Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Như Áng Mây Bay (Đức Đệ Tam Tăng Thống, Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu)

05/05/202006:23(Xem: 22229)
Như Áng Mây Bay (Đức Đệ Tam Tăng Thống, Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu)
nhuangmaybay-bia_1
NHƯ ÁNG MÂY BAY
Cuộc đời của Đại Lão Hòa Thượng
THÍCH ĐÔN HẬU

Đệ tử Tâm Đức phụng soạn
Thất chúng môn đồ ấn hành 2010 USA

Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (1905-1992)
Đệ tam Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Phong lai sơ trúc,
Phong khứ nhi trúc bất lưu thanh
Nhạn quá hàn đàm,
Nhạn khứ nhi đàm vô lưu ảnh...
Thị cố quân tử
Sự lai nhi tâm thề hiện
Sự quá nhi tâm tùy không

Non xanh xanh mãi như xưa,
du nhân đi mãi mà chưa thấy về.
Sóng in bóng tháp bồ đề,
mở tan cửa động liền kề chân mây.

Người từ đâu đến, đi về đâu
Đạo lý Vô Sinh quá nhiệm mầu
Đến chẳng từng sinh, đi chẳng diệt
Đến, đi dấu tích khó tìm cầu














htdonhau
MỘT THOÁNG 
"NHƯ ÁNG MÂY BAY" của Tâm Đức

(Bài viết giới thiệu của Hùynh Kim Quang)

Thừa tiếp sinh khí của phong trào chấn hưng, Phật Giáo Việt Nam khởi đi từ giữa thế kỷ 20 đã có những bước phát triển vững mạnh và đều khắp ở ba miền Nam, Trung Bắc. Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Đệ Tam Tăng Thống GHPGVNTN, là một trong số những bậc cao tăng góp phần công đức xứng đáng trong công cuộc phát triển Phật Giáo nước nhà thời kỳ này. 

Kể từ khi Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu viên tịch tại Chùa Linh Mụ, Huế, vào ngày 23 tháng 4 năm 1992 đến nay, tác phẩm "Như Áng Mây Bay" của Tâm Đức biên soạn, được xuất bản năm 2010, là tài liệu đầy đủ nhất viết về tiểu sử và công hạnh của Ngài. 

Tác giả Tâm Đức là pháp danh của cư sĩ Trí Không Trần Quang Thuận. Ông là đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Ông đi du học tại Anh và trở về nước làm việc vào đầu thập niên 1960. Ông đã từng đảm nhận các chức vụ như Bộ Trưởng Xã Hội, Thượng Nghị Sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Ông cũng là một cư sĩ có nhiều đóng góp cho Phật Giáo Việt Nam nói chung và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói riêng từ trước năm 1975 ở trong nước và sau năm 1975 tại Hoa Kỳ. Ông đã xuất bản hàng chục cuốn sử Phật Giáo trong hơn một thập niên qua ở hải ngoại.

Tác phẩm "Như Áng Mây Bay" dày 460 trang, in bìa cứng, giấy tốt với nhiều hình ảnh màu và trắng đen, trong đó có nhiều tấm hình mang tính lịch sử quý giá.

Tác phẩm "Như Áng Mây Bay" gồm 5 quyển, 16 chương đề cập đến bối cảnh lịch sử đất nước và Phật Giáo Việt Nam trải dài hơn 100 trăm, từ thời Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Tịnh (1868-1929), đến thời Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (1905-1992). Đặc biệt, tác phẩm "Như Áng Mây Bay," bằng những dữ kiện và tài liệu lịch sử, cho thấy Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu là bậc chân tu phạm hạnh, từ bi đôn hậu, trí tuệ sáng suốt và bản lãnh nghị lực trong lập trường dân tộc và đạo pháp, cũng như bao dung và từ hòa với tất cả mọi người, từ những người cố tâm hãm hại, bức bách đến những người lợi dụng uy tín của Ngài để phục vụ cho quyền lợi cá nhân hay đảng phái. 

Theo tác giả Tâm Đức, Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, trú trì Chùa Linh Mụ, Huế, là đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Tịnh, khai sơn Chùa Từ Hiếu, Huế. Ngài Tâm Tịnh có nhiều vị đệ tử xuất gia đắc pháp trở thành những bậc long tượng chốn tòng lâm như Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nguyên (Trú Trì Chùa Tây Thiên, Huế), Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Tiên (Khai sơn Chùa Trúc Lâm, Huế), Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên (Trú trì Chùa Thiền Tôn, Huế, và cũng là Đệ Nhị Tăng Thống GHPGVNTN), v.v… 

Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Tiên là bổn sư của cố cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, người cư sĩ có công rất lớn trong cuộc chấn hưng Phật Giáo Việt Nam vào các thập niên 1930, 1940 và 1950 của thế kỷ trước. Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên là bổn sư của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu và Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh. Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu cũng là bổn sư của Hòa Thượng Thích Trí Chơn hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.

Trong "Như Áng Mây Bay," tác giả Tâm Đức kể chuyện năm 1947 khi quân Pháp tiến chiếm cố đô Huế, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu bị lính Pháp bắt và ra lệnh cho Ngài đào hầm để họ xử tử. Tâm Đức kể rằng, "Trời lạnh cóng xương, Hòa Thượng cố gắng đào, lòng không oán hận mà cầu cho những người bị bắt giam, bị cực hình bỏ được ác niệm, bỏ hận thù. Hòa Thượng nhìn những người lính Pháp, những người lính Việt theo Pháp bằng cặp mắt bao dung độ lượng." May có Sư Bà Diệu Không liên lạc nhờ Thái Hậu Từ Cung, mẹ của Vua Bảo Đại, can thiệp Hòa Thượng mới khỏi bị bắn chết.

"Như Áng Mây Bay" cho biết trong Đại Hội Phật Giáo Miền Trung sau năm 1963, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu trong bài diễn văn Khai Mạc Đại Hội đã nói lên lập trường của Phật Giáo Việt Nam như sau: "Căn bản của Phật Giáo Việt Nam là dân tộc chứ không phải chính trị và chính quyền… Phật Giáo không bao giờ từ bỏ cương vị tôn giáo của mình. Noi theo lời dạy của Phật, người Phật tử trau dồi đức từ bi, nhẫn nhịn, dung hòa và học tập đức vô úy… Phật Giáo Việt Nam nỗ lực phát huy truyền thống tự phát triển tôn giáo mình không dựa vào cường quyền mà bằng sự thực hành giáo lý Phật." 

Sau cách mạng ngày 1 tháng 11 năm 1963, chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, lòng người còn oán hận những người mà trước kia dựa thế lực chính quyền để bức bách và đàn áp, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu nhân danh Giám Luật Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc đã công bố Lời Kêu Gọi Khẩn Thiết gửi đến toàn thể Tăng, Ni và đồng bào Phật tử hãy từ bi, khoan dung xóa bỏ hận thù. Lời Kêu Gọi Khẩn Thiết có đoạn viết rằng, "Nhân danh Giám Luật Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc, tôi khẩn thiết kêu gọi Tăng Ni Phật tử, không lúc nào bằng lúc này, phải luôn luôn bình tĩnh, tỏ rõ thái độ của người Phật tử, nêu cao đức Từ Bi, Hỷ Xả. Tuyệt đối không gây hấn hoặc trả thù bất cứ ai. Phải luôn phát huy đức tính khoan dung, từ hòa của người Phật tử chân chính."

Về việc Hòa Thượng Thích Đôn Hậu bị CSVN bắt đưa ra Bắc vào dịp Tết Mậu Thân, năm 1968, tác giả "Như Áng Mây Bay" đã tham khảo nhiều tài liệu và đặc biệt phỏng vấn nhiều người có liên hệ như quý Thầy là đệ tử của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu và một số người cùng có mặt trong chuyến đi ra Bắc vào Tết năm đó. Tác phẩm "Như Áng Mây Bay" trích lời kể của ông Lê Văn Hảo là một cán bộ cao cấp của chính quyền CSVN lúc bấy giờ, nói rằng "riêng cụ Thích Đôn Hậu thì cụ bị bắt cóc lúc quân giải phóng đã chiếm được thành phố Huế rồi thì họ mời cụ lên võng để đi họp, rồi võng cụ lên trên núi luôn." Quý Thầy Trí Tựu, Hải Tạng là các đệ tử của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu cũng xác nhận là Hòa Thượng bị CSVN bắt cóc võng đi vào dịp Tết trong lúc Hòa Thượng đang bị bệnh suyễn và dạ dày xuất huyết rất nặng.

Cuối năm 1975, Hòa Thượng về Chùa và vào Nam thăm chư Tôn Đức trong Hội Đồng Lưỡng Viện của GHPGVNTN tại Sài Gòn. Khi Hội Đồng Lưỡng Viện gồm Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Thượng Tọa Thích Huyền Quang và Thượng Tọa Thích Thiện Minh tiếp Hòa Thượng Thích Đôn Hậu tại Chùa Ấn Quang, Sài Gòn, và hỏi Ngài làm thế nào để có thể duy trì tổ chức, bảo vệ đạo pháp, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu trả lời có 6 cách: Một, cấp lãnh đạo Phật Giáo phải củng cố Bồ Đề Tâm. Hai, phải giữ giới hạnh trang nghiêm, thật trang nghiêm. Ba, phải xiển dương Chánh Pháp trong các điều kiện ít người mà không cần tập trung đông đảo quần chúng. Bốn, cố gắng tìm người thừa kế, tức là đào tạo Tăng tài. Năm, cố gắng kiên trì phương pháp đã lực chọn. Sáu, cố gắng dìu dắt tín đồ để tín đồ biến gia đình thành gia đình Phật hóa. Sáu phương cách mà Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đưa ra để duy trì tổ chức và bảo vệ đạo pháp có thể nói rất quan trọng, rất thiết thực, rất hữu hiệu, đặc biệt trong hoàn cảnh mà GHPGVNTN đang bị chính quyền CSVN gây nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là quyết tâm tiêu diệt vì sợ uy tín quá lớn của Giáo Hội. Sáu phương cách này cho đến nay vẫn còn rất thích hợp để bảo vệ đạo pháp. 

Năm 1978, sau khi Cố Thượng Tọa Thích Thiện Minh bị CSVN bức tử trong tù, Cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đã lên tiếng phản đối và đòi chính quyền trả lời minh bạch về cái chết của Cố Thượng Tọa Thích Thiện Minh. Tháng 2 năm 1979, Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, Đệ Nhị Tăng Thống GHPGVNTN, viên tịch. Tháng 2 năm 1981, Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN họp tại Huế suy cử Hòa Thượng Thích Đôn Hậu lên làm Quyền Xử Lý Viện Tăng Thống cho đến khi có Đại Hội để suy tôn Đức Tăng Thống mới.

Ngày 10 tháng 9 năm 1991, Cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu gửi Tâm Thư cho chư Tăng, Ni Việt Nam tại hải ngoại kêu gọi phát huy bản thể thanh tịnh và hòa hợp của Tăng Già để phát triển GHPGVNTN nơi xứ người. Thừa hành ý chỉ của Tâm Thư, chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử khắp nơi tại hải ngoại đã ngồi lại để hình thành các GHPGNTN tại các châu lục để hỗ trợ công cuộc vận động phục hoạt GHPGVNTN trong nước và đòi hỏi tự do tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam. 

Theo tác phẩm "Như Áng Mây Bay," Cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu viên tịch tại Chùa Linh Mụ, Huế, vào ngày 23 tháng 4 năm 1992, thọ 87 tuổi. Trong lễ tang Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Hòa Thượng Thích Huyền Quang theo Di Chúc của Ngài đã nhận lãnh trách nhiệm Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo để tiếp tục điều hành GHPGVNTN. 

Tóm lại, "Như Áng Mây Bay" là tác phẩm viết về tiểu sử và công hạnh của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đầy đủ nhất với những tài liệu, nhân chứng và sự kiện thực mà từ trước tới nay chưa được công bố. Đây cũng là tài liệu sử phong phú về Phật Giáo Việt Nam nói chung và GHPGVNTN nói riêng giai đoạn gần 20 năm, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến tháng 4 năm 1992. 

HUỲNH KIM QUANG
(Việt Báo)

Xem toàn bộ quyển sách:

NHƯ ÁNG MÂY BAY Cuộc đời của Đại Lão Hòa Thượng THÍCH ĐÔN HẬU - Đệ tử Tâm Đức phụng sọan

Ý kiến bạn đọc
10/05/202016:40
Khách
Thưa chú Nam Cao,
Amazon có bán cuốn sách này với giá 16 đô
https://www.amazon.com/Nh%C6%AF-%C3%81ng-M%C3%A2y-Bay-Vietnamese/dp/1087817757
18/03/201618:44
Khách
Làm sao tôi có được cuốn sách này(Như áng mây bay).Nếu có duyên lành,xin quí thiện-hữu tri thức giúp đỡ.Tên tôi:Nam-Cao 173 w well st San Gabriel Ca 91776 USA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 7353)
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, thế danh Vũ Văn Khang, sinh ngày 23/12/1921 (Tân Dậu), tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Cụ Ông Vũ Đức Khanh, thân mẫu là Cụ Bà Đỗ Thị Thinh. Hoà thượng có 5 anh chị em, 3 trai 2 gái. Ngài là con thứ 4 trong gia đình.
09/04/2013(Xem: 5159)
Lý Càn Đức (Bính Ngọ 1066 - Mậu Thân 1128) là vua thứ 4 nhà Lý, con trai duy nhất của vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân tức Linh Nhân hoàng hậu. Càn Đức sinh ra ở Cung Động Tiên, gác Du Thiềm (gác thưởng Trăng) vào tháng Giêng năm Bính Ngọ, niên hiệu Chương Thánh năm thứ 8 (23-2-1066), hồi vua Thánh Tông đã ngoài 40 tuổi. Một ngày sau ngày sinh thì được lập làm Thái tử, 6 tuổi vua cha mất, được tôn làm vua, tức vua Lý Nhân Tông. Vua có tướng hảo, tâm hiền, bản chất thông minh dũng lược.
09/04/2013(Xem: 6125)
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con người và sự nghiệp Lý Công Uẩn. Giá trị lịch sử của một con người không chỉ ảnh hưởng đến tự thân mà dư âm giá trị lịch sử của con người đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến muôn người khác từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và quả thật, Vạn Hạnh Thiền sư là người có công rất lớn trong việc khai sáng ra triều đại nhà Lý thì Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên thực thi tinh thần Vạn Hạnh bằng tất cả sự thể nhập "Đạo Pháp - Dân tộc" trong một thực thể duy nhất.
09/04/2013(Xem: 12722)
Có lần trong tù, đói quá, Thầy Quảng Độ nằm mơ thấy được nhà bếp cho một cái bánh bao. Ăn xong thấy bụng căng thẳng, no nê, rất hạnh phúc. Sự thật là đêm ấy, trước khi đi ngủ, vì đói quá nên thấy uống nước cho đầy bụng dễ ngủ. Và Thầy đã đái dầm ra quần. Sáng hôm đó Thầy có làm một bài thơ.
09/04/2013(Xem: 6320)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
09/04/2013(Xem: 7464)
Từ ngày 18-23/5/1996 HT.Thích Minh Châu, Phó CT kiêm Tổng thư ký GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Hiệu trưởng trường CCPHVN... đã lên đường đến Thái Lan để nhận bằng Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự (Honarary Doctorate Degree in Buddhist studies) tại Đại Học Phật Giáo Mahachulalongkornrajvidyalaya, Thủ đô Bangkok, Thái lan.
09/04/2013(Xem: 9763)
Thiền sư THÍCH ĐỨC NHUẬN, pháp hiệu Trí Tạng, thế danh Đồng Văn Kha, sinh ngày 14 tháng Chạp năm Quí hợi (thứ bảy, ngày 19 tháng giêng, 1924). Chính quán : làng Lạc Chính, xã Duyên Bình, huyện Trực Ninh, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Đồng Văn Trung và thân mẫu là bà chính thất Hà Thị Thìn hiệu Trinh Thục (cả hai vị đều đã mãn phần). Là con thứ tư trong một gia đình thanh bần - dòng quí tộc. Ngài có 2 anh, 1 chị và 3 người em dì bào (2 trai, 1 gái).
09/04/2013(Xem: 4864)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân sinh là cụ Lâm Hũu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương.
09/04/2013(Xem: 7014)
Hòa Thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc – Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông. Sau đó Ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhatanga) suốt mười hai năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy
09/04/2013(Xem: 6137)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567