Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lần đầu đến xứ Úc (T.Tín Nghĩa)

10/11/201317:54(Xem: 29400)
Lần đầu đến xứ Úc (T.Tín Nghĩa)

kt-causieu-a1


LẦN ĐẦU ĐẾN XỨ ÚC

Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA


Vào khoảng 4giờ chiều của ngày 10 tháng 09 năm 2003, chuẩn bị đi tụng kinh thì điện thoại lại reo. Nhấc phone để nghe và vừa niệm A Di Đà Phật, thì đầu dây vọng lại cho hay:

- Thưa Ôn, con là Tâm Phương gọi từ Úc qua hầu Ôn và kính thỉnh Ôn qua dự lễ Khánh thành Tu Viện Quảng Đức của chúng con vừa mới tạm ổn.

Tôi chưa kịp chào Thượng Tọa Tâm Phương thì Thượng Tọa nói tiếp:

- Cực quá Ôn ơi! Kể từ ngày con qua thăm Ôn, xin mẫu chùa về là bắt tay vào việc lo cho xong Tân Chánh Điện để có chỗ thờ Phật và Tổ cùng chư hương linh quá vãng được ký tự tại Tu viện. Còn những phần khác thì đang còn ngổn ngang, Ôn qua đừng có cười tụi con nghe.

Tôi trả lời:

- Chúc mừng Thầy đó nghe. Thầy yên tâm, bên này chư Tôn đức cũng đã họp và đã tính cả rồi. Hình như Giáo hội Hoa Kỳ qua gần như đông đủ. Trước khi tôi qua, tôi sẽ email cho Thầy Nguyên Tạng biết giờ giấc, ngày tháng và hãng máy bay cũng như chuyến máy bay để đón. Phần tôi thì có hai thầy trò. Toàn chuyến nghe đâu là có quý Thầy Nguyên Siêu, Nguyên Trí, Nguyên An và có đứa cháu của Thầy Nguyên An nữa. Tổng cộng là bốn tu sĩ, hai cư sĩ.

Chuyện gì đến rồi cũng đến. Tất cả chúng tôi gặp nhau tại phi trường Los Angeles và cùng bay thẳng qua phi trường Melbourne suốt 15 tiếng đồng hồ.

Máy bay hạ cánh. Sáu chúng tôi từ từ lần lượt kẻ trước, người sau đi ra cổng. Vì không có hành lý kềnh càng, nên mọi người đều thong thả đi ra, không có gì khó khăn, riêng Thượng Tọa Nguyên Siêu gặp trở ngại. Lý do, khi máy bay đang lơ lửng giữa trời không, tôi phát cho mỗi vị một trái táo (apple, loại đặc biệt)để ăn cho tỉnh, sau mười mấy tiếng đồng hồ ngủ gà, ngủ gật. Thầy không chịu ăn, bỏ vào trong xách đựng y hậu, ra cửa bị Quan thuế làm khó dễ, tôi đứng ra bảo nhận nói:

- Đây là đồ ăn bình thường của chúng tôi, khi mang theo lên máy bay. Nếu quý vị thấy khó dễ, tôi xin ăn trước mặt quý vị, hoặc cho vào thùng rác. Cô quan thuế cười và tự tay cô bỏ vào thùng rác. Rồi mấy anh em cùng đi ra cửa tự nhiên.

Tôi cười và nói với Thượng Tọa Nguyên Siêu:

- Khi nãy, tui đưa cho Thầy, nói ăn đi, không chịu, bây chừ gặp lôi thôi. Hai chúng tôi cùng cười và rảo bước.

Trước khi qua Úc, tôi có hỏi Thượng Tọa Tâm Minh (Tọa chủ chùa Trúc Lâm, ở NSW), khí hậu ra sao ? Lạnh hay nóng ?

Thượng Tọa cho hay:

- Cần phải mang áo ấm, trời gió và khá lạnh.

Đúng vậy. Ra khỏi cửa sân bay để đợi Phật tử của Tu viện Quảng Đức ra đón, mọi người gặp lạnh, phải lùi vào bên trong để trốn lạnh. Riêng tôi, mở ngay xách kéo tay, lấy áo lạnh mặc vào và đứng đợi bên ngoài để người đến đón biết mà ngừng xe. Vì chỗ đậu xe vừa chật, vừa khó. Trời lại mưa bay bay, gió thổi mạnh.

Từ phi trường về Tu Viện chỉ 15 phút lái xe. Trời bắt đầu tối, chư Tăng và Phật tử từ xa về thì được Ban tổ chức thu xếp chỗ nghỉ ngơi. Thượng Tọa Viện trưởng Thích Tâm Phương đến với chúng tôi bằng nụ cười vui với câu xả giao:

- Con xin đảnh lễ quý Ôn từ Hoa kỳ. Xin quý Ôn bỏ lỗi cho chúng con vì quá bề bộn công việc.

Thầy nói đến đây thì xá và rút lui. Quý Thầy trong Ban tổ chức đến xin quý danh và sắp xếp phòng ốc.

Ngủ một đêm tới sáng, chuông đổ đánh thức. Trên chánh điện chư Tăng đi công phu, các phòng nhỏ mạnh ai nấy uống trà. Đa phần đều lạ, tôi chỉ biết được Hòa Thượng Huyền Tôn và Thượng Tọa Quảng Ba, Thượng Tọa Tâm Minh.

Xuống phòng sinh hoạt là một hội trường khá rộng, sạch sẽ, trang hoàng gọn và đẹp. Tất cả đều mới. Nhìn quanh hội trường, chư Tôn Đức từ phương xa về dự lễ Khánh Thành vào các ngày 09, 10 và 11 tháng 10 năm 2003, rất đông; có cả các bậc Trưởng thượng từ quê nhà và tôi được gặp lại người bạn chung trường Bồ Đề - Huế, trên 30 năm. Đó là Thượng Tọa Thích Phước Trí, tọa chủ Chùa Vạn Phước, Sài Gòn (nay là ngôi vị Hòa thượng ).

Ăn điểm tâm xong, hai chúng tôi (Phước Trí+ Tín Nghĩa), tay bắt mặt mừng, chào hỏi sức khỏe xong rồi chia tay. Hẹn gặp lại vào một dịp có khoảng thời gian khá dài, vì ai cũng bận. Đặc biệt là tôi phải tham dự và tham gia tất cả những chương trình trong những ngày hội ở đây, như là:

*- Họp Đại Hội Bất Thường,

*- Sám chủ Chẩn tế vớt vong ngoài biển, . . .

Ngay ngày đầu tiên của ba ngày lễ chính thức, số lượng Tăng Ni đã lên đến hơn 70 vị đến từ các nước như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Pháp, Đức, Hòa Lan, Tân Tây Lan và Việt Nam. Và sau khi đã thông báo, thông tin thời khóa biểu Đại Lễ, buổi lễ cung an chức sự đầu tiên được diễn ra tại Tân Chánh Điện trên tầng lầu, còn mùi sơn mới.

Ngày chính thức Đại lễ Khánh thành, hai vị Xướng ngôn viên là Thượng Tọa Nhật Tân (Úc), Thượng Tọa Nhật Trí (Canada)cho biết tổng số lượng Tăng Ni đã lên đến 134 vị.

Được một ngày rảnh, thoải mái nhưng lạnh quá. Ai ai cũng than lạnh, nên có một vài thí chủ tìm mua áo ấm cúng dường. Mặc dầu tôi đã có, nhưng cũng nhận một cái không phải vì tham lam mà chính là để có một món quà lưu niệm lần đầu đến xứ Úc (Cái áo ấy nay vẫn còn).

Tôi đã đồng thuận theo sự thỉnh cầu của Thượng Tọa Tâm Phương qua điện thoại, nên ngày 10-10, tôi theo Đại chúng lên tàu ra biển để làm sám chủ lễ Chẩn tế vớt vong. Suốt ba tiếng đồng hồ trong cương vị Gia trì sư, trong boong tàu với khung cảnh tuy không rộng rãi, nhưng vấn đề bái sám, trì kinh của quý vị Kinh sư cũng như sự hộ niệm của Đại chúng rất trang nghiêm, đem lại niềm tin cho hàng Phật tử địa phương không ít. Suốt một ngày trời trên ven biển, con tàu lắc lư, tôi cố ngồi cho vững, nhưng không tài nào giữ thăng bằng được.

Về đến Tu viện thì cơm chiều bắt đầu. Ăn xong lại tiếp tục họp Đại Hội. Phần Đại Hội cũng lắm nhiêu khê và sôi nổi. Thôi thì cho nó qua đi.

Ngày 11-10, Chư Tôn đức tề tựu nơi Đại Hùng Bảo Điện để làm lễ Tấn phong Hội Đồng Lưỡng Viện ở trong nước. Khi cung nghinh ảnh Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang lên Chánh điện, tôi và Thượng Tọa Quảng Ba cùng cất lên: Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát và Đại chúng đồng niệm. Tiếng niệm danh hiệu Bồ tát Phổ Hiền khi trầm, khi bổng. Lễ Tấn phong chỉ có chư Tăng và Phật tử hải ngoại tham dự, còn quý vị khách Tăng trong nước có duyên sự nên đã ra đi từ sáng sớm.

Cùng ngày, vào lúc 2giờ chiều địa phương, một Đại trai đàn Chẩn Tế Bạt độ Cô hồn, cầu âm siêu dương thới và thù nguyện cho công đức kiến tạo Tu Viện Quảng Đức được diễn ra.

Sám chủ, Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn,

Kinh sư: Thượng Tọa Trường Sanh, Thượng Tọa Tâm Minh, Thượng Tọa Bổn Đạt, Thượng Tọa Trường Phước, Thượng Tọa Tâm Hòa, Đại Đức Phổ Hương, Đại Đức Viên Trí và Đại Đức Viên Tịnh. Buổi Đại lễ này diễn ra gần sáu tiếng đồng hồ liền; tuy thế, ai ai cũng phấn khởi, ai ai cũng hoan hỷ. Vì đây là lần đầu tiên, tại địa phương được cung đón chư Tôn đức Tăng Ni với số lượng đông đảo, một Đại lễ vớt vong trên biển, một lễ Đại thí thực trang nghiêm chưa được thực hiện ra ở nơi này.

Đạo tràng hoàn mãn tạ Như Lai, chư Phật quy không tọa bảo đài, Bồ tát, Bích chi quy Đâu suất, chư Tăng hoàn tự viện, Thanh văn, La hán nhập thiên thai đã hoàn nguyện.

Hạ đàn, tôi và Thầy Nguyên An cùng theo Hòa Thượng Huyền Tôn về thăm Chùa Bảo Vương của Ngài. Ngủ qua đêm và được ăn mì gói, hàn huyên gần suốt sáng. Thành thật mà nói, Hòa Thượng tuổi già mà trí huệ vô cùng tinh khôi, lái xe đường trường không thua gì tuổi trẻ đôi mươi. Thầy Nguyên An ngồi sau vừa cười vừa la:

-. Ngài lái sao mà chạy mau quá vậy ? Khéo cả hai chúng con không về được Mỹ đó nghe.

Ngài cười và bảo:

- Hai Ngài yên chí lớn, tui lái, cảnh sát còn sợ nữa cơ mà. Cả ba cùng cười xòa. Về đến Quảng Đức, Thầy Nguyên An nói lớn:

- Ông cụ, già rồi mà chạy quá trời trời.

Thầy Nguyên Tạng đứng bên cạnh vừa cười, vừa nói:

- Ngài chạy xe ở đây là số một. Dùng trưa xong, Ngài Huyền Tôn trở lại chùa, chúng tôi ai lo chuyện nấy.

Ngày 13-10, Thượng Tọa Tâm Phương sắp xếp cho chúng tôi tùy duyên đi tham quan các chùa và một số thắng cảnh ở đây. Hai vợ chồng Phật tử Hải Hạnh (Cháu gọi Thầy Phước Trí bằng cậu)lo liệu.

Trước tiên, viếng thăm những ngôi chùa phụ cận, kế đến là đi thăm phong cảnh và sở thú. Không biết duyên nghiệp thế nào, những hướng đạo sư cứ chạy hết xa lộ này đến xa lộ khác. Chạy tới, chạy lui, rồi đói bụng vào ăn trong một cái quán, đồ ăn thiếu vì thực khách của hai xe chúng tôi khá đông, nên ăn tạm đỡ đói. Tiếp tục đi xem con Kangaroo cho biết tường tận. Hướng đạo sư dẫn đến sở thú, bước vào ngay gần cổng có năm con Kangaroo, thì, hai con bị bệnh nằm một chỗ, ba con còn lại, con thì đi hết muốn nổi, con thì ăn cỏ chậm chạp, chúng tôi dừng xe, đến gần chúng mà nó cũng không buồn chạy nữa là. Đi quanh xem mấy giống khác thì cũng chẳng có gì hấp dẫn, tôi và Thầy Nguyên Siêu đồng thuận xin về lại chùa. Thế là cả đoàn cùng về. Về đến Quảng Đức ai nấy tự tức cười cho riêng mình. Thầy Nguyên Siêu than:

- Ở Mỹ không lo coi xa lộ qua Úc lại lái xe chạy quanh để nhìn xa lộ, mọi người phá lên cười, rồi ai lo về phòng nấy.

Tối hôm đó cùng ngày, tôi lên phòng Thầy Nguyên Tạng nói chuyện cho vui và cảm ơn Thầy đã từng giúp tôi lo cho trang nhà Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại một thời gian khá dài.

Hai chúng tôi nói cười đến ba giờ sáng mới đi nghỉ. Sáng dậy, điểm tâm xong, năm chúng tôi cùng nhau được Thượng Tọa Tâm Phương đưa ra phi trường để về chùa Trúc Lâm, nơi Thượng Tọa Tâm Minh, pháp đệ của tôi (Tín Nghĩa)làm Tọa chủ. Riêng Thượng Tọa Nguyên Siêu ở lại và viếng thăm một vùng khác. Chúng tôi ở lại đây được hai hôm, đi phố mua trái cây đủ thứ, cùng hai Thầy đi thăm một vài bổn đạo của Thầy Nguyên An. Qua ngày sau, hai Thầy và người cháu đi qua một vùng khác. Riêng tôi ở lại chùa Trúc Lâm và được Thầy Tâm Minh cho đi thăm Tu Viện Vạn Hạnh của Thượng Tọa Quảng Ba, được ngoạn cảnh và thăm trụ sở Quốc Hội của nước Úc. Về lại Trúc Lâm, rồi Thầy Tâm Minh cho đi thăm chùa của Thượng Tọa Nguyên Trực, Liên Hoa Ni tự của Ni Sư Tâm Lạc, Tòng Lâm Phước Huệ của Hòa Thượng Phước Huệ, chùa Pháp Bảo của Hòa Thượng Bảo Lạc lại được ăn bún riêu trưa đó. Thứ bảy, tôi qua viếng thăm chùa Huyền Quang của Thượng Tọa Bổn Điền, chứng minh và chủ lễ ngày giỗ Tôn Sư của Thượng Tọa. Chủ nhật, thuyết giảng ở chùa Trúc Lâm. Thứ hai và thứ ba, đệ tử của Thượng Tọa Tâm Minh cho đi dạo phố, rồi viếng thăm chỗ mà nước Úc đã từng tổ chức Olympic năm xưa, tối lại đi thăm tòa nhà nổi trên biển và cây cầu về ban đêm. Thứ tư, ra phi trường và trực chỉ về lại Từ Đàm.

Ngồi trên máy bay, tôi không khỏi cảm phục hai anh em của Thượng Tọa Tâm Phương trong công trình kiến tạo ngôi già lam Quảng Đức.

Thượng Tọa Tâm Phương đến định cư tại Sydney, ngày 16-02-1987; ba năm sau, vào ngày 10-05-1990 thành lập Tu Viện Quảng Đức. Thầy Nguyên Tạng được bào huynh bảo trợ qua định cư ở Úc theo diện nhà truyền giáo (Minister of Religion)vào ngày 05-04-1998. Một thời gian không dài lắm mà hai anh em cùng Phật tử địa phương đã làm nên một Đại Phật Sự vô cùng lớn lao ở xứ người. Đã vậy, hai vị cùng bổn viện đứng ra tổ chức Đại Hội Bất Thường Lịch Sử; vì Đại Hội này đã cử hành Đại lễ Tấn phong Hội Đồng Lưỡng Viện ở trong nước. Nhưng cũng từ Đại hội Lịch sử này, tất cả chúng tôi được Giáo chỉ số 9 cho ra khỏi vòng kiềm tỏa của Giáo Hội và phải tự mình thắp đuốc lên mà đi như lời Đức Phật răn dạy.

Tôi viết vài kỷ niệm nhỏ này để góp vào Tập Kỷ Yếu mà Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng vừa là bào đệ của Thượng Tọa Thích Tâm Phương và cũng là Phó trụ trì của Tu Viện Quảng Đức đang thực hiện. Chính Thượng Tọa đã trực tiếp gọi điện thoại mời tôi viết một bài đóng góp cho vui.

Kính chúc nhị vị pháp sự châu long, viên mãn.


Phật lịch 2553, Trọng xuân Canh Dần – March 03, 2010.
Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6537)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 4870)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6208)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5744)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5046)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5980)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5495)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5317)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4861)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5111)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]