Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Vạn Đức Lưu (T.Minh Tuệ)

05/04/201407:13(Xem: 7230)
17. Vạn Đức Lưu (T.Minh Tuệ)

VẠN ĐỨC LƯU PHƯƠNG - VẠN ĐẠI TRUYỀN THỪA

Thành kính đảnh lễ Giác Linh Cố Đại Lão Hòa Thượng ThíchthượngTrí hạ Tịnh !



Hỡi ôi !

Vạn Đức trang Kinh còn bỏ dở

Thủ Đức mây đen nặng lững lờ

Người rời cõi mộng về bảo sở

Tứ chúng bàng hoàng – khóc bơ vơ…

Nhớ Linh Xưa :

Làng An Hưng – Tàu Thượng

Sa Đéc, huyện Châu Thành

Nhà nhơn từ, thịnh vượng

Ngài ứng hiện thọ sanh.

Mười lăm tuổi học chữ Nho – Hán Cổ

Rồi chuyên sâu học thuốc độ quần sanh

Lên núi Cấm, Chùa Vạn Linh gặp Tổ

Xin xuất gia, dốc chí quyết tu hành.

Ngài tham học với chư Sơn trong tỉnh

Nghiên cứu sâu Phật Pháp, Từ Bi Âm

Rồi khăn gói ra miền Trung, Bình Định

Tìm Minh Sư, trú học Chùa Liên Tôn.

Ra đến Huế, Chùa Tây Thiên – Trung Cấp

Ngài dồi trau Kinh Sử rất chuyên cần

Lên Cao Đẳng Phật Học Đường Báo Quốc

Thọ giáo cùng Ngài Trí Độ, Tường Vân.

Năm Bốn Mốt (1941) bao phước duyên sẵn có

Chùa Quốc Ân đăng đàn thọ Sa Di

Cụ Trí Độ ban pháp tự : Trí Tịnh

Giới Tịnh thanh, Trí lực ít ai bì.

Lớp Cao Đẳng Phật Học vừa hoàn mãn

Năm Bốn Lăm (1945), gặp chiến cuộc leo thang

Nhiều trường lớp phải tùy nghi di tản

Về Trà Ôn, lập Học Viện Phật Quang.

Cùng năm đó (1945) Ngài Tam Đàn Cụ Túc

Chùa Tân An, tại Sa Đéc, tỉnh nhà

Ngài Kim Huê làm Đường Đầu Hòa Thượng

Kể từ đây thêm uy lực độ tha.

Năm Bốn Sáu (1946), về Sài Gòn - Vạn Phước

Thành lập nên Liên Hải Phật Học Đường

Từ đây tạo bao Tăng Tài tiếp nối

Bửu Huệ Sa Môn, Minh Cảnh, Quảng Liên,…

Năm Năm Hai (1952), nét son trang Phật Việt

Giáo Hội Tăng Già Nam Việt thành hình

Ngài giữ chức Trưởng Ban Giáo Dục

Giám Luật và Ban Phiên Dịch Tạng Kinh.

Ngài cổ xúy Pháp môn tu Tịnh Độ

Cho những ai dốc chí vãng Tây Phương

Cực Lạc Liên Hữu, Ngài làm Liên Trưởng

Chùa Liên Trì, Chùa Vạn Đức Đạo trường.

Ngài khai mở Khóa Như Lai Sứ Giả

Tại Tuyền Lâm, Pháp Hội với Dược Sư,…

Bồi dưỡng thêm nhiều Trụ Trì năng lực

Đào tạo nên nhiều thế hệ Giảng Sư.

Năm Sáu Hai (1962) Ngài làm Phó Viện Trưởng

Tại Trung Phần Phật Học Viện Nha Trang

Đào tạo Tăng tài, mầm non trưởng dưỡng

Thay thế vai trò Hòa Thượng Trí Quang.

Năm Sáu Tư (1964) hợp nhất nên Giáo Hội

Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành hình

Tổng Vụ Tăng Sự, làm Tổng Vụ Trưởng

Cùng góp phần cho Phật Pháp xương minh.

Năm Sáu Tám (1968), Ngài trong Ban Giảng Huấn

Suốt ba năm cho Cao Đẳng Huệ Nghiêm

Năm Bảy Mươi (1970) Trưởng Phân Khoa Phật Học

Đại Học Vạn Hạnh suốt năm năm liền (đến 1975).

Năm Bảy Mốt (1971), được cử làm Viện Trưởng

Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm

Năm Bảy Ba (1973), được cử Phó Viện Trưởng

Viện Hóa Đạo - Phật Giáo Việt Nam.

Năm Tám Mốt (1981) ở trong Kỳ Đại Hội

Đại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam

Ngài được cử - Phó Chủ Tịch Thường Trực

Kiêm Trưởng Ban Tăng Sự Trung Ương.



Năm Tám Tư (1984) đến ngày về cõi Phật (2014)

Giữ vai trò trọng yếu của Giáo Đoàn

Hội Đồng Trị Sự thừa đương Chủ Tịch

Tháng năm dài cống hiến chẳng mỏi mòn.

Ngài đàn đầu bao Giới Đàn Truyền Giới

A Xà Lê, Giáo Thọ, Tuyên Luật Sư

Dìu lớp trẻ cùng thăng hoa, tiến tới

Theo đường xưa, mây trắng, đức Phụ Từ.

Đáng kể nhất là kho tàng Kinh Luật

Ngài dịch nên, nay khắp chốn lưu truyền

Công phu lắm về văn chương học thuật

Hành trì sâu mới tỏ lý u huyền.

Về cơ sở, Ngài dày công dựng lại

Chùa Vạn Linh, Tháp Tể tỉnh An Giang

Thiền Viện Quảng Đức khang trang rộng rãi

Vạn Đức uy nghi, hiện đại, huy hoàng.

Gương sáng còn treo :

Tìm học Đạo bôn ba thiên vạn lý

Rồi vân du khắp chốn để độ sanh

Suốt thế kỷ không có ngày ngơi nghỉ

Ứng hóa tùy duyên, bỏ mặc lợi danh.

Một Thầy giáo tận tâm, đầy trí đức

Một nhà Sư phụng sự Đạo và Đời

Một học giả - miệt mài bao công sức

Thượng sỹ xuất trần tự tại rong chơi.

Mỗi lời nói là khuôn vàng thước ngọc

Mỗi việc làm đều quỹ phạm uy nghi

Mỗi ý niệm sáng trong như châu ngọc

Ngài kết tinh Trí Tuệ với Từ Bi.

Khắp tứ chúng đang bàng hoàng rơi lệ

Tiễn Ân Sư trong giờ phút đăng trình

Nỗi nghẹn ngào tiếc thương không xiết kể

Đọng nơi đây bao giáo huấn ân tình.

Con nguyện theo gương sáng Ngài tu học

Tiếp dẫn hậu lai, hoằng Pháp, lợi sinh

Không cô phụ công ơn Ngài khó nhọc

Khai mở đường đi, dày dạn công trình.

Con cầu nguyện Ngài vãng sanh Tịnh Độ

Hoa khai kiến Phật, tỏ ngộ vô sinh

Thuyền Bát Nhã Ngài trở vào biển khổ

Vớt trầm luân, phổ độ khắp hàm linh.

Trọng Xuân, Giáp Ngọ, DL 2014, PL. 2558

Khể Thủ Hậu Học : Thích Đồng Trí (Thích Minh Tuệ)



Ghi chú : “Vạn Đại Truyền Thừa”: đặc biệt nói về Kinh Sách được Hòa Thượng dịch và chí hướng đào tạo con người, giáo dục, nghiên tầm Kinh Điển của Hòa Thượng được truyền thừa lâu dài về sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2013(Xem: 22581)
Do tuổi cao sức yếu đã an nhiên thị tịch tại trụ xứ chùa Dược Sư, thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, vào lúc 11 giờ 56 phút, ngày 24 tháng 6 năm Quý Tỵ (thứ Tư, 31/7/2013). Trụ thế 94 năm, 60 hạ lạp.
01/08/2013(Xem: 13587)
Bồ đề chủng tử diệu tâm Ứng thân đồng ấu nẫy mầm thiên lương Đức Thầy bình dị chơn phương Phụng thờ Phật Tổ hạnh thường khiêm cung.
30/07/2013(Xem: 13351)
Cố Thượng tọa THÍCH CHÁNH LẠC, thế danh Nguyễn Ngọc Quang, Pháp danh Nguyên An, hiệu Chánh Lạc, sinh ngày 07 tháng 12 năm Canh Dần (1950) trong một gia đình có truyền thống Phật giáo, tại thôn Khái Ðông, xã Hòa Hải huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Ðà Nẵng, thuộc danh lam thắng tích Ngũ Hành Sơn - Non Nước.
19/07/2013(Xem: 11233)
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
13/07/2013(Xem: 17838)
Linh Sơn Chốn Tổ Nguồn Tâm
30/06/2013(Xem: 9900)
Năm nay Sư Ông Nhất Hạnh đã 87 tuổi. Nếu tính từ ngày xuất gia hồi 16 tuổi tới nay thì người đã có 71 tuổi hạ. Vậy mà Sư Ông vẫn chưa nghỉ một ngày, cứ mãi miết làm việc với một hạnh nguyện duy nhất là "Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc". Nếu không viết sách thì Sư Ông Sư Ông cũng dành thì giờ viết thư pháp, biến những lời Bụt dạy thành những câu thiền ngữ cho mọi người thỉnh về nhà, treo lên và tự nhắc mình tu tập như có thầy luôn ở phòng khách nhà mình, nhắc mình nhớ làm chủ thân tâm, nắm giữ chánh niệm, ý thức sự có mặt của người mình thương, vừa có tiền cho quỹ Hiểu & Thương của Làng nuôi dạy trẻ em nghèo đói ở Việt Nam và Ấn Độ.
23/06/2013(Xem: 6229)
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT Nam Mô Viên Mãn Báo Thân LÔ XÁ NA PHẬT Nam Mô Thiên Bá Ức Hóa Thân THÍCH CA MÂU NI PHẬT Nam Mô Vị Pháp Thiêu Thân THÍCH QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT Nam Mô Đại Hùng, Đại Lực CHƯ BỒ TÁT Vị Pháp Thiêu Thân
22/06/2013(Xem: 7228)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
17/06/2013(Xem: 10470)
1963-2013! Năm mươi năm đã trôi qua. Nửa thế kỷ là thời gian đủ dài để chúng ta có thể an nhiên nhìn lại quá khứ hầu rút ra được những bài học cho tương lai. Đối với Phật tử thì đó là một bài học về đạo lực vận dụng giữa trí tuệ và từ bi, giữa hạnh nhẫn nhục và lực đại hùng một cách hài hòa và vì lợi lạc của chúng sinh. Còn đối với tương lai dân tộc ta thì Pháp nạn Phật giáo năm 1963 đã cống hiến cho chúng ta một bài học lớn về niềm khao khát và lòng tôn trọng một cuộc sống cộng sinh trong một môi trường hòa bình, an lạc.
12/06/2013(Xem: 8417)
Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức thể hiện sự phản đối đầy bi phẫn bằng việc tẩm xăng tự thiêu ngay giữa một giao lộ đông đúc ở Sài Gòn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567