Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. HT Thích Trí Tịnh khai thị tại lễ khánh tuế đại thọ 95 tuổi

03/07/201214:18(Xem: 7368)
02. HT Thích Trí Tịnh khai thị tại lễ khánh tuế đại thọ 95 tuổi
HT. THÍCH TRÍ TỊNH KHAI THỊ
TẠI LỄ KHÁNH TUẾ ĐẠI THỌ 95 TUỔI

thichtritinh2

Trong việc tu hành, Quả Vị cao của các bậc Thánh chính yếu lànương nơi Lý Tánh (Tánh Không). Nhưng chúng ta đều là người sơ cơ, trong Sáu Nẻo Luân Hồi dù rằng may mắn được thân người nhưng vẫn còn lẩn quẩn trong vòng sanh tử, nói thẳng đều là phàm phu tục tử. Cho nên mình phải biết căn cơ và vị trí của mình trong hiện tại để bước đi cho vững chắc. Vì sao như vậy? Vì ngày, tháng, năm, tuổi không chờ đợi. Trong Kinh nói, những cõi nước khác thọ mạng người dân tính bằng số kiếp, tính theo thời gian ở cõi này không biết bao nhiêu triệu năm. Cònthọ mạng của loài người ở cõi này chỉ mấy mươi năm, rất ngắn ngủi. Mộtngày ở cõi Trời Tứ Thiên Vương bằng 50 năm ở cõi người, còn ở cõi TrờiĐao Lợi thì một ngày bằng trăm năm ở cõi người. Thế nên đời sống con người ngắn ngủi không bền lâu. Chỉ vì chúng ta là phàm phu mê tối được một ngày thì cho là dài lâu, được một tháng hay một năm lại lầm tưởng là lâu hơn. Kỳ thật, thời gian qua rất mau do đó mình phải tranh thủ thời gian ngắn ngủi này đừng để lãng phí.

Tôi từ lúc vào chùa, biết được Phật Pháp, trước tiên là tụng thuộc lòng KINH PHỔ MÔN. Các huynh đệ nên nhớ tụng nghĩa là phải thuộc lòng. Tôi biết được công hạnh của Bồ Tát QUÁN THẾ ÂM liền nghĩ rằng: Bồ Tát QUÁN THẾ ÂM làm lợi ích rộng lớn cho chúng sanh như thế, mình cũng phải làm gì để đem lại lợi ích cho mọi loài? Mình bây giờ lẩn quẩn chỉ lo ăn, lo uống, hoàn cảnh xung quanh toàn là những chuyện phàm phu tục tử,phiền não nghiệp chướng. Từ đó tôi mới lập chí. Tôi thường ra nơi thờ Ngũ Hành trong Chùa Vạn Linh (Núi Cấm) ở đó thanh vắng, một mình để họcthuộc Kinh. Chỉ trong hai tháng, thời công phu sáng chiều, tôi thuộc làu hết. Lúc tôi xuất gia vô chùa không có Áo Tràng để mặc. Mỗi khi tụng Kinh ở Chánh Điện thì tôi phải mượn. Lúc đó có cô Phật tử cúng bốnthước vải nâu, yêu cầu tụng 60 biến Phẩm Phổ Môn. Các thầy bảo tôi nênnhận lãnh phần này để được vải Nâu may Áo Tràng mặc đi tụng Kinh. Tôi hứa nhận, chỉ một ngày tôi thuộc Phẩm PHỔ MÔN. Nhờ đó tôi biết rõ bổn phận của mình phải làm gì để lợi ích chúng sanh, trong khi thời gian lại quá ngắn. Tôi sức khỏe lại yếu kém, trong đại chúng là người ốm yếunhất.

Tôi biết chữ Hán, nên chùa giao việc viết sớ cầu an cầu siêu. Lúc đó lá sớ phải viết sẵn bằng tay, khi có việc thì điền tên thí chủ vào. Do đó chùa cất cho tôi cái cốc, chiều ngang 1,5m, chiều dài 2,5m làm bằngtranh, tre. Tôi lấy tấm ván làm cái bàn để trên đầu giường, ngồi trên đầu giường để viết sớ. Nhưng tôi mượn việc viết sớ để có chỗ tịnh tu, giành thời gian tụng Kinh niệm Phật thêm bốn thời nữa, chưa tính thời khóa nơi Chánh Điện của chùa. Tôi lại nghe nói tu hành phải khổ hạnh nênkhông ngủ, đến nỗi ngồi thọ trai mà chén cơm rơi xuống đất lúc nào cũng không hay. Tôi không ăn cơm, chỉ ăn rau rừng, đến khi đi lên nhữngdốc cao trên núi bước lên không nổi. Cuối cùng tôi từ bỏ lối tu này. Về sau, tôi đọc Tạp Chí Từ Bi Âm (tờ báo này mỗi tháng đều được gởi lêntận chùa) của Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, trụ sở đặt tại Chùa LinhSơn (Sài Gòn). Trong tạp chí ấy, tôi đọc được một đoạn KINH PHÁP, trong tâm rất vui thích (lúc đó là năm 1938). Qua năm sau, tôi nghĩ phải đến trường để học Phật Pháp, vì có học có hiểu biết đúng thì tu hành mới đúng Chánh Pháp.

Năm 1940, tôi ra Huế được học ở Trường Phật Học Báo Quốc. Tôi đọc Kinh Quán Vô Lượng Thọ, y theo đó lập hạnh cho mình. Trong Kinh nói:

“Người muốn sanh về Cực Lạc phải có Ba Hạnh: 1. Tin sâu nhân quả. Tôitừ trước đến giờ biết điều nào lành thì làm, điều nào ác thì tránh. Nên đối với đạo lý nhân quả cũng rất tin tưởng; 2. Đọc tụng kinh điển Đại Thừa; 3. Khuyến tấn hành giả”.

Cuộc đời tu hành của tôi nhất định phải làm được Ba Điều này để sanh về Thế Giới Cực Lạc. Hiện tại, tôi nhận thấy những điều này đã đem lại kết quả tốt, tương lai cũng tốt. Tôi y theo Điều Thứ 2 (đọc tụng kinh điển Đại thừa) nên hễ thích Kinh nào thì tụng thuộc lòng Kinh đó. Nhờ tụng thuộc lòng, dù ở hoàn cảnh nào, đi đứng nằm ngồi đều có thể tụng Kinh được. Còn ở Chánh Điện trước bàn Phật mở Kinh ra thì gọi là đọc. Cho nên ý nghĩa giữa đọc và tụng rõ ràng không nên hiểu sai lệch.

Năm 1945, lúc nhập thất 49 ngày tại Chùa Kim Huê (Sa Đéc), ban ngày tôi xem Tạng Luật, ban đêm thì đọc KINH HOA NGHIÊM. Lúc đến Phẩm PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN lòng tôi vui mừng như người đi xa được trở về cố hương,cảm thấy rất quen thuộc, chỉ mấy ngày thôi tôi đã thuộc lòng Phẩm Kinhnày. Từ đó,tôi lập thời khóa riêng của mình: tụng Phẩm PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN, bài kệ Phẩm Phương Tiện trong KINH PHÁP HOA, Phẩm PHỔ MÔN, KINH ADI ĐÀ, rồi niệm Phật hồi hướng Tây Phương Cực Lạc.

Năm 1947, tại Trường Liên Hải Phật Học, vào đêm 30 tháng 3 âm lịch, tôi chợt nghĩ: mùng 8 tháng 4 âm lịch này là lễ Phật Đản, mình lấy gì đểcúng dường lên Đức Phật? Mình nhất định phải học thuộc KINH KIM CANG để đến ngày đó cúng dường Phật. Đến ngày mùng 7 tháng 4 âm lịch, tôi nhờ Thầy Tắc Phước (bây giờ là Hòa thượng trụ trì Chùa Phước Huệ ở Úc),cầm bút dò theo. Nếu tôi đọc sai thì biết để sửa. Tôi tụng Kinh xong thì Thầy Tắc Phước nói không sai chỗ nào hết. Từ đó trở về sau, tôi đưathêm KINH KIM CANG vào thời khóa của riêng mình thành Năm Bộ Kinh: KINH PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN, KINH KIM CANG, bài kệ Phẩm Phương Tiện trongKINH PHÁP HOA, Kinh PHỔ MÔN, Kinh A DI ĐÀ, rồi niệm Phật hồi hướng về Cực Lạc. Tôi giữ kỹ thời khóa tu tập, mỗi ngày đều phải thực hành đều đặn chưa từng bỏ sót.

Tôi nói chân thành với các huynh đệ rằng, sự tướng không thể bỏ được.Lấy sự tướng của việc tụng Kinh, niệm Phật để chống lại sự tướng của Ba Độc: tham, sân, si, phiền não, già, bệnh, chết. Ngày tháng không thểbỏ qua, nó thúc đẩy mình tiến đến chỗ chết mà thôi. Như tôi năm nay 95tuổi, qua sang năm là 96 tuổi, không thể trở lại 94 tuổi được. Thân này mầm bệnh tật bao vây từ trong đến ngoài, nó luôn chờ dịp để sanh khởi lên. Còn trước mặt là tấm bảng già yếu, bệnh tật, chết chóc, chui đầu vào đó mà thôi. Ai cũng phải đến chỗ đó hết, chỉ sớm hay muộn. Thânnày là như vậy, kết cuộc của thân là như vậy. Mọi người phải nhận hiểurõ ràng, chớ nên mê lầm. Tôi cũng có Ba Điều để dìu dắt mọi người, xuất gia cũng như tại gia. Vì người tin được thì sẽ thực hành theo:

1. ĂN CHAY phải thiết thực. Vì mỗi ngày ăn thịt chúng sanh thì điều ác nào chẳng dám làm, việc thiện nào có thể sanh khởi được? Bởi vì loài vật bị giết bị nấu bị nướng thì con người mới có thịt ăn. Vả lại, đạo Phật lấy Từ Bi làm chánh, nhưng ăn thịt chúng sanh thì đâu còn Từ Bi nữa. Ăn chay có những lợi ích gì:

· Không vướng mắc vào nhân quả của Nghiệp Giết Hại. Nghiệp Sát Sanh ởthế gian rất nặng, vì chúng sanh bị bắt giết thì chúng ta mới có thịt ăn.

· Ăn chay vì tình thương không nỡ ăn thịt loài vật. Tình thương phát sanh thì mong muốn mọi loài đều được an vui, do đó làm các việc lành. Như thế Tâm Từ đã sanh ra. Ví như mình thương người em, người cháu thì đâu muốn nó khổ, đã không muốn nó khổ thì không làm những việc bất thiện. Do vậy, Tâm Bi cũng sanh khởi mà làm các việc lành. Tâm Từ Bi có được cội gốc do ăn chay mà thành. Thuở nhỏ những người bạn trong xóm sắm giàn thun để bắn chim, tôi cũng làm theo. Bạn bè sắm cần câu để câucá, tôi cũng sắm cần câu đi câu theo. Từ lúc biết ăn chay, tôi thấy con gà, con chim,các con vật khác thì thương nó lắm. Nếu người ăn thịt thì tình thương không thể phát sanh. Ví như chúng ta có con em, mỗi ngày mình ăn thịt nó mà cho rằng thương nó thì không được. Tình thương phát sanh ảnh hưởng nơi “Từ” thì làm lành, nơi “Bi” thì không làm ác. Điều Thiện Lành thì tăng thêm, việc Xấu Ác ắt giảm dần và dứt sạch. Nhưvậy chúng ta ăn chay tự nhiên làm được hai việc mà Đức Phật từng dạy: “Từ bỏ các việc ác, luôn làm các việc lành”. Do đó Tâm Từ Bi là cội gốcđể đi lên con đường Hiền Thánh.

2. Trong KINH LĂNG NGHIÊM, đoạn Đức Phật nói BA MÓN TIỆM THỨ. Trước tiên không được ăn Ngũ Tân (Hành, Hẹ, Tỏi, Nén, Hung Cừ). Vì tính chất của Ngũ Tân làm tăng tham dục và sân hận, ảnh hưởng của nó là quyến rũ Ngạ Quỷ, Chư Thiên cùng Thiện Thần đều tránh xa. Nó hay trợ giúp phát sanh Nghiệp Phiền Não. Cách đây ít hôm, có người xưng là Quỷ Vương nói: “Tôi lên đây để đấu với Hòa Thượng, nếu Hòa Thượng thua thì tất cả binhtướng của tôi sẽ chiếm chỗ này”. Sáng hôm đó, tôi đang ngồi uống thuốcTam Tài thấy có một người đàn ông và một người đàn bà. Người đàn ông thì đứng chắp tay, còn người đàn bà thì uốn mình như con rắn (có thể thuộc loài Ma Hầu La Già) rồi quỳ xuống lạy, lạy xong rồi đi xuống. Tâmtôi cũng không để ý chỉ nhìn thấy vậy thôi. Sau đó tôi nghe mấy Thầy nói họ lên Chánh Điện ngồi niệm Phật một ngày một đêm. Các Thầy kể lại đã hỏi họ rằng: “Sao không thấy đấu với Hòa Thượng mà quỳ lạy rồi đi xuống?”. Người kia nói: “Tôi nhìn thấy Hòa Thượng sợ quá nên quỳ xuống lạy chứ không dám làm gì hết”.

Các Thầy hỏi, lúc đó Sư Ông có bắt ấn hay niệm Chú gì không? Thật ra,tâm tôi không để ý tới. Tôi nói việc này để các huynh đệ biết, mình sống ở đây các loài Ngạ Quỷ hạng cao đầy dẫy. Cho nên Phật nói, nếu ăn Ngũ Tân sẽ ảnh hưởng đến các loài đó. Bây giờ nhiều chùa ngập tràn mùi vị Ngũ Tân. Cho đến các chùa xung quanh Tỏi, Hành (Ba Rô) treo đầy trongnhà bếp. Các huynh đệ muốn giữ điều này cũng khó lắm, vì mỗi ngày phảiđi đám, người ta nấu thức ăn bỏ hành bỏ tỏi, nếu không dùng thì nhịn đói. Do vậy tôi không đi dự các đám cúng. Từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ dùng Năm Thứ Rau Cay này. Có khi xuống Chùa Huệ Nghiêm (Bình Chánh)tôi phải dặn không được bỏ Ngũ Tân vào thức ăn. Lúc đến các chùa dùng cơm chay mà có mùi vị này thì tôi chỉ ăn chút cơm và bánh ngọt rồi về.

3. Từ trên nền tảng đó tu hành CHÁNH NIỆM: niệm Phật, niệm Pháp, niệmTăng. Niệm Phật là trì niệm danh hiệu Nam Mô A DI ĐÀ Phật. Niệm Pháp là tụng Kinh. Niệm Tăng là niệm danh hiệu Bồ Tát QUÁN THẾ ÂM, Bồ Tát ĐẠI THẾ CHÍ, Bồ Tát ĐỊA TẠNG VƯƠNG. Trong đó lấy niệm Phật làm chánh, mỗi ngày đều thực hành như thế thì Chánh Niệm dần dần tăng lên, Thiện Căn cũng từ đó thêm lớn, Công Đức và Phước Đức cũng từ đó tăng trưởng. Trong sinh hoạt hàng ngày, có những điều giúp mình tăng Phước và giảm Phước mà chúng ta không để tâm lưu ý. Trong Mười Đại Nguyện Vương của Bồ Tát PHỔ HIỀN, Điều Nguyện Thứ Năm là “Tùy hỷ công đức” dễ thực hành lắm, lấy công đức của người làm công đức của mình. Đây là Pháp tu thongthả nhẹ nhàng. Đối với các việc lành của người, chúng ta không vui mừng lại còn ngăn cản chê trách thì tổn phước. Còn tùy hỷ (vui mừng theo) thì Phước Đức tăng thêm. Chẳng hạn có người xây một ngôi nhà lớn,khách bước vào khen ngợi khang trang mát mẻ thì người chủ liền vui. Một người khác lại cho rằng, nhà rộng quá dọn dẹp mệt thêm. Người chủ nghe được cũng hơi buồn. Như lúc xây Chánh Điện Chùa Vạn Đức, có người khen ngợi Cây Bồ đề cao đẹp quá. Nhưng có người lại nói nhìn lên Cây BồĐề quá cao thật mỏi cổ. Chỉ một việc nhỏ này, một bên tăng Phước, một bên tổn Phước. Các huynh đệ lưu ý để ứng dụng trong đời sống thường ngày, những điều tăng Phước thì nên làm. Những điều tổn Phước thì nên tránh. Mỗi ngày tích lũy một ít thì Phước Đức từ ít thành nhiều, từ nhỏthành lớn. Ngày tháng qua mau, các huynh đệ lấy ĂN CHAY làm nền tảng, luôn lấy việc NIỆM PHẬT TỤNG KINH làm Công Đức Xuất Thế. Từ những điểm này gắng sức giữ gìn, rồi tu thêm các việc lành khác. Mong các huynh đệai nấy đều nhất tâm tinh tấn, vững bền ở trong Giáo Pháp của Phật. Phải khắc ghi hai chữ VỮNG BỀN này./.

Khai Thị 17/7 Tân Mão của Đại Lão HT. Thích Trí Tịnh
Tỳ Kheo Thích Pháp Đăng kính ghi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6599)
Nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, một số website có đăng tin về việc phát hiện “nếp áo Tiểu thừa” trên tượng vua Trần Nhân Tông tại tháp tổ Huệ Quang của tác giả Trần Khánh Linh. Tôi quan tâm đến những chi tiết đã được trình bày sau đây:
10/08/2011(Xem: 6701)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 5061)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6362)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5824)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5132)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 6077)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5583)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5399)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4940)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]