Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Trí Quang và Một Chặng Đường Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam

19/07/201319:20(Xem: 12424)
Hòa Thượng Thích Trí Quang và Một Chặng Đường Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam

thichtriquang_07_282378888


Hòa thượng Thích Trí Quang và một chặng đường lịch sử Phật Giáo Việt Nam

“Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói… ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”


Lời Dẫn


Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.

Trong thời cận và hiện đại, từ đầu thế kỷ 20 đến nay, Phật Giáo Việt Nam cùng với dân tộc bước vào một khúc quanh mới để bắt kịp trào lưu tiến bộ, hiện đại hóa, kỹ nghệ hóa, và toàn cầu hóa của toàn thể nhân loại. Chính trong bối cảnh và nhu cầu thời đại đó, Phật Giáo Việt Nam đã chuyển mình để trở thành cơ cấu tổ chức với các danh xưng Giáo Hội. Giáo Hội là hình thái sinh hoạt mới không còn và cũng không thể mang sắc thái thuần túy khép kín trong thiền môn, trong nội bộ Tăng Già, mà mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều lãnh vực trong cộng đồng xã hội. Đó vừa là đáp ứng đúng nhu cầu thời đại và vai trò của một tôn giáo có bề dày trên hai mươi thế kỷ trong lòng dân tộc, vừa là thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của truyền thống tâm linh lâu đời của chính Phật Giáo Việt Nam, cũng như bao nhiêu nghịch cảnh và chướng duyên từ bên trong lẫn bên ngoài.

Chính vì nghịch cảnh và chướng duyên, không ít bậc lãnh đạo của Phật Giáo Việt Nam, dù muốn hay không, đã bị cơn lốc thị phi va chạm. Một trong những vị lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam bị nhiều thị phi nhất là Hòa Thượng Thích Trí Quang. Chỉ một mình Hòa Thượng Thích Trí Quang mà từ mấy thập niên qua thiên hạ đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để dệt nên vô số bài viết, nghiên cứu, biên khảo, sách báo với đủ mọi sắc thái khen, chê. Thậm chí gần đây còn có cả những âm mưu lợi dụng chuyện về Hòa Thượng Thích Trí Quang để ngụy tạo, bóp méo, và xuyên tạc lịch sử với ý đồ bôi nhọ Phật Giáo Việt Nam. Nhận thức được nguy cơ này, Hòa Thượng Thích Trí Quang, dù không muốn, đã phải viết tự truyện để soi sáng sự thật lịch sử.

Người viết nhân đọc “Tự Truyện” của Hòa Thượng Thích Trí Quang nên có cảm khái viết đôi điều suy nghĩ về Hòa Thượng và một chặng đường lịch sử Phật Giáo Việt Nam.

“Tự Truyện” được Hòa Thượng Thích Trí Quang cho in trong nước vào khoảng thời gian gần cuối năm 2011, dày 220 trang, khổ nhỏ hơn khổ sách bình thường một chút, bìa trắng đen, không có hình ảnh. Điểm đặc biệt của “Tự Truyện” là Hòa Thượng Thích Trí Quang đã kể lại nhiều điều liên quan tới bản thân của ngài, tới lịch sử đất nước và Phật Giáo Việt Nam mà lâu nay chưa ai nói tới. Bài viết này xin tập trung nói đến những điểm đặc biệt mới này.

I- Biết Mình, Biết Người

Từ năm 1940 đến 1944, tức là khoảng thời gian cuộc chiến tranh Việt Pháp do Việt Minh khởi xướng mới bắt đầu, khi nhận định về thế cuộc thời đó, Hòa Thượng Thích Trí Quang đã viết trong Tự Truyện rằng, “Tôi khẳng định vị trí ‘Tăng sĩ Phật giáo’ của tôi. Nhưng tôi suy nghĩ sự đô hộ của người Pháp.” Rồi Hòa Thượng viết tiếp khi đọc “bản tường trình sự cần thiết thành lập Mặt trận Việt minh của Trường Chinh, nội dung nói rõ quan điểm ‘giải phóng dân tộc’ làm tôi chú ý. Tôi thừa hiểu giải phóng dân tộc rồi không phải ngưng ở đó.”

Đoạn trích trên cho thấy 3 điểm đáng chú ý:

1- Hòa Thượng Thích Trí Quang biết rõ và khẳng định mình là ai, đó là một Tăng sĩ Phật Giáo. Biết và khẳng định vị thế Tăng Sĩ Phật Giáo đồng nghĩa với sự khẳng định lý tưởng tu hành giác ngộ và giải thoát cũng như sứ mệnh truyền thừa nhiệm vụ hoằng dương Phật Pháp của đức Phật và Thầy Tổ. Biết rõ như vậy thì sẽ không thể nào đi lạc hướng.

2- Hòa Thượng Thích Trí Quang nhận thức rõ về hiểm họa xâm lược của thực dân Pháp và nguy cơ mất nước nên đã không ngần ngại tham gia kháng chiến chống Pháp. Đó là trách vụ thiêng liêng của người công dân nước Việt trước cơn nguy biến của sơn hà xã tắc. Chê trách việc làm đó là đồng nghĩa với phủ nhận bổn phận của người dân khi đất nước lâm nguy.

3- Hòa Thượng Thích Trí Quang biết rõ phong trào Việt Minh sẽ không dừng lại ở chỗ ‘giải phóng dân tộc’ mà còn đi xa hơn. Điều Hòa Thượng không nói ra trong Tự Truyện chính là sự lộ diện nguyên hình của Đảng Cộng Sản Việt Nam với việc thực thi chủ nghĩa Cộng Sản của họ tại Việt Nam sau đó. Biết rõ như vậy cho nên, Hòa Thượng đã bỏ kháng chiến mà về lại Chùa tiếp tục sứ mệnh của người Tăng Sĩ Phật Giáo.

Trước ngày 1 tháng 11 năm 1963, tức trước cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, lúc còn tị nạn trong Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, Hòa Thượng Thích Trí Quang đã đoán trước là thế nào cũng có đảo chánh. Điểm đáng lưu ý là khi nghĩ tới chuyện đảo chánh thì Hòa Thượng viết trong Tự Truyện rằng, “… khi đoán chắc sẽ có đảo chánh, tôi lại lo như tình trạng Hàn Quốc: Lý thừa Vãn đổ rồi, đảo chánh hoài. Như thế thì làm được cái gì. Ông Diệm bị đảo chánh rồi, tôi cáo từ ra về, người Mỹ nói, nếu có thể, tôi nên góp ý kiến với chế độ mới, tôi nói, nhưng không nên đảo chánh nữa. Người Mỹ không nói gì hết.”

Trích đoạn trên cho thấy Hòa Thượng Thích Trí Quang không tán đồng việc đảo chánh để rồi đưa đất nước vào những cơn biến động, những cuộc đảo chánh liên tiếp gây khủng hoảng và làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc để xây dựng và phát triển quốc gia.

II- Lập Trường Đấu Tranh

Như vậy có nghĩa là bản thân Hòa Thượng nói riêng và Phật Giáo nói chung không chủ trương đảo chánh lật đổ chế độ nhà Ngô. Điểu này đã được viết rõ trong Tự Truyện. Trong Tự Truyện kể rằng Bác sĩ Lê Khắc Quyến được ông Diệm mời gặp taị Sài Gòn. Trước khi đi Sài Gòn, BS Quyến đến gặp Hòa Thượng Thích Trí Quang để hỏi xem Hòa Thượng có muốn nói gì với Tổng Thống Diệm không. Hòa Thượng Thích Trí Quang nói với BS Quyến rằng, “Ông hỏi tôi muốn ông nói gì, tôi nói, xin nói rất thật thâm tâm của tôi. Tôi không mưu đồ gì cả, chỉ phản ứng vì hết mức chịu đựng sự xúc phạm quá đáng đến đức Phật và Pg của tôi, mà thôi. Vấn đề như vậy quá dễ giải quyêt cho Tổng thống chứ không thương tổn gì.”

Một chỗ khác trong Tự Truyện, Hòa Thương Thích Trí Quang viết lại 5 nguyện vọng của Phật Giáo trong vụ tranh đấu 1963 đã được hoạch định ngay từ lúc đầu. Trong 5 nguyện vọng đó nói rằng, “Một, Pg tự giới hạn, chỉ phản đối chính sách ngược đãi Pg của chính phủ. Pg không bước qua những địa hạt khác, nhất là địa hạt quyền chức chính quyền. Hai, tuyệt đối sử dụng phương cách ‘bất bạo động.’ Ba, Pg không mưu độc tôn, không cầu đặc tôn, nên không thấy ai, kể cả Tcg, là đối nghịch. Bốn, Pg không mưu hại ai, không thiên ai để hại ai. Nếu thất bại, Pg coi là sự thất bại của chân lý trước bạo lực, không phải thất bại như bạo lực kém bạo lực. Năm, sau hết, nhưng quan trọng nhất, là Pg thỉnh cầu các bậc lãnh đạo 2 thực thể đối trận, đừng khai thác gì về cuộc vận động của Pg. Vì làm như vậy thì đối phương quý vị lấy cớ để hại Pg mà thôi.”

Hai trích đoạn trên nêu bật một số điểm đáng chú ý sau đây:

1- Cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm 1963 là vì không “chịu đựng sự xúc phạm quá đáng đến đức Phật và Phật giáo” của chính quyền nhà Ngô qua việc cấm treo cờ Phật Giáo trong các Chùa, các cơ sở Phật Giáo, việc thủ tiêu, bắn giết, bỏ tù và trù dập hàng ngũ Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử trên khắp miền Nam từ năm 1951, như Tự Truyện ghi rằng, “Năm ngoái, 2495 (1951), khi vào họp Đại hội, hòa thượng Tâm châu có đưa cho tôi 2 tài liệu bằng hình ảnh. Tài liệu 1 là thư tuyệt mệnh của 1 gia đình nếu tôi nhớ không lầm là 7 người, đau lòng vì tín ngưỡng của mình bị kỳ thị, và gia đình mình bị bức tử. Tài liệu 2 là 3 ngôi chùa mái cổ có mặt nhật bị đập, và thay vào là hình chữ thập. Các vị ni sư bị mặc áo mão bà sơ.” Đó là cuộc vận động đòi quyền bình đẳng tôn giáo.

2- Cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm 1963 ngay từ đầu phía Phật Giáo đã khẳng định là bất bạo động, có nghĩa là không sử dụng đến phương thức bạo động để đòi quyền bình đẳng tôn giáo. Trong bối cảnh khi mà Liên Hiệp Quốc đã công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, thì vấn đề tôn trọng quyền bình đẳng tôn giáo, tôn trọng quyền làm người là quyền lợi tất yếu của người dân và bổn phận phải có của các thể chế chính quyền. Chính vì vậy, Hòa Thượng Thích Trí Quang kể trong Tự Truyện: “Bắt đầu việc gửi điệp văn đến LHQ, mật và gấp. Nội dung tôi nói Nam Việt nam “vi phạm nhân quyền.” Sự vi phạm ấy gồm có xúc phạm Phật đản 2507, triệt cờ Pg Thế giới, khủng bố trắng Phật tử bất bạo động bằng chiến xa. Thỉnh cầu ngài Tổng thư ký LHQ tra xét và bảo vệ “hiến chương nhân quyền.”

3- Cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm 1963 không có mưu đồ lấn sang địa hạt quyền chức chính quyền, không mưu đồ độc tôn tôn giáo, hay chống Thiên Chúa Giáo. Khẳng định ngay từ đầu như thế cho nên, Phật Giáo nói chung và bản thân Hòa Thượng Thích Trí Quang nói riêng không hề có ý đồ chen lấn vào các vấn đề chính trị thế quyền. Và cũng vì vậy mà các thế lực chính trị với quyền lợi cá nhân, gia đình, đảng phái, chủ nghĩa, hay tôn giáo riêng đã xem Phật Giáo là thế lực cần phải triệt hạ. Nhưng xác định thế đứng vượt lên trên đảng phái, khuynh hướng chính trị và chủ nghĩa là đúng với con đường dẫn đạo tâm linh cho con người trong mục đích giác ngộ vô minh và giải thoát mọi khổ đau của đạo Phật. Cũng chính ở vị thế vượt lên trên đó, đạo Phật đã đi sâu vào lòng người, sống trong trí tuệ và tình thương của nhân loại, để có thể tồn tại và phát triển ở mọi quốc gia, mọi thời đại. Nếu Phật Giáo chọn đứng chung hàng ngũ với các thể chế chính trị, các chế độ chính quyền, hay các chủ nghĩa thế tục thì đã có lúc bị buộc phải trở thành thế lực chống lại dân tộc và làm hại cho quốc gia xã tắc.

4- Nguyện vọng thứ 5 của Phật Giáo là điểm quan trọng nhất vì nó cho thấy viễn kiến chính xác của những nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam ngay từ lúc bắt đầu công cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng tôn giáo và nhân quyền. Nguyện vọng đó: “là Pg thỉnh cầu các bậc lãnh đạo 2 thực thể đối trận, đừng khai thác gì về cuộc vận động của Pg. Vì làm như vậy thì đối phương quý vị lấy cớ để hại Pg mà thôi.” Quả thật không sai. Cuộc vận động cho quyền bình đẳng tôn giáo của Phật Giáo đã bị các thế lực chính quyền ở 2 miền Nam Bắc lợi dụng để gây tại hại không lường cho Phật Giáo Việt Nam mà mãi đến ngày nay, sau gần 50 năm, vẫn còn những di chứng đáng sợ. Chế độ Quốc Gia ở Miền Nam thì chụp mũ Phật Giáo là Cộng Sản, trong khi chế độ Cộng Sản ở Miền Bắc thì kết án Phật Giáo là CIA, là “tay sai của Mỹ Ngụy,” là “Phật Giáo phản động,” v.v…

III- Theo Ai?

Vậy đâu là sự thật? Hòa Thượng Thích Trí Quang là người của CIA, là người quốc gia chống Cộng Sản, hay là người của Cộng Sản chống Mỹ, chống Quốc Gia?

Trong tác phẩm “Only Religions Count in Vietnam: Thich Tri Quang and the Vietnam War,” (Chỉ Có Tôn Giáo Là Đáng Kể Tại Việt Nam: Thích Trí Quang và Chiến Tranh Việt Nam) của Giáo sư Trường Cao Đẳng Tư Williams College ở Tiểu Bang Massachusetts, Hoa Kỳ, và là nhà nghiên cứu chuyên về Phật Giáo Việt Nam và nhân vật Thích Trí Quang là James McAllister, được Nhà Xuất Bản Modern Asian Studies ấn hành năm 2007, bản dịch Việt do Trần Ngọc Cư thực hiện.Trong đó tác giả James McAllister sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu từ các nguồn khác nhau gồm cả tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra khẳng định rằng, “Tuy nhiên, như chính Moyar cũng nhìn nhận, các quan chức của chính phủ Mỹ, những người có đủ mọi lý do tự lợi (self-interested) để kết luận Trí Quang là Cộng sản, lại trước sau như một đã bác bỏ cách đánh giá này. Như các nhà phân tích của CIA đã kết luận tháng Chín 1964: “Không một ai trong số nhiều người Việt thù ghét Trí Quang, những kẻ chỉ chờ cơ hội để bôi nhọ ông, hay thậm chí những kẻ hoài nghi về động lực chính trị của ông, có thể đưa ra bằng chứng vững chắc về bất cứ liên kết nào hiện có giữa ông và Cộng sản”.”

Hòa Thượng Thích Trí Quang viết trong Tự Truyện rằng, “Nhưng rồi tôi chữa lửa mà bị cho là đốt nhà. Bao nhiêu chuyện xảy ra, ở Huế cũng như ở Sàigòn, do các ông Tướng ai cũng thấy mình có thể làm nên chuyện. Quần chúng Pg bị cuốn hút là vì cái tính “giữa đường thấy chuyện bất bình mà tha,” nên bị lợi dụng có khi thật phiền.” Hay ở một đoạn khác Hòa Thượng viết: “Bằng cái gọi là Quốc hội lập hiến, tôi mong quần chúng có cơ cấu sinh hoạt chính trị, Pg có thể rút mình ra.” Một đoạn khác Hòa Thượng viết rằng, “Nhưng thực sự có 3 bên không muốn tôi sống. Họ muốn Pg không còn là mối bận tâm cho họ nữa.” Trong đoạn cuối của Tự Truyện, Hòa Thượng Thích Trí Quang viết rằng, “Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không,’ không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay như sự tự truyện này, vì không thể không có nên phải viết và phải in, mà thôi. ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”

Trong các đoạn trích dẫn trên, xin lưu ý ở một chỗ Hòa Thượng Thích Trí Quang nói rằng “Nhưng thực sự có 3 bên không muốn tôi sống. Họ muốn Pg không còn là mối bận tâm cho họ nữa.” Ba bên là ai thì chắc người đọc có quan tâm đến tình hình Việt Nam thời bấy giờ đều biết rõ, đó là Mỹ, Chính Quyền Miền Nam và Cộng Sản. Như vậy thì làm sao Hòa Thượng Thích Trí Quang lại là người đi theo một trong 3 bên đó. Không đi theo bên nào cho nên phải gánh chịu thảm nạn là bị cả ba bên chống phá và kết án.

Những ai không liễu ngộ, không thực hành Phật Pháp đúng mức, không thấu triệt giáo nghĩa “Không” của nhà Phật thì sẽ không làm sao hiểu được điều Hòa Thượng Thích Trí Quang viết trong câu cuối của trích đoạn trên, rằng, “’Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”

Tại sao, Phật cho cái “Không” mà Hòa Thượng lại tâm đắc như được điều gì quý giá nhất trong đời?

Cứu cánh của một người tu sĩ Phật Giáo hay một người con Phật không phải là đạt được điều gì đó về danh vọng, về quyền hành, về chức tước, về phẩm vị, về đẳng cấp, về của cải vật chất, mà đích thực và tối thượng là có thể buông xả mọi việc, mọi thứ, mọi điều, không nắm bắt, không chấp trước, không bị buộc trói bởi bất cứ điều gì trên thế gian này. Đó là sự giác ngộ tận cùng bản chất “vô sở đắc,” hay “thật tánh không” của tất cả các pháp và giải thoát mọi phiền não và triền phược.

Với sự thực chứng như thế thì không một thế lực chính trị nào, không một thể chế chính quyền nào, không một chủ nghĩa nào đáng để cho người con Phật đúng nghĩa nói chung và Hòa Thượng Thích Trí Quang nói riêng để tâm tới, chứ đừng nói là bị trói buộc vào. Trong ý nghĩa đó, Hòa Thượng Thích Trí Quang chỉ đơn giản là một tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam. Nhưng vì sinh ra trong một hoàn cảnh đất nước ngửa nghiêng, dân tộc bị vùi dập bởi các thế lực chính trị, Phật Giáo bị kỳ thị, bị bách hại, cho nên Hòa Thượng Thích Trí Quang và các vị lãnh đạo Phật Giáo phải ra tay lèo lái con thuyền đạo pháp để vượt qua cơn bão táp pháp nạn và quốc nạn.

Như thế đã quá rõ là Hòa Thượng Thích Trí Quang và những nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam chỉ theo Phật.



HT_Thich_Tri_Quang

IV- Ước Nguyện Bình Sinh Và Nỗi Oan Khó Nói

Dù là nhà lãnh đạo Phật Giáo có thẩm quyền quyết định cao nhất, nhưng không phải việc gì Hòa Thượng Thích Trí Quang cũng có thể kiểm soát hết. Như Hòa Thượng đã viết trong Tự Truyện đã được trích ở trên rằng, “Nhưng rồi tôi chữa lửa mà bị cho là đốt nhà. Bao nhiêu chuyện xảy ra, ở Huế cũng như ở Sàigòn, do các ông Tướng ai cũng thấy mình có thể làm nên chuyện. Quần chúng Pg bị cuốn hút là vì cái tính “giữa đường thấy chuyện bất bình mà tha,” nên bị lợi dụng có khi thật phiền.”

Điều phiền nhất mà Hòa Thượng ghi trong Tự Truyện là chuyện về việc đem bàn thờ Phật ra đường trong biến cố xảy ra tại miền Trung năm 1966. Hòa Thượng kể rằng, “Một đoàn chiến xa và thiết giáp khá hùng hậu, được điều động từ Quảng trị vào Huế. Khi sắp qua cầu An hòa, viên sĩ quan chỉ huy ra lịnh ngừng lại để anh đi thám sát đã. Anh đến chùa của khuôn hội Pg Phú thạnh, miệng hét, tay làm, hối thúc Phật tử khuôn hội, có anh phụ lực, khiêng bàn Phật ra đặt giữa đường, lại thúc hối tư gia Phật tử làm theo. Viên sĩ quan quay lại, báo cáo đường bị cản trở. Rồi đợi lịnh. Nhưng bàn Phật được đưa ra càng nhiều. Khuôn hội Phú thạnh đã chạy vào Diệu đế thông báo cho tôi và hỏi ý kiến. Tôi hỏi Ôông (Ôn) Thiện siêu đang có mặt. Ôông nói, ‘thụ động chứ biết làm sao.’ Thực tế tôi cũng không thể bảo ngưng được nữa. Bàn Phật đã có sau trong thành phố rồi. Chưa bao giờ, mà bây giờ, tôi phải xúc phạm sự tôn nghiêm đến mức này!”

Đó là điều tất yếu phải xảy ra cho mọi phong trào quần chúng. Khi một phong trào đã phổ biến ra quần chúng thì không một nhà lãnh đạo quân sự, chính trị, xã hội, hay tôn giáo nào có đủ sức để kiềm chế, hay kiểm soát hết mọi tình hình. Cũng chính ở nhược điểm này mà Phật Giáo Việt Nam đã không ngừng bị lợi dụng, bị chụp mũ, và bị kết án.

Nhưng, như thế, trong cõi tận cùng của con người Hòa Thượng Thích Trí Quang, đâu là ước nguyện bình sinh của ngài?

Hòa Thượng Thích Trí Quang viết trong phần đầu của Tự Truyện rằng, “Dầu chưa phải lúc, ở đây vẫn nên nói rõ về sự biên dịch kinh sách Phật giáo của tôi. Vì điều này mới đích thực là thị hiếu và chí hướng bình sinh của đời tôi, là lòng mong ước của mẹ tôi. Nên, dầu cơ hội có chùa lớn và đệ tử nhiều, tôi có không ít, nhưng tôi khước từ không đắn đo. Chỉ tạm trú hết Từ đàm thì Ấn quang, thì Gìa lam, ở đâu, đầu óc tôi chỉ nghĩ đến, ngay trong lúc ăn, phải dịch chữ này, câu kia, đoạn nọ, sao cho đúng ý và nghe được. Tôi không dạy học, vì không thích bằng sự biên dịch. Khởi sự hơn 1 năm trước ngày tốt nghiệp, tôi đã chuẩn bị đầy đủ để biên tập “Từ điển Phật học” và biên dịch “Đại tạng kinh.” Nhưng công việc lúc đó, công việc góp sức “Vận động thống nhất Phật giáo VN” khiến tôi xếp cất lại chí nguyện của mình.”

Vận động thống nhất Phật Giáo Việt Nam mà Hòa Thượng nói đến là vận động thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam vào năm 1951 và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào năm 1964.

Kết Luận

Ngày xưa, đức Phật thừa biết Ngài có thể làm Chuyển Luân Thánh Vương để dùng vương đạo mà an bang tế thế. Nhưng, Ngài đã không làm? Vì sao? Vì Ngài biết rõ hơn ai hết rằng cái khổ sanh, già, bệnh, chết và muôn vàn phiền não sân si khác mà chúng sinh trong vô lượng kiếp, ở mười phương thế giới phải gánh chịu không thể nào được chữa trị tận gốc bởi Chuyển Luân Thánh Vương, mà duy chỉ có bậc Giác Ngộ Viên Mãn là Phật mới làm được. Đức Phật cũng biết rõ rằng liên hệ tới chính trị là phiền lắm cho nên, đời Ngài chỉ đi khất thực để sống và ngủ ở gốc cây, mà không can dự vào chính sự của các bậc vua chúa công hầu.

Những nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam thời cận đại và Hòa Thượng Thích Trí Quang cũng ý thức tinh tường về những hệ lụy thế tục, nhưng vẫn phải xông pha vào công cuộc vận động đòi bình đẳng tôn giáo và nhân quyền, vẫn phải liên hệ tới chính trị trong chừng mức nào đó, chính là vì không thể quay lưng với bổn phận và trách nhiệm đối với đạo pháp và dân tộc. Đó là hạnh nguyện dấn thân và hy hiến vì đạo của bồ tát. Nếu không phải thế thì Phật Giáo Việt Nam hơn hai ngàn năm qua đã không có những tấm gương sáng ngời của Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Bồ Tát Thích Quảng Đức, v.v…

Riêng đối với trường hợp Hòa Thượng Thích Trí Quang, người viết bài này rất tâm đắc ở câu nói cuối cùng trong Tự Truyện của ngài, rằng, “Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói… ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”

Nếu không phải suốt đời hành đạo bằng tâm Phật thì cuối đời ở tuổi 89 (năm 2011), Hòa Thượng Thích Trí Quang không thể nào cảm nhận được ân đức lớn như vậy từ nơi Phật.

Đó là chỗ khác nhau giữa người thế gian chỉ muốn nhận vào mà không dám bỏ, với người tăng sĩ Phật Giáo làm bao nhiêu việc cho đời cho đạo mà không thấy có việc gì làm và ai làm. Giác ngộ và giải thoát là ở chỗ này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8696)
Nhìn tổng quát công trình nghiên tầm, khảo cứu các văn kiện, tài liệu cổ để tập thành các tác phẩm qua các bộ môn: Lịch Sử, Văn Hóa, Văn Học, Âm Nhạc, Triết học, Thiền học... của Tiến sỹ Sử gia Lê Mạnh Thát là một thành quả to lớn được kết tinh bởi một trí tuệ siêu tuyệt, một khả năng hy hữu, một thời gian liên lũy, lâu dài, qua nhiều thập niên. Đó là những yếu tố mà ít người có được, để lưu lại cho hậu thế những thành quả văn học đồ sộ và chuẩn xác trên dòng sử mệnh quê hương.
09/04/2013(Xem: 15723)
Vua Trần Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng góp to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của thời đại. Không những thế, vua đã mở rộng biên cương của tổ quốc, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc, mà con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn.
09/04/2013(Xem: 13601)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia lớn không những của văn học và triết học Phật giáo Việt Nam, mà còn của văn học và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Từ nửa cuối thế kỷ 18, cuộc đời và tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đã lôi cuốn sự chú ý của những người trí thức đương thời, trong đó nổi bật nhất là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784).
08/04/2013(Xem: 8335)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 6573)
Thế nhưng, cũng như chư vị Thiền Tổ khác, sử cũ Việt Nam ta không có quyển nào ghi chép rõ ràng; thậm chí một dòng bi ký cho thật chính xác khắc trên đá cứng cũng không có. Sách Đại Nam nhất thống chí (1910) chỉ ghi: “Chùa Từ Đàm: Ở trên gò ấp Bình An. Tương truyền chùa do Tử Thông Hòa thượng dựng, lại có tên chùa Ấn Tôn”. Lời ghi chép quá đơn sơ, lại có phần sai nữa. Tử Dung chứ đâu phải là Tử Thông? Những tấm bia đá dựng ở chùa Chúc Thánh - Quảng Nam, lại chỉ nói Ngài là: “Người Đại Thanh, qua An Nam, trác tích Thuận Hóa, lập chùa Ấn Tôn”.
08/04/2013(Xem: 6390)
Giờ đây, kính xin Ban Tổ Chức cho phép chùa Thiên Minh – Huế chúng con có đôi lời tác bạch trước Giác Linh Cố Hòa thượng. Ngưỡng bái bạch Giác Linh Cố Hòa Thượng! Tháng 08 tiết mùa thu xứ Huế, khí trời chưa lạnh nhưng lòng chúng con se thắt, buồn lạnh hơn mỗi khi tưởng kính đến Hòa Thượng. Hôm nào đây, tại Huế, chúng con nghe tin Hòa Thượng sắp xả báo thân, đêm dài chúng con không ngủ, lo lắng từng phút giây. Thế rồi sự hồi hộp lo âu đó đã đến... Khi điện thoại reo, chúng con nhấc máy lên thì được khẩn tin Hòa Thượng đã an nhiên thâu thần thị tịch. Từ Cố Đô Huế xa xôi, lòng chúng con thật bàng hoàng thống thiết. Ôi thật là!
08/04/2013(Xem: 14599)
Thế là gần một phần năm thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày vị ân sư của chúng tôi là Hoà thượng Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ viên tịch. Đây là một mất mát to lớn không những đối với bản thân những người đã thọ ân Hoà thượng mà còn đối với đạo pháp và dân tộc.
01/04/2013(Xem: 9246)
Đây là tài liệu do cố thi sĩ Bùi Giáng ghi chép ngay trong cuốn sổ tay của chúng tôi vào một buổi trưa ngày mùng 10 tháng 11 năm 1993 tại chùa Pháp Vân, Gia Định, Sàigòn.
29/03/2013(Xem: 8922)
Đức Đại Lão Hòa thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn Chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên. . .
29/03/2013(Xem: 7560)
Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]