Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đến, đi bình dị…(T.Hạnh Thức)

27/08/201318:13(Xem: 16742)
Đến, đi bình dị…(T.Hạnh Thức)

Thich_Minh_TamĐến, đi bình dị…

Tôi may mắn được dự những Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu cuối có Ôn Minh Tâm: Khoá kỳ thứ 22 tại Neuss, Đức quốc; khoá kỳ thứ 24 tại Birmingham, Anh Quốc; và kỳ cuối cùng là khoá thứ 25 tại Turku, Phần Lan. Những khoá tu học trước (22 và 24), Hòa Thượng còn mạnh khoẻ, nên lớp Tăng Ni chúng tôi được gặp Hòa Thượng hầu như mỗi ngày. Nhưng đến khóa cuối cùng thứ 25 nầy, Hòa Thượng yếu hẳn đi nên trong chương trình (đã sắp xếp trước), chỉ có một lần vào ngày thứ năm 1-8-2013, nhưng đến giờ phút cuối, giờ của Ngài lại được Hòa Thượng Thắng Hoan thay thế. Thành thử chúng tôi không được nghe Ngài giảng trong khóa nầy.

Thời tiết Phần Lan những ngày cuối tháng 7 đầu tháng 8 nắng ấm hầu như suốt khóa học, chỉ một ngày giữa khóa và ngày cuối cùng có mưa phùn trong khi đi du ngoạn. Điều nầy như báo trước một tin buồn, nhưng không ai để ý.…Ngôi trường mượn (không phải trả tiền thuê, chỉ lo phần điện nước) để tổ chức khóa học thật rộng rãi, phòng ốc thênh thang, nhưng rất tiếc, sân trường không được đẹp, không có những con đường và hàng cây thẳng lối để đi dạo, nên chúng tôi cũng ít có cơ hội thấy bóng dáng Ngài trong sân như mọi khi.

Những ngày đầu khóa học trôi chảy êm thắm. Ai cũng hân hoan chào hỏi nhau, tay bắt mặt mừng. Hòa Thượng nói cười bình thường. Ngày khai mạc, lúc ban Đạo từ, Hòa Thượng thỉnh thoảng cũng chen vô vài câu hài hước ý nhị như mọi lần, làm mọi người cười rộ vui vẻ. Nhưng đến ngày thứ ba, không thấy Hòa Thượng xuất hiện trong bữa quá đường. Được biết là Ngài mệt, phải vào bệnh viện. Nhưng hai hôm sau lại thấy Ngài xuất hiện bình thường như mọi khi, vẫn nói cười vui vẻ. Mọi người ai cũng mừng, tưởng là mọi việc đã qua đi. Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác cầm máy microphone nói: “Quí vị biết không? Hòa Thượng Chủ tịch hôm nay xuất hiện vui vẻ là nhờ 2 bình xi-rum hôm qua đó quí vị ạ…”Niềm vui không đọng được lâu. Hòa Thượng lại nhập viện. Nhiều bữa ăn vắng bóng Ngài. Mọi người lo lắng… Thời gian trôi nhanh, ngày bế mạc khóa học, Ngài lại xuất hiện trên bàn chủ tọa (nhưng trước đó, Ngài không dự lễ thỉnh Sư như thường lệ). Sau nầy chúng tôi được biết là Hòa Thượng đã năn nỉ các Bác sĩ nhà thương cho được xuất viện ít giờ để tham dự lễ bế mạc. Trong lời phát biểu (Hòa Thượng chỉ ngồi nói, không đứng như mọi khi) giọng Ngài vẫn bình thường, đều đặn, thỉnh thoảng chêm vô vài câu chọc cười ý vị. Không có gì lộ vẻ đau yếu cả.

Sau bế mạc là một ngày du ngoạn. Qua ngày 5.8, mọi người hầu hết đều trở về quốc độ mình. Bất ngờ 14g chiều ngày 8.8, trong buổi họp chúng chùa Viên Giác, Sư Phụ đọc bản cáo phó Sư Ông viên tịch. Trời ơi! Mọi người bàng hoàng sửng sốt. Xúc động như không thể nào tin được ở lỗ tai mình. Làm sao có thể như thế được? Mới hôm qua, hôm kia đây mà, Sư ông vẫn nói cười bình thường, đâu có triệu chứng gì trầm kha đâu? Sau giây phút xúc động, là sự thương tiếc vô hạn….

Hòa Thượng là một người rất bình dị, an nhẫn, không nói cười ồn ào, không muốn làm phiền lòng ai. Ngài đến mọi người đều thương, Ngài ở mọi người đều thích, Ngài đi mọi người đều tiếc. Hòa Thượng Thích Quảng Ba trong một điện thư gởi chư Tăng, đã tâm tình: “Hòa Thượng Khánh Anh là vị Tăng sĩ VN khả kính, sức nhẫn nại hơn người, 40 năm hành đạo ở Paris, luôn luôn dành tâm huyết để lo cho người khác, chùa khác, nước khác ... trước hơn cho mình, cho chùa mình, nước Pháp của mình ...”.

Quả vậy, Ngài lúc nào cũng lo cho mọi người, chỉ mong cho Phật sự được viên thành mà quên đi cái của mình. Cùng thời với Ngài, Hòa Thượng Huyền Vi có Giáo Hội Linh Sơn, Hòa Thượng Nhất Hạnh có Giáo Hội Làng Mai, Hòa Thượng Trung Quán có Hoa Nghiêm,.v.v…còn Ngài chỉ có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chung cho mọi người mà thôi. Chính Ngài đã khai sanh ra những Khóa Tu Học Phật Pháp Châu Âu kỳ vĩ, đông đảo, tươm tất, hoành tráng, được mọi người, mọi nơi ca ngợi, qui ngưỡng. Những Khoá Tu Học Phật Pháp Châu Âu nầy là thành tích của Ngài, sau nầy khi nhắc đến Ngài, chắc chắn không thể nào không nhắc đến các khóa Giáo lý nầy. Ngài đã tận tụy bỏ nhiều công sức vì nó. Khai sinh ra nó, và cuối cùng, Ngài đã ra đi cũng vì nó. Như một chiến sĩ dũng mãnh xông pha nơi chiến trường, bỏ thây trên lưng ngựa, Ngài suốt đời lo phụng sự Đạo pháp, chết cho Đạo Pháp. Ngài đã ra đi trong khóa học do Ngài sáng lập ra, nhẹ nhàng và êm thắm như một chiếc lá mùa thu lìa cành, chao lượn trong nắng sớm, nằm yên trong cõi vô thường. Ngài thương mọi người, sợ hàng đệ tử phải bận bịu lo cho người bệnh, nên mới vậy. Tâm niệm của Ngài là vậy. Ôi, bình dị thay. Đến, ở, và đi như Ngài là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo. Một sự ra đi êm thắm, thật bình dị nhưng đã làm chấn động cả càn khôn vũ trụ. Nếu không là một Bồ Tát đắc đạo làm sao có thể an nhiên tự tại như thế được?….

Về kỷ niệm với Ôn, chúng tôi là hàng hậu học, lại ở xa, nên không có nhiều. Chỉ nhớ có lần, trong giờ sinh hoạt với chư Tăng Ni khoá 22 tại Neuss, Đức (?), Ôn nói về Qui Sơn Cảnh Sách: “… chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu…”. Tôi dơ tay đứng lên góp ý: “Thưa Sư Ông, phải nói là TRẤN NHIẾP chứ không phải là chấn nhiếp ạ”. Ôn làm thinh, tôi nói tiếp: “Vì khi xưa các Tổ Sư xuất phát từ miền Bắc, đọc âm TR không được, đều đọc trợ ra là CH không à”. Thấy Ôn đồng ý, tôi phát biểu tiếp: “Cũng như câu: tán lễ Thích Tôn, vô thượng năng nhân, tăng kỳ cữu viễn tu chân, Đẩu xuất giáng thần…Phải nói là giáng TRẦNchứ không thể giáng thần được”. Ôn nói: THẦN là buổi sớm mai, giáng xuống vào buổi sớm mai. Tôi nói: Động từ giáng là một động từ cần một túc từ chỉ nơi chốnđi kèm theo, từ đâu giáng xuống đâu đó. Từ khung trời Đẩu xuất, giángxuống TRẦN gian thì mới đúng nghĩa, còn nói giáng xuống Thần thì thấy không được chỉnh cho lắm, có vẻ gượng ép quá ạ. Có lẽ vì người xưa, nếu phát âm là giáng chần (giọng Bắc)nghe kỳ quá, nên quí Ngài mới tìm một chữ khác để thay vào chăng?... Tranh cãi một hồi, cuối cùng, Ôn nói: “Thì cái nào cũng được. Giáng thần hay giáng trần đều được cả”. Đó, Ôn là vậy đó, nhẹ nhàng, biết lắng nghe ý kiến người khác, không cố chấp….(*).

Một lần khác, Ôn tâm tình với chúng Tăng: “Thấy mình thích ăn mì gói, mấy Sư cô (chùa BQ) thương, cứ làm mì gói cho ăn hoài. Vài lần đầu còn thấy ham, riết rồi thấy ớn quá…”.

Sư Ông là vậy, rất đơn giản, nhẹ nhàng, dễ dãi. Sao cũng được. Không phiền toái. Đơn giản chừng nào tốt chừng nấy.

Viết đến đây, tôi chạnh nhớ ra trong mấy ngày rầy, tôi nhận được rất nhiều điện thư nói về sự đầu độc trong thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chay xuất xứ từ Trung-quốc và Việt Nam…. Người ta tẩm đủ loại hóa chất độc hại có thể gây ung thư, dị ứng, còm xương,.v.v…và v.v... Tôi nhớ, trong khóa học cuối nầy, ngày thứ nhì, thứ ba gì đó, tôi bị ho liên miên dữ dội, nhức đầu, sốt và thở không được, đau rát một bên ngực, không ngủ được. Cũng trong đêm đó, thầy Hạnh Định phải vào nhà thương cấp cứu. Tôi biết ngay là mình bị ngộ độc rồi, vì từ sau những đợt nhịn đói vừa qua để trị bệnh (sau đó thì ăn thức ăn thực dưỡng với gạo lứt), cơ thể tôi rất “nhạy bén”. Mỗi lần ăn phải thức ăn có độc tố là nó phản ứng liền; có lúc nhẹ, chỉ ho khặc khặc vài lần; có lúc rất dữ dội, ho, nhức đầu, sốt liên miên, tùy theo mức độ nhiễm độc. Mỗi lần như vậy, tôi ngừng ngay những thức ăn mà tôi nghi là có độc tố. Nếu vẫn không hết, thì tôi nhịn đói vài ngày để tẩy độc, thanh lọc cơ thể. Tôi tuyệt đối không dùng bất cứ một viên thuốc trị bệnh nào trong những trường hợp như vậy. Lần ở khoá học nầy, tôi nhịn suốt tuần lễ không ăn chiều, chỉ dùng Quá đường (vì buổi trưa nhiều thức ăn, mình có thể chọn món nào mình thích), một đôi khi tới ngồi ăn sáng để nghe tin tức thông báo từ khoá tu học mà thôi. Hôm Sư Ông vào nhà thương, rồi lại ra thăm đại chúng, tôi thấy Sư Ông vẫn ăn chung như mọi người. Vì Sư Ông quá bình dị, thích hòa đồng với đại chúng nên không đòi hỏi gì cả, sợ phiền hà kẻ khác. Nhưng theo tôi, lẽ ra, trong những trường hợp như vậy, nên có một khẩu phần ăn riêng, tinh khiết hơn, bổ dưỡng hơn, để giúp cho người bệnh không trầm trọng thêm, và có sức để chống lại cơn bệnh. Âu đó cũng là bản chất của người mình: Không mấy chú trọng đến vấn đề ăn uống! Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ lại….

Con xin thành kính đảnh lễ Sư Ông. Nguyện Giác Linh Ôn cao đăng Phật quốc, hồi nhập Ta Bà, tiếp dẫn hậu lai.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật ./.

(*) Điều nầy tôi chỉ ghi lại một kỷ niệm với Ôn Minh Tâm mà thôi, còn phần bình luận đúng, sai, xin chư liệt vị góp ý thêm. Đa tạ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2011(Xem: 5964)
Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, chúa Nguyễn Hoàng lập nghiệp đầu tiên, Hòa thượng đã thác tích hiện thân đại sĩ, nương thuyền từ độ kẻ trong mê. Duyên lành sẵn có, tâm Bồ đề sớm phát, tuổi ấu thơ đã thắm nhuần đạo vị, chùa Hải Đức trưởng dưỡng chí xuất trần. Rồi đến độ tâm hoa khai phát, lúc tuổi thanh xuân, nơi chốn Tổ Tra Am, Hòa thượng quyết chí tu hành, cắt ái từ thân, thế phát bẩm sư với Tổ Viên Thành.
04/04/2011(Xem: 9096)
BBC Giới thiệu Đôi nét về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thích Thích Nhất Hạnh là một thiền sư nổi danh trên thế giới, là một văn nhân, một thi nhân, một học giả, mà cũng là một người đấu tranh cho hòa bình. Bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma thì Thầy là bậc đạo sư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra Thầy còn là tác giả của trên một trăm cuốn sách, trong đó gồm có những "xếp hạng bán chạy nhất“ (bestsellers) như những cuốn Hòa Bình Từng Bước Chân (Peace is Every Step), Phép lạ của sự Tỉnh thức (The Miracle of Mindulness), Chúa nghìn đời, Bụt nghìn đời (Living Buddha Living Christ) và Giận (Anger)
28/03/2011(Xem: 8367)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
25/03/2011(Xem: 7563)
Không biết anh thâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945 anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tiền thân của Gia đình phật tử hiện nay. Anh sáng tác nhạc rất sớm, và cũng giữ trường trai rất sớm. Thập niên 1955 của thế kỷ XX, cộng đồng Phật giáo đã biết và nghe tên anh qua nhiều nhạc phẩm mang đậm tư tưởng Phật giáo. Hiện nay số lượng tác phẩm do anh sáng tác và phổ thơ đã trên 500 bản. Anh và nhạc sĩ Lê Cao Phan là hai cội sen già trong vườn hoa đạo Phật.
25/03/2011(Xem: 7371)
Hòa Thượng Thích Phước Huệ (1875-1963)
25/03/2011(Xem: 7913)
ĐPNN: Là một trong những nhạc sĩ PG đầu tiên được ghi nhận công lao đóng góp cho văn hóa PG trong quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo của cố HT.Thích Thiện Hoa, NS Hằng Vang từng đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác Phật nhạc do GHPGVNTN tổ chức, trao giải thưởng ngày 25-2-1965 tại nhà hát lớn Sài Gòn. Các trung tâm văn hóa PG trong và ngoài nước đã xuất bản hơn 20 album của NS Hằng Vang theo các hình thức cassettes-CD-VCD ca nhạc, kinh nhạc và 20 album cassettes-video-CD-VCD-DVD cũng như 8 tuyển tập ca nhạc đứng chung với nhiều tác giả khác.
24/03/2011(Xem: 7018)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
21/03/2011(Xem: 5639)
Tôi đã sống với một con người với tất cả ý nghĩa của Người trong một thời gian tương đối dài giữa một giai kỳ buồn vui pha trộn. Có thể nói Gs Phạm Công Thiện là người có một cách sống giản dị, không kiểu cách, cầu kỳ, ngược lại rất khiêm cung và nhẫn nại, nhẫn nại ngay cả trong hoàn cảnh rất khó nhẫn.
17/03/2011(Xem: 5743)
Hòa Thượng thế danh là Phạm Kim Huệ, sinh năm Giáp Tuất, ngày 02-4-1934 tại làng Cẩm Phô, quận Điện Bàn (nay là thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Thân phụ của Hòa Thượng là Cụ Ông Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Di pháp danh Như Kim, đều làm nghề Đông y. Hòa Thượng là con thứ sáu trong gia đình gồm sáu anh chị em. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, thâm tín Phật giáo, nên lúc tám tuổi Ngài được gia đình cho vào chùa học đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]