Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Đời Ôn Là Hoa Và Chữ

18/09/201223:50(Xem: 7751)
12. Đời Ôn Là Hoa Và Chữ


Đời Ôn Là Hoa Và Chữ

(Thành Kính Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu)

Thích Pháp Bảo

Bảo tháp uy nghiêm tỏa nắng mây

Bước chân Pháp lạc còn vang bóng.

Thầy về bên ấy dư âm lắng đọng

Pháp thân hiển hiện dạt dào chúng sinh.

Chúng con đang ở lại trần gian trong thế kỷ XXI này, sinh ra và lớn lên trong bầu không khí đạo pháp hơn 2000 năm. Kinh thiên vạn quyển không chi bằng chúng con được gần kề bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh. Những ngày Tang lễ của Ôn, chúng con không khỏi xót xa khi Ôn vắng bóng kể từ đây. Và sau đó chúng con lại tắm mình trong pháp vũ một tuần thọ lãnh tang của Ôn. Khi biết bao triệu đóa hoa từ mọi phương trở về, hai ngàn năm trăm lãng hoa là một dấu ấn chánh pháp của đời con.

"Hương của loài hoa thơm, không thể bay ngược gió.

Hương người đức hạnh đó, ngược gió bay muôn phương".

Chúng con tuy mới sinh trưởng trong ngôi chính điện Vạn Hạnh của năm 2000 nhưng với những gì hôm nay chúng con tiếp nhận vô vùng bé nhỏ đối với hành trạng, cuộc đời, sự nghiệp của Ôn. Ngày vừa mới bước chân vào miền đất Vạn Hạnh, là ngày bước chân của chúng con cứng cỏi hẳn lên. Cũng nhờ sự che chở thương yêu của Ôn nên chúng con mới có được sự sống cũng như con đường sáng để tiếp tục đi với cuộc đời mà không cấu nhiễm.

Nhớ lại những ngày tháng vào mái trường học viện thân quen, chúng con vừa lo lắng, vừa bỡ ngỡ vì chưa định hướng được pháp hành ngay trong môi trường giáo dục. Có một lần hình ảnh của Ôn làm cho chúng con nhìn lại chính mình nhiều hơn. Tấm gương phạm hạnh trong Tăng đoàn là bóng dáng huỳnh y nguyên thủy. Từ lầu một, đến tầng bốn chúng con đã dạo quanh thiền trượng của Ôn nhưng chẳng diện kiến đảnh lễ Ôn được, do Ôn đã xuống cầu thang trước chúng con mấy bước nhưng có lẽ chúng Ôn cũng biết chúng con vào lạy Ôn nhân dịp mãn hạ an cư nên Ôn đã nhắn thị giả gọi chúng con xuống khách đường để có vài lời di giáo. Hôm đó Ôn khoan dung, cho phép chúng con ngồi cạnh bên để hầu chuyện. Mặc dù tuổi Tăng lạp của Ôn cũng đã thấp thoáng bóng chiều so với lần vào năm 1998, Ôn cùng với ban hộ trì Tăng chúng Thiền Viện Vạn Hạnh có chuyến trở về Tổ đình Tường Vân nơi Ôn thọ giáo đầu sư với Đại trưởng lão Tăng Thống Thích Tịnh Khiết để thăm viếng, làm phật sự ở Thừa Thiên, Quảng Bình, Nghệ An. Chúng con thật may mắn và có duyên lành được hai lần nâng dép cho Ôn. Nụ cười, bước đi, tấm y của Ôn khoác lên, tuy đơn sơ nhưng vô cùng cao quý. Nguồn vi diệu pháp mà chúng con có được như ngày hôm nay là do một cánh tay Ôn khai thông mở lối, làm thành con đường tỉnh thức giữa bến bờ chiều tà.

Những ngày qua, sau giờ Ôn viên tịch. Sài Gòn bỗng đỗ mưa không ngớt, cơn mưa tạnh, nắng lên, sương rơi bảo điện, mây trắng kéo về đỉnh tháp. Từng dòng người tha thiết từ mọi xứ sở thiên quốc hội tụ quỳ dưới chân bảo tháp Pháp lạc chiêm bái, hành trì và rũ bỏ mọi duyên trần để đi vào thế giới hướng tâm theo gót hài từ phụ. Chúng con ở tại Vạn Hạnh, vùng Gia Định này cũng thấm dần thời tiết bốn mùa nhưng chưa bao giờ chúng con lại cảm thấy cái giá buốt tầm tả và vật đổi sao dời như vầy. Mưa buông như suối ghềnh, trời im như cô quạnh, hoa nở như khép lại. Với biết bao ân tình Ôn còn đọng mãi trong hàng triệu trái tim của nhân loại, bằng những câu thơ bái kính Ôn, bằng những bài văn ngợi xưng công hạnh Ôn, bằng những dòng nước mắt tuôn trào và vô số vòng hoa tươi cúng dường lên Ôn trong tuần Tang lễ ngàn năm lịch sử.

Sáng nay đàn chim líu lo hót

Sáng nay sương rơi trên phiến đá

Sáng nay từng hồi chuông trưởng giả

Sáng nay ngàn hoa không ngủ

Để…

Nhớ Ôn!

Tăng chúng chùa Thiền Lâm chúng con, được tiếp xúc, hầu Ôn với những cái tháng 10 của xứ Huế thời trước. Và nay cũng lại vào để đi theo hết lộ trình Niết-bàn của Ôn. Khoản mười ngày hôm nay, chúng con cũng thấy mọi cảnh, mọi vật, mọi duyên xuyến xao cả cõi lòng. Tang lễ của Ôn như đoàn tàu trở về quê cũ, neo đậu ở bến giác Pháp hoa kinh.

Xin kính lạy Ôn!

“Trở về” phút giây quá khứ, Ôn mở trường giáo dục, đào tạo cho hàng ngàn Tăng ni và bao nhiêu khóa chuyên ngành Phật học, xã hội tại Trương Minh Giảng thuộc Đại học Vạn Hạnh, lúc đó Ôn (Hòa thượng Thích Minh Châu) cũng là Vụ trưởng Vụ Giáo Dục – cùng với nhiều vị cao tăng trong Viện Hóa Đạo được GHPGVNTN cung cử kiến thiết và thành lập Trường đại học Phật giáo đầu tiên có những phân khoa thế học. Cùng chung tay xây dựng và phát triển như Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Giáo sư Phạm Công Thiện, Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Thích Nguyên Hồng v.v… song song cùng hướng giáo dục tư thục là các trường Bồ Đề, Hàm Long được khai sáng ở các tỉnh hội trước thập niên 1970. Phong trào dấn thân vì đạo pháp mỗi ngày phát huy tính giá trị thiết yếu đó nên Giáo Hội cũng đã đầu tư từ cơ sở hạ tầng, nhân sự cho từng địa phương như tại Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế và Tây Đô, Thanh niên phụng sự xã hội.

Sau từ “Thống nhất đất nước”, bước qua ngưỡng vong mới của sự hội nhập tư tưởng giữa hai phân giới Bắc-Nam. Ôn cũng nhiều lần thiết tha, băn khoăn, mong mỏi Viện Vạn Hạnh được giữ nguyên tại vị như thuở ban đầu nhưng quy nguyện thiết lập chưa thành tựu, đã diễn hành những biến cố sau đó “trăm sông về biển lớn”. Với những cương vị Giáo Hội, quý Tôn túc cũng đã rời bỏ dần những Bồ Đề, Hàm Long, cơ sở tự viện để cứu nguy cho mạng mạch Phật pháp, giáo đồ lúc bấy giờ. Biết bao là khó khăn, gian nan, vật lộn với cách thống nhất vô điều kiện. (*)

Chùa đây, Đại Tạng Kinh Việt Nam còn đó, hơn 20 tước tác nguyên vẹn giáo lý nhưng pháp thân của Ôn dần khuất xa trong bóng mây vô định.

Và trong một bài diễn văn 10 năm thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh, đọc trong dịp Đại Lễ Phật Đản 2518 do Hòa thượng Viện Trưởng định hướng như sau.

“…Khi nhận lãnh chức vụ Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh vào năm 1964, với trụ sở đặt tạm ở chùa Pháp Hội, với tiền thân của Viện Cao Đẳng Phật Học, chúng tôi ý thức được trách nhiệm số một của chúng tôi là gìn giữ cở sở này là một cơ sở giáo dục, và cở sở giáo dục này là một cở sở giáo dục Đại học, và Đại học này là một ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO. Chúng tôi nghĩ, mục tiêu của giáo dục nhắm đến những chuẩn đích dài hạn, có tánh cách miên trường, và quan hệ nhất, đào tạo và xây dựng một thế hệ mới cho đất nước, cho nhân loại. Giáo dục không phải chỉ trao truyền kiến thức khô đọng cằn cỗi, từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ thế hệ Giáo sư qua đến thế hệ sinh viên, mà phải là những cố gắng làm sống động những tư tưởng, làm bừng sáng những tâm tư, làm phát huy những kinh nghiệm, mà chính các thế hệ trước đã trả một giá rất đắt để thâu nhận được, và chính thế hệ hiện tại cũng phải trả một giá rất đắt để trao truyền lại cho thế hệ sinh viên hiện tại. Chúng tôi nói rất đắt, vì một Giáo sư biến thành máy ghi âm và phát âm thời quá rẻ mạt, ai cũng mua được. Nhưng những Giáo sư làm sống lại những tình cảm, những ưu tư, những khắc khoải, những thao thức của thế hệ đàn anh rồi truyền trao lại cho khối óc, cho con tim thế hệ đàn em hiện tại, rồi biến chúng thành những sức mạnh sống động, tác thành những nguồn giao cảm mãnh liệt giữa các thế hệ, thời thật là thiên nan vạn nan, và chỉ có những Giáo sư biệt tài , thâm hiểu sứ mạng giáo dục, mới may ra có thể thực hiện nổi. Hơn nữa giáo dục đâu phải nhằm đào tạo những thế hệ làm thầy thông thầy phán để hầu hạ cho ngoại bang, cũng không để tác thành những đệ tử cuồng tín trung kiên cho ý thức hệ, cho độc tôn, cho giáo điều; giáo dục lại càng không phải là một trung tâm đào tạo những con người máy móc để phục vụ cho một thế giới máy móc. Giáo dục phải có sứ mệnh đào tạo những con người còn giữ được tình người Nhân loại trong cộng đồng Nhân loại, những con người Việt Nam còn giữ được tình người Việt nam trong cộng đồng Việt nam, những con người Vạn hạnh còn giữ được tình người Vạn hạnh trong cộng đồng Vạn Hạnh. Và chính những con người còn giữ được Tình Người này mới có thể biến thành những động lực tốt đẹp xây dựng cho con người Nhân loại, cho con người Việt nam, cho con người Vạn hạnh…”

(Trích Bộ Tư Tưởng số IX, số 2, trang 6)

Thích Pháp Bảo

(*) [Không như bài nhận định của BBC Việt Ngữ “Nhận định về Hòa thượng Thích Minh Châu” được đăng vào ngày 13:23 GMT - thứ hai, 3 tháng 9, 2012].
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2015(Xem: 7833)
Con về trong nắng cuối thu Phước Hoa đứng lặng ngậm ngùi lệ rơi Quỳ bên pháp thể ân sư Con nghe sâu lắng thâm ân của thầy Đêm nay phương trượng thật buồn Con ngồi lặng lẻ nghe bao nỗi niềm Thầy ơi! Cơn lốc tử sinh An nhiên thị tịch thầy đi xa rồi Mất còn tan hợp hư vô Pháp thân thầy đó mênh mông lối về…
01/11/2015(Xem: 20662)
Tin Viên Tịch Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin : HT Thich Tinh Hanh Đức Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thế Giới Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh vừa viên tịch vào lúc 11.30am ngày thứ sáu, 10/04/2015 tại Đài Bắc, Đài Loan. Lễ Nhập Kim Quan lúc 9 giờ tối thứ bảy 11/4/2015 Lễ Cung Tống Kim Quan Trà Tỳ ngày 25/04/2015 Chi tiết về tang lễ sẽ cập nhật trong những ngày tới.
31/10/2015(Xem: 50194)
Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn, sinh năm Bính Thân, 1956, tại Thôn Giáo Đông, Xã Lộc Xuân, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam, Đời Thứ 42 Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Thành Phố Chicago, Tiểu Bang Illinois, Hoa Kỳ, đã viên tịch lúc 1 giờ sáng ngày 30 tháng 10 năm 2015, nhằm ngày 18 tháng 9 năm Ất Mùi, tại Thành Phố Freeport, Tiểu Bang Illinois, Hoa Kỳ, trụ thế 60 tuổi, 39 hạ lạp. Lễ Nhập Liệm vào ngày thứ 4, 4/11/2015; Lễ Trà Tỳ vào ngày Chủ Nhật, 8/11/2015. Hòa Thượng tân viên tịch là một bậc Tăng tài của Giáo hội cũng như Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh; Thầy là một vị Sa môn tài đức, phước trí vẹn toàn mà xả bỏ nhục thân quá sớm để Giáo Hội mất đi một Thích tử kế thừa mạng mạch, tục diệm truyền đăng, hàng Phật tử mất đi một vị Thầy đức độ khả kính.
28/10/2015(Xem: 11528)
Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc nhiều đời thâm tín Phật giáo. Ni trưởng sinh ngày 9 tháng 3 năm 1938, tại Vĩ Dạ, Tỉnh Thừa Thiên, Huế, miền Trung Việt Nam trong một gia đình có sáu anh em. Thân phụ của Ni trưởng là cụ Nguyễn Phước Ưng Thiều thuộc dòng dõi vua chúa thời nhà Nguyễn, và thân mẫu là Đặng thị Quê, một người mẹ quá đỗi tuyệt vời mà theo lời tự sự của một nhà văn Việt Nam khi nhắc đến mẹ của Ni trưởng đã viết: “Mệ ơi! Mệ hiền như Phật và chu đáo nhất trên đời”. Khi Ni trưởng tượng hình trong bào thai mẹ mới 3 tháng, thì bà mẹ đã lên chùa Tường Vân, Huế xin Hòa thượng Tăng thống Thích Tịnh Khiết ban cho thai nhi pháp danh Tâm Hỷ. Người thiếu nữ lớn lên xinh đẹp, dịu dàng với cái tên Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh đã làm rung động bao trái tim của những chàng trai thuở ấy… Nhưng vượt thoát ra khỏi tất cả những cám dỗ và dục vọng tầm thường, Phùng Khánh đã chọn cho mình một con đường thanh cao nhất với thiên tư thông tuệ, tài hoa, phẩm cách thanh cao đã nuôi chí xu
27/10/2015(Xem: 7940)
Tin thầy Thích Nhất Hạnh được nhận giải Pacem in Terri năm 2015 [*] – giải Hoà Bình Thế Giới hằng năm phổ biến nhất của Thiên Chúa Giáo toàn cầu – đã trực tiếp hay gián tiếp gởi một thông điệp hòa bình, an lạc, hiệp thông của hai tôn giáo có đông tín đồ nhất Việt Nam. Thiền sư Thích Nhất Hạnh được vinh danh do thành quả “công phu xây dựng được nhịp cầu tâm linh nối liền giữa phương Đông và phương Tây.” Lịch sử Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới của Thiên Chúa giáo trao hàng năm kể từ 1964 do đức Giáo Hoàng John XXIII đề xướng với sự xác định tiêu chuẩn rằng: “Đây là giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình, Công Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("to honor a person for their achievements in Peace and Justice, not only in their country but in the world). Đã có sáu trong 42 người đạt giải thưởng Pacem in Terris nhận được giải Nobel Hòa Bình như Martin Luther King, Mẹ Teresa, Desmond Tutu, Lech Walesa… trong những năm qua.
22/10/2015(Xem: 13150)
HT Thích Liễu Minh là một bậc cao tăng thạc đức của PGVN, sau thời gian trọng bệnh, mặc dù được môn đồ pháp quyến cùng các y, bác sĩ Bệnh viện Trung tâm Đa khoa Tiền Giang tận tình chăm sóc, điều trị nhưng do tuổi cao sức yếu, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 17 giờ 45 phút, ngày 20-10-2015 (nhằm ngày 8-9-Ất Mùi). Trụ thế: 82 năm, Hạ lạp: 62 năm. Lễ nhập quan chính thức cử hành lúc 9 giờ, ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi). Kim quan nhục thân cố Hòa thượng được tôn trí tại chùa Nhơn Phước. Lễ viếng bắt đầu lúc 13 giờ ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi). Lễ tưởng niệm vào lúc 8 giờ ngày 24-10-2015 (nhằm ngày 12-9-Ất Mùi), sau đó cung tiễn kim quan nhục thân cố Hòa thượng nhập Bảo tháp tại khuôn viên chùa Nhơn Phước.
22/10/2015(Xem: 13029)
Đại đức Thích Minh Hòa - Người Thầy thuốc & Câu chuyện nhân quả, Phòng thuốc nam "Tuệ Tĩnh Đường Phước Hưng" Chùa Phước Hưng Ấp Thạnh Hiệp - Xã Hòa Thạnh - Huyện Tam Bình - T. Vĩnh Long
22/10/2015(Xem: 10100)
Từ Việt Nam bay sang Đức và tôi có 1 tuần trọn vẹn với Hội Sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Hết chương trình về 7 thị trường sách lớn nhất thế giới, thì làm diễn giả của Hội nghị giám đốc bản quyền với sự tham gia của mấy trăm lãnh đạo các nhà xuất bản trên thế giới và rồi mỗi ngày biết bao cuộc gặp gỡ và giao lưu để mà ngày nào cũng ra khỏi nhà khi trời chưa sáng và về nhà khi thành phố đã lên đèn. Định bụng viết mấy bài về Hội sách lớn này mà đâu có kịp.
16/10/2015(Xem: 8143)
Năm 2005 chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc có tổ chức Đại Giới Đàn Vĩnh Gia để truyền trao giới pháp cho hàng tại gia cũng như xuất gia. Giới Đàn nầy có rất đông giới tử thọ Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni và Bồ Tát Giới xuất gia cũng như Bồ Tát Giới tại gia. Năm ấy tôi đã về ngôi Phương Trượng của chùa Viên Giác tại Hannover cũng đã được hai năm rồi. Tuy nhiên tôi vẫn giữ nhiệm vụ là Trưởng Ban Kiến Đàn của Giới Đàn này. Từ Hoa Kỳ có một giới tử Sa Di muốn cầu thọ giới Tỳ Kheo. Đó là Thầy Thích Không Viên mà không có giấy giới thiệu của Bổn Sư. Tôi vẫn nhận cho thọ giới vì có nhiều lý do tế nhị (thay vào đó là một vị Thầy khác) và sau khi Giới Đàn được tổ chức xong, Thầy ấy đảnh lễ tại Bàn Thờ Tổ chùa Viên Giác và cầu tôi làm Thầy Y Chỉ cũng như đặt cho một Pháp Hiệu. Tôi đặt cho Thầy ấy là Giác Tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]