Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

NGUYÊN NHÂN VÀ Ý NGHĨA TỰ THIÊU CỦA BỒ-TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC

30/05/201309:33(Xem: 12399)
NGUYÊN NHÂN VÀ Ý NGHĨA TỰ THIÊU CỦA BỒ-TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
dailetuongniem

NGUYÊN NHÂN VÀ Ý NGHĨA TỰ THIÊU
CỦA BỒ-TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
TT.TS. Thích Nhật Từ
Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM

tuongdaithichquangducTrong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn. Thứ nhấtlà nội lực của Phậtgiáo bị suy kiệt sau gần 100 năm bị “nhiệm vụ khai hoá” của thực dân Pháp gạtra khỏi vai trò phên dậu văn hóa của dân tộc. Thứ nhìlà cùng đồng hành với dân tộc trong cao trào chống ngoạixâm nên đã hy sinh gần cạn kiệt nguồn vốn trí tuệ, thân mạng và cơ sở vật chấttrên cả ba miền đất nước. Thứ balàsau ngày đất nước qua phân vào năm 1954, trong khi Phật giáo tại miền Bắc gầnnhư hoàn toàn tê liệt vì hậu quả của chiến cuộc thì tại miền Nam, trong nỗ lựcchập chững hồi sinh, Phật giáo lại phải đối mặt suốt gần mộtthập niên với một chính sách đàn áp, tiêu diệt có hệ thống của chính quyền NgôĐình Diệm.

Chính quyền Ngô Đình Diệmvới vị Tổng Giám mục “quyền huynh thế phụ” đầy tham vọng đạo cũng như đời, thậtra chỉ là một công cụ để thừa kếtriển khai một cách dai dẳng và khôngkhoan nhượng, sách lược xâm thực văn hóa của chủ nghĩa thần quyền ngoại bang,suốt gần 600 năm khắp nơi trên thế giới.

Phật giáo Việt Nam trở thànhđối tượng bị nhắm đến đầu tiên, liên tục và hung hản trong suốt 8 năm cai trịcủa chế độ Ngô Đình Diệm, một chế độ mà nhiệm vụ chính trị của tập đoàn lãnhđạo đã làm cho họ không còn chọn lựa nào khác, không còn cách hành động nàokhác hơn là phải tiêu diệt Phật giáo. Cho nên trong suốt 8 năm, Phật giáo đã bịkỳ thị, đàn áp, khống chế, thậm chí bị tiêu diệt trong hầu hết mọi lãnh vựcsinh hoạt quần chúng cũng như công quyền tại miền Nam. Từ luật pháp đến chínhtrị, từ giáo dục đến an ninh, từ kinh tế đến thương mãi, từ nông nghiệp đến xãhội, từ quân đội đến hành chính … và đặc biệt trong lãnh vực tôn giáo thì chínhquyền dùng đủ mọi biện pháp để khống chế và tiêu diệt đến tận cùng.

Trong bài viết này, tác giả phân tích các nguyên nhândẫn đến phong trào đấu trong bất bạo động của Phật giáo Việt Nam và đại nguyệntự thiêu vì chánh pháp của Bồ-tát Thích Quảng Đức. Trên cơ sở này, phân tíchkhái quát về ý nghĩa tự thiệu của Bồ-tát Thích Quảng Đức, để từ đó, mỗi ngườitự rút ra cho mình các bài học nhập thế, phụng sự nhân sinh.

I. BỒ-TÁT QUẢNG ĐỨC TỰ THIÊU

Bồ-tát Thích Quảng Đức tên thật là Lâm Văn Tuất (林文戌),[1]còn gọi là Nguyễn Văn Khiết (阮文㓗) sinh vào giờ tý, ngày Rằm tháng 9 Mậu Tuất (29-10-1898)tại Khánh Hòa. Đứng trước cảnh chính quyền toàn trị Ngô Đình Diệm gây nhiều bấtcông xã hội, tạo ra bất bình đẳng tôngiáo, bách hại Phật tử, cấm treo cờ Phật giáo thế giới trong ngày đại lễ Phậtđản, Bồ-tát Thích Quảng Đức đã phát tâm đại bi, thiêu thân vì chánh pháp vàolúc 11 giờ ngày 20 tháng 4 (nhuần) Mậu Ngọ (11-6-1963) tại ngã tư Phan ĐìnhPhùng và Lê Văn Duyệt.[2]

botatthichquangduc-03cMột người theo Tin Lành giáo tại Hoa Kỳ, Mục sư DonaldHarrington đã tường thuật rất xúc động về bản chất và ý nghĩa của việc Bồ-tátQuảng Đức tự thiêu, như ngọn lửa soi sáng lương tâm chính quyền độc tài toàntrị Ngô Đình Diệm và những người chủ trương chiến tranh thực dân mới ở miền NamViệt Nam:

Cáchđây hơn hai tuần, vào ngày 11.6.63 Hòa thượng Thích Quảng Đức đã ngồi thiềntrên đường nhựa nóng. Trong tay Hòa thượng cầm một xâu chuổi 54 hạt và bắt đầuniệm Phật. Trên chiếc áo cà sa của Hòa thượng thì đã tẩm ướt đầy xăng. Tất cảTăng Ni lùi lại, kính cẩn, kinh sợ. Khách bộ hành nhận thấy một biến cố phithường gì sắp xẩy ra nên tất cả đều dừng lại chờ đợi.

Vớivẻ yên lặng, bình thản trên khuôn mặt, Hòa thượng Quảng Đức niệm lớn: “Nam Mô ADi đà Phật”. Thế rồi Người bật một que diêm và ngọn lửa phừng phực bốc lên phủkín thân thể nhưng Người không hề rên la hay lay động. Người ngồi thẳng trongmười phút, thân hình chìm trong lửa đỏ, và khi lửa tàn, Người nằm xuống bấtđộng...

Ngườita có thể tự hỏi sự khủng khiếp và niềm phẫn hận nào đã có thể khiến cho mộtngười của “Tình Thương” của “Hòa Bình”, quyết chí tự thiêu?... Nếu sự tuyệt vọng hoàn toàn và chán đời cựcđộ đã đưa con người trên đời nầy đến chỗ tự tử, thì một lý tưởng cao cả nhất vàlòng yêu đời nồng nàn nhất một đôi khi cũng đã sản xuất những người tử đạo quảcảm nhất trong lịch sử... Hòa thượng Quảng Đức hy sinh đời mình bằng cách tựthiêu để thức tỉnh lương tâm của Tổng thống Diệm và lưu ý cho toàn thế giới..

Ngườiđã chịu đựng sự đau đớn của tia lửa hồng đang đốt da thịt nhưng không một lờikêu than. Người gởi mấy lời của Người cho Tổng thống Diệm, và cho đến nay ôngDiệm vẫn chưa chịu nghe hay chú ý. Nhưng dù sao tiếng nói ấy vẫn là tiếng nóicủa tình thương, tiếng nói mà trong thâm tâm của nó chứa đưng sự giải thoát củamiền Nam Việt Nam. Người đã để lại một bóng đen sĩ nhục lên sự huy hoàng màGiáo hoàng Gioan đã mang lại cho Giáo hội Thiên Chúa. Người đã làm và Ngườiphải làm, cho mỗi người Hoa Kỳ đi tìm linh hồn của Người và cho chính phủ HoaKỳ biết rằng, trừ phi chính phủ Sài Gòn thực thi ngay quyền bình đẳng tôn giáocho Phật giáo đồ và tự do cho dân chúng Việt Nam, tất cả mọi viện trợ của HoaKỳ đều phải chấm dứt ngay...

Ngọnlửa ấy có thể thành một tia hy vọng cho những người từ lâu bị áp bức bởi ngườingoại quốc hay bởi ngay chính đồng bào của họ...”[3]

Đểthực hiện đại nguyện tự thiêu, bảo vệ chánh pháp, Bồ-tát Thích Quảng Đức đã nhờTT. Thích Đức Nhuận giúp đánh máy và đọc bản thảo Đơn xin tự thiêu ký ngày 27-5-1963.Đơn xin tự thiêucủaBồ-tát Thích Quảng Đức khẳng định năm nguyện vọng Phật giáo và phương pháp bấtbạo động là tinh thần đấu tranh chân chánh của Phật giáo Việt Nam như sau:

Tôi tên làNguyễn Văn Khiết, pháp danh là Thị Thủy, pháp tự là Quảng Đức, tu sĩ Giáo HộiTăng Già Việt Nam, mang thẻ căn cước số 399703 cấp tại Quận Tân Bình ngày 21tháng 2 năm 1962, hiện tọa chủ chùa Long Phước, xã Ninh Quang, Khánh Hòa, xácđịnh rằng:

1) Năm nguyệnvọng tối thiểu nghi trong Bản Tuyên Ngôn của Tăng, Tín đồ Phật giáo là phản ảnhtinh thần chân chánh của Phật giáo Việt Nam.

2) Nguyệnluôn luôn son sắt bền chí với lý tưởng tranh đấu hợp tình, bất bạo động củaPhật giáo đồ Việt Nam.

3) Triệt đểtuân theo và ủng hộ các cấp lãnh đạo Phật giáo.

Và để minhđịnh lập trường của chúng tôi, chúng tôi tự nguyện thiêu đốt thân này nếu Chínhphủ Việt Nam Cộng Hòa không làm thỏa mãn nguyện vọng ghi trong Bản Tuyên Ngônlà phản ảnh tha thiết mong cầu của toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam.

- Phật giáo Việt Nam bất diệt !

- Lá cờ Phật giáo không thể bị triệt hạ.

Và xin quýThượng tọa chấp thuận chuyển tới toàn thể tín đồ lời nguyện ước cuối cùng củatôi: Phật tử chúng ta hãy cùng nhau tự giác, tự nguyện, bền chí với sứ mạng duytrì chánh pháp, bảo vệ lá cờ Phật giáo.”[4]

Mặcdù không được Giáo hội Tăng già Việt Nam chấp nhận,[5]Bồ-tát Quảng Đức vẫn thầm lặng theo đuổi đại nguyện tự thiêu trên tinh thần vôngã, vị tha. Những ngày cuối đời tại Chùa Ấn Quang, Bồ-tát tham thiền nhậpđịnh, đọc tụng Kinh Pháp Hoa, ôn lạitấm gương của Bồ-tát Dược Vương dùng hỏa quang tam-muội để đốt thân cúng dườngchánh pháp.

Trong Lời nguyệnTâm quyết,[6]Bồ-tátThích Quảng Đức thể hiện lòng từ bi đối với vận mạng của Phật giáo: "Tôilà một tu sĩ mệnh danh là Trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọathị để cho Phật giáo tiêu vong." Hành động của Bồ-tát Quảng Đức một mặt"nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật” mặt khác nhằm mục đích“hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo." Từ trong thâm tâm, ngài mong cầumọi việc tốt lành đến với tổng thống Ngô Đình Diệm, “Cầu nguyện Phật Trời giahộ cho Tống Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt” và mong ông “nên lấy lòng bác ái từbi đối với quốc dân, và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nướcnhà muôn thuở”. Đối với quê hương, dân tộc và đạo pháp, Bồ-tát Quảng Đức mongcầu: “ơn Phật gia hộ cho Phật Giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt; mong hồngân đức Phật gia hộ cho chư Đại Đức Tăng Ni, và Phật tử Việt Nam tránh khỏi tainạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ gian ác; và cuối cùng là cầu nguyệncho đất nướcthanh bình, quốc dân an lạc.”

Thông thường “lửa” trong Phật giáo tượng trưng cho“tham ái” như trong kệ Pháp Cú 146: “Cười sao được, sướng vui sao nỗi/ Khi lửatham (pajjalite)[7]cháyrụi thế gian/ Tối tăm giăng phủ trời đêm/ Sao không nỗ lực tìm đèn sáng soi?”[8]Lửa rực đỏ từ thân Bồ-tátThích Quảng Đức suốt 7 phút đã trở thành “lửa từ bi” như nhà thơ Vũ HoàngChương[9]đã mô tả qua bài thơ bấthũ mang cùng tên. Ngọn lửa từ bi của Bồ-tát Thích Quảng Đức có khả năng soisáng lương tâm như ngọn đuốc trí tuệ. Bằng ngọn lửa từ bi, trái tim từ bi củaBồ-tát Thích Quảng Đức trở thành “xá lợi trái tim” đầu tiên và duy nhất về thểloại này, bất diệt với thời gian, biểu tượng của tình thương chiến thắng bạotàn, trí tuệ chiến thắng gian ngụy.

II. NGUYÊN NHÂN CỦA TỰ THIÊU

Bản Tuyên ngôn do HT. Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam ấn ký, gửi chínhphủ ngày 10-5-1963 nêu rõ nguyên nhân của cuộc đấu tranh bất bạo động của Phậtgiáo là đòi công bằng xã hội và tôn giáo bình đẳng. Do đó, nguyên nhân tự thiêucủa Bồ-tát Thích Quảng Đức là vì chính sách hà khắc đàn áp Phật giáo của chínhquyền, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của người dân, tạo ra nhiều hành động bấtcông đối với Phật giáo. Bản Tuyên ngôn viết như sau:

Từ nhiều nămnay, Phật giáo đồ đã bị khủng bố đàn áp khắp nơi, chúng tôi vẫn nhẫn nhục,đương nhiên không phải hèn yếu, mà vì ý thức được hoàn cảnh dân tộc ta hiệntại. Nhưng đau đớn thay, một số đã lợi dụng quyền hành gây ra không biết baonhiêu tang tóc đối với Tăng và tín đồ Phật giáo khắp trong nước, đối xử mộtcách bất công với một tôn giáo có hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc. Từ hànhđộng này đến manh tâm khác, thậm chí đã chà đạp lên quyền lợi thiêng liêng nhấtcủa Phật giáo đồ: Cờ Phật giáo quốc tế bị triệt hạ. Quyết định này đã trái vớihiến pháp và ngang nhiên vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Trước những hành độngbất công đó, Tăng và tín đồ khắp cả trong nước, chúng tôi bắt buộc phải đứngdậy tranh đấu cho lý tưởng của mình.”[10]Có thể nói, ba chính sách bất bình đẳngsau đây a) Độc tôn Thiên Chúa giáo, b) Đạo dụ số 10 và c) Triệt hạ cờ Phật giáo,đã trở thành các nguyên nhân sâu xa, dẫn đến cuộc đấu tranh bất bạo động củaPhật giáo, châm ngòi cho sự sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm.

1) Chính sách độc tôn Thiên Chúa giáo

Thể chế Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm thực chất làchế độ gia đình trị và Thiên Chúa giáo trị, bao gồm tổng thống Ngô Đình Diệm,Tổng giám mục Ngô Đình Thục, cố vấn Ngô Đình Nhu và đệ nhất phu nhân Trần LệXuân.

Thượng Nghị sĩ Mỹ Mansfield, người đã từng ủng hộ NgôĐình Diệm, khẳng định rằng: "chế độông Diệm là một chế độ độc tài, gia đình trị, Công giáo trị".[11]Trongnỗ lực đưa Thiên Chúa giáo trở thành tôn giáo độc tôn tại miền Nam Việt Nam,chế độ gia đình trị này đã tuyên chiến và đàn áp Phật giáo trong mùa Phật đản1963. Đó là sai lầm lớn và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của chế độmấy tháng sau đó.

Đề cập đến chủ nghĩa độc tài Công giáo và chính sáchđàn áp Phật giáo một cách tàn nhẫn, Avro Manhattan đã nhận xét rất chính xácnhư sau:“Tổng thống Ngô Đình Diệm của NamViệt Nam là một người theo đạo Công giáo cai trị Nam Việt Nam bằng một bàn taysắt… Ông đã được hồng y Spellman và giáo hoàng Pius XII trồng vào cái ghế tổngthống. Ông đã biến cải ngôi vị tổng thống thành một nhà độc tài Công giáo, tànnhẫn nghiền nát những đối lập chính trị và tôn giáo.”[12]

Avro Manhattan còn cung cấp cho chúng ta những thôngtin rùng rợn về tội ác mà chính quyền Ngô Đình Diệm đã tạo ra trong năm1955-1960: “Người ta ghi nhận rằng, vànhững con số sau đây tuy không được chính quyền chính thức khẳng định nhưng cóthể coi là đáng tin cậy, là trong thời gian kinh hoàng từ 1955 đến 1960, ítnhất là có 24000 người bị thương, 80000 bị hành quyết hay bị ám sát, 275000người bị cầm tù, thẩm vấn hoặc với tra tấn hoặc không, và khoảng 500000 bị đưađi các trại tập trung. Đây chỉ là những con số ước tính bảo thủ, khiêm nhường”.[13]

Ký giả người Úc DenisWarner cho rằng: “Trong nhiều năm, cái chế độ bạo ngược chuyên chế mà Tây phương đồng minh với ở Saigon(chế độ Ngô Đình Diệm)thì còn tệ hơn là cái chế độ mà Tây phươngđang chiến đấu để chống (chế độ CS)”. Diệm và gia đình ông ta đãgiết hoặc lưu đày tất cả những thế đối lập. “Diệm đã mất đi sự tin cậy và trung thành của dân chúngnhư Bộ Trưởng McNamara đã nhận định ngày 26 tháng 3, 1964.[14]

Trong tác phẩm nổi tiếng “Thập giá và lưỡi gươm”, linh mục Trần Tam Tĩnh cho chúng ta biếttrong giai đoạn 8 năm trị vì, chính quyền Ngô Đình Diệm đã kìm hãm 90% ngườingoài Công giáo trong chính phủ Công giáo, trong khi tạo quyền thế bất công chocác cha xứ: “Từ năm 1955 đến năm 1963 làthời vàng son của chủ nghĩa cha chú, với những lợi ích thật chẳng có bao nhiêu,nhưng với những hà lạm gây nhiều tiếng tăm hơn, nhất là trong khi dân chusg gồm90% là ngoài Công giáo mà bị kìm hãm dưới một thứ chính “Chính phủ Công giáo.”Khắp nơi, ở thành phố cũng như tại nông thôn chiếc áo chùng thâm là biểu tượngcủa quyền thế.”[15]

Để thực hiện chính sách bất bình đẳng xã hội và bấtbình đẳng tôn giáo, đưa vai trò Công giáo lên vị trí độc tôn tại miền Nam ViệtNam, Ngô Đình Diệm đã lập ra đảng Cần lao – Nhân vị (gọi tắt là đảng Cần Lao),chủ trương Chủ nghĩa duy linh – nhân vị. Mục đích của đảng Cần Lao là chốngcộng sản, chống Phật giáo và chống đảng phái quốc gia, đồng thời, chủ trươngvâng lời các cha, vâng lời Ngô Đình Cẩn và vâng lời Ngô Đình Diệm.[16]Phương châm hoạt động của đảng Cần Lao là: “vì Chúa và cho Giáo hội Công giáo.”Cương lĩnh của đảng Cần lao khích lệ các linh mục và giáo dân: "đem hết thể xác và linh hồn cho đến hơi thở cuối cùng để chốngcộng sản vô thần, chống Phật giáo ma quỷ, chống các đảng phái quốc gia".[17]

Vềsự cai trị độc tài của Diệm dựa vào thuyết Nhân vị, Bernard Newmannhận xét như sau: “Bất kể hiến pháp viết như thế nào, Diệm cai trịnhư là một nhà độc tài.Triết lý chính trị của ông ta dẫn xuất từmột nhóm Công giáo Pháp, những người đã đặt ra thuyết Nhân Vị... Thuyết Nhân Vị như là “một pha trộn lộn xộncủa những sắc lệnh của giáo hoàng và kinh tế mẫu giáo, tổ hợp với một sự nghingờ những tư nhân thương gia, một sự e ngại đầu tư ngoại quốc, và một quan niệmlà không thể thành đạt được gì nhiều ở Việt Nam nếu không có sự kiểm soát củachính phủ.”[18]

Nhằm đề cao Công giáo, chínhquyền Ngô Đình Diệm “đã tổ chức lớp họcvề duy linh rồi lợi dụng lớp học ấy mà xuyên tạc đạo Phật của chúng tôi, dọanạt và bắt hội viên của chúng tôi phải ký đơn qua Thiên Chúa giáo, nếu không sẽđi học tập dài hạn tại quận và tỉnh".[19]Ngoài ra, chính quyền họ Ngô cùng dùng chính sách cưỡng bức cải đạo, bắn giếtPhật tử và ban hành nhiều điều luật không giống ai: “Đối với gân lương từ năm 1954 đến năm 1963, chế độ Ngô Đình Diệm đãgiết chết, bắt giam, tra tấn Phật giáo đồ; dụ dỗ cải đạo, cấm Phật tử đi lễchùa.”[20]

Theo tướng Trần Văn Đôn, ngườitrực tiếp tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963, Chính sách di cư vàoNam, thực chất, chỉ là chiêu bài đưa người Thiên chúa giáo vào miền Nam để xâydựng nước Chúa. Trong số 887.895 người di cư vào Nam sau năm 1954 đã có đến754.710 người là tín đồ Thiên Chúa giáo, chiếm 85%. Các chức vụ chủ chốt củachính quyền họ Ngô đều nằm trong tay Thiên Chúa giáo.[21]

Chính sách toàn trị và Công giáo trị của Diệm là mộtchủ nghĩa phát-xít mới tại Việt Nam: "Diệmmuốn thống nhất cả nước thành một khối Công giáo và chuyển các tôn giáo và đảngphái sang Công giáo. Công giáo ở Việt Nam là chủ nghĩa tư bản. Giáo hội là đạidiện của chính phủ. Nếu anh muốn giàu sang, nếu anh muốn trở thành sĩ quan, anhphải là Công giáo".[22]Chính vì chủ trương này mà Phật giáo đã nghiễm nhiên trở thành đối tượng bị khủng bốvà áp bức của chính quyền Ngô Đình Diệm.

2) Bất bình đẳng tôn giáo trong Đạo dụ số 10

Về phương diện văn bản luật, Đạo dụ số 10được xem là nguồn gốc củabất bình đẳng tôn giáo, mà chính quyền Ngô Đình Diệm muốn sử dụng như một đặcân dành cho Thiên Chúa giáo và như một gông cùm đối với Phật giáo và các tôngiáo khác. Chính sách thiên vị Thiên Chúa giáo đã có từ thời Pháp thuộc và thờiquốc trưởng Bảo Đại, được Việt Nam Cộng hòa tiếp tục áp dụng có mục đích đàn ápPhật giáo, đề cao Thiên Chúa giáo.

Đạo dụ số 10do quốc trưởng Bảo Đại ban hành năm 1950, quyđịnh về các tổ chức hội đoàn bao gồm tôn giáo, ngoại trừ Thiên Chúa giáo. Trênnguyên tắc, khi chế độ quốc trưởng Bảo Đại đã bị thay thế bằng chính thể ViệtNam Cộng hòa, thì Đạo dụ số 10 không còn hiệu lực pháp lý. Ấy thế mà, từ năm1954 đến 1963, chính phủ Ngô Đình Diệm dựa vào Đạo dụ số 10, ra tay đàn áp Phậtgiáo và nỗ lực loại trừ Phật giáo ra khỏi bản đồ văn hóa tôn giáo Việt Nam,nhằm từng bước biến Thiên Chúa giáo thành quốc giáo của Việt Nam.

Điều 7 của Đạo dụ số 10quy định rằng các hội đoàn bao gồm “tôn giáo, chính trị, từthiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồngnghiệp ái hữu”có thể bị “bác khước không cho phép lập hội mà không cần phải nói rõ lý do.”Đối với các hội đoàn đã cho phép thành lập rồi vẫn có thể bị “bãi đi vì tráiđiều lệ hay vì lẽ trị an.”[23]Theo điều quy định này, các hội đoàn trong đó có các hội Phật giáo Việt Nam cóthể bị bãi miễn bất cứ lúc nào, mà không cần trưng dẫn lý do. Hoặc khi cầntrưng dẫn lý do, thì chính quyền có thể viện cớ “vì lẽ trị an”,[24]một khái niệm luật rất mơ hồ, không thể thực thi được công bằng xã hội và tôngiáo, mà trên thực tế đã phá vỡ công bằng xã hội và bình đẳng tôn giáo. Đây làđiều mà theo lãnh đạo Phật giáo Việt Nam “Đạo dụ số 10 triệt hạ hết thảy giátrị tôn giáo.”[25]

Có lẽ, do vin vào chínhsách “vì lẽ trị an” mà chính quyền Ngô Đình Diệm có cớ triệt hạ cờ Phật giáothế giới vào mùa Phật đản 1963, biểu tượng tâm linh của Phật giáo toàn cầu,nhằm chứng minh Thiên Chúa giáo là “Công giáo” ở Việt Nam, mà trên thực tế chỉlà một tôn giáo thiểu số.

Điều 44 của Đạo dụ số 10quy định về một “chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên chúa vàGia-tô”. Sự thiên vị được đặt trên “căn bản pháp lý của thực dân pháp.”[26]Theo lãnh đạo Phật giáo Việt Nam năm 1963, các điều 10 và điều 12 đã làm chocác tôn giáo ngoài Thiên Chúa giáo và Gia-tô giáo “bị kiểm soát một cách cựckỳ nghiêm khắc, bởi bất cứ nhân viên nào của Hành chính và Tư pháp.”[27]Việc duy trì và áp dụng Đạo dụ số 10 đã tạo tình trạng thiên vị Thiên Chúa giáovà Gia-tô giáo, đang khi đàn áp Phật giáo, khủng bố Tăng Ni, bắt bớ tín đồ, gâybất ổn tôn giáo, chính trị và xã hội tại miền Nam Việt Nam.

3) Cấm treo cờ Phật giáo thế giới vào dịp Đại lễ Phật đản1963.

Từ chủ trương “chống cộng sản vô thần, chống Phật giáo maquỷ, chống các đảng phái quốc gia” và dựa vào tinh thần thiên vị Công giáocủa Đạo dụ số 10, chính sách của NgôĐình Diệm thẳng tay đàn áp Phật giáo, mà khởi đầu chính là Công điện 9195 củaPhủ Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 6-5-1963, cấm treo cờ Phật giáo trong đại lễPhật đản 1963. Theo TT. Trí Quang, người lãnh đạo phong trào Phật giáo 1963,vụ triệt hạ cờ Phật giáo: “chỉ như là một giọt nước cũng thừa sức làmchảy tràn ra một bát nước vốn đã quá đầy”.[28]

Để cứu nguy Phật giáo khỏi nạn diệt vong, vào ngày25-5-1963, Ban Trị sự TƯ Tổng hội Phật giáo Việt Nam triệu tập 11 giáo phái và hội đoàn Phật giáo, thành lập ra Uỷban liên phái bảo vệ Phật giáo, do TT. Tâm Châu làm chủ tịch, dưới sự chứngminh tối cao của HT. Thích Tịnh Khiết.

Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo đã gửi 3 công điện.Công điện thứ nhất gởi cộng đồng Phật giáo thế giới, lúc 2 giờ sáng 7-5-1963, kêu gọi canthiệp chính phủ Việt Nam Cộng hòa, trong đó có đoạn kêu gọi không nên triệt hạlá cờ Phật giáo: “Cờ Phật giáo bị khôngcho treo tại các tự viện Phật giáo ngay trong ngày Đại lễ Phật đản quốc tế, yêucầu can thiệp với chính phủ Việt Nam Cộng hòa”.

Công điện thứ hai gởi và yêu cầuNgô Đình Diệm thu hồi công điện 9195 một cách khéo léo: “Chúng tôi không tin rằng quyết định đó xuất phát từ Tổng thống. Thỉnhcầu Tổng thống ra lệnh điều tra và thu hồi công điện nói trên. Trân trọng”.

Công điện thứ ba gởi các hội đoànPhật giáo Việt Nam, kêu gọi các sơ môn pháp phái Phật giáo sẵn sàng thống nhấthành động vì đại cuộc dân tộc và Phật giáo:“Cờ Phật giáo bị triệt hạ bởi Công điện số 9159. Đã điện cho Phật giáo thế giớican thiệp và đã điện cho Tổng thống thỉnh cầu đình chỉ. Nhưng các tập đoàn Phậtgiáo vẫn thông báo cho các đơn vị và chờ chỉ thị”.

Bất chấp các nỗ lực của Phật giáoViệt Nam, Chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn ngang nhiên triệt hạ cờ Phật giáo thếgiới, nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình ở toàn Thừa Thiên chiều ngày 7-5-1963.Cuộc thảm sát của chính quyền Ngô Đình Diệm tại đài Phát thanh Huế vàongày 8-5-1963 làm 8 Phật tử[29](gồm 7 trẻ em và 1 ngườilớn) chết trong thương tâm, đã “đổ dầu vào lửa” phong trào đấu tranh bất bạođộng của Phật giáo, góp phần dẫn đến sự sụp đổ chế độ độc tài kỳ thị tôn giáoNgô Đình Diệm vào ngày 1-11-1963.

Cácphương tiện truyền thông của chính quyền Ngô Đình Diệm vu cáo vụ thảm sát đó làdo “Việt Cộng ném lựu đạn”[30]nhưng trên thực tế là dobinh sĩ và xe tăng của thiếu tá Mathew Đặng Sĩ[31]nổ súng, dưới sự ra lệnh của Tổng giám mục Ngô Đình Thục.[32]Lời bào chửa khéo léo của Đặng Sĩ vào năm 1964 đã không thể giúp ông thoát khỏiviệc bị tuyên án tử hình, do phạm các tội danh “bắn vào đám đông không vũ trang,dùng xe bọc thép cán người biểu tình, và sử dụngchất nổ nguy hiểm để kiểm soát đám đông”.[33]

Những sự kiện nêu trên đã dẫn đến cuộc tàn sát đẫmmáu, khủng bố Tăng, Tín đồ Phật giáo, tạo ra pháp nạn Phật giáo 1963. Đây lànguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.

III. ÝNGHĨA TỰ THIÊU CỦA BỒ-TÁT

Dựa vào nội dung của Đơn xin tự thiêu, 2 tờ di chúc của Bồ-tátThích Quảng Đức,Bản Tuyên ngôn củaTăng, Tín đồ Phật giáo Việt Nam[34](về sau viết tắt là Bản Tuyên ngôn)BảnPhụ đính về bản Tuyên ngôn của Phật giáo Việt Nam (về sau viết tắt là Bản Phụ đính),[35]chúng ta có thể khẳng định rằng ý nghĩa tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đứccũng như phong trào đấu tranh bất bạo động của Phật giáo Việt Nam là không nhằmmục đính lật đổ hay đảo chính Chính phủ, đưa người Phật giáo lên thay thế chínhphủ, mà chỉ nhằm thay đổi chính sách bất công tôn giáo của chính quyền Ngô ĐìnhDiệm, theo đó, bình đẳng tôn giáo được thực hiện trong khuôn khổ và lý tưởngcông bằng xã hội. Trên tinh thần này, tôi phân tích vài ý nghĩa từ việc tựthiêu của Bồ-tát Quảng Đức như sau:

1. Xây dựngmột xã hội công bằng cho miền Nam Việt Nam

Về bản chất, phong trào đấu tranhbất bạo động của Phật giáo Việt Nam năm 1963 không phải là cuộc đấu tranh chínhtrị, theo kiểu của một đảng phái chống lại và loại trừ một đảng phái khác. Trongchính thể đệ nhất Việt Nam Cộng hòa không có đảng phái nào là của Phật giáo,hay đấu tranh vì quyền lợi Phật giáo. Giới luật Phật giáo bao gồm giới Tỳ-khưu/Tỳ-khưu-ni và Giới Bồ-tát không cho phép và không khích lệ các tu sĩ Phật giáotham gia các đảng phái chính trị.

Chính quyền Ngô Đình Diệm rấtkhéo léo, ngoài việc dùng vũ lực chấn áp phong trào dân sự dùng bất bạo độnglàm sức mạnh, còn xuyên tạc phong trào Phật giáo do Việt cộng giật dây. Khi vucáo phong trào bất bạo động của Phật giáo với hoạt động chính trị của Việtcộng, có khuynh hướng giải quyết các mâu thuẫn chính trị ở miền Nam Việt Nam,chính quyền Ngô Đình Diệm mong muốn làm tê liệt phong trào dân tộc và chínhnghĩa của Phật giáo. Chính sách truyền thông của chính quyền Ngô Đình Diệm đãthất bại, vì đã vu cáo những điều không có sự thật, mà theo Phật giáo “chânthật bất hư” (真實不虛).[36]

Bản Tuyênngôn của Tăng, tín đồ Phật giáo Việt Namđược gửi đến chính quyền Ngô Đình Diệm là nhằm chấm dứt tình trạng “máu đãchảy, nhân mạng đã bị hy sinh, cảnh khủng bố, đàn áp bất nhân, bất công xã hội,bất bình đẳng tôn giáo và vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.” Lãnhđạo Phật giáo Việt Nam yêu cầu chính phủ thực thi 05 nguyện vọng sau đây:

1. Yêu cầu chỉnh phủ Việt Nam Cộng hòa thu hồi vĩnhviễn công điện triệt giáo kỳ của Phật giáo.

2. Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặcbiệt như các Hội truyền giáo Thiên Chúa đã được ghi trong đạo dụ số 10.

3. Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủngbố tín đồ Phật giáo.

4. Yêu cầu cho Tăng, tín đồ Phật giáo được tự dotruyền đạo và hành đạo.

5. Yêu cầu chính phủ đền bồi một cách xứng đáng chonhững kẻ bị giết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền bồi đúng mức.[37]

Năm yêu cầu trên còn được gọi là năm nguyện vọng hòabình của Phật giáo gồm ba phương diện sau đây. Về công bằng xã hội, chính phủkhông được khủng bố và bắt bớ tín đồ Phật giáo (yêu cầu 3), phải bồi thườngnhững kẻ bị giết oan vô tội và trừng phạt kẻ chủ mưu giết hại (điều 5). Về bìnhđẳng tôn giáo, chính phủ phải cho phép Tăng, tín đồ Phật giáo được tự do hànhđạo và truyền đạo (điều 4) và được hưởng quyền bình đẳng tôn giáo như ThiênChúa giáo (điều 2). Về nguyên nhân đàn áp Phật giáo, yêu cầu chính phủ thu hồicông điện triệt hạ cờ Phật giáo thế giới. Cả năm nguyện vọng nêu trên đều nhắmđến việc xây dựng một xã hội trong đó, công bằng xã hội và bình đẳng tôn giáođược tôn trọng. Để đạt được mục đích công bằng xã hội, Tăng, tín đồ Phật giáoquyết tâm “sẵn sàng hy sinh cho đến lúcnào những nguyện vọng hợp lý trên được thực hiện.”[38]

Bản Phụ đính ngày 23-5-1963 khẳng địnhrõ lập trường đấu tranh của Phật giáo là thuần túy cho công bằng xã hội, khôngđượm màu chính trị, thể hiện nghĩa vụ công dân, đóng góp vào lịch ích quốc gia:“Đối với chính phủ, chúng tôi không chủtrương lật đổ, chúng tôi chỉ có nguyện vọng “cải thiện chính sách... Chúng tôikhông nhằm mục đích tranh thủ quyền hành. Nói thế, có nghĩa chúng tôi đã và mãimãi tranh đấu cho Phật giáo thuần túy, nhưng không phải vì vậy mà Phật giáo đồkhông quan tâm đóng góp vào ích lợi quốc gia theo nghĩa vụ công dân của mình.”[39]

Để tránh tình trạng bị quy chụpvô căn cứ, xuyên tạc, vu khống từ chính phủ, cũng như những phần tử lợi dụngphong trào đấu tranh bất bạo động của Phật giáo để làm loạn, lãnh đạo Phật giáotuyên bố: “Không chấp nhận mọi sự lợidụng.”[40]Nội dung của điều này được Bản Phụ đính giảithích rõ như sau: “Mục tiêu tranh đấu củaPhật giáo đồ chỉ nhằm vào lý tưởng tôn giáo bình đẳng trong khuôn khổ lý tưởngcông bình xã hội; vì lẽ đó, chúng tôi từ chối mọi sự lợi dụng không phù hợp vớitôn chỉ chúng tôi, nhất là những kẻ mưu toan chức vị chính quyền.[41]

Nói cách khác, phong trào đấutranh bất bạo động của Phật giáo Việt Nam năm 1963 là một phong trào độc lập,thuần túy tôn giáo, không mang màu sắc chính trị, không ủng hộ hay chống đốimột chính thể nào, không làm bình phông và không tạo nguyên nhân cho cuộc đảochính diễn ra sau đó vài tháng, mà chỉ nhằm thay đổi chính sách sai lầm củachính phủ Ngô Đình Diệm, hầu góp phần mang lại công bằng xã hội và bình đẳngtôn giáo tại miền Nam Việt Nam.

2. Xây dựngmột xã hội “bình đẳng Tôn giáo”

Ngoài mục đích thiết lập côngbằng xã hội vốn rất cần thiết cho bối cảnh tôn giáo và chính trị tại miền NamViệt Nam lúc bấy giờ, phong trào đấu tranh bất bạo động của Phật giáo Việt Namcòn nhắm đến việc thiết lập một xã hội, trong đó “bình đẳng tôn giáo” được tôntrọng ở mức độ cao nhất. Theo lãnh đạo Phật giáo lúc bấy giờ, chỉ khi nào côngbằng xã hội được thiết lập thì bình đẳng tôn giáo mới được thực thi đúng nghĩa.Nói cách khác, bình đẳng tôn giáo là mục đích thiêng liêng của chủ thuyết côngbằng xã hội: “Tôn giáo bình đẳng là mộtđiểm nổi bật nhất, thiêng liêng nhất trong lý tưởng công bình xã hội.[42]

Để tránh tình trạng bị lý giải,quy chụp sai lầm, lãnh đạo Phật giáo khẳng định “Chỉ tranh đấu cho lý tưởng “Tôn giáo bình đẳng”.[43]Tôn giáo bình đẳng theo lãnh đạo Phật giáo là các tôn giáo có tư cách tôn giáonhư nhau về mặt luật pháp và được luật pháp tôn trọng. Chỉ với cách ứng xử này,chính phủ có thể giúp cho các tôn giáo tỏa sáng các giá trị nhân bản trong phụcvụ đất nước và con người. Bản Phụ đính ghirõ: “Các tôn giáo được xác định sẽ cùnghưởng một chế độ “bình đẳng”, có nghĩa cùng được quan niệm là có tư cách tôngiáo như nhau. Nhưng bình đẳng là “bình trong đồng đẳng” vì lẽ đó, giá trị cáctôn giáo vẫn khác nhau.”[44]

Không chấp nhận tình trạng dùngdanh từ “Công giáo” (một tôn giáo thiểu số tại Việt Nam) gọi cho đạo ThiênChúa, không chấp nhận chế độ đặc biệt mà chính phủ dành cho Thiên Chúa giáo,đòi hỏi một chính sách thực sự bình đẳng, lãnh đạo Phật giáo Việt Nam mong mỏimiền Nam Việt Nam không còn chia rẽ tôn giáo, do chính sách toàn trị Ngô ĐìnhDiệm gây ra. Bản Phụ đính cho thấy sựthiên vị của Đạo dụ số 10 là nguy cơ chia rẽ tôn giáo một cách trầm trọng: “Với quan niệm tôn giáo bình đẳng như vậy,đối chiếu với tình trạng hiện hữu, chúng tôi bất mãn sự thiên vị của Đạo dụ số10. Đó là nguy cơ cho quốc gia và làm chia rẽ tôn giáo. Vì lẽ đó, Phật giáo đồchúng tôi đã phải công khai bày tỏ rõ rệt nguyện vọng của mình. Và như thế, khôngnhững lý, mà phạm vi chúng tôi tranh đấu cũng đã được ấn định rõ ràng: Với danhnghĩa Phật giáo, chúng tôi đang làm một việc tranh đấu cho lý tưởng “Tôn giáobình đẳng trong khuôn khổ của lý tưởng công bình xã hội.”[45]

Đang khi nỗ lực thiết lập bìnhđẳng tôn giáo tại miền Nam Việt Nam, lập trường của lãnh đạo Phật giáo Việt Namlà không xem Thiên Chúa giáo và Gia-tô giáo là kẻ thù của dân tộc hay của Phậtgiáo. Quan điểm chấp nhận sự đa dạng tôn giáo này là thống nhất, được ghi rõtrong Ban Phụ đínhnhư sau: “Chúng tôi tuyên bố không coi ai là kẻ thù,nhất là đối với đạo Thiên Chúa. Lẽ thứ nhất, dầu từ ngày đạo dụ số 10 ra đờicho đến bây giờ, sự thiên vị đạo Thiên Chúa đã công khai, nhưng chúng tôi tranhđấu là tranh đấu cho lý tưởng công bình, chứ không phải tranh đấu với tư cáchmột tôn giáo chồng lên một tôn giáo.”[46]Theo tuyên bố này, mục đích chính của phong trào đấu tranh Phật giáo là gópphần xây dựng một thế giới không chỉ có công bằng xã hội, mà còn có bình đẳng vàtự do tôn giáo vì lãnh đạo Phật giáo nhận thức rất rõ: “nếu cho tôn giáo của mình có giá trị tuyệt đối và chỉ có tôn giáo củamình mới đáng tồn tại thì đây là quan niệm sai lầm nhất.”[47]

3. Góp phần làm thay đổi diện mạo chính trị miền Nam ViệtNam

Phần lớn các cuộc đấu tranh vìmục đích chính trị đều sử dụng đến vũ khí như một phương tiện, hoặc có trườnghợp đặc biệt, sử dụng “bất bạo động”[48](Sanskrit: ahiṃsā, Pāli: avihiṃsā) như một lợi thế, chẳng hạn như cuộc chiến dành độc lập của Ấn Độ đối vớiđế chế Anh, do Gandhi lãnh đạo. Phong trào đấu tranh bất bạo động của Phật giáoViệt Nam 1963 là cuộc chiến đấu không ngang sức của một bên tay không (không vũkhí), không có xu hướng bạo lực với một bên là chính thể cầm quyền, dùng vũkhí, xe thiết giáp, quân đội khủng bố, đàn áp tàn nhẫn, dã man.

Về nội dung, cuộc chiến bất bạođộng của Phật giáo 1963 chịu ảnh hưởng tinh thần của Gandhi và sâu xa từ họcthuyết từ bi và vô não của đức Phật. Nguồn gốc của sự ảnh hưởng được nêu rõtrong Bản Phụ đính như sau: “Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thực hiện tưtưởng Phật giáo ngay trong cuộc đấu tranh của chúng tôi… Ngay bây giờ, chúngtôi có thể tuyên bố một cách minh bạch rằng người tăng sĩ Phật giáo là ngườisẵn sàng noi gương Gandhi, vị Thánh của sức mạnh bất bạo động... Nhưng tinhthần và phương pháp bất bạo động không phải chỉ có thế, nên chúng tôi sẵn sànghy sinh đến cùng theo phương pháp này.”[49]

Nếu sức mạnh bất bạo động của Gandhi nằm ở chính sách “bất hợp tác”(Non-cooperationmovement)[50]thì sức mạnh của bất bạo động của Phật giáo Việt Nam là thiền định, niệm Phậtvà các khẩu hiệu từ bi, ôn hòa, thể hiện yêu sách bình đẳng như: “Phật giáo nhấttrí bảo vệ Chánh pháp dù phải hy sinh”, “Phật giáo đồ ủng hộ chính sách tôngiáo bình đẳng,” “Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách tôn giáo bình đẳng,”“Chúng tôi đã đến lúc bị bắt buộc tranh đấu cho chủ trương tôn giáo bình đẳng.”Khi phong trào đấu tranh trở thành cao trào, các khẩu hiệu trở nên quyết liệt,hùng dũng, sẵn sàng bỏ thân mạng vì chính pháp như: “Chúng tôi không từ chối mộthy sinh nào,” "Phản đối chính sách bất công gian ác", "Đả đảohành động sát nhân, vu khống", “Máu đã chảy,” "Hãy giết chúng tôiđi",“Phật giáo bất diệt” v.v...đã trở thành những sức mạnh vô úy, chống lại xe tăng, binh lính đầy bạo lực vàđằng đằng sát khí của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Thản nhiên và bất độngtrong lửa đỏ 7 phút, sự tự thiêu của Bồ-tát Quảng Đức đã làm rúng động toàncầu. Tổng thống Mỹ, John Kennedy phảithốt lên lời kinh ngạc: “Trong lịch sử,chưa có một bức hình nào trên báo đã tạo được nhiều xúc động cùng khắp cả thếgiới như bức hình nầy”.[51]Kýgiả Malcolm W. Browne, người đã chụp hình tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đứcđã tự sự về tác động của bức ảnh tại Hoa Kỳ như sau: Những bức hìnhmà tôi chụp về cuộc tự thiêu của HT. Quảng Đức ... được thành phần diều hâu bàybán khắp cùng ngõ hẻm... Trên New York Timesvà báo WashingtonPost có hàng chữ: Chúngtôi cũng phản đối: We, too, protest”.[52]

Noi gương từ bi và vô úy của Bồ-tát Thích Quảng Đức,có thêm sáu tu sĩ[53]đã tự thiêu và 12 Phật tử[54]đã bỏ thân vì Phật pháp. Từ vài trăm nhà sư biểu tình trước Trụ sở Quốc Hội vàongày 30-5-1963 cho đến 30.000 người tuyệt thực tại Chùa Xá Lợi vào ngày18-8-1963, phong trào đấu tranh bất bạo động đã lớn mạnh như một cơn lốc ngoạigiao, buộc Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 22-8-1963 phải lên án chính sách đàn ápPhật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Như giọt nước làm tràn ly, vào ngày1-11-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bị đảo chính, kết thúc triều đại toàntrị, Thiên chúa giáo trị tại miền Nam Việt Nam.

Dựa vào chủ trương của đức Phật“lấy từ bi xóa hận thù”,[55]đạo Phật không xem Thiên Chúa giáo, gia đình Ngô Đình Diệm và những người trựctiếp thực hiện “Chiến dịch nước Lũ”[56]là kẻ thù. Mặt khác, mặc dù về bản chất, phong trào đấu tranh của Phật giáoViệt Nam không chủ trương lật đổ chế độ, do đó, độc lập với các đảng phái chínhtrị tại hai miền Nam Bắc Việt Nam, nhưng các tác động duyên khởi theo công thức“cái này có tạo điều kiện cho cái kia có,cái này không tạo tiền đề cho cái kia không; cái này sinh làm nhân cho cái kiasanh, cái này diệt dẫn đến sự hoại diệt của cái khác[57]như quy luật muôn đời, góp phần đưa đến sự cáo chung của chế độ Ngô Đình Diệm,là chân lý mà ta không thể phủ định được.

Tại miền Nam, nếu cộng đồng Phậtgiáo và toàn thể mọi người ăn mừng khi thoát khỏi ách cai trị độc tài toàn trịcủa họ Ngô thì phía bên kia chiến tuyến ở miền Bắc, như có thêm nghị lực thựchiện cuộc chiến tranh cách mạng theo một cao độ mới: “Sụp đổ của Diệm, chiến tranh cách mạng đã phát triển lên một bước mới”.[58]Theo đó, phong trào giải phóng dân tộc chống lại đế quốc ngày càng thành công,như báo cáo của Lầu Năm Góc đã ghi nhận: “Trongvòng ba tháng sau đảo chính, Việt Cộng nổi dậy khắp nơi. Tỉnh Kiến Hòa phải rútđi 51 đồn bót, mất 15 xã,... Trong số 4.248 ấp chiến lược ở miền Nam thì có3.915 ấp bị phá hẳn. Trong phúc trình gửi Tổng thống Johnson ngày 16-3-1964,Mc. Namara đưa ra một bức tranh bi thảm, hậu quả của cuộc đảo chính lật đổ chếđộ Ngô Đình Diệm: Trong số đất đai của 22 tỉnh (trong 44 tỉnh), Việt Cộng kiểmsoát tới 50% hoặc nhiều hơn thế. Phước Tuy, Việt Cộng kiểm soát 80%; Bình Dương90%; Hậu Nghĩa 90%; Long An 90%; Định Tường 90%; Kiến Hòa 90%; An Xuyên (CàMau) 85%. Quận Mỏ Cày và các xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước Khánh, Phước Hiệp,“đỏ 100%”...".[59]

Điều này cho thấy, các phong trào dân tộc và yêu nước ởmiền Nam nhân cơ hội này thừa thắng xông lên, phát triển mạnh mẽ. Vì cuộc đấutranh của Phật giáo là độc lập, việc tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức khôngthể được xem là một phần của phong trào dân tộc đang lớn mạnh tại miền Nam. Sựgiống nhau về tinh thần yêu nước được đức Phật giảng dạy với tinh thần dân tộccủa các phong trào Giải phóng miền Nam Việt Nam đã làm cho phong trào bất bạo độngcủa Phật giáo và các phong trào yêu nước trở nên gần nhau, tương tác đa chiều,góp phần làm tan rã chính sách ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm, và do đó, sự canthiệp của Mỹ ở Việt Nam phải đến hồi kết thúc. Là một thành phần yêu nước củadân tộc, phong trào đấu tranh của Phật giáo đã trực tiếp tạo ra duyên cớ đảochính vào ngày 1-11-1963. Điều này, dù muốn dù không, đã gián tiếp góp phần làmthay đổi cục diện chính trị của đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa và rộng hơn ở toàn miềnNam Việt Nam.

Tác động tích cực từ việc tự thiêu của Bồ-tát Thích QuảngĐức và các thánh tử đạo là rất lớn và ngoài sức tưởng tượng. Mười hai năm sau,chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ tại miền Nam Việt Nam kết thúc vào năm 1975. Haimiền Nam Bắc được thống nhất.

Vào năm 1981, Phật giáo ba miền được thống nhất. Tinh thầnnhập thế và đồng hành với dân tộc được tái khẳng định như là chủ trương củaGHPGVN. Những nhiệm vụ mới trong bối cảnh mới được đặt ra cho GHPGVN. Phươngpháp tiếp biến văn hóa, vận dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống sẽ giúp Phậtgiáo trở thành sự lựa chọn tâm linh của quảng đại quần chúng nhân dân.

Ôn lại 50 năm lịch sử của phong trào đấu tranh bất bạo độngPhật giáo để rút ra những bài học về dấn thân, phụng sự nhân sinh trên tinh thầnvô ngã, vô úy, từ bi, trí tuệ và vị tha. Đây là con đường phụng sự chúng sinhđược đức Phật chỉ dạy, mà tất cả đệ tử Phật cần noi theo.

Mùa Phật đản 2637 (PL.2557, DL.2013)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

  1. Cao Thế Dung. Việt Nam ba mươi nămmáu lửa – Cuộc chiến tranh tàn sát thương binh lần thứ nhất 1945-1963. NxbAlpha, Falls Church, VA, USA, 1991.
  2. Chu Bằng Lĩnh. Đảng Cần Lao. Nxb. Mẹ Việt Nam, SanDiego, CA, USA, 1993.
  3. Lê Cung. Phong trào Phật giáo miềnNam Việt Nam năm 1963. NXB. ĐHQG Hà Nội, 1999.
  4. Lê Duẩn. Thư vào Nam.Nxb SựThật, Hà Nội, 1985, tr.248.
  5. Lê Mạnh Thát (chủ biên). Bồ-tát Thích Quảng Đức – Ngọn lửa và Tráitim. NXB. Tổng hợp TP.HCM, 2005.
  6. Phú Tiên Nguyễn Duy Tinh.Lửa thiêng nhiệm mầu. Sài Gòn, 1963.GHPGVN TP.HCM tái bản 2013.
  7. Quốc Tuệ (biên tập). Phật Giáo Việt Nam 1963. Saigon, 1964.
  8. Thích Hải Ấn và Hà XuânLiêm. Lịch sử Phật giáo xứ Huế. NXBTP.HCM, 2001.
  9. Trần Tam Tĩnh. Thập giá và lưỡi gươm. NXB Trẻ, 1988.

Tiếng Anh

  1. Avro Manhattan. Vietnam:Why Did We Go?CA:Chick Publications, 1984.
  2. Bernard Newman. Background to Vietnam.Signet Books, NewYork 1965.
  3. BruceD. Berkowitz. The New Face of War, Revised Edition,The Bobbs-Merrill Company,Inc. Indianapolis-New York,1968.
  4. Fitzgerald Francess. Fire in the Lake. An Atlantic MonthlyPress Book, Boston, USA 1972.
  5. Jerrold Schecter. The NewFace of Buddha. John Weatherhill, Tokyo, 1967.
  6. Joseph Buttinger. Vietnam:A Dragon Embattled, Volum II Vietnam at War.Frederick A. Praeger,Publisher, New York, 1967.
  7. Marvin E Gettleman. Vietnam:History, Documents and Opinions on a Major World Crisis. Penguin Books, 1966.
Robert McAfee Brown, Abraham J. Heschel &Michael Novak. Vietnam: Crisis ofConscience. Associated Press, New York 1967.

[1]“Tuất” thường được phiên âm sai lầm là “Tức” hay “Tất”. Sai lầm trong trườnghợp 1 có thể xem trong Bách khoa mở Wikipedia tại địa chỉ:http://en.wikipedia.org/wiki/Thich_Quang_Duc. Về sai lầm 2 có thể tham khảo các sách viết về Bồ-tát Quảng Đức tại ViệtNam, tiêu biểu như Lửa thiêng nhiệm mầu –Lược sử Phật giáo đồ đấu tranh chống kỳ thị tôn giáocủa nhiều tấc giả,xuất bản tháng 12-1963, được GHPGVN TP.HCM tái bản tháng 5-2013, tr. 111.

[2]Nay là ngã tư CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu, nơi UBND thành phố HCM làm và tôn trítượng đài của Bồ-tát Thích Quảng Đức bằng đồng, ghi nhận công đức của Người chođạo pháp và dân tộc.

[3]Được thuyết giảng tại một thánh đường ở New York vào ngày 30.6.63. Trích theoBùi Kha, Ngọn lửa Quảng Đức qua miêu tảcủa báo nước ngoài. Tháng 5 năm 2013.

[4]Quốc Tuệ (biên tập). Phật Giáo Việt Nam1963. Saigon, 1964, tr. 94-96.

[5]TT. Thích Tâm Giác, Phó Trị sự Trưởng của Giáo hộiTăng già Việt Nam, trong thư trả lời, đã không chấp nhận cho Bồ-tát Quảng Đứctự thiêu: "Với quyết tâm bảo vệ Phậtpháp, Đại đức nguyện hiến xã thân này bằng cách thiêu đốt thân xác để phản đốichính sách bất bình đẳng tôn giáo với nhà cầm quyền và nêu tỏ thái độ hy sinhvì đạo cao cả mà mình đã tôn thờ. Giáo hội rất thông cảm trước ý chí cao đẹpấy. Nhưng trên nguyên tắc pháp lý (Luật Phật đã định cũng như luật pháp thếgian), Giáo hội không thể chấp nhận điều nguyện thiêu đốt thân xác của Đại đứcđược.Vậy xin Đại đức hoan hỷ và cầuchúc Đại đức vô biên an lạc."

[6]Bằng chữ Nôm được Bồ-tát viết ngày 04-06-1963tại chùa Ấn Quang. Bàinày thường được phiên âm sai là “Lời nguyện tâm huyết” với một vài từ thay đổi,so với nguyên bản chữ Nôm.

[7]Trong tiếng Pali, “pajjalite” có nghĩa đen là “bốc cháy”. Trong ngữ cảnh của Kinh Pháp Cú, nó có nghĩa là “bốc cháybởi lửa tham” (burning with fires ofpassion). Tham khảo Sớ giải Kinh PhápCú, kệ 146.

[8]Thích Nhật Từ dịch. Nguyên tác Pali như sau: “Ko nu haso kimanando/ niccampajjalitesati/ andhakarenaonaddha/ padipamnagavesatha.” (Dhammapada146).

[9]VũHoàng Chương (5-5-1916 – 6-9-1976) sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng PhùỦng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.

[10]Bản Tuyên ngôn trích trong Lửa thiêng nhiệm mầu, tr. 22-23.

[11]Fitzgerald Francess. Fire in the Lake.An Atlantic Monthly Press Book, Boston, USA 1972, tr.104.

[12]AvroManhattan. Vietnam:Why Did We Go?CA:Chick Publications, 1984, tr. 56.

[13]Sách đã dẫn, tr. 89.

[14]Robert McAfee Brown, Abraham J. Heschel & Michael Novak. Vietnam: Crisis of Conscience”,Associated Press, New York 1967, p. 30: “TheAustralian writer Denis Warner wrote that "the tyranny the West alliedwith in Saigon was in many years worse than the tyranny it was fightingagainst." Diem and his family had murdered or exiled all potentialopposition. Diem had "lost the confidence and loyalty of his people,"as Secretary McNamara put it on March 26, 1964.”

[15]Trần Tam Tĩnh. Thập giá và lưỡi gươm. NXBTrẻ, 1988, tr. 124.

[16]Thường được gọi tắt là chủ nghĩa “ba chống” và “ba vâng.”

[17]Chu Bằng Lĩnh. Đảng Cần Lao. Nxb. Mẹ Việt Nam, San Diego, CA, USA, 1993, tr. 165.

[18]Bernard Newman. Background to Vietnam.Signet Books, New York 1965, p. 117: “Whateverthe constitution might say, Diem ruled as a virtual dictator. His politicalphilosophy was derived from a group of French Catholics, who formulated adoctrine known as Personalism. It emphasises human dignity as opposed to theCommunist concept of disiplined masses. Its detail is complicated, anddifficult of comprehension to all but a philosopher... Personalism is "a confusedmélange of papal encyclicals and kindergarten economics, combined with asuspicion of private businessmen, a fear of foreign capital, and an attitudethat little could be accomplished in Vietnam without direct government control."

[19]Hồ sơ của Hội Phật giáo Trung phần gởiTổng thống và Quốc hội ngày 20-2-1962.

[20]Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm. Lịch sửPhật giáo xứ Huế. NXB TP.HCM, 2001, tr. 476.

[21]Gettleman, Marvin E. Vietnam: History, documents and opinions on a major worldcrisis. Penguin Books, 1966, tr. 280–293.

[22]Jerrold Schecter. The New Face of Buddha. John Weatherhill, Tokyo, 1967, tr. 172.

[23]Xem chi tiết tại trang nhà:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BA%BFn_c%E1%BB%91_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o,_1963

[24]Lãnh đạo Phật giáo Việt Nam năm 1963 cho rằng: “Lẽ trị an” là từ ngữ không có giới hạn nào rõ rệt và đã bị lợi dụng quáđáng từ ngày người Pháp trở lại Việt Nam đến bây giờ! Ấy là chưa nói rằng, nếuthế gian này có được cái gì được gọi là vĩnh viễn, thì cái đó là tôn giáo, vậymà tôn giáo lại bị ghép vào hiệp hội với giấy phép cho và bãi một cách cực kỳđơn giản như trên!” Trích từ Lửathiêng nhiệm mầu, tr. 30.

[25]Lửa thiêng nhiệm mầu, tr. 32.

[26]Lửa thiêng nhiệm mầu, tr. 33.

[27]Lửa thiêng nhiệm mầu, tr. 31.

[28]“Cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam” introng tuần báo Hải Triều Âm, số 18, ngày 27-8-1964.

[29]Về tiểu sử của 6 vị thánh tử đạo là tu sĩ Phật giáo và 12 vị thánh tử đạo là cưsĩ Phật tử, có thể xem tại:http://thuviengdpt.info/lam-su/tieu-su-thanh-tu-dao. Phương danh tám vị thánhtử đạo tại đài phát thanh Huế bao gồm:

Tâm Đồng – Đặng Văn Công.
Tâm Thành – Dương Viết Đạt
Tâm Thanh – Nguyễn Thị Yến
Tâm Thông – Nguyễn Thị Phúc
Tâm Hiển – Lê Thị Kim Anh
Tâm Thuận – Trần Thị Phước Trị
Tâm Chánh – Nguyễn Thị Ngọc Lan
Tâm Tôn – Huyền Tôn Nữ Tuyết Hoà

[30]Tường trình của chính quyền Ngô Đình Diệm gửi cho Ủy ban điều trần Liên HiệpQuốc là một lạc dẫn về thông tin: “Các cái chết do tai nạn không may gần đàiphát thanh Huế là do các vụ nỗ, do Việt Cộng gây ra. Quân đội miền Nam Việt Namkhông sở hữu các vũ khí này” (Deaths atthe unfortunate incident near Hue radio station was caused by explosions, mostprobably made by Communist infiltrators. A South Vietnam army did not have suchweapon in their possession). Xem thêm chi tiết này tại trang web:https://sites.google.com/site/trialofdangsy/the-trial/evidences/united-nations-fact-finding-mission

[31]Là một người theo Công giáo, nguyên là phó tỉnh trưởng Huế, phụ trách các vấn đề an ninh vào thời điểmpháp nạn.

[32]Đây là lời tiết lộ của cựu bộ trưởngGiáo duc Trần Hữu Thế đối vớiGS. Vũ Văn Mẫu. Xem chi tiết tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BA%BFn_c%E1%BB%91_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o,_1963

[33]Để giải quyết các bất ổn nội bộ chính phủ, Nguyễn Khánh ra lệnh tha tội chếtcho Đặng Sĩ nhưng đã phạt phạm nhân này vào trại lao động khổ sai, đồng thời phải bồi thường cho các gia đình nạn nhân.

[34]Bản Tuyên ngôngồm 2 trang, được tuyênđọc trong phiên họp của lãnh đạo Phật giáo tại Chùa Đàm, Huế và được HT. ThíchTịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam ấn ký, gửi chính phủ ngày10-5-1963. Cùng ký tên còn có TT. Thích Mật Nguyện, Trị sự trưởng Tổng Trị sựGiáo hội Tăng già Trung Phần, TT. Thích Trí Quang, Hội trưởng Tổng trị sự HộiPhật giáo Việt nam tại Trung phần, TT. Thích Mật Hiển, Trị sự trưởng Ban Trị sựGiáo hội Tăng già Thừa Thiên và TT. Thích Thiện Siêu, Hội trưởng Ban Trị sựTỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên. Xem chi tiết tại Lửa thiêng nhiệm mầu, tr. 22-24.

[35]Bản Phụ đính về Bản Tuyên ngôn của Phật giáoViệt Nam gồm 12 trang, do HT. Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáoViệt Nam ấn ký, gửi chính phủ ngày 23-5-1963. Cùng ký tên còn có TT. Thích MậtNguyện, Trị sự trưởng Tổng Trị sự Giáo hội Tăng già Trung Phần, TT. Thích TríQuang, Hội trưởng Tổng trị sự Hội Phật giáo Việt nam tại Trung phần, TT. ThíchMật Hiển, Trị sự trưởng Ban Trị sự Giáo hội Tăng già Thừa Thiên và TT. ThíchThiện Siêu, Hội trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên. Xem chi tiếttại Lửa thiêng nhiệm mầu, tr. 25-37.Hiện tại, Bản Phụ đính được lưu trữtại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II,Ký hiệu tài liệu SC.04-HS.8352.

[36]Trích từ Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh(Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra, Prajnaparamitahridaya Sutra,般若波羅蜜多心經), gọi tắt là Bát-nhã Tâm Kinhhay TâmKinh, một bản kinh Đại thừa quan trọng, được sử dụng làm tụng bản trong cácnghi thức tụng niệm của Phật giáo Đại thừa tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bảnvà Triều Tiên.

[37]“Bản Tuyên ngôn” trích trong Sđd, tr.23-24.

[38]“Bản Tuyên ngôn” trích trong Sđd, tr.24.

[39]“BảnPhụ đính” trích trong Sđd, tr. 25-26.

[40]“Bản Phụ đính” trích trong Sđd, tr.28.

[41]“BảnPhụ đính” trích trong Sđd, tr. 28.

[42]“Bản Phụ đính”trích trong Sđd, tr. 27.

[43]“Bản Phụ đính”trích trong Sđd, tr. 27.

[44]“Bản Phụ đính”trích trong Sđd, tr. 27.

[45]“Bản Phụ đính”tríchtrong Sđd, tr. 27.

[46]“Bản Phụ đính”trích trong Sđd, tr. 26.

[47]“BảnPhụ đính”trích trong Sđd, tr. 26.

[48]Ahiṃsā trong tiếng Sanskrit có nghĩa đen là “không gây tổnhại” (to do no harm) hoặc sự xa lánhbạo lực (the avoidance of violence).Về chiết tự, hiṃsācó nghĩa là hảm hại (harm) hoặc thương tổn (injury).Phối hợp với tiếp đầu ngữ “a”, a-hiṃsālà bất hại (non harming),là bất bạo động (non-violence).

[49]“BảnPhụ đính”trích trong Sđd, tr. 28.

[50]Bao gồm bãi công, bãi chợ, bãi lớphọc, không nộp thuế cho chính phủ Anh, không làm việc trong chính phủ Anh, tẩychay hàng hóa Anh v.v... làm cho cơ cấu hành chính của Anh tại Ấn Độ bị têliệt.

[51]Nguyên văn tiếng Anh:"No news picture in history has generated somuch emotion around the world as that one”.

[52]Bruce D. Berkowitz. TheNew Face of War, Revised Edition,The Bobbs-Merrill Company, Inc.Indianapolis-New York,1968, tr. 261-262.

[53]Tên của các vị tu sĩ phát nguyện tự thiêu là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu, đạiđức Thích Quảng Hương, đại đức Thích Thiện Mỹ, đại đức Thích Nguyên Hương, đạiđức Thích Thanh Tuệ và Sư cô Thích Nữ Diệu Quang.

[54]Cóthể xem tiểu sử của các thánh tử đạo tại địa chỉ:http://phatgiaoaluoi.com/news/Lich-su-Phat-giao-Viet-Nam/Di-anh-va-tieu-su-chu-Thanh-tu-dao-1916/

[55]Kệ Pháp Cú5 đầy đủ được Thích Nhật Từ dịch như sau: “Trảthù hận bằng tâm oán giận/ Muôn kiếp dài khó đặng thành công/ Từ bi chuyển hóathù chung/ Đây là định luật công bằng xưa nay.” Nguyên tácPali: “Na hi verena verani/ sammantidha kudacanam/ averena ca sammanti/ esadhammo sanantano.”

[56]Tiến hành trong ngày 20-8-1963.

[57]Họcthuyết hình thành thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo, không chấp nhậnnguyên nhân đầu tiên là duy thần, duy vật hay duy tâm. Thế giới là một trườngtương tác và tương tức vô tận.

[58]Lê Duẩn. Thư vào Nam.Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1985, tr.248.

[59]Cao Thế Dung. Việt Nam ba mươi năm máu lửa – Cuộc chiến tranh tàn sát thương binh lầnthứ nhất 1945-1963. Nxb Alpha, Falls Church, VA, USA, 1991, tr. 606-607.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2015(Xem: 7836)
Con về trong nắng cuối thu Phước Hoa đứng lặng ngậm ngùi lệ rơi Quỳ bên pháp thể ân sư Con nghe sâu lắng thâm ân của thầy Đêm nay phương trượng thật buồn Con ngồi lặng lẻ nghe bao nỗi niềm Thầy ơi! Cơn lốc tử sinh An nhiên thị tịch thầy đi xa rồi Mất còn tan hợp hư vô Pháp thân thầy đó mênh mông lối về…
01/11/2015(Xem: 20669)
Tin Viên Tịch Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin : HT Thich Tinh Hanh Đức Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thế Giới Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh vừa viên tịch vào lúc 11.30am ngày thứ sáu, 10/04/2015 tại Đài Bắc, Đài Loan. Lễ Nhập Kim Quan lúc 9 giờ tối thứ bảy 11/4/2015 Lễ Cung Tống Kim Quan Trà Tỳ ngày 25/04/2015 Chi tiết về tang lễ sẽ cập nhật trong những ngày tới.
31/10/2015(Xem: 50207)
Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn, sinh năm Bính Thân, 1956, tại Thôn Giáo Đông, Xã Lộc Xuân, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam, Đời Thứ 42 Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Thành Phố Chicago, Tiểu Bang Illinois, Hoa Kỳ, đã viên tịch lúc 1 giờ sáng ngày 30 tháng 10 năm 2015, nhằm ngày 18 tháng 9 năm Ất Mùi, tại Thành Phố Freeport, Tiểu Bang Illinois, Hoa Kỳ, trụ thế 60 tuổi, 39 hạ lạp. Lễ Nhập Liệm vào ngày thứ 4, 4/11/2015; Lễ Trà Tỳ vào ngày Chủ Nhật, 8/11/2015. Hòa Thượng tân viên tịch là một bậc Tăng tài của Giáo hội cũng như Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh; Thầy là một vị Sa môn tài đức, phước trí vẹn toàn mà xả bỏ nhục thân quá sớm để Giáo Hội mất đi một Thích tử kế thừa mạng mạch, tục diệm truyền đăng, hàng Phật tử mất đi một vị Thầy đức độ khả kính.
28/10/2015(Xem: 11530)
Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc nhiều đời thâm tín Phật giáo. Ni trưởng sinh ngày 9 tháng 3 năm 1938, tại Vĩ Dạ, Tỉnh Thừa Thiên, Huế, miền Trung Việt Nam trong một gia đình có sáu anh em. Thân phụ của Ni trưởng là cụ Nguyễn Phước Ưng Thiều thuộc dòng dõi vua chúa thời nhà Nguyễn, và thân mẫu là Đặng thị Quê, một người mẹ quá đỗi tuyệt vời mà theo lời tự sự của một nhà văn Việt Nam khi nhắc đến mẹ của Ni trưởng đã viết: “Mệ ơi! Mệ hiền như Phật và chu đáo nhất trên đời”. Khi Ni trưởng tượng hình trong bào thai mẹ mới 3 tháng, thì bà mẹ đã lên chùa Tường Vân, Huế xin Hòa thượng Tăng thống Thích Tịnh Khiết ban cho thai nhi pháp danh Tâm Hỷ. Người thiếu nữ lớn lên xinh đẹp, dịu dàng với cái tên Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh đã làm rung động bao trái tim của những chàng trai thuở ấy… Nhưng vượt thoát ra khỏi tất cả những cám dỗ và dục vọng tầm thường, Phùng Khánh đã chọn cho mình một con đường thanh cao nhất với thiên tư thông tuệ, tài hoa, phẩm cách thanh cao đã nuôi chí xu
27/10/2015(Xem: 7940)
Tin thầy Thích Nhất Hạnh được nhận giải Pacem in Terri năm 2015 [*] – giải Hoà Bình Thế Giới hằng năm phổ biến nhất của Thiên Chúa Giáo toàn cầu – đã trực tiếp hay gián tiếp gởi một thông điệp hòa bình, an lạc, hiệp thông của hai tôn giáo có đông tín đồ nhất Việt Nam. Thiền sư Thích Nhất Hạnh được vinh danh do thành quả “công phu xây dựng được nhịp cầu tâm linh nối liền giữa phương Đông và phương Tây.” Lịch sử Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới của Thiên Chúa giáo trao hàng năm kể từ 1964 do đức Giáo Hoàng John XXIII đề xướng với sự xác định tiêu chuẩn rằng: “Đây là giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình, Công Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("to honor a person for their achievements in Peace and Justice, not only in their country but in the world). Đã có sáu trong 42 người đạt giải thưởng Pacem in Terris nhận được giải Nobel Hòa Bình như Martin Luther King, Mẹ Teresa, Desmond Tutu, Lech Walesa… trong những năm qua.
22/10/2015(Xem: 13152)
HT Thích Liễu Minh là một bậc cao tăng thạc đức của PGVN, sau thời gian trọng bệnh, mặc dù được môn đồ pháp quyến cùng các y, bác sĩ Bệnh viện Trung tâm Đa khoa Tiền Giang tận tình chăm sóc, điều trị nhưng do tuổi cao sức yếu, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 17 giờ 45 phút, ngày 20-10-2015 (nhằm ngày 8-9-Ất Mùi). Trụ thế: 82 năm, Hạ lạp: 62 năm. Lễ nhập quan chính thức cử hành lúc 9 giờ, ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi). Kim quan nhục thân cố Hòa thượng được tôn trí tại chùa Nhơn Phước. Lễ viếng bắt đầu lúc 13 giờ ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi). Lễ tưởng niệm vào lúc 8 giờ ngày 24-10-2015 (nhằm ngày 12-9-Ất Mùi), sau đó cung tiễn kim quan nhục thân cố Hòa thượng nhập Bảo tháp tại khuôn viên chùa Nhơn Phước.
22/10/2015(Xem: 13033)
Đại đức Thích Minh Hòa - Người Thầy thuốc & Câu chuyện nhân quả, Phòng thuốc nam "Tuệ Tĩnh Đường Phước Hưng" Chùa Phước Hưng Ấp Thạnh Hiệp - Xã Hòa Thạnh - Huyện Tam Bình - T. Vĩnh Long
22/10/2015(Xem: 10101)
Từ Việt Nam bay sang Đức và tôi có 1 tuần trọn vẹn với Hội Sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Hết chương trình về 7 thị trường sách lớn nhất thế giới, thì làm diễn giả của Hội nghị giám đốc bản quyền với sự tham gia của mấy trăm lãnh đạo các nhà xuất bản trên thế giới và rồi mỗi ngày biết bao cuộc gặp gỡ và giao lưu để mà ngày nào cũng ra khỏi nhà khi trời chưa sáng và về nhà khi thành phố đã lên đèn. Định bụng viết mấy bài về Hội sách lớn này mà đâu có kịp.
16/10/2015(Xem: 8144)
Năm 2005 chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc có tổ chức Đại Giới Đàn Vĩnh Gia để truyền trao giới pháp cho hàng tại gia cũng như xuất gia. Giới Đàn nầy có rất đông giới tử thọ Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni và Bồ Tát Giới xuất gia cũng như Bồ Tát Giới tại gia. Năm ấy tôi đã về ngôi Phương Trượng của chùa Viên Giác tại Hannover cũng đã được hai năm rồi. Tuy nhiên tôi vẫn giữ nhiệm vụ là Trưởng Ban Kiến Đàn của Giới Đàn này. Từ Hoa Kỳ có một giới tử Sa Di muốn cầu thọ giới Tỳ Kheo. Đó là Thầy Thích Không Viên mà không có giấy giới thiệu của Bổn Sư. Tôi vẫn nhận cho thọ giới vì có nhiều lý do tế nhị (thay vào đó là một vị Thầy khác) và sau khi Giới Đàn được tổ chức xong, Thầy ấy đảnh lễ tại Bàn Thờ Tổ chùa Viên Giác và cầu tôi làm Thầy Y Chỉ cũng như đặt cho một Pháp Hiệu. Tôi đặt cho Thầy ấy là Giác Tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]