Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HT Thích Tuệ Hải (1927-2011)

07/10/201317:15(Xem: 14519)
HT Thích Tuệ Hải (1927-2011)


ChuaKimLien_HTTueHai

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ HẢI

1- Thân thế

Hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 45. Pháp danh: Quảng Đại, Pháp hiệu Ấn tạng, Pháp tự Tuệ Hải, thế danh là Hồ Văn Đạo. Thân phụ là ông Hồ Văn Đạt – một danh nho trong làng. Thân mẫu là cụ bà Trương Thị Nhâm – Pháp danh Nguyên Ngọc. Ngài khánh sanh vào tháng giêng năm Mậu Thìn – 1927 tại làng Thanh Lương, xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Định. Ngài là con trai út trong gia đình có truyền thống thuần thành kính tin Phật pháp.

Do đó, trong gia tộc có những vị gọi Hòa Thượng là chú, là cậu, hiện nay cũng là giáo phẩm Phật giáo đang phục vụ đạo pháp trong và ngoài nước.

2- Xuất gia học đạo

Cũng nhờ phước duyên tiền kiếp và sống trong nếp sống truyền thống Phật giáo của gia đình nên Phật chủng được gieo trồng và nuôi dưỡng tốt tươi.

Sau khi học hết chương trình tiểu học, vào ngày 12/7 năm Ất Dậu – 1945. Hòa Thượng đã xin phép cha mẹ đi xuất gia với Hòa Thượng Thích Minh Chơn – Trụ trì chùa Từ Quang. Lúc này Hòa Thượng vừa tròn 17 tuổi.

Sau khi xuất gia, Ngài đã chuyên tâm tu học và nghiên cứu để rèn luyện ý chí của một vị xuất trần thượng sĩ.

Năm Đinh Hợi và Mậu Tý – 1947 – 1948 Hòa Thượng được Bổn Sư cho ra tu học với Hòa Thượng Thích Bảo Hiền tại Tổ đình Trùng Khánh – tỉnh Ninh Thuận.

Năm Kỷ Sửu – 1949 Ngài được Hòa Thượng Thích Bảo Hiền cho ra tu học tại Phật học Đường Phan Rang. Do Hòa Thượng Thích Trí Thắng trụ trì Tổ đình Thiên Hưng làm Giám đốc.

Đến năm Tân Mão – 1951 vì chiến cuộc ác liệt áp sát vào thị xã Phan Rang cũng như đời sống kinh tế đang khó khăn nên trường giải tán. Vì thế Hòa Thượng trở về chùa Từ Quang tiếp tục tu học và thọ Phương Trượng Sa Di lúc Ngài 23 tuổi. Nên có Pháp tự là Tuệ Hải.

Nhờ phúc duyên sẵn có nên năm Nhâm Thìn – 1952, Hòa Thượng được Bổn Sư đưa ra nhập học ở Phật học đường Trung Phần Hải Đức tại Nha Trang do Tổng Hội Phật Học Trung Phần đào tạo được chư tôn đại đức Thích Trí Thắng, Thích Thiện Minh làm Giám đốc cùng với Ban Giáo thọ có các Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Hòa Thượng Thích Định Tuệ, Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Viên Giác, Hòa Thượng Thích Từ Mãn, Hòa Thượng Thích Tra Am trực tiếp đào tạo.

Năm Bính Thân 1956, sau 04 năm Trung cấp. Nhận thấy Ngài có thể làm Pháp khí trong Phật pháp nên bổn sư cho thọ Giới Tỳ Kheo tại Đại Giới Đàn lần đầu tiên được khai mở để kỷ niệm ngày Thành Đạo – 08 tháng Chạp do Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, kiêm Hội Trưởng Tổng Hội Phật Giáo Trung Phần làm Đàn Đầu Đại Giới Đàn này và Hàng Thập Sư do Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa gồm ba Miền Trung, Nam, Bắc thỉnh cử. Trong thời gian này Ngài đương là giảng sư của tỉnh Khánh Hòa, nên được miễn khảo hạch cùng một số học tăng do Phật học viện đào tạo.

3- Hoằng Dương Đạo Pháp

Mặc dù còn đang tiếp tục học tập và đào tạo nhưng với nhu cầu Phật sự tại các tỉnh thành đến hạ tầng cơ sở sau nhiều năm đình trệ vì chiến cuộc tiếp diễn, nên chủ trương của hai Tổng Trị sự Phật giáo Trung Phần phải vừa học vừa phải thừa hành công tác Phật sự chỉnh đốn hạ tầng về tổ chức hai mặt là tôn giáo tính và đoàn thể tính theo các tiêu chí sau đây:

1- Giáo dục kĩ thuật lãnh đạo cho các Ban trị sự.

2- Nuôi dưỡng ý chí phục vụ đạo pháp.

3- Khai thác kinh nghiệm công tác tại tỉnh hội.

4- Ý thức đầy đủ trách nhiệm hoằng pháp của Giảng sư đoàn.

5- Đề cao thành tích hoạt động các cấp Giáo Hội.

Hòa Thượng đã từng là Trưởng phái đoàn đại diện tổng trị sự trong các chuyến hoằng pháp tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Ban Mê Thuộc, Phú Yên, Quảng Ngãi.

Tháng 2 năm Đinh Dậu – 1957, Ngài được Hòa Thượng Chánh Hội Trưởng Thích Thiện Minh đại diện Tổng Hội Phật Giáo Trung Phần đề cử Giảng sư kiêm trụ trì và Hội trưởng chi hội đầu tiên tại Diên Khánh và kiêm nhiệm giảng sư phụ trách cả tỉnh từ Tu Bông – Vạn Giả - Ninh Hòa và Cam Ranh.

Ngoài ra Hòa Thượng được Giáo Hội Tăng Già thỉnh cử vai trò như thư ký Giáo Hội cuối thời Hòa Thượng Thích Hưng Từ làm Trị Sự Trưởng tỉnh Khánh Hòa hai nhiệm kỳ vào năm 1958 – 1961.

- Năm Tân Sửu 1962, Hòa Thượng được Tổng trị sự Trung Phần bổ nhiệm làm giảng sư, kiêm chánh đại diện Tỉnh Hội Phật Giáo Quảng Trị, thay thế Thượng tọa Thích Đức Minh theo văn thư số 311.TTS.PGTP đề ngày 14/3/1962.

- Năm Giáp Thìn 1964, Hòa Thượng lại được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN lưu chuyển vào làm Trụ trì kiêm Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Lâm Đồng, đồng thời làm Giám đốc Trung Tiểu Học trường Bồ Đề tại thị xã Bảo Lộc.

- Năm Mậu thân 1968, Hòa Thượng xin nghỉ việc và từ đó mới có thời gian về xây dựng chánh thức Ngôi Kim Liên Bửu Tự này. Mặc dù không còn công tác Phật Sự xa xôi nữa nhưng Hòa Thượng vẫn được Giáo Hội mời tham gia Phó Đặc Ủy Tăng Sự tỉnh Khánh Hòa và cố vấn cho Ban Đại diện GHPGVNTNDK từ năm 1971 – 1981.

4- Khai Hóa Kim Liên Bửu Tự

- Y cứ theo lời dạy của Ngài Ngộ Đạt Sự “Rằng chúng ta muốn báo ân Như Lai trong thời này thì phải dõng mãnh tinh tấn, chịu cực nhọc không tiếc thân mạng để kiến lập ngôi Tam Bảo, truyền bá Phật pháp, hóa độ chúng sanh đồng vào chánh giác”.

Do vậy, từ năm 1962, Hòa Thượng xây dựng một tịnh thất nhỏ nhằm để nghiên cứu phật pháp và an dưỡng sau những tháng ngày công tác diễn giảng và Phật sự tại các tỉnh giáo hội trở về nghỉ dưỡng thời gian, một, hai tháng rồi đi lại.

- Đến năm 1968, Hòa Thượng mới xin phép Giáo hội để được nghỉ và bắt đầu xây cất chánh điện ngôi Kim Liên Bửu Tự và nhà tăng.

Do Hòa Thượng Chánh đại diện Thích Trí Nghiêm ký ngày 12/7/1968 và xây dựng đến năm 1970 mới tạm hoàn thành.

Trải qua bao gian khó Hòa Thượng vẫn luôn luôn giáo huấn, hướng dẫn sách tấn hàng phật tử xuất gia cũng như tại gia phải siêng năng tu học giữ vững đạo tâm cố gắng làm tốt đời đẹp đạo để không hổ danh là người con phật.

ChuaKimLien_1
ChuaKimLien_2

5- Viên Tịch

Than ôi! Cuộc đời như quán trọ, đến rồi đi như đại mộng thoáng qua. Trong lúc Phật sự đang hanh thông, duyên độ sanh đang thênh thang rộng mở. Sức khỏe của Ngài đang tốt. Nhưng vô thường nào có hẹn với ai.

Sau chuyến đi dự lễ khánh thành một ngôi chùa tại Thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng căn bệnh tai biến bất ngờ ập đến, khiến Người nằm đó như xa xôi diệu vời. Mặc dầu được các y bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, Bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa tận tình giúp đỡ nhưng vì tuổi già sức yếu nên Ngài không thể vượt qua.

Đa đoan Phật sự một đời

Buông tay thuận thế vạn lời vô ngôn

Người về khai sáng Thiền môn

Người đi dấu tích còn tồn Tông phong

Vai trò sứ giả Như Lai của Ngài rồi cũng thuận theo đường sanh trụ dị diệt để trở về với cõi vô sanh.

Ngài đã an nhiên thị tịch vào lúc 9 giờ 45 ngày 30/4 năm Tân Mão, nhằm ngày 1/6/2011. Trụ thế 84 tuổi đời, 54 tuổi đạo.

Đạo pháp từ đây vắng đi một người hoàng hóa, tứ chúng môn nhơn vắng một vị thầy khả kính thân thương.

Chùa Kim Liên lặng thầm bao tiếc nhớ

Chốn thiền môn một thuở dấu chân người.

NAM MÔ TÂN VIÊN TỊCH, KHAI SƠN KIM LIÊN BỬU TỰ TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔNG TỨ THẬP NGŨ THẾ, THƯỢNG QUẢNG HẠ ĐẠI TỰ TUỆ HẢI HIỆU ẤN TẠNG HÒA THƯỢNG CHI GIÁC LINH.

( Hiện tại Đại đức Thích Nhuận Thành -trụ trì, kế thừa Chùa Kim Liên Bửu Tự, thôn Đông Dinh, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa). Điện thoại: 0905.124.122

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6699)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 5056)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6360)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5822)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5128)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 6074)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5577)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5397)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4935)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5203)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]