Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cội tùng ngã bóng

16/08/201310:35(Xem: 9884)
Cội tùng ngã bóng

DetuTangThong_ThichHuyenQuangChốn Tòng Lâm Phật Giáo VN vừa chứng kiến cảnh trạng bi thiết vì một cội tùng cửu thập tuế đã ngã bóng về Tây : Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN, nhập niết bàn !

Một vị cao tăng nhập niết bàn, tất không phải là điều bi lụy, bởi rằng Ngài là bậc đến có nơi, về có chốn, đến thế gian vì nguyện lực từ bi cứu tế, không vì nghiệp lực chuyển sinh. Nhưng, bi thiết là cảm trạng của nhân sinh trong cõi vô thường, nhìn có không qua hình tướng sinh diệt. Âu đó cũng là lẽ thường, lẽ thường trong cõi mộng !

Suốt trên 60 năm qua, trong vận hành hưng suy của Phật Giáo Việt Nam, hình bóng Ngài luôn luôn ánh hiện. Từ phong trào chấn hưng của Phật Giáo VN trước và sau thập niên 40, rồi cuộc chiến chống Pháp trước hiệp định Genève 1954 đến cuộc vận động bình đẳng tôn giáo dưới chế độ đệ nhất Cộng Hòa; từ ngày thành lập GHPGVNTN đầu năm 1964 đến cuộc vận động cho nền hòa bình đích thực của dân tộc trước năm 1975, và cuộc vận động để bảo vệ truyền thống 2000 năm Phật Giáo VN, trong đó có sự phục hoạt GHPGVNTN dưới chế độ cộng sản trên ba thập niên qua, lúc nào Ngài cũng có mặt.

Trong tâm thức của người viết vẫn còn hình ảnh không bao giờ phai nhạt, vì đó là lần đầu tiên được phước duyên nhìn thấy Ngài bằng xương bằng thịt, trong Đại Giới Đàn Phước Huệ Hải Đức Nha Trang năm 1973 tại Chùa Long Sơn, Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa. Lần đó, vào một buổi tối, đang đứng trước Chánh Điện Chùa Long Sơn, chợt nghe có tiếng nói với nhau giữa những người đang đứng gần rằng, Thượng Tọa Thích Huyền Quang và Thượng Tọa Thích Thiện Minh đang từ ngoài cổng Tam Quan đi vào. Đã nghe oai đức hai Ngài từ lâu, cho nên khi nghe như vậy, người viết vội vã đi ra trước. Đứng môt bên sân Chùa, nhìn thật kỹ hình ảnh hai vị Thượng Tọa đang khoan thai vừa đi vừa trò chuyện hướng vào Chánh Điện. Cả hai đều mặc áo hậu vàng. Một vị cao lớn đeo kính màu và chống gậy, một vị thấp hơn bước từng bước thong thả đi vào. Vị cao lớn đeo kính màu và chống gậy là Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh còn vị kia chính là Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang vừa thị tịch...

Nói đến Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, người viết nghĩ đến mấy đức tính ưu việt đã làm cho Ngài trở thành một vị cao tăng thạc đức trong chốn thiền môn, một nhà lãnh đạo tài đức vẹn toàn của Giáo Hội, một vị tăng sĩ dung dị nhưng khí tiết cao vời xả thân phục vụ cho đạo pháp, một người dân Việt tận hiến đời mình cho dân tộc.

Phật Giáo Việt Nam nói chung và GHPGVNTN nói riêng sau ngày thành lập vào đầu năm 1964, đã thật sự bước vào một khúc quanh mới trong lịch sử không những của Phật Giáo mà còn của cả dân tộc. Khúc quanh ấy đánh dấu sự dấn thân sâu xa và tích cực hơn bao giờ hết, ít nhất là khoảng 100 năm trở lại đây, của Phật Giáo Việt Nam trong công cuộc hoằng dương chánh pháp cứu khổ nhân sinh. Động lực cho sự dấn thân đó chính là các nhà lãnh đạo Phật Giáo, mà trong đó Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang...

Chiêm nghiệm bài học của quá khứ và nhìn về tương lai của Phật Giáo và dân tộc như vậy, Cố Đại Lão Hòa Thượng trong vai trò Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo, suốt từ 1964 đến 1974, đã không ngừng đóng góp tích cực và hữu hiệu trong công cuộc xây dựng và phát triển Phật Giáo cũng như đất nước. Trong bối cảnh nhiễu nhương của thời cuộc bấy giờ, Ngài đã cùng với Hội Đồng Lưỡng Viện lèo lái con thuyền Giáo Hội vượt lên trên mọi chi phối và tác động một chiều từ các thế lực chính trị bên ngoài cũng như sự dao động bên trong Giáo Hội, dù mặt hình thức là một cơ cấu tổ chức mang sắc thái xã hội thế sự, nhưng bên trong đích thị là một tập thể những người con Phật lấy chí nguyện "thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh" làm tiêu đích. Điều đó có nghĩa là Giáo Hội dù làm bất cứ công tác Phật sự nào cũng không thể đi ra ngoài bản nguyện tự giác và giác tha, lấy việc hoằng dương chánh pháp, cứu độ nhân sinh làm phương tiện. Hạnh nguyện đã như vậy thì Giáo Hội không thể để cho mình bị rơi vào vòng hệ lụy của tâm phân biệt, thế đối kháng của nhị nguyên phàm tình. Giáo Hội phải đứng trên tất cả, mọi thế lực thế gian. Đó chính là con đường trung đạo mà đức Phật đã thể hiện trong cuộc đời giáo hóa của Ngài...

"Phật tử nên theo đảng phái và đường lối chính trị nào ? Phật tử không có óc phe phái, không làm chính trị phe phái, và biết vượt lên trên phe phái để phụng sự đất nước. Phe phái được nhận định như những phương tiện thực hiện một đường lối chính trị, nhưng lắm khi các phe phái chống đối nhau thanh toán nhau chỉ vì quyền bính. Phật tử đứng ngoài phe phái, khuyến khích sự thi đua của các phe phái trong mục đích phụng sự dân tộc."(Chương 6, Đạo Phật áp dụng...)

Nguyên tắc ấy là phương thức hành xử mà chư tiền bối, lịch đại tổ sư, các vị lãnh đạo Phật Giáo trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam đã ứng dụng. Cố Đại Lão Hòa Thượng cũng theo phương thức truyền thống ấy mà ứng xử trong vai trò lãnh đạo GHPGVNTN.

Phật Giáo tự thân không là thế lực đối đầu hay chống lại bất cứ thế lực chính trị nào. Nhưng các chế độ chính trị cầm quyền đã luôn luôn xem Phật Giáo là thế lực chính trị khác uy hiếp quyền lực lãnh đạo đất nước của họ, nên đã không ngừng đánh phá thậm chí tiêu diệt Phật Giáo. Đó chính là sai lầm lớn nhất của các chế độ chính trị cầm quyền tại VN trong suốt 50 năm nay...

Bằng trí tuệ sáng suốt và từ bi bao dung để làm Phật sự, Ngài quả thật đã vượt trên những cục bộ nhỏ bé của tiểu ngã phàm tình. Khởi đi từ đó, Ngài đã dũng mãnh quán xét một cách khách quan và mở rộng lòng để lắng nghe mọi ý kiến xây dựng từ tăng, ni và phật tử muốn góp phần phát triển tổ chức Giáo Hội mà Ngài đang đóng vai trò lãnh đạo. Qua đó cho thấy phẩm đức lãnh đạo cao sâu của Ngài đến mức nào. Ngài viết trong "Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày", ở Chương thứ 5, như sau :

"Ta nên tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Giáo Hội và đường lối của Giáo Hội để ủng hộ và để góp ý. Nếu ta nhận thấy Giáo Hội không đi con đường mà ta mong ước, ta nên tự do nói lên ý nghĩ của ta và tìm cách ảnh hưởng tới đường hướng của Giáo Hội. Một trong những điểm của đạo Phật là tinh thần tự do: Mọi người Phật tử đều có trách nhiệm, bổn phận và quyền phát biểu và hành động. Bằng cách tham dự vào giáo hội địa phương, và đứng trên cương vị Giáo Hội địa phương, mọi người Phật tử đều có thể ảnh hưởng tới đường lối của Giáo Hội Trung Ương và do đó có thể thay đổi đường lối Giáo Hội Trung Ương. Sở dĩ ta có thể làm được như vậy chính là vì đạo Phật có tinh thần dân chủ và Giáo Hội đã được tổ chức như một cơ cấu dân chủ."

Suốt ba thập niên đối diện thường trực với biết bao áp bức và bách hại cho bản thân cũng như cho tổ chức Giáo Hội mà Ngài là vị lãnh đạo tối cao, nhưng cả thế giới đều chứng kiến một cõi lòng từ bi bao dung vô lượng, trong đó không một chút hận thù, không một niệm sân si, ngay với chế độ đối xử với Ngài như một tù nhân. Khi Phan văn Khải tiếp kiến Ngài tại văn phòng Thủ tướng ở Hà Nội vào ngày 2 tháng 4 năm 2003, Ngài vẫn an nhiên tự tại, đem tâm hỷ xả mà ứng xử. Rồi sau đó, Ngài thực hiện chuyến trở về thăm viếng tăng, ni và phật tử khắp nơi từ Bắc vào Nam với một tấm lòng chân thật, trong sáng, cởi mở và thiết tha xây dựng vì tiền đồ của Phật Giáo Việt Nam. Rất tiếc, người ta đã không nhìn thấy được chí nguyện quảng đại của bậc bồ tát !

Với cõi lòng an tịnh, dù đang ở trong nhà tù, Ngài vẫn tinh cần đọc tụng Tam Tạng Kinh Điển trong suốt mười mấy năm trời để thâm nhập và chiêm nghiệm tất cả tinh ba của giáo pháp Phật Đà. Cũng chính trong thời gian bị cấm cố tại Quảng Ngãi, Ngài đã soạn bộ "Pháp Sự Khoa Nghi" dành cho các thời khóa nghi lễ trong thiền môn. Qua bộ "Pháp Sự Khoa Nghi" này chúng ta mới thấy được sự thâm sâu, uyên bác của kiến văn và nét tài hoa điêu luyện về văn học ở nơi Ngài. Đặc biệt, trong phần Nhơn Duyên Thành Tựu xưng tán công hạnh chư tổ và chư vị cao tăng Phật Giáo Việt Nam xưa và nay, Ngài đã để lại những áng văn thấm đượm thiền vị thanh cao. Xin đơn cử một trường hợp cụ thể về các bài vịnh khai diên và xưng tụng mà Ngài đã sáng tác để truy tán Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Phúc Hộ, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Luật Viện Tăng Thống GHPGVNTN, phương trượng tổ đình Từ Quang, Đá Trắng, Phú Yên. Trong đó có đoạn như sau :

"Trông về Đá Trắng thấy mây bay,

Nhớ Tổ Diệu Nghiêm mở chốn này

Đuốc tuệ bập bùng bao thế kỷ,

Đèn thiền le lói suốt xưa nay.

Bảy đời tâm ấn nhơn gian biết

Một mảnh y truyền thiên hạ hay

Cội vững, cành xanh, hoa kết trái

Từ Quang muôn thuở rạng danh Thầy.

Nhớ lại năm nào cũng độ này

Tôn sư quảy dép trở về Tây.

Rồi từ đó :

Ba đường tăm tối thôi qua lại,

Sáu cõi trầm luân hết đó đây.

Đá Trắng cúi đầu ghi đức Tổ,

Cây xanh rủ bóng nhớ ơn Thầy

Từ Quang phương trượng xin minh chứng

Đốt nén hương lòng gửi gió mây.

Cung duy : Phú Yên, sắc tứ Từ Quang tự, Phúc Hộ Đại lão Hòa thượng giác linh tác đại chứng minh !"...

Lãnh đạo Giáo Hội là phương tiện quyền xảo, thuận theo thế tục đế để cảm hóa nhân sinh. Nhưng cốt cách của bậc Tăng Bảo là đạo lực sâu dày qua thân chứng. Từ đạo lực thân chứng ấy mà tùy duyên ứng hiện để hóa độ tha nhân. Bởi vậy, bậc đại sĩ đến thế gian làm Phật sự như đóa sen sanh trong chốn ao tù bùn lầy xú uế mà vẫn tỏa ngát hương thơm giới định tuệ. Phật đạo khác thế gian đạo là ở chỗ này, mà cao siêu vi diệu cũng ở nơi đây. Dù là thời Phật hay thời cách Phật mấy ngàn năm, cốt cách đó vẫn không hề biến dạng, nếu biến dạng là Phật Pháp tức thì suy vi. Đừng nói mỗi thời mỗi khác, cứ theo thời mà tùy thích đổi thay. Nhưng, đừng quên rằng cốt lõi giác ngộ và giải thoát vốn không hai, từ Phật Oai Âm Vương cho đến muôn vạn tỉ kiếp đương lai. Vì thế cho nên, lúc đức Phật Thích ca tuyên xướng Pháp nhất thừa nơi hội Pháp Hoa, đức Đa Bảo Như Lai đã thị hiện để tác chứng.

Tăng, Ni, Phật tử 10 phương kính ngưỡng Ngài, không phải vì quyền cao chức trọng mà vì đạo lực siêu quần, cốt cách xuất trần thượng sĩ. Trên thế gian, nếu bảo ngôi cao là chí thượng thì còn ai sánh bằng Thánh đế Chuyển Luân Vương. Nhưng, nếu phải chọn thì Thái Tử Sĩ Đạt Đa đã chọn làm 1 sa môn dòng họ Thích. Có gì cao sang quyền quý trong hình tướng một vị sa môn ba y, một bình bát khất thực từng nhà, đêm ngủ gốc cây, ngày du hóa khắp nơi, không phân biệt giàu hèn sang trọng ! Kẻ trọng danh lợi quyền tước và những nhà chính trị thế gian chắc không lấy gì hứng thú với nếp sống của bậc sa môn như vậy. Nhưng có cái mà người thế gian dù địa vị cao tột đến đâu cũng không thể làm được hơn vị sa môn. Đó là thay đổi tận gốc rễ của từng cá nhân và cộng đồng xã hội bằng cuộc cách mệnh tâm linh vô tiền khoáng hậu. Cuộc cách mệnh tâm linh ấy khởi đi và kết thúc ở một điểm nhỏ không gì nhỏ bằng tâm.

Ngót chín mươi năm thị hiện giữa đời, mà gần hết khoảng thời gian đó, Ngài đã an trú trong chốn thiền môn. Chỉ cần nghĩ đến hình ảnh của vị lão tăng, sống độc cư trong một ngôi nhà bé nhỏ ở giữa đồng ruộng mênh mông cô quạnh, đêm đêm chong ngọn đèn leo lét ngồi an nhiên đọc Đại Tạng Kinh, làm kệ tán, soạn khoa nghi, cũng đủ để hình dung sức mạnh nguồn tâm phi thường của Ngài. Vóc dáng ấy nếu không là cội tùng sừng sững giữa rừng thiền thì là gì ! Ngài ra đi, cội tùng già không ngã, chỉ là bóng ngã về Tây.

Cúi đầu đảnh lễ Giác Linh Bậc Ân Sư.

Huỳnh Kim Quang khấp bái

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2020(Xem: 7501)
Chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2440 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose được Sư Bà Thích Đàm Lựusáng lập vào năm 1980.Sư Bà người làng Tam Xá, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Việt Nam. Xuất gia từ nhỏ tại chùa Cự Đà. Năm 1951, Sư Bà thọ giới Tỳ kheo Ni tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 1952, Sư Bà học đạo tại chùa Dược Sư, Sài Gòn. Năm 1964, Sư Bà đi du học ở Tây Đức. Năm 1979, Sư Bà đến Hoa Kỳ. Năm 1980, Sư Bà về thành phố San Jose hành đạo và sáng lập chùa Đức Viên. Sau 19 năm tận tuỵ, chăm lo việc đạo việc đời, Sư Bà quy Tây năm 1999. Việc kiến tạo ngôi già lam danh tiếng, trang nghiêm được thế hệ đệ tử tiếp nối.
26/02/2020(Xem: 7362)
Hôm nay là Ngày Mùng Một Tháng Hai âm lịch năm Canh Tý , đã trôi qua 66 năm ngày mà Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang thọ nạn và Vắng Bóng, thời gian trôi mãi không ngừng và vạn vật chuyển biến theo định luật vô thường, con người có hợp tất có ly, có đến rồi sẽ có đi, và có sinh rồi có tử. Sanh Ký Tử Quy thực hiện con đường Hoằng pháp độ sinh với chí nguyện của các đấng Tôn Sư cũng thuận thế vô thường hiện diện ở cuộc đời để hoằng dương Chánh pháp, rồi đến một thời gian lại ra đi giống như cánh nhạn bay qua bầu trời không để lại dấu tích, cũng trong ngày hôm nay, đêm hôm qua tại Việt Nam một bậc Đạo Sư, một bậc tiền bối, Hoà Thượng cũng vừa viên tịch đó là Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Hoà Thượng Trưởng Lão Thích Quãng Độ , Ngài đã thuận thế vô thường và ra đi thọ thế tuổi đời 93 tuổi, 73 Hạ lạp,và cũng trong ngày này Sư Trưởng Minh Đăng Quang, ngài đã ra đi biền biệt 66 năm qua lúc đó Ngài mới 32 tuổi, đến và đi là định luật. Đã gọi là định luật thì không ai thay đổi được hết vì thế gian là vô thườn
16/02/2020(Xem: 7458)
Người xưa thường nói rằng: Nhân sanh thất thập cổ lai hy. Điều nầy có nghĩa là:Đời người 70 tuổi xưa nay hy hữu. Đó là sự thật và đó cũng chỉ là tương đối mà thôi. Bởi lẽ có nhiều người sống thọ đến 80, 90, 100 hay hơn 100 tuổi. Âu đó cũng là do nhân duyên của nhiều kiếp ta vốn đã làm việc trưởng dưỡng lòng từ bi, tôn trọng sự sống của kẻ khác, nên mới được như vậy. Dĩ nhiên là cũng có nhiều người sống chỉ được có 5 năm, mười năm, 20, 30, 40, 50 hay 60 tuổ
11/02/2020(Xem: 8189)
Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Giác Chánh (1947-2020)
05/02/2020(Xem: 6478)
Tôi cố tìm một tựa đề cho đúng với ý nghĩa bài viết này để tán dương hai sự kiện trùng hợp trong một ngày thật trọng đại này ( ngày 16 âm lịch tháng giêng năm Canh Tý nhằm ngày 10 /02/2020 ) thế nhưng cuối cùng chỉ đành hạ bút với 4 chữ "BẤT KHẢ TƯ NGHÌ" như các bạn đã thấy ....Và các bạn có biết hai sự kiện trọng đại gì là gì không ...kính xin được tỏ bày niềm hân hoan nhất để tiết lộ cho các bạn được rõ : Do một nhân duyên được gia nhập vào group Viber " Đại gia đình Quảng Đức " mà tôi đã đọc được Thông báo về Lễ Mừng khánh Tuế Đại thọ Đức Trưởng lão Tăng Giáo Trưởng HT.Thích Huyền Tôn, trụ trì Lăng Nghiêm Bảo Vương Tự tại Melbourne và được biết Ngài đã trụ thế 93 năm, 86 đạo lạp và 72 hạ lạp .....và hiện còn rất sáng suốt so với những người cùng tuổi ngoài đời và trong Đạo.
05/02/2020(Xem: 6394)
Được tin buồn ngày đầu năm mới: Giáo sư, Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai đã từ trần vào ngày 25-1-2020 (nhằm mùng 1 Tết Canh Tý), tại tư gia ở Yardley, Pennsylvania, Hoa Kỳ; hưởng thượng thọ 93 tuổi. Đối với những người thuộc thế hệ Chiến tranh, nhất là giới giáo chức, sinh viên học sinh thành phố Huế... thì thầy Nguyễn Văn Hai là một nhân vật đặc biệt. Đặc biệt vì phong cách đĩnh đạc và lối ứng xử nghiêm cẩn của thầy trong nhiều vị thế và chức vụ quan trọng mà thầy đã được giao phó và đảm nhiệm từ cấp trung học đến đại học như: Hiệu Trưởng Trường Quốc Học, Huế. Giám đốc Nha Học chánh Trung nguyên Trung phần. Phó Viện Trưởng kiêm Khoa Trưởng Đại học Khoa Học, Viện Đại học Huế. Trước 1975, khi còn là sinh viên và sau đó là giáo sư trung học, tôi chỉ được biết thầy Nguyễn Văn Hai qua các kỳ thì và chấm thi vì thầy nổi tiếng là nghiêm khắc và rạch ròi trong sự quản lý về cải cách giáo dục tổ chức thi cử.
19/01/2020(Xem: 9585)
Kính Báo. Trưởng Lão Hoà Thượng đạo hiệu thượng DIỆU hạ TÁNH- Viện chủ Tổ Đình Quốc Ân Huế vừa viên tịch lúc 14:30 ngày hôm nay, 23 tháng 12 năm Kỷ Hợi ( thứ sáu, ngày 17/1/2020). Trụ thế tròn 90 tuổi. - Lễ Nhập Kim Quan: 8h30 ngày 24/12/Kỷ Hợi (thứ bảy, 18/1/2020).
15/01/2020(Xem: 8153)
Mùa Xuân lại về trên xứ Úc, mừng năm mới Canh Tý 2020, Phật lịch 2564, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, chúng tôi xin có lời ân cần thăm hỏi và kính chúc mừng năm mới vô lượng an lạc, vô lượng cát tường đến Chư vị Trưởng Lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Trưởng, Ni Sư, Đại Đức Tăng Ni, quý vị lãnh đạo Tôn giáo, Đoàn thể, Cơ quan, quý Đồng hương, chư Phật tử trong và ngoài Úc Châu.
03/01/2020(Xem: 7912)
Biểu đồ truyền thừa các tông phái Phật giáo từ Ấn Độ đến Việt Nam: Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn Biểu đồ VI.1: Thiền Nhật Bản – Cội nguồn của Phong Trào Ngũ Sơn Thập Sát Biểu đồ VI.2: Thiền Nhật Bản – Việc truyền bá thiền Lâm Tế từ Trung Quốc sang Nhật Biểu đồ VI.3: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế I Biểu đồ VI.4: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế II Biểu đồ VI.5: Thiền Nhật Bản – Các chi phái của Tông Lâm Tế II Biểu đồ VI.6: Thiền Nhật Bản – Lâm Tế Chính Mạch I – Dòng Nam Phố Thiệu Minh Biểu đồ VI.7: Thiền Nhật Bản – Lâm Tế Chính Mạch II – Dòng Bạch Ẩn Biểu đồ VI.8: Thiền Nhật Bản – Đạo Nguyên và Tông Tào Động Biểu đồ VII.1: Thiền tông Việt Nam – Thiền phái Tì-ni-đa Lưu-c
01/01/2020(Xem: 11129)
Toàn thể môn đồ pháp quyến Thiền Tánh Không thành kính cáo bạch: Hoà thượng tôn sư thượng THÔNG hạ TRIỆT, đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 12 giờ 04 phút sáng ngày thứ Sáu 27 tháng 12 năm 2019, (nhằm ngày mùng 2 tháng Chạp năm Kỷ Hợi) tại bệnh viện Memorial Hermann Southwest, Houston Texas, USA. Trụ thế 90 năm - Hạ lạp 45 năm - Lễ nhập kim quan và thọ tang sẽ được cử hành vào lúc 10 giờ sáng, ngày thứ Tư 01-01-2020 (nhằm ngày mùng 7 tháng Chạp, năm Kỷ Hợi) tại nhà quàn Vĩnh Cửu, địa chỉ 2454 S. Dairy Ashford Road, Houston TX 77077.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]