Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử Tổ sư Minh Hoằng Tử Dung

08/04/201319:01(Xem: 6473)
Tiểu sử Tổ sư Minh Hoằng Tử Dung

Đối với Phật giáo Huế nói riêng, Phật giáo Nam Hà nói chung, tổ Minh Hoằng Tử Dung có một vị trí thật đặc biệt. Bởi xét cho kỹ, đây là vị Sơ Tổ của Thiền phái Tử Dung - Liễu Quán ở Huế.



    Thế nhưng, cũng như chư vị Thiền Tổ khác, sử cũ Việt Nam ta không có quyển nào ghi chép rõ ràng; thậm chí một dòng bi ký cho thật chính xác khắc trên đá cứng cũng không có. Sách Đại Nam nhất thống chí (1910) chỉ ghi: “Chùa Từ Đàm: Ở trên gò ấp Bình An. Tương truyền chùa do Tử Thông Hòa thượng dựng, lại có tên chùa Ấn Tôn”.

    Lời ghi chép quá đơn sơ, lại có phần sai nữa. Tử Dung chứ đâu phải là Tử Thông? Những tấm bia đá dựng ở chùa Chúc Thánh - Quảng Nam, lại chỉ nói Ngài là: “Người Đại Thanh, qua An Nam, trác tích Thuận Hóa, lập chùa Ấn Tôn”.


    To Su Minh Hoang Tu Dung

    Hòa thượng Minh Hoằng Tử Dung 


    Tuy nhiên, một sự may mắn là tại chùa núi Phụng Sơn ở phủ Bình Khang còn có một bản Chánh Pháp Nhãn Tạng khắc vào giữa tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), và trong quyển Liệt Tổ thiền truyện của ngài Bổn Quả Khoáng Viên khắc tại Trung Quốc, sau các Đại sư ở Thuận Hóa trùng khắc và tục biên; một bản Chánh Pháp Nhãn Tạng của ngài Chơn Kim Pháp Lâm soạn năm 1889 (Hiện chùa Viên Thông - Huế tàng bản) đã giúp chúng ta biết được các chi tiết sau: 
     

    Vào cuối đời Minh, tông Lâm Tế rất long thịnh ở Thiên Đồng Sơn và Khánh Sơn. Tại Thiên Đồng Sơn có phái Thiên Đồng Viên Ngộ; từ chùa Thiên Đồng có ngài Thông Thiên được phong làm Quốc sư hiệu là Hoằng Giác gọi là Quốc sư Thông Thiên Hoằng Giác, ở vào đời thứ 31 dòng Lâm Tế. Ngài này truyền thừa theo kệ của ngài Vạn Phong Thời Ủy; chúng tôi gọi là “kệ chùa Thiên Đồng”:

                                                  祖  道  戒  定  宗 
                                                  方  廣  證  圓  通 
                                                  行  超  明  實  際 
                                                  了  達  悟  真  空 

                                                  Phiên âm:


                                                 Tổ Đạo Giới Định Tông,
                                                 Phương Quảng Chứng Viên Thông,
                                                 Hạnh Siêu Minh Thật Tế,
                                                 Liễu Đạt Ngộ Chơn Không.

                                                 Tạm dịch:

     
                                                 Giới định là tông chỉ,
                                                 Rộng khắp chứng thần thông;
                                                 Hạnh vượt sang bờ Thật,
                                                 Tỏ ngộ đến chơn không. 
     
    Đồng thời Ngài cũng biệt xuất kệ và ra khai sơn chùa Thiên Khai. Kệ của Ngài là: Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên...; cũng đồng thời Ngài tự đổi Pháp húy thành Đạo Mân Mộc Trần; đó là kệ chùa Thiên Khai.

    Ngài viên tịch vào triều Lê, không rõ năm nào chỉ thấy ghi ngày 16 tháng 11.

    Có thể Ngài đã qua Nam với nhiều Ngài có chữ “Minh” đứng trước, các Ngài có thể ở chùa Thiên Đồng, có thể ở chùa Thiên Khai, chùa Báo Tư v.v... Nhưng  đều đi một lần với ngài Nguyên Thiều Hoán Bích vào năm 1676 hoặc 1677, cùng đổ bộ lên Quy Ninh. Ở đây, chúng tôi sẽ nói đến mấy vấn đề cần yếu sau:

    Trong bộ sách Việt Nam Phật giáo sử lược (1942), đã được in lại nhiều lần, Hòa thượng Mật Thể cho rằng: Tổ Minh Hoằng Tử Dung qua Thuận Hóa một lần với ngài Thạch Liêm vào đời chúa Nguyễn Phúc Thái (1687-1691) để ngồi trên ghế Thập Sư ở giới đàn  chùa Thiên Mụ; sau giới đàn Ngài ra lập chùa Ấn Tôn. Đoạn này, rất cần đến sự đính chính của hậu thế chúng ta. Thứ nhất, ngài Thạch Liêm qua Thuận Hóa năm Ất Hợi (1695) đời Nguyễn Phúc Chu, chứ không phải qua vào đời chúa Nguyễn Phúc Thái. Thứ hai, đại giới đàn năm Ất Hợi (1695) mở tại chùa Thiền Lâm chứ nhất định không phải là ở chùa Thiên Mụ. Thứ ba, tất cả chư Tăng trong đại giới đó đều là người Trung Quốc đệ tử của Thạch Liêm Thiền sư chứ không có ai khác, cho nên Tổ Minh Hoằng Tử Dung không can dự đến giới đàn này.

    Cũng trong sách nói trên, Hòa thượng Mật Thể đã dịch câu này trong văn bia: “Nhâm Thìn hạ, Hòa thượng lai quảng tấn toàn viện” thành ra như thế này: “Năm Nhâm Thìn (1712) mùa hạ, Hòa thượng vào Quảng Nam dự lễ Toàn Viện” (?). Có lẽ Hoà thượng Mật Thể đã theo bản Pháp văn của Louis Sogny trong bài Le premier Annamite... ở B.A.V.H. Số 3 năm 1928, khi nói đến Tổ Từ Lâm. Thực sự, có lẽ câu ấy muốn nói rằng mùa hạ năm Nhâm Thìn (1712) ấy, lễ an cư kiết hạ được tổ chức rất quy mô ở thiền viện Thiền Lâm thuộc vùng đất rất rộng trước mặt chùa Từ Đàm hiện nay; có thể chư Tăng ở Thuận Hóa - Quảng Nam vân tập về đây và toàn viện đã cung thỉnh ngài Tử Dung ở Ấn Tôn gần đó đến làm Thiền chủ. Cách chấm câu ấy có thể là: “Hòa thượng lai, quảng tấn toàn viện” tức là Hòa thượng đến, coi sóc nhắc nhở chu đáo mọi việc và sách tấn, khuyến khích chư Tăng để khai lễ cho chư Tăng vào hạ.

    Phương pháp hoằng giáo của sơ Tổ Minh Hoằng Tử Dung đúng là phương pháp của chư Thiền Tổ trong phái Lâm Tế chánh tông; tức là trao công án cho đệ tử “tham”. Công án Tổ Minh Hoằng Tử Dung đã trao cho ngài Liễu Quán là: “Vạn Pháp quy nhất, nhất quy hà xứ?” (萬法歸一一歸何處). Yếu  chỉ của Thiền Lâm Tế là đốn ngộ. Không kể lâu hay mau, khi vị Đại sư tham công án đến tột cùng, hoát nhiên ngộ đạo. Vị Thiền sư ngộ đạo sẽ biểu lộ bằng một hành động mà thế nhân thấy rất kỳ quặc, khác thường; hoặc làm một bài “kệ” để trình Tổ. Thấy đệ tử đạt, Thiền Tổ liền ấn chứng, người ta còn gọi là “ấn khả”, và chính vị Thiền sư được ấn khả đó là Tổ kế thế của vị Tổ trước. 

    90tolieuquan2 
    Ngài Liễu Quán đắc Pháp ở Sơ Tổ Minh Hoằng Tử Dung đúng theo truyền thống Lâm Tế chánh tông ấy. Theo thuyết truyền thì trong kỳ kiết hạ năm Nhâm Thìn (1712); sau khi ngài Liễu Quán trình Kệ “Dục Phật” - rất tiếc là bài kệ này không được chép lại - Sơ Tổ Minh Hoằng liền "ấn khả". Từ giờ phút được ấn khả thì “y bát” của Minh Hoằng Tử Dung Sơ Tổ tại Ấn Tôn Hoàng Long Sơn, đã đi về núi Thiên Thai. Sau một thời gian Thiền phái Tử Dung - Liễu Quán phát triển rực rỡ khắp cõi Thuận Hóa và lan ra cả Nam Hà từ thế kỷ thứ XVIII, kéo dài cho đến tận ngày nay.

    Tháp của Tổ Minh Hoằng Tử Dung trước đây được xây dựng trong khuôn viên chùa Từ Đàm, nhưng sau đó do Pháp mở đường Nam Giao cắt vườn chùa làm hai mảnh, nên tháp của Tổ Tử Dung phải di dời qua gởi ở góc vườn chùa Báo Quốc. Chúng ta hy vọng một ngày nào đó có điều kiện sẽ thỉnh tháp của Tổ quay lại sân chùa Từ Đàm như thuở ban đầu vốn có của nó.

    HT. Thích Hải Ấn




    Ý kiến bạn đọc
    17/11/201921:47
    Khách
    Ngài Minh Hoằng Tử Dung qua Nam Hà cùng chuyến thuyền buôn theo Suc971 sơ Tổ Nguyên thiều qua đất Nam Hà truyền pháp phái Lâm Tế.Truy và so ra thế thứ của Ngài minh hoằng thogn61 thuộc dòng LT kệ Tổ đạo Giới định Tông thuộc thế hệ thứ 34 dưới Đức Sơ tổ NT 1 đời kể luôn ngài Minh Hải-Pháp Bào sau nầy Ngánh ra phái Chúc Thánh cũng đời 34;chí đến ngài Thiệt Diệu-Liễu quán thuộc đời 35 nhỏ dưới Đức Sơ Tổ 2 đời[Cùng 1 đời với Đức tăng cang Quốc Sư Thiệt Thành-Liễu Đạt mà triều đình tôn là Liên Hoa Thiền Sư].Nhân đây nói cho rạch ròi kẻo có ai đây dụng tâm Ém sự tiên khởi truyền pháp phái vô Nam hà của Đức khai Sơn 2 ngôi Đại Doanh Lam cổ Soái sắc tứ Thập Tháp;Quốc Ân và trùng tu Hà Trung;muốn coi rỏ vui lòng truy trong sách VN PG sử Lược của Ngài Mật THể chùa Trúc Lâm Huế
    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    09/04/2013(Xem: 6876)
    Hòa Thượng pháp danh Thích Tâm Thi, đạo hiệu Tuệ Tạng, thế danh Trần Thanh Thuyên, sinh năm Canh Dần (1889) tại làng Quần Phương Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thân phụ Ngài là ông Trần Tín tự Phúc Châu, thân mẫu là bà Vũ Thị Tú hiệu Diệu Hòa.
    09/04/2013(Xem: 7791)
    Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Maha Thera Vansarakkhita, có thế danh là Lê Văn Giảng, sinhngày 15 tháng 10 năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài xuất thân trongmột gia đình trung lưu trí thức, thân phụ là ông Lê Văn Như, thân mẫu là bà Đinh Thị Giêng.
    09/04/2013(Xem: 6734)
    Hòa Thượng họ Nguyễn, Húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, pháp hiệu Thích Trí Thủ. Ngày sinh ngày 19 tháng 9 năm Kỷ Dậu, tức ngày 01-11-1909 trong một gia đình nho phong thanh bạch, tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong (nay là xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ Lê Thị Chiếu. Hai cụ là người rất kính tín Tam Bảo. Vì vậy, dù là con trai độc nhất trong gia đình, lúc 14 tuổi Ngài đã được song thân cho vào học kinh kệ ở chùa Hải Đức Huế.
    09/04/2013(Xem: 11471)
    Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái.
    09/04/2013(Xem: 9242)
    Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân phụ Hòa thượng huý Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu húy Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh. Toàn thể gia đình Hòa thượng đều quy y với tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa do Tổ đặt cho Hòa thượng.
    09/04/2013(Xem: 14771)
    Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
    09/04/2013(Xem: 6546)
    Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đơøi Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
    09/04/2013(Xem: 14808)
    HT Thích Giác Trí, húy Nguyên Quán, phương trượng chùa Long Hoa, quận Phù Cát - Bình Định, tuổi Mậu Thìn 1928, năm nay 80 tuổi. Năm 13 tuổi Ngài xuất gia với Đại sư Huyền Giác, là Trụ trì tổ đình Tịnh Lâm Phù Cát. HT Mật Hiển 1907-1992 chùa Trúc Lâm, Huế, thọ giới Tỳ kheo tại đây năm 1935, giới đàn do HT Huyền Giác thành lập, thỉnh Tổ quốc sư Phước Huệ làm Đàn Đầu Hòa Thượng.
    09/04/2013(Xem: 7601)
    Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.
    09/04/2013(Xem: 6564)
    Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.
    facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
    Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
    nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

    May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
    Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
    may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
    the Land of Ultimate Bliss.

    Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
    Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
    Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
    Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
    Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
    Website: http://www.quangduc.com
    http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
    Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
    [email protected]