Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HT Thích Hành Trụ

01/12/201307:44(Xem: 8084)
HT Thích Hành Trụ

HT_Hanh_Tru


Hòa Thượng Thích Hành Trụ

Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh (1) đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật. Ngày xuất gia năm 12 tuổi ở chùa làng. Ðến năm 19 tuổi, được Hòa thượng Giải Tường chùa Phước Sơn thế độ làm đệ tử và học tại đây. Năm 22 tuổi Ngài thọ Cụ Túc giới và giữ chức thư ký trong chùa.

Với phong cách đĩnh đạc và say mê học hỏi, Ngài đã trau giồi kinh luật nội điển cùng Quốc Văn ở hầu hết các trường hạ, khóa học được tổ chức bấy giờ ở khắp các đạo tràng chùa Thiên Phước (Thủ Đức) năm 1934; đạo tràng Tổ đình Bát Nhã (Phú Yên) năm 1935... Gặp lúc phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển, Ngài vào Nam tham học ở Thích Học Đường Lưỡng Xuyên do các Hòa Thượng Khánh Hòa, Khánh Anh, Huệ Quang lãnh đạo.

Năm 1936, Ngài được tiến ở làm Giáo Thọ sau khóa trường Hương do Hội Lưỡng Xuyên Phật Học tổ chức tại chùa Long Phước ở Vĩnh Long. Sau đó, Ngài được cử ra Huế học tại Phật học đường chùa Tường Vân, rồi đến chùa Tây Thiên với học tăng cả ba miền tham dự, do Quốc Sư Phước Huệ làm Pháp Chủ giảng dạy.

Năm 1940, vì bệnh trầm trọng, Ngài phải trở vào Nam điều trị, và ở lại giảng dạy tại Ni trường chùa Kim Sơn ở Phú Nhận.

Năm 1942, Ngài được Tổ Khánh Hòa bổ về Sóc Trăng làm Giáo Thọ giảng dạy ở chùa Hiệp Châu, chi hội Kế Sách của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học và chùa Viên Giác tại Vĩnh Long.

Năm 1945, Ngài được Hòa thượng Vạn An đưa về làm Giáo Thọ giảng dạy tại chùa Hội Phước, Nha Mân tỉnh Sa Đéc. Trong thời gian ấy, Ngài làm Đệ nhất Yết Ma trong Đại Giới Ðàn chùa An Phước, Châu Đốc. Sau đó, Ngài về chùa Long An ở Sa Đéc, tại đây đã kết nghĩa pháp đạo huynh đệ cùng ba vị Khánh Phước, Thới An, Thiện Tường và mở Phật Học Ðường. Chư Tăng khắp lục tỉnh hội tụ về tu học rất đông. Xuất thân từ đây có các Hòa Thượng Từ Nhơn, Hòa thượng Huệ Hưng....

Năm 1946, Ngài với ba vị sư đệ kết nghĩa lên Sài Gòn hợp nhau lập chùa Tăng Già, hiện nay là chùa Kim Liên, để tiếp độ chúng Tăng tựu về học. Đây là Phật Học Ðường đầu tiên ở đất Sài Gòn trong phong trào chấn hưng Phật giáo, mở đường cho các Phật học viện sau này phát triển.

Năm 1947, Ngài lại cùng ba vị sư đệ dựng nên ngôi già lam thứ hai là chùa Giác Nguyên để chuyển chư Tăng về đây tu học, chùa Tăng Già biến thành trường Phật học dành cho Ni chúng. Hai đạo tràng này ngày thêm vang tiếng và Tăng Ni khắp nơi về học rất đông, góp sức phần lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại đất Sài Gòn bấy giờ. Ngài đảm nhiệm Giám Ðốc Phật học đường Giác Nguyên và Hóa Chủ Phật học Ni trường Tăng Già.

Năm 1948, Ngài mở Đại Giới Ðàn tại Phật học đường Giác Nguyên để truyền trao giới pháp cho Tăng Ni thọ trì tu học. Sau Ngài được đề cử làm Trưởng Ban Nghi Lễ của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt vào năm 1951, làm chứng minh Đạo Sư Hội Phật Học Nam Việt tại chùa Xá Lợi Sài Gòn cho đến cuối đời (1956 - 1984), và làm Trưởng Đoàn Phật Giáo Việt Nam tham dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới kỳ 4 tại Nam Vang năm 1957.

Năm 1963, Ngài khai mở Phật học đường Chánh Giác tại chùa Chánh Giác ở Gia Định do Ngài làm giám đốc kiêm trụ trì. Sau đó Ngài về trụ trì thêm chùa Đông Hưng ở Thủ Thiêm và chọn nơi này làm chốn tĩnh tu nhập thất vào những mùa An Cư Kiết Hạ. Năm 1967 - 1969, Ngài làm Giới Sư các Đại Giới Ðàn Hải Đức ở Phật học viện Hải Đức (Nha Trang) và Quảng Đức ở Phật học viện Huệ Nghiêm (Sài Gòn).

Năm 1975, 1977 - 1980, liên tiếp Ngài làm Đàn Ðầu Hòa Thượng các Đại Giới Ðàn tại chùa Ấn Quang do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mở ra để truyền trao giới pháp cho giới tử toàn quốc.

Từ năm 1977 - 1981, Ngài kiêm chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Năm 1981, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập, Ngài được cung thỉnh vào làm thành viên Hội Đồng Chứng Minh Trung Ương.

Nhận thấy thời gian đồng hành với lão bệnh, phát sinh nơi thân tứ đại, từ năm 1976 trở đi, Ngài phát nguyện nhập thất an tịnh cho đến khi về cõi Phật. Vào ngày 29 tháng 10 năm Giáp Tý (1984), huyễn thân Ngài nhẹ nhàng chuyển hóa. Ngài trụ thế 80 năm, được 59 hạ lạp, để lại trong tâm tưởng đàn hậu tấn niềm tri ân vô hạn bởi một sự nghiệp vô cùng lớn lao. Ngài có công đức lớn trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhiều thế hệ tăng tài, và truyền thừa chính pháp qua việc phiên dịch, ấn hành nhiều kinh luật phổ biến với các tác phẩm để lại :

- Sa Di Luật Giải.

- Qui Sơn Cảnh Sách.

- Tứ Phần Giới Bổn Như Thích.

- Phạm Võng Bồ Tát Giới.

- Kinh A Di Đà Sớ Sao.

- Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên.

- Kinh Hiền Nhân.

- Kinh Trừ Khủng Tai Hoạn.

- Tỳ Kheo Giới Kinh.

- Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn.

- Long Thơ Tịnh Độ.

- Sơ Đẳng Phật Học Giáo Khoa Thư.

- Nghi Thức Lễ Sám.

- Kinh Thi Ca La Việt.

- Sự Tích Phật Giáng Thế.

Hòa Thượng là vị Sư Biểu của hàng Cao Tăng đạo cao đức trọng, uy kính trong Tăng Già. Công hạnh của Ngài mãi còn được sự ngưỡng vọng trong lòng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.

Chú thích của Ban Biên Tập

Dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh là một trong ba dòng Thiền lớn tại miền Trung Việt Nam. Nguyên ủy, dòng Thiền Lâm Tế Trung Hoa đến đời pháp thứ 21, thiền sư Vạn Phong Thời Ủy ở chùa Thiên Ðồng đã lập ra bài kệ truyền thừa pháp phái như sau:

Tổ đạo giới định tông,

Phương quảng chứng viên thông

Hạnh siêu minh thật tế

Liễu đạt ngộ chân không

Như nhật quang thường chiếu

Phổ châu lợi ích đồng

Tín hương sanh phước huệ

Tương kế chấn từ phong.

Tổ Minh Hải Pháp Bảo (thuộc thế hệ thứ 34 trong bài kệ truyền pháp trên) người tỉnh Phước Kiến Trung Hoa, sang Quảng Nam thời chúa Nguyễn, khai sơn chùa Chúc Thánh và lập ra dòng kệ truyền thừa pháp phái như sau:

Minh thật pháp toàn chương

Ấn chơn như thị đồng

Chúc thánh thọ thiên cữu

Kỳ quốc tộ địa trường

Ðắc chánh luật vi tuyên,

Tổ đạo giải hành thông

Giác hoa Bồ Ðề thọ

Sung mãn nhân thiên trung.

Dòng Thiền truyền thừa của ngài gọi là Lâm Tế Chúc Thánh. Trong dòng Lâm Tế Chúc Thánh, các Tổ dùng bốn câu đầu để đặt pháp danh cho đệ tử và dùng bốn câu kệ sau để đặt pháp tự cho các vị tăng ni. Theo đó, Hòa Thượng Hành Trụ húy (pháp danh) là Thị Thủy nên pháp tự phải bắt đầu bằng chữ tương ứng là chữ Hành. Các vị Tăng đệ tử của Hòa Thượng Hành Trụ tại chùa Ðông Hưng đều có pháp tự bắt đầu bằng chữ Thông (vì pháp danh bắt đầu bằng chữ Ðồng). Thượng Tọa Thông Bửu, Phước Nhơn và Thông Ðức cũng thuộc dòng Thiền này (đời chữ Ðồng).

Từ trước tới nay, bài kệ trên vẫn được dùng để đặt pháp danh trong dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh, nhưng năm 1979, HT Ðỗng Quán tìm được bài kệ truyền dòng khác được ghi trong gia phả của nhà họ Tạ (họ của tổ Nguyên Thiều).

Minh thật pháp toàn chương

Ấn chân như thị đồng

Vạn hữu duy nhất thể

Quán liễu tâm cảnh không

Giới hương thành thánh quả

Giác hải dũng liên hoa

Tín tấn sanh phước huệ

Hạnh trí giải viên thông

Ảnh nguyệt thanh trung thủy

Vân phi nhật khứ lai

Ðạt ngộ vi diệu pháp

Hoằng khai tổ đạo trường.

Thích Đồng Bổn cung soạn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6699)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 5056)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6360)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5822)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5128)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 6074)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5577)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5397)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4935)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5203)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]