hiện ảnh của sắc pháp, là phương tiện theo lý duyên sinh, vì Phật dạy: Hễ cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, và cái này diệt thì cái kia diệt. Như vậy không thể trách cứ phê bình văn hóa này sao lại như vậy, văn hóa kia sao lại như thế… Tất cả đều do ý thức, ý thức đó chính là quả hiện tại của nhân thiện ác từ bao đời quá khứ mà ra.

Về ngôn ngữ trong giáo lý đạo Phật lại càng thấy rõ, như ngày nay Phật tử khắp nơi trên thế giới học giáo lý giải thoát từ ngôn ngữ địa phương của mình, chứ không cần phải tìm hiểu học ngôn ngữ tiếng Pali, Sanskrit mới hiểu được lời Phật dạy. Nhờ vậy ai cũng hiểu lịch sử và giáo lý của Ngài. Như vậy ngôn ngữ để hiểu đạo giải thoát là phương tiện; hay nói rằng mọi thứ trên đời này đều là phương tiện. Nói theo thuật ngữ của Duy Thức Học là những sắc pháp, pháp trần đã và đang tương ưng với con người để sống còn tồn tại. Và thật may cho người học Phật hiểu được điều này, nên tâm niệm rằng mọi thứ diễn ra trên đời này tuyệt đối là phương tiện sống, phương tiện tu, sao cho hiện thực được ngày giải thoát mau chóng.

Vậy thì ở đời sự khen sự chê đều trống rỗng chẳng có gì là thực thể chân thật bất hư, duy chỉ là những sắc pháp ngôn từ chảy mãi theo nghiệp thức hình thành từ những chủng tử thiện ác. Giờ này ngồi viết ít lời theo nhã ý của Thầy, chúng con cũng không ngoài những ngôn từ xuôi theo dòng chảy giữa đời và đạo. Nhưng đời thì có thể khen tặng, phê bình, còn đạo thì không nên khen, càng không thể chê được.

Khen chê của thế gian rồi cũng im lặng biến mất theo thời gian, dù khen chê để sống, để khích lệ hoặc cảnh tỉnh người; nhưng rồi cũng lại thăng trầm mãi mãi. Lịch sử đã ghi lại bao nhiêu anh hùng của các dân tộc khác nhau; nhưng anh hùng của dân tộc này lại là kẻ thù không đội trời chung của các nước láng giềng. Thậm chí không phải các nước khác, mà ngay trong một nước, anh hùng chỉ vang bóng một thời, một triều đại nào đó, qua triều đại khác vị anh hùng kia lại là kẻ thù bị lên án không tiếc thương. Thế gian bao giờ còn chúng sanh thì còn ấu đả tranh nhau để sống; và chúng sanh thông minh nhất như là loài người, thì sự tranh sống, khen chê còn khủng khiếp hơn và mãi mãi không bao giờ chấm dứt.

Thế thì không phải lỗi tại ai, duy lỗi tại còn phàm phu còn chưa chứng Thánh quả. Chỉ có chứng quả giải thoát, thì mọi khen chê bình phẩm sẽ không còn ảnh hưởng nữa đến bậc giải thoát.

Kể về Thầy hay nói về kỷ niệm hoặc nhận xét về Thầy cũng chỉ là những nhân duyên theo duyên nghiệp của một lúc, một thời, hay đã từ lâu, lâu nhất có thể từ quá khứ kiếp. Bởi vì ai mà không có quá khứ kiếp chung sống với nhau. Tình bạn, tình Thầy trò, tình yêu, tình thương giữa con cái cha mẹ. Hết thảy tình thương mến nhau này bắt nguồn từ quá khứ, và hiện thời tiếp tục; nó sẽ tiếp tục hoài cho đến khi gặp đạo giải thoát. Gặp đạo rồi nó sẽ giảm dần, và chỉ giảm chứ chưa thể dứt trừ, vì ngay trong đạo vẫn còn tình huynh đệ, Thầy trò; mối tình này dù đã gieo mầm chủng tử giác ngộ, nhưng vẫn phải đợi chứng đạo mới thôi. Cho nên Thầy trò của kiếp này không phải chỉ có đời này, mà có thể đã từng là Thầy trò trong quá khứ; có khi ngược lại Thầy làm trò, trò làm Thầy cũng không biết được.

Truyền sử Phật Giáo không hiếm vài câu chuyện Thầy trò có duyên nghiệp hoằng đạo khác nhau. Chẳng hạn có chuyện, Thầy thì lịch lãm am hiểu truyền thống Phật Giáo nguyên thủy một cách sâu sắc, có thể giảng dạy hướng dẫn vị đệ tử không sai lạc chân nghĩa giáo lý giải thoát. Ngược lại trò quá am tường tính khai phóng phương tiện nhập đạo vào đời một cách tinh tế sâu nhiệm, mà khiến vị Thầy Bổn Sư phải khâm phục, và nhìn nhận về mặt giáo lý thậm thâm uyên uyên của đạo giải thoát hướng ngoại độ sanh, thì phải chịu làm đệ tử của đệ tử mình. Như vậy chẳng có gì là ngoài duyên nghiệp với nhau.

Nói đúng hơn hễ còn chưa chứng quả thì vòng lẩn quẩn sinh tử vẫn còn hoài, dù có sống trong đạo vàng bao nhiêu kiếp. Cho nên tình Thầy trò chỉ nên hiểu biết tương kính nhau, tất nhiên trò phải kính Thầy trước hết, vì đó là nhân duyên vào đạo hiện đời; và làm Thầy cũng phải hiểu, phải có tâm xem trọng học trò mình.

Giáo lý giải thoát đã quá rõ ràng qua Tứ Trọng Ân: ân cha mẹ, ân quốc gia, ân Thầy bạn và ân Tam Bảo. Không ai qua khỏi Tứ Ân này, nghĩa là không ai lại không là đệ tử, không là Thầy với nhau, trừ Đấng Thế Tôn và chư Thánh Tăng chứng đạo. Đấng Thế Tôn chỉ có học đạo, chỉ làm đệ tử khi đang tìm đạo mà thôi, nhưng khi thật sự tìm và được đạo giải thoát, thì không một ai có thể chỉ dạy Ngài. Từ đó Ngài là vị Phật được nhân thiên ca tụng là bậc Thầy của tất cả.

Đối với phàm phu đương trong lúc học đạo thường phải nhớ Tứ Trọng Ân; và tốt hơn lại phải tự xem mình lúc nào cũng học hỏi, lúc nào cũng là người đang cần đến mọi người, huống chi đó là sự thật. Vì hết thảy sự sống đều tương quan nối kết, hỗ tương nhau mới tồn tại. Sự sinh tồn mỗi bản thân chúng ta thôi, chưa nói đến xã hội quốc gia, mà chỉ ngay phạm vi gia đình, ngôi nhà, Tự Viện, Chùa Chiền, Tịnh Xá, ta đã trở thành bất lực nếu không có một đến hai người giúp đỡ, nhưng sự thật thì ta đã nhờ và nương vào hàng trăm hàng ngàn người để sống. Cho nên giáo lý nhân duyên nhà Phật, đã trở thành nền tảng cốt lõi không thể không hiểu biết đối với người Phật tử.

Dài dòng đôi lời gởi đến Thầy, trước để thấy thâm tình giữa Thầy với chúng con có thế nào cũng chỉ là nhân duyên như bao nhiêu nhân duyên khác, và sau để học hỏi ở Thầy một vài Phật sự mà mỗi một vị Thầy có thể học được.

Hình ảnh hơn mười năm qua, kéo dài cho đến gần nhất cách đây hai năm, thời gian dài đó Thầy đã đến với chùa Pháp Bảo, tịnh tu tại Tu Viện Đa Bảo. Mỗi lần như vậy chùa cũng thấy vui, cái vui chung chung có một vị Tăng gần gũi, vừa gần gũi huyết thống huynh đệ với Thầy Bổn Sư, vừa gần gũi kỷ niệm là vị Thầy chứng minh trong ngày chúng con thọ giới Sa Di cách nay đã 20 năm.

Cứ mỗi lần đến Úc tịnh tu, Thầy thường dẫn theo một vài huynh đệ, duy chỉ có một lần sau này vị thị giả của Thầy là cư sĩ. Các vị đệ tử học trò đi với Thầy lại càng làm bầu không khí Pháp Bảo đạo tình hơn. Có thể nói Thầy có cái duyên may mắn! Nói may mắn tuy không đúng với đạo Phật, nhưng thôi đã nói là ngôn từ sắc pháp thế gian tạm mượn diễn bày. Thầy thường sắm vai người chủ động, người được ân lớn với một số người, nên chi thường tới lui qua lại nhiều nơi trên thế giới. Tới đâu cũng có người đoái hoài chiếu cố. Cũng không ít một số Tăng sĩ du học Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ… thế mà Thầy là một trong số rất ít được ưu ái nhân duyên này. Đi nhiều nơi tất nhiên phải biết nhiều, lại có khiếu văn chương, trí nhớ, nên cũng không uổng tiếc khi ghi lại điều học hỏi đã qua.
blank

(Hình chụp khoảng gần 10 năm trước, tại Tu Viện Đa Bảo cũ vùng Campbelltown – Sydney)

Điều quan trọng hơn Thầy là vị tu sĩ Việt Nam ở hải ngoại, gần như đều đặn không ngừng việc công phu sáng, dù đang Phật sự ở bất cứ chùa nào. Có lẽ cũng do tâm tha thiết với Tam Bảo, với ân nghĩa của Phật Đà, nên Thầy phải ý thức như vậy. Vì người Tăng sĩ Phật Giáo sống chỉ nhờ đàn na tín thí, nên những công phu thiền tọa kinh kệ tuyệt đối phải thường xuyên. Có vị Đại sư thuyết pháp cảnh báo cho hàng Phật tử xuất gia, đại khái như vầy: hãy tự thầm tính toán việc tu hành của mình xem lỗ hay lời. Cứ một ngày công phu thì tự cho mình được bao nhiều tiền! Nếu không công phu thì hôm ấy sẽ mất bao nhiêu! Vì tiền phòng, tiền điện, tiền nước mình xử dụng, phải tính xem công phu hàng ngày có đủ trả hay không. Nếu công phu mà dư thì tốt, vậy sẽ có lời, ngược lại việc tu hành trở thành mắc nợ!

Ôi nghe vậy thấy mà lo!

Thật sự nhận xét, Thầy là vị Thầy nghiêm nghị chỉnh tề qua cách nói năng phục sức, dù vẫn không tránh được ít nhiều nặng phần hình thức; nhưng hình thức để mình không ra ngoài khuôn giới điều luật, giúp người tu có oai nghi có phẩm hạnh, thì hình thức cũng cần áp dụng. Tuy nhiên quan trọng hơn phải là bên trong tâm thức của mình. Bằng không như đã nói sắc pháp thế gian, ngôn từ diễn đạt hay ca tụng, cả đến ca tụng Thế Tôn, và sắc pháp là Tượng ảnh của Ngài cũng không làm người ta giác ngộ chứng đạo được.

blank

(Hình chụp khóa tu học tại Tu Viện Đa Bảo mới – vùng Clarence, Blue Mountains)

Trong đời tu chúng con, ngoài Thầy Bổn Sư và các huynh đệ chùa Pháp Bảo thì Thầy là vị Thầy có kỷ niệm và thật gần gũi. Do đó khi chia xẻ thưa chuyện với Thầy chúng con cảm thấy hài lòng nói ra những điều muốn nói, và mong rằng Thầy hiểu.

blank


(Hình chụp chung với Thầy, gần nhất trong dịp Lễ Hiệp Kỵ tại Úc 2012)

Hiện nay Thầy đã ngoài sáu mươi, chỉ còn vài năm nữa Thầy đến tuổi thất thập rồi, tuổi ngoài đời gọi là tuổi thọ, tuổi hiếm của một đời người. Hơn thế nữa tuổi như vậy lại là tu sĩ có quá khứ xuất gia từ nhỏ; cho nên phải hiểu nhiều về đạo lẫn đời. Về đạo Thầy đã chứng kiến nhiều huynh đệ ra đi, đi trước tuổi Thầy, chẳng hạn Thượng Tọa Thiện Thông, vị Thầy mà Thầy vừa mến vừa phục, từ tài năng pháp học đến hạnh phẩm người tu. Và một Thầy nữa, vị nầy gần gũi thân thiết nhất, có thể nói còn hơn cả bào huynh của Thầy, đó là Hòa Thượng Minh Tâm. Sự ra đi của Hòa Thượng đã làm Thầy bàng hoàng xúc động, như bị khuyết mất một tình thương cao quý khó diễn tả được. Một loại tình không giống thế gian, nhưng cũng không đơn thuần gọi là pháp lữ… bởi duyên sự, Phật sự, việc làm, buồn vui thăng trầm của hai Thầy có hơn ba mươi năm qua từ khi biết nhau ở Nhật, rồi trải dài đến vùng trời Âu, đã kết chặt thâm tình sâu đậm khó diễn bày. Thế mà từ đây không còn nữa.

Còn ngoài đời, thì Thầy đủ kiến thức, tri nhận chứng kiến bao thăng trầm, và sự sinh tử của không biết nhiêu người thân sơ. Vì đơn giản là Thầy tu, là nơi mọi người tìm đến xin cố vấn tinh thần vấn đề tử biệt. Cho nên tư duy về đạo về đời đối với Thầy bây giờ, thiết nghĩ đã quá rõ ràng. Nghĩa là Thầy không còn một chút nghi ngờ gì nữa sự vô thường sinh tử; không còn vướng bận gì nữa chuyện sắc pháp trần gian. Và ngôn từ thế nào của văn chương bóng bảy, xưng tụng, ghét chê đều như ánh chớp, đều văng vẳng như tiếng gió rền giữa đêm tối. Chúng con mong rằng Thầy sẽ đạt được, sẽ còn nữa bước đường dài tư duy quán chiếu, không những đời này mà tiếp nối đời sau, nếu hạnh nguyện Bồ Tát mà Thầy đang hành đang tập.

Cầu nguyện ngôn từ sắc pháp trần gian từ thô đến tế sẽ luôn đem lại cho Thầy nhiều bài Pháp học, để ngày ra đi Thầy sẽ mĩm cười, sẽ như ý muốn của người Tăng sĩ cầu mong chứng đạo giải thoát.

Kính Thầy

Đệ tử Thích Phổ Huân

Chùa Pháp Bảo ngày 12.5.2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2021(Xem: 4744)
Hoà thượng Thích Từ Hương thế danh là Nguyễn Mạnh Trừng. Sinh ngày 20 tháng 6 năm 1928 tại thôn Vĩnh An, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.Trong một gia đình phú nông. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Tiêm. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chai pháp danh Nhật Cang. Từ lúc ra đời cho đến năm 1954, Hoà thượng ở tại quê nhà theo học tiểu học và sinh sống tại địa phương.
23/04/2021(Xem: 4558)
Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên, thế danh Võ Đình Như, sinh ngày 20/10/1926 tại thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngài là con thứ 3 trong gia đình. Thân phụ và thân mẫu của Hòa thượng là cụ ông Võ Toản pháp danh Nhựt Toàn và cụ Bà Đặng Thị Chức pháp danh Diệu Phát. Gia đình Ngài có truyền thống Phật giáo thuần thành. Với túc duyên nhiều đời, từ nhỏ, Ngài thường được bà nội dẫn đến chùa làng tụng kinh niệm Phật. Gặp lúc Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Hòa từ chùa Trà Can, Tháp Chàm – Phan Rang về tổ chức lễ truyền Tam Quy Ngũ giới tại chùa Tịnh An, Phù Cát, Bình Định, Ngài sớm thọ Tam quy Ngũ giới trong dịp này.
11/04/2021(Xem: 8911)
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, Kính thưa tất cả quý Phật tử trong và ngoài nước, Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng xin trân trọng kính báo: Thượng Toạ Thích Tuệ Giác, Hội trưởng Hội Thiền Học Việt Nam Hải Ngoại, Viện trưởng Tổ Đình Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng, Đã viên tịch vào lúc 4:30 chiều Thứ Bảy ngày 10 tháng 4 năm 2021 (nhằm 29 tháng 2 năm Tân Sửu) Tại Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng, Quận hạt San Diego, CA, Hoa Kỳ. Trụ thế 62 năm, 31 Hạ Lạp Chương trình Tang Lễ của Thượng toạ Thích Tuệ Giác sẽ được kính báo trong thời gian sớm nhất. Chúng con nhất tâm xin cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức và mời gọi quý Phật tử cùng chung lòng cầu nguyện. Thay mặt BTC Tang Lễ xin được trân trọng kính báo. Tỳ kheo Thích Tuệ Tỉnh
31/03/2021(Xem: 4636)
Trễ hẹn trong tang lễ, rồi cúng 21 ngày và 49 ngày cố nhạc sĩ Hằng Vang ( 1936 – 2021 ), một số Anh Chị em cựu huynh trưởng giữ đúng lời hứa, rất uy tín, lòng tự dăn lòng rằng nhất định sẽ họp mặt để cùng nhau thắp cho vị nhạc sĩ nén hương tưởng nhớ, tri ân những dòng nhạc mà phần lớn đã theo chân nhiều thế hệ Gia Đình Phật Tử ( GĐPT ) và các đoàn thể thanh thiếu niên Phật giáo, nối tiếp nhau cho đến tận hôm nay. Và ngày đó phải là ngày cúng chung thất 49 ngày, nhất định không hẹn xa xăm nửa. Sau khi loại trừ nhiều trở ngại, cộng vào nh74ng thuận duyên chung, tất cả đã chọn ngày chủ nhật 21/03/2021 9 nhằm ngày mùng 9 tháng hai năm Tân Sửu vừa rồi
10/03/2021(Xem: 4908)
Cố Hòa Thượng thế danh Đặng Hữu Tường, pháp húy Nguyên Phước, tự Quang Thể, hiệu Đạt Minh; nối pháp đời 44 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 10 pháp phái Liễu Quán. Ngài lâm thế ngày 19 tháng 9 năm Nhâm Tuất (1922) tại làng An Hải, quận III (nay là phường An Hải, quận Sơn Trà), thành phố Đà Nẵng; chánh quán làng Quảng Lăng, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đặng Văn Vịnh (tức Nuôi) và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Ớt. Ngài là trưởng nam trong một gia đình có năm anh em gồm ba trai và hai gái. Năm lên 9 tuổi, thân phụ qua đời, từ đó mẫu thân một mình tần tảo nuôi con. Trong thời gian này, Ngài được mẫu thân gởi đến Thầy Tư Tri (Như Tín) – trụ trì chùa An Hải lúc bấy giờ – nhận cho nhập Chúng tu học.
10/03/2021(Xem: 7704)
Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên sinh năm Nhâm Dần (1962) tại Phường Tân Thái, Quận 3, Đà Nẵng (nay là Phường Mân Thái), là người con thứ ba trong gia đình có 9 anh em (5 trai, 4 gái). Vượt biên cùng với Ba và 3 anh em trai vào tháng 6 năm 1981 và định cư đến Mỹ vào cuối tháng 3 năm 1982. Má và các em gái cùng em trai út vượt biên năm 1988 và cả gia đình sum họp tại Hoa Kỳ vào năm 1989.
01/03/2021(Xem: 26678)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày Thứ Bảy 22/02/2020 nhằm ngày 29/01 Âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Trụ thế: 93 năm. Chương trình tang lễ sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất có thể. Chúng con thành kính nguyện cầu Đức Đại Lão Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Ba để tiếp tục công cuộc hoằng Pháp lợi sanh. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
23/02/2021(Xem: 4986)
Tin buồn Cư sĩ Đỗ Đình Đồng; Pháp danh: Chơn Trí đã an nhiên trút hơi thở tại Hoa Kỳ vào lúc 01 giờ 02 phút khuya ngày 17 tháng 2 năm 2021 (mồng 6 tháng giêng năm Tân Sửu). Hưởng thọ 76 xuân. Trong một cơn bạo bệnh, ông bị máu đông trong động mạch phổi. Bác sĩ cho ống thông vào để phá máu đông nhưng tim ông đã ngừng đập khiến ông phải thở bằng máy và đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng sau một ngày một đêm trên máy thở. Ông ra đi đột ngột khi đang dịch dang dỡ một quyển sách khác về giáo lý đạo Phật. Ông thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, không biểu hiện sự đau đớn, và có hiền thê, hiếu tử hiền tôn bên cạnh niệm Phật cầu nguyện.
03/02/2021(Xem: 19150)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
28/01/2021(Xem: 7237)
Hòa thượng họ Hồ, húy Đắc Kế, Pháp danh Nguyên Công, tự Đức Niệm, bút hiệu Thiền Đức, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ bốn mươi bốn, sinh năm Đinh Sửu (1937) tại làng Thanh Lương, phủ Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nhờ túc duyên tiền kiếp, nên mặc dù không ai khích lệ thúc đẩy, Ngài vẫn một mình cố công tìm đường hướng về với đạo lý giác ngộ. Khởi đầu, Ngài xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Minh Đạo tại chùa Long Quang, Phan Rí năm 13 tuổi. Sau đó, trên đường tầm sư học đạo, Ngài cầu học với Hòa thượng Trí Thắng chùa Thiên Hưng và Hòa Thượng Viện chủ chùa Trùng Khánh ở Phan Rang, Hòa Thượng Thiện Hòa ở chùa Ấn Quang, Sàigòn, và Hòa Thượng Trí Thủ ở Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang. Vào năm 1962, Ngài tốt nghiệp Cao Đẳng Phật giáo tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang Sàigòn. Song song với Phật học, Ngài cũng c
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]