Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giòng hợp tấu bất tận

06/12/201320:50(Xem: 10649)
Giòng hợp tấu bất tận

nisutrihai


GIÒNG HỢP TẤU BẤT TẬN

7 tháng 12/ 2003 – 7 tháng 12/2013,

Thành kính tưởng niệm 10 năm, ni sư Thích nữ Trí Hải rời cõi ta-bà

Huệ Trân

Người làm vườn chậm rãi quét lá. Cuối đông, những cây phong - lá đổi mầu từ xanh tươi sang đỏ, vàng - đang rụng những chiếc cuối. Thời gian không âm thanh, không hình tướng mà lại hiện hữu rõ rệt ở mọi nơi, mọi vật qua những đổi thay, luân chuyển của đất trời. Hoa ấy rực rỡ đầu hè, đã úa tàn cuối thu; mầm ấy trồi xanh tháng lạnh, cành lá đã xum xê khi nắng ấm; quỳnh nẩy nụ ngày xuân, đêm trăng rằm tháng hạ đã chợt ngạt ngào hương sắc…….

Người làm vườn đã thong dong quét lá, nhặt hoa bao năm tháng. Không vui cũng chẳng buồn, không mong cũng chẳng đợi. Người ấy lẳng lặng và an nhiên. Khi lá đã gom, rác đã dọn, người ấy ngồi bên gốc, lắng nghe giòng nhựa ấm luân lưu trong thân cây. Ồ, âm thanh đó thật là tuyệt diệu! Không phải âm thanh của suối, của biển mà là âm thanh của vòng tay ôm, của nguồn sữa mẹ. Có âm thanh từ vòng tay ôm, từ nguồn sữa mẹ ư? Có chứ, vì giòng nhựa đó chính là lá khi chưa thành, là hoa khi chưa nở, là nụ khi chưa đơm. Thì ra, thấy bông mai nở trong mùa xuân nhưng chẳng phải chỉ mùa xuân mai mới đến mà bông mai đó đã đến từ bao giờ, từ vô thỉ, từ ngay nơi giòng nhựa ấy. Cũng thế, chiếc lá vàng vừa rụng chẳng phải từ đêm qua mới rụng mà nó thực đã rụng từ khi chưa sinh vì nó chính là chu kỳ của lá xanh, của trồi non, của nụ hé. Lá biết thế nên khi lìa cành mà vẫn lao xao ca hát cùng gió, sương biết thế nên khi long lanh vẫn đùa vui với ánh mặt trời dù biết rằng mặt trời rực rỡ bao nhiêu thì nó sẽ tan nhanh bấy nhiêu. Đó chính là giá-trị-của-phút-giây-hiện-tại. Nếu sống trong hiện tại mà chỉ hoài tưởng quá khứ, mong ngóng tương lai thì kẻ ấy đang chưa-từng-sống!. Khi quán tưởng sâu sắc hoa lá, cỏ cây, người làm vườn biết rằng chúng đã hiểu được rõ rệt điều đó nên lá lìa cành mà vẫn hát, sương đang tan mà vẫn vui. Cỏ cây, vạn hữu tuy thầm lặng mà vẫn thể hiện được sự an nhiên dũng mãnh trước luật tuần hoàn. Vậy mà, sao đôi lúc, con người, với trí tuệ vượt trội lại chìm đắm trong bi thương với những toan tính vô thường chẳng trọn ?

Người làm vườn cảm nhận được lý duyên sinh vô ngã, vô thường như thế nên bao năm qua, người ấy đã an nhiên tự tại mà quét lá, nhặt hoa trong Vườn-Bát-Nhã.

thichnutrihai

Nhưng hôm nay, người làm vườn đang ngồi dưới gốc cây, ôm mặt khóc!!!

Gã không còn nghe được tiếng thì thầm của cây, tiếng đùa vui của lá, tiếng xôn xao của gió mơn man trên vạt nắng lung linh. Gã không nghe thấy gì nữa bởi lòng gã chẳng còn tĩnh lặng! Gã đang phẫn nộ, đang uất ức! Lòng gã đang như biển lửa! Phải, đúng thế, nếu ngay lúc này mà trở thành biển lửa, gã sẽ không ngần ngại đốt cháy cả tam thiên đại thiên thế giới!

“Sao thế, hỡi vị Sa-môn từng thầm lặng dọn vườn-tâm-thế-gian? Tôi là gốc thông già, tôi là hàng tre Mạnh Tông, tôi là bụi hồng Tiểu Muội, còn tôi là khóm Thủy Trúc góc hồ sen đây. Này vị Sa-môn thầm lặng nhu hòa, sao ngài ngồi đây mà khóc? Chẳng phải ngài đã thấu hiểu lẽ vô thường rồi ư? Mà khi vạn hữu đã vô thường thì do đâu còn phiền não?”

Bỏ thế ngồi bó gối thảm não, gã khoanh chân, kiết già. Không buồn trả lời vườn cây, gã lặng lẽ thiền định. Nhưng, vọng lập tức nổi lên như sóng cồn! Ta hiểu được lá vàng thì rụng, hoa héo thì rơi nên đã bỏ lòng thương tưởng lá xanh hoa đẹp. Nhưng, những Cây-Trí-Tuệ đang hiến dâng lợi ích cho đời, sao cuồng phong vô tình lại tràn qua, gẫy đổ??? Những Cây-Trí-Tuệ xum xuê cành-lá-lợi-ích, đầy ắp nhựa-Từ-Bi-Hỷ- Xả đã và đang hiến dâng nguồn nhựa ấm trong thân cho khắp chúng sanh; không phải chỉ “lợi mình lợi người” mà lấy “việc mình” làm “lợi người”. Ôi, đất Ta-Bà nào có thể vun trồng nên những Cây-Trí-Tuệ như thế, để cho trận cuồng phong tình cờ mà oan nghiệt nhường bao!?

“Này vị sa-môn thầm lặng nhu hòa, ngài đã từng biết, chẳng phải tiếng gió, chiếc lá, bông hoa chỉ mới hiện hữu khi tai nghe, mắt thấy mà thực ra chúng đã đến, đã đi từ vô thỷ, từ nguồn mạch vô hình luân lưu trong vạn hữu? Cây-Trí-Tuệ mà ngài đang nghẹn ngào thương tưởng, trận cuồng phong mà ngài đang phẫn uất rủa nguyền có đi ra ngoài giòng luân lưu bất tận đó không? Giòng luân lưu đó có bao giờ đứt quãng, có bao giờ ngừng trôi không?”

Ồ, không, gã đã biết là không. Vạn hữu trùng trùng duyên khởi, lý duyên sinh vô ngã, vô thường cũng trôi chảy trong Giòng-Hợp-Tấu bất tận đó. Sự có mặt của cái này nói lên sự hiện hữu của cái kia. Cái này được tiếp nối là từ cái kia đang ra đi. Không bao giờ, không nơi nào, sự hợp tấu kỳ diệu ấy mất đi.

Lạ thay, vườn cây như thấu suốt từng niệm khởi trong gã nên gã lại nghe những lời ân cần từ hàng tre, từ khóm trúc:

“Trận cuồng phong vừa làm đổ gập Cây-Trí-Tuệ kia cũng chỉ là một chuyển hóa. Không có gì bắt đầu, không có gì chấm dứt. Vô thỷ, vô chung. Cây-Trí-Tuệ vừa đổ gập nơi đây, chẳng phải là đang xanh tươi bát ngát ở nơi nào đó chăng? Và, với giòng-hợp-tấu bất tận, chẳng phải là nơi đó cũng đang hưởng bao lợi ích mà Cây-Trí-Tuệ tiếp tục hiến dâng trong tinh thần “lợi người” là “việc mình” đó chăng?”

Gã làm vườn vụt bật đứng dậy. Biển lửa trong lòng gã hốt nhiên lặng tắt. Giữa không gian thơm ngát hương sen, gã quỳ xuống, đảnh lễ Cây-Trí-Tuệ vừa hóa thân. Đó chính là vị Bồ Tát đã tùy duyên chuyển hóa - Ni-sư Thích nữ Trí Hải - người chỉ “ Ra đời và sống vì lợi lạc chúng sanh” để lại bao thương tưởng trong lòng tứ chúng, dù biết rằng ngài vẫn tận tụy hiến dâng hoa ngọt trái lành trong giòng hợp tấu luân lưu bất tận.

Huệ Trân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6694)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 5052)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6357)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5819)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5119)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 6070)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5575)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5395)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4932)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5200)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]