Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bóng áo nâu

05/06/201111:56(Xem: 13040)
Bóng áo nâu
ttchonthanh_1
BÓNG ÁO NÂU
TẬP SÁCH VỀ CUỘC ĐỜI THƯỢNG TỌA THÍCH CHƠN THANH

Biên tập: Minh Thuận - Huệ Nghiêm - Nhuận Liên

Mục Lục

- Lời đầu sách
- Lời giới thiệu

- Tiểu sử

Phần I: Những bài giảng.
- Phương pháp diễn giảng
- Tâm sự với tăng ni sinh
- An cư kiết hạ - nguồn sinh lực của tăng già
- Bờ này của tâm
- Thập thiện
- Lìa bỏ tham dục
Phần II: Truyện ký Bóng áo nâu.
- Một khúc sông Tiền
- Trường làng
- Chùa quê
- Xuất gia
- Chú điệu chùa Phước Lâm
- Bổn sư Thiện Thọ
- Góc nhỏ Phổ Quang
- Lễ Phật đản
- Dấu ấn Huệ Nghiêm
- Cây cao bóng cả
- Thọ giới
- Đèn sách
- Khói hương
- Gió mùa hạ
- Nhập thất
- Nhiệm vụ đa đoan
- Người thầy khả kính
- Một ngày để nhớ
- Hương sen cuối gió
Phần III: Những bài viết.

- Ngày nay vẫn như là ngày xưa - TT. Minh Thông
- Tình pháp lữ - TT. Thiện Nhơn
- Một nhành mai còn mãi - NT. Như Hoa
- Khắp trời sen nở - NT. Tịnh Thường
- Pháp lữ không xa - TT. Nguyên Thiện
- Hoa xưa vẫn nở - TT. Tấn Đạt
- Những đợt sóng - Thích Hoằng Dự
- Pháp thân bất diệt - TN. Hạnh Ngọc
- Ân sư - Thích Quảng Long
- Tình huynh đệ - TN. Thánh Tâm
- Còn mãi bóng hình - TN. Chúc Hiếu
- Lời thầy không quên - TN. Huệ Nghiêm
- Tấm gương tinh tấn - TN. Thánh Nhã
- Thầy vẫn quanh đây - Vĩnh Tâm
- Khóc và cười - TN. Diệu Liên
- Người thầy thân thiết bao dung - T. Đức Châu
- Thầy chánh chủ khảo - T. Hạnh Chơn
- Hạnh nguyện lợi tha - Thích Trí Tài
- Hành trang để lại - TN. Tịnh Nghiêm
- Một phong thái ung dung - TN. Nhựt Bửu
- Đời người & tâm nguyện - Phổ Tâm
- Áo nâu còn mãi - Thích Minh Thuận
- Pháp lữ đạo tình - Trần Quê Hương
- Còn mãi - Ni trưởng Tịnh Hạnh
- Vẫn rất gần - Huệ Hoàn
- Còn đâu! - TN. Tâm Phúc
- Lời thầy vang mãi - Huệ Liên
- Nét buồn - Minh Nhẫn
- Nhớ nắng ngày xưa - Thích Huyền Lan
- Tang phấn - TN. Tâm Huệ
- Hướng chân thầy - Thu Nguyệt
Phần IV: Hình ảnh.

Lời đầu sách

Kính thưa quí độc giả!

Thượng Tọa Thích Chơn Thanh “…Với đức tính vị tha vô ngã, từ hoà hỷ xả, nhiếp hoá mọi người, thượng toạ đã làm cho nhưng tăng ni, phật tử hữu duyên phát khởi tín tâm, tu hành tinh tấn, vững bền đạo nghiệp, tiến bước trên đường giải thoát… Sự ra đi của Thượng toạ là một mất mát lớn lao đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP.HCM, tăng ni, phật tử khắp nơi và môn đồ pháp quyến…” (trích điếu văn của Trung ương Giáo hội PGVN).

Để ghi lại cuộc đời tu hành, hoằng hoá độ sanh của thầy, chúng tôi làm tập sách này. Trước nhất để tỏ lòng kính tiếc ân sư, sau nữa là mong rằng cuốn sách sẽ đem lại chút ít lợi lạc cho người đọc khi được hiểu thêm về một bậc chân tu để tăng lòng kính tin Tam Bảo.

Sách gồm bốn phần:

Phần I: Tuyển chọn một số bài giảng của thầy trong những năm đứng trên bục giảng, giảng dạy cho tăng ni sinh trong các trường Phật học và các đạo tràng Phật tử khắp nơi.

Những bài giảng này chúng tôi vụng về ghi lại qua các băng giảng do một số tăng ni, phật tử tự phát thu, do vậy không phải là một tài liệu đầy đủ hay tiêu biểu trong sự nghiệp giảng dạy của thầy. Do những qui định về thời lượng, tuỳ theo trình độ của người nghe mà thầy thuyết pháp, vì thế, những bài giảng này chỉ thể hiện một góc nhỏ, một phần khiêm tốn trong kiến giải của thầy. Chúng tôi mạo muội “kết tập” in ra đây, chỉ hầu mong: Nếu trong số những người đọc, ai còn có chút duyên lưu hậu với thầy, qua những bài giảng này, có thể gợi mở, hiểu thêm một chút về giáo lý mênh mông, cao sâu của đức Phật thì công đức đó thuộc về tất cả chúng sinh.

Phần II: Truyện ký về cuộc đời của thầy từ lúc bé thơ cho đến lúc xuất gia tu học, hành đạo và viên tịch.

Với truyện ký này, trước là chúng tôi muốn ghi lại một cách sơ lược về cuộc đời thật của thầy, để qua đó, bạn đọc hiểu hơn về thầy Chơn Thanh - một bậc chân tu đáng kính; sau là muốn khắc họa một góc chân dung của vị tu sĩ Phật giáo trong thế hệ những người sống, tu học, hành đạo vào những thập niên cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21.

Vì khả năng có hạn và tài liệu chưa đầy đủ, chúng tôi không thể vẽ trọn bức tranh mà mình mong muốn. Những nhân vật, sự kiện trong truyện hầu hết đều là có thật, nhưng đôi lúc để cho hình tượng nhân vật rõ nét, trở nên điển hình, chúng tôi mạn phép hư cấu, nhưng chung qui vẫn không ngoài cái nền của sự thật. Vì thế, để không làm phiền những người có mặt trong truyện, chúng tôi xin được tránh gọi tên thật - ngoại trừ nhân vật chính và những người không nhắc đến nhiều. Về các địa danh là có thật. Về hoàn cảnh lịch sử thì chúng tôi không dám ước mong, cũng không đủ khả năng tái hiện - dù một góc nhỏ của lịch sử - nên chỉ lướt qua, mục tiêu chủ yếu chỉ là kể lại hoạt động của nhân vật trong thời điểm đó mà thôi.

Vấn đề chính ở đây là chúng tôi muốn khắc họa một góc chân dung của vị tu sĩ Phật giáo qua nhân vật thầy Chơn Thanh. Những chi tiết mà chúng tôi hư cấu chỉ nhằm mục đích nêu được những đức tính thanh cao, tốt đẹp của một người tu, không chỉ là cá nhân thầy chơn Thanh mà là một chút hình ảnh chung của những bậc chân tu trong giai đoạn lịch sử này. Chúng tôi mong rằng bạn đọc sẽ đón nhận điều này với tinh thần “đạt ý quên lời”.

Phần III: Những bài viết kỷ niệm về thầy của những tăng ni Phật tử khắp nơi.

Có quá nhiều bài viết thể hiện tình cảm của mọi người đối với thầy, để tránh sự lặp lại, gây cảm giác nhàm chán, bi lụy; vì sự cân đối của sách, chúng tôi không thể đăng tải hết. Những bài viết dàn trải, chung chung, trùng lặp, không xoáy sâu vào vấn đề, chúng tôi mạn phép biên tập lại để các chủ đề trong phần này được nổi bật, phong phú và đầy đủ hơn. Một số bài viết kể những kỷ niệm về thầy, chúng tôi xin phép chuyển sang làm tư liệu cho phần truyện, thành thật mong các tác giả - vì lòng quí mến thầy, vì sự thành công chung của cuốn sách mà hoan hỷ - chấp thuận, chúng tôi vô cùng cảm kích.

Phần IV: Một số hình ảnh tư liệu về cuộc đời hoạt động của thầy.

Hình ảnh của thầy chúng tôi đã cố hết sức sưu tầm nhưng vẫn không thể có được đầy đủ như mong muốn, chỉ có thể đem đến cho quí đọc giả những nét phác thảo sơ lược bằng hình ảnh về thầy mà thôi.

Cuốn sách trên tay quí vị là công lao của rất nhiều người: những người có tên trong sách cũng như rất nhiều người đã lặng thầm giúp đỡ. Từ những người cung cấp tư liệu, ủng hộ về tài chính.v.v… cũng như những tác giả bài viết dù không được in ở đây, nhưng cũng đã giúp chúng tôi có những cảm xúc vô cùng quí báu khi đọc bài của quí vị, nhờ đó mà chúng tôi hoàn thành được phần nào nhiệm vụ của mình, góp phần nâng tầm của cuốn sách lên hơn cả mong đợi (theo chỉ tiêu khiêm tốn) của những người thực hiện.

Dù đã cố gắng hết sức, nhưng vì khả năng có hạn, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quí độc giả với tinh thần đạo Phật, mở lòng thông cảm, hoan hỷ cho chúng tôi.

Nếu có chút công đức, xin hồi hướng cho vị thầy vô vàn kính quí của chúng con và tất cả chúng sinh trong mười phương pháp giới.

Nhóm thực hiện.
Minh Thuận - Huệ Nghiêm - Nhuận Liên

Nghe sách nói "Bóng áo nâu"

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6673)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
10/04/2013(Xem: 6466)
Chuông điện thoại vang lên ,bổng dưng tôi có cảm giác không an khi hằng ngày vào giờ này ít khi có ai gọi .Từ bên kia đầu dây ,Đạo Hữu Tánh Thuần thông báo một tin buồn ; NI TRƯỞNG THÍCH NỮ BẢO NGUYỆT KHÔNG CÒN NỮA ! Người đã thuận thế vô thường vào lúc bốn giờ sáng nay !
10/04/2013(Xem: 7585)
Hòa Thượng thế danh là Nguyễn Văn Kim, Pháp danh Như Kim, Pháp hiệu Bửu Chung, sinh năm Tân Tỵ (1881) Niên hiệu Tự Đức năm thứ 35, tại Rạch Cái Đầm, xã Hiệp Xương, huyện Tân Châu, tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang). Thân phụ là cụ ông Chánh bái Nguyễn Văn Phước. Thân mẫu là cụ bà Lê Thị Dậu đều kính tin phụng thờ Tam Bảo.
10/04/2013(Xem: 7381)
Hòa thượng thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 39, pháp danh Ngộ Đạo hiệu Từ Vân. Thế danh Đinh Công Thân, sinh năm Bính Dần (1866) Niên hiệu Tự Đức năm thứ 20, tại làng Định Yên, Lấp Vò, (nay là Đồng Tháp). Thân phụ là Cụ ông Đinh Công Thành và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Hoài. Gia đình 7 anh em, Ngài thứ tư. Sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, theo truyền thống đạo Phật.
10/04/2013(Xem: 10278)
Căn cứ theo tài liệu nghiên cứu của Thiền sư Mật Thể trong cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, thì dưới triều chúa Nguyễn ở đàng Trong, phong trào phát triển Phật giáo nói chung và Thiền phái Lâm Tế nói riêng bành trướng rất mạnh mẽ ; đồng thời, đã lưu lại cho nền văn học Phật giáo nhiều kiến trúc mỹ thuật, hội họa rất nổi tiếng. Tuy nhiên, khi nhà Tây Sơn thống nhất đất nước, kéo quân từ Nam ra diệt Nguyễn thì đoàn quân lính nầy đã hủy diệt đi những công trình quý báu đó. Bi ký, chứng liệu bị thất tung.
10/04/2013(Xem: 7485)
Hôm nay dưới bóng mát thiền lâm Thiên Thai pháp phái, trước giây phút thiêng liêng tỏa ngát hương đàm, chúng con đang qui tụ về đây, nơi vùng đất Thánh, nơi đã ghi đậm nét lịch sử một đời người xuất thị nhập sơn, tầm rong độ nhật, nơi Ngài đã thể hiện công án thoại đàu, luôn luôn quấn quýt đeo đẳng tâm tư với những tháng năm dài chẻ chia suy cứu- Thiền pháp trầm tịch nhưng hưng suy, trừng thanh nhưng hoạt diễm ấy đến nay vẫn còn phong khí nức hương
10/04/2013(Xem: 9459)
Nhận được tin từ cố đô Huế, Việt Nam, Trưởng Lão Ni, Sư Cụ Thích Nữ Diệu Trí, thế danh Hồ thị Trâm Anh, Húy thượng Trừng hạ Khương, Đạo hiệu Liễu Nhiên, đời thứ 42 dòng Thiền Lâm Tế, Viện chủ chùa Diệu Đức, Trú Trì chùa Diệu Nghiêm, thành phố Huế, đã xã báo thân, an nhiên thâu thần thị tịch vào lúc 19 giờ 05 phút ngày 23 tháng 3 năm 2010 (nhằm ngày mùng 8 tháng 2 năm Canh Dần), trụ thế 103 năm, với 78 tuổi đạo.
10/04/2013(Xem: 8541)
Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.
10/04/2013(Xem: 7812)
Lễ Giỗ Tổ Nguyên Thiều tại Tu Viện Nguyên Thiều, Sydney, Úc Châu ngày thứ hai, 26-11-2007
10/04/2013(Xem: 9450)
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh ngày 02 tháng 09 năm Đinh Tỵ (17-l0-1917), tại làng Mỹ An Hưng ( Cái Tàu Thượng) huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp). Thân phụ là ông Nguyễn văn Cân và thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Truyện. Cụ Ông qua đời lúc H.T lên ba, Cụ Bà cũng theo Ông lúc Ngài vừa lên bảy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]