Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương Đạo Xa Bay - Hạnh Kiên, Hạnh Châu

28/09/201010:35(Xem: 5771)
Hương Đạo Xa Bay - Hạnh Kiên, Hạnh Châu

Bình dị mà sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi; vầng trán rộng, gương mặt gầy, đôi mắt sâu mà tinh anh ngời sáng. Mình như “chim hạc”, tay chân như “lóng tre khô đầy khúc khuỷu”; ăn uống như một nhà khổ hạnh, nói cười chừng mực, điều độ từ hòa… Đó chính là chân dung Thầy - người cha Đạo pháp đã dẫn dắt chúng con đi, dưỡng dục, che chở cho chúng con suốt hai mươi năm trời…

HTQUANGTAM

Chân Dung Thầy

Hai mươi năm trước, khi mới bước chân vào chùa, người đầu tiên mà chúng con gặp chính là Thầy. Thầy đang ngồi nhổ cỏ, dáng nhỏ nhắn trong chiếc áo vàng cũ kỹ, đôi tay thoăn thoắt như một nhà nông chuyên nghiệp. Thầy đó, vậy mà chúng con cứ ngỡ không phải, vì chúng con đâu biết rằng những bậc Thầy lớn thường rất giản dị!

Ngày đó, Vĩnh Đức chỉ có một chánh điện nhỏ xíu (mỗi khi tụng kinh, lớp điệu chúng con phải đứng tận hiên, tràn ra cả sân ngoài), một dãy phòng Tăng chật chội (mà số Tăng chúng có lúc lên đến trăm người), một giảng đường với những bộ bàn ghế mộc mạc, một trai đường vừa phải và một nhà bếp vách mái bằng tranh (mỗi ngày chúng con chia nhau đi chợ, nấu ăn, rửa chén). Bữa cơm thường đạm bạc với chén nước tương, tô canh rau, đậu bắp luộc, “cù lần” kho. Không có tiền đi chợ, chúng con phải tăng gia sản xuất; Ban Tri khố cử người đi xin những rau củ quả thừa ở chợ về nhặt lại làm đồ ăn cho đại chúng. Những ngày đó, khổ mà vui. Vì chúng con còn có Thầy bên cạnh. Thầy là linh hồn của tu viện, là điểm tựa vững chãi của chúng con.

Thuở đó, Thầy cũng chỉ mới bốn mươi ngoài, nhưng trong mắt chúng con, Thầy thật lớn lao, vĩ đại. Cũng như chúng con, Thầy xuất gia thuở còn niên thiếu (14 tuổi), rồi từ miền Trung xa xôi khăn gói vào Sài Gòn tu học, trải qua hầu hết các Phật học viện danh tiếng thời bấy giờ, như: Giác Sanh, Huệ Nghiêm, Nguyên Thiều, Hải Đức, Vạn Hạnh. Năm 25 tuổi, Thầy về vùng quê Thủ Đức dựng một ngôi chùa lá - tiền thân của tu viện Vĩnh Đức ngày nay; nơi đây, Thầy chuyên trì kinh Pháp Hoa, rồi dấn thân hoạt động vì lợi ích cộng đồng: mở Ký nhi viện, mở các lớp học tình thương và giảng dạy miễn phí cho học sinh nghèo trong vùng.

Khởi đầu từ sự nghiệp giáo dục và dấn thân đến suốt cả cuộc đời, Thầy tuy không bằng cao chức trọng, song lại là một tấm gương sáng cho chúng con noi theo. Năm 1989, Thầy đã cùng chư tôn đức trong Ban Đại diện huyện nhà vận động mở trường Cơ bản Phật học TP.HCM cơ sở II tại chùa Thiên Minh, huyện Thủ Đức (nay là Q.9). Do cơ sở trường còn nhiều hạn chế, Thầy đã mở rộng vòng tay đón nhận một số lượng lớn học Tăng từ khắp nơi tựu về; Vĩnh Đức, từ một ngôi chùa lá, trở thành một tu viện - cái nôi hun đúc, đào tạo Tăng tài. Tiếp theo, Thầy mở thêm các lớp học gia giáo, các lớp bổ túc văn hóa tại chùa. Khóa Cơ bản kết thúc, Thầy lại mở các lớp Sơ cấp và làm Chủ nhiệm suốt 5 khóa, mỗi khóa đào tạo trên 200 Tăng Ni sinh.

So với nhiều danh Tăng đương thời, sự nghiệp giáo dục của Thầy vẫn còn khiêm tốn, song điều mà không phải ai cũng thực hiện được đó chính là việc tổ chức, chăm lo cho chúng học Tăng một cách tận tình, không phân biệt chúng đệ tử hay chúng lưu trú y chỉ. Tất cả đều bình đẳng trong tình thương bao dung của Thầy. Vĩnh Đức, vì vậy, như một mái ấm gia đình mà Thầy vừa là cha, vừa là mẹ. Ai đến tu học ở đây cũng đều được Thầy lo mọi thủ tục, giấy tờ, kể cả các khoản học phí (mà với số lượng học Tăng theo học từ Phật học cho đến thế học, con số này không nhỏ). Thuở đó, dù còn bé, chúng con vẫn cảm nhận được nỗi khổ tâm rất lớn của Thầy. (Thầy từng chạy vạy mượn đầu này một ít, đầu kia một ít để lo đóng học phí cho chúng con, trễ nãi thì sẽ bị nhà trường đuổi học. Có lần, Thầy phải bán rẻ chiếc xe máy dùng để đi lại vì mấy chục học Tăng chúng con đang chờ tiền từ Thầy!).

Trải qua hơn 30 năm, kể từ năm 1989, số chư Tăng trưởng thành rời khỏi tu viện đến các trú xứ khác tu học, hành đạo kể đến con số hàng trăm, trải đều từ Nam chí Bắc, nhiều vị hiện đảm trách các chức vị quan trọng của Giáo hội. Những khi có cơ duyên gặp mặt, chúng con đều ôn lại những kỷ niệm vui buồn những ngày Vĩnh Đức, nhất là về Thầy. Ai trong chúng con cũng từng có lúc bị Thầy trách phạt, nhưng ai cũng nhận thấy rằng, nếu không có Thầy, thì chúng con không thể có được ngày hôm nay - không chỉ những người còn đang tu tập, mà những người đã hết duyên với con đường “xuất thế tục gia” cũng thế!

Có lẽ ít ai có duyên với Tăng trẻ và có kinh nghiệm giáo dưỡng, đào tạo Tăng trẻ hơn Thầy. Cứng rắn mà độ lượng, nghiêm khắc mà từ bi, Thầy luôn dung hòa được tình và lý để hóa độ chúng con - lớp trẻ còn ham chơi, ham ăn, ham ngủ. Do số lượng Tăng chúng đông, nên mỗi năm Thầy đều tổ chức cho chúng con An cư tại chỗ, thỉnh chư vị Hòa thượng chứng minh để chúng con noi theo tu học. Mùa Hạ là mùa thật đáng nhớ với những thời tụng kinh lạy Phật, những buổi học tập, những kỳ diễn giảng, những hôm làm báo tường, đặc biệt là thực hiện tập nội san Hương Đạo. Đây là diễn đàn trao đổi kiến thức, kinh nghiệm tu tập của chư Tăng, và cũng là “kênh” tâm sự của đại chúng, nên dù khó khăn thế nào Thầy cũng nhất định duy trì, thậm chí “nặng lòng” với nó. (Đến nay, Hương Đạođã vượt được chặng đường 15 năm với 23 số báo).

lekhaimacgiodan

Thầy (thứ 2, hàng nhì) cùng Chư Tôn Giáo Phẩm tại Đại Giới Đàn Pháp Hóa - Quảng Ngãi

Càng sống bên Thầy, chúng con càng nhận thấy đằng sau nét khô khan, nghiêm nghị là một tình cảm dạt dào. Nhưng cái tình mà chúng con cảm động hơn hết chính là cái tình của Thầy dành cho quê hương xứ sở. Dù xa quê từ năm 15 tuổi và rất ít khi trở về thăm nhà, nhưng Thầy lại dành cho Quảng Ngãi - nơi chôn rau cắt rốn, cũng là nơi cát ái từ thân, bước đầu vào đạo - một tấm lòng sâu nặng. Dĩ nhiên đó là tấm lòng vì đạo. Những năm sau này, Thầy luôn hướng về với Phật giáo Quảng Ngãi, cùng với chư tôn đức trong Ban Trị sự và Ban Quản trị môn phong khôi phục lại Tổ đình Sắc tứ Từ Lâm, mở các khóa An cư kiết hạ, đặc biệt tổ chức thành công Đại giới đàn Pháp Hóa cho hơn 300 giới tử Tăng Ni cầu thọ giới pháp - sự kiện mà hơn 40 năm qua Phật giáo Quảng Ngãi chưa có điều kiện thực hiện.

Mùa Hạ năm nay, dù sức khỏe đã cạn kiệt, Thầy vẫn khăng khăng đòi về Quảng Ngãi nhập Hạ, chúng đệ tử hết sức can ngăn Thầy mới thuận lời ở lại. Thầy còn dặn chúng con chuẩn bị tư liệu, hình ảnh, bài vở đầy đủ để cuối năm nay thực hiện tập kỷ yếu lưu niệm Đại Giới đàn. (Thầy từng nói rằng, tổ chức xong Giới đàn này, Thầy có chết cũng an lòng!).

… Và quả thật, Thầy đã an lòng ra đi giữa tiếng niệm Phật chí thành của tứ chúng đệ tử. Đó là lúc 15 giờ 15 phút, ngày 21 tháng Tư năm Canh Dần (nhằm ngày 03 tháng 6 năm 2010).

Trong suốt cuộc đời - 64 năm và 38 mùa An cư kiết hạ - Thầy chỉ cho đi mà chưa hề nhận lại. Thầy vì đại chúng chứ chưa bao giờ vì bản thân mình. Thầy như cây đại thụ, và chúng con là bầy chim chóc. Chim càng đông thì đại thụ chỉ thêm gãy cành, khô lá. Có lẽ vì vậy mà Thầy luôn luôn gầy ốm. Nhưng PHỤNG SỰ chính là con đường Bồ tát đạo của Thầy, nên đối diện với muôn vàn khó khăn, gian khổ, Thầy vẫn luôn có được sự an lạc, hạnh phúc cho riêng mình.

Giờ đây, chốn Cực lạc, Thầy thượng phẩm thượng sinh. Tuy vậy, chúng con vẫn mong Thầy sớm hồi nhập Ta bà để hóa độ chúng con, để cho chúng con và Thầy vẫn giữ mãi tình Sư - đồ cho đến ngày thành Phật!

Đệ tử đồng kính bái

Hạnh Kiên - Hạnh Châu cẩn bút

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2023(Xem: 2395)
Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam, là con thứ sáu trong một gia đình mười hai anh chị em. Thân sinh của Cố Trưởng Lão Hoà Thượng là cụ Trương Xuân Quảng, mất năm 1945, nguyên quán làng Kim Thành, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm quan dưới thời Pháp thuộc, được bổ nhậm chức Kiểm Học (tương đương với Trưởng Ty Nha Học Chánh dưới thời các chính phủ quốc gia sau này) tỉnh Bình Thuận năm 1933 – 1939, và Đốc Học tỉnh Quảng Ngãi năm 1940 – 1945. Nhờ túc duyên với Phật Pháp, nên đến năm 1950, Cố Trưởng Lão Hoà Thượng đến Chùa Linh Mụ, thành phố Huế (Thừa Thiên), xin xuất gia làm đệ tử Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, Đệ tam Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, và được Hòa Thượng Bổn Sư cho pháp danh là Tâm Chánh, pháp hiệu là Trí Chơn.
19/04/2023(Xem: 2514)
Năm 1964, Hòa thượng thân làm Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật giáo, thành lập tại chùa Pháp Hội – Sài Gòn. Đây chính là tiền thân của Viện đại học Vạn Hạnh. Hòa thượng còn chủ trương các tập san như Tin Phật, Bát Nhã để gióng lên cho đời tiếng nói của pháp âm. Năm 1965, sau khi ổn định mọi Phật sự, Hòa thượng hành hương chiêm bái các danh lam Phật tích ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, giao thiệp với nhiều danh Tăng các nước.
11/04/2023(Xem: 2746)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Thiện Châu (1931-1998)
09/04/2023(Xem: 4207)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 1845)
HT Thích Chí Thiền ngài đã sớm thông tam giáo (Phật giáo, Nho giáo và Lão/Đạo giáo) từ truyền thống gia đình và trường lớp. Như chúng ta đã biết từ ngày những tôn giáo này du nhập vào Việt Nam hòa quyện cùng tín ngưỡng dân gian bản địa, hình thành nên văn hóa dân tộc. Tông Lâm Tế vào Việt Nam từ thế kỷ 12, từng bước đã khác nhiều với thuở ban đầu tại Trung Hoa. Và vị quan trẻ Nguyễn Văn Hiển sau khi vào cửa Phật, nhận “pháp danh Như Hiển, hiệu Chí Thành” là thuộc Thiền phái Lâm Tế Gia phổ. Trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, HT. Thích Chí Thiền từng bước trả ơn Tam bảo, ơn đất nước, ơn cha mẹ và ơn chúng sanh.
09/04/2023(Xem: 2792)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh (1926-2022) 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷
09/04/2023(Xem: 2612)
Tiểu Sử Thượng Tọa Thích Tuệ Giác (1960-2021) 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷
09/04/2023(Xem: 2312)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Nguyên Trực (1943-2018)
08/04/2023(Xem: 3155)
#tieusuchutonduc, #phapamphatgiaotoancau ĐỂ XEM THÊM TIỂU SỬ CHƯ TÔN ĐỨC. BẤM VÀO PLAYPLIST: • Tiểu Sử Chư Tôn Đức 🌎 PHÁP ÂM PHẬT GIÁO TOÀN CẦU (Youtube & Facebook) 👉 / @phapamphatgiaoto... 🙏🏻 Chủ trương: Hoà Thượng Thích Thông Hải 🧘🏻‍♀️ Điều hành: Ca Nhạc Sĩ Thuỳ Linh 😀 Chân thành cám ơn quý vị đã ủng hộ và Subcribe cho đài PAPGTC. Trân trọng! Thanks for Subcribing to our channel. 😀 Nhấn chuông để được thông báo ngay khi có video mới nhất của đài PAPGTC. Press the bell to watch right away when we post a new video. 😀 YouTube: Pháp Âm Phật Giáo Toàn Cầu 👉 / @phapamphatgiaoto... 👉 Facebook: Pháp Âm Phật Giáo 👉 / @phapamphatgiaoto... 📧 Email: [email protected] ✏️ Mọi góp ý xin hãy comment bên dưới, chúng tôi sẽ phúc đáp nhanh nhất có thể. 👍 Thank you very much for watching videos. Remember to SUBCRIBE, LIKE, SHARE and COMMENT :-)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]