Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoảnh khắc... "Viên Thành" của Nhà Phiên Dịch Kinh Tạng Pali

08/09/201209:17(Xem: 6171)
Khoảnh khắc... "Viên Thành" của Nhà Phiên Dịch Kinh Tạng Pali

KHOẢNH KHẮC ..."VIÊN THÀNH"
CỦA NHÀ PHIÊN DỊCH KINH TẠNG PALI
Khải Thiên

Tin Sư Ông ra-đi-về cõi bất sinh đã dệt nên những cơn bồi hồi, xúc động. Biết nói cái gì, và sẽ nói cái gì về một vầng ánh sáng chói lọi vừa lịm tắt? Càng cố nói về cái “rạng rỡ” thì càng trở nên vụng về! Nhưng vượt lên trên tất cả và vẫn còn hiện hữu nơi đây là tấm lòng tri ân sâu sắc đối với công trình dịch thuật Kinh tạng của Người. Lòng tri ân sâu thẳm đó vẫn âm ỉ trong tâm thức của những người từng có cơ duyên được học hỏi “triết lý giác ngộ”- một thứ triết lý nguyên thủyhàm chứa những kinh nghiệm chứng ngộ rất ngườicủa Đức Thế Tôn.

minh_chau

Hòa thượng Thích Minh Châu - Nhà phiên dịch Kinh tạng Pali đã đi vào huyền thoại

Công trình của sự nhẫn nại…

…Đọc kinh Nikaya rất khó, dĩ nhiên, dịch kinh Nikaya lại càng khó hơn vạn lần. Cái khó ở đây không nằm ở khía cạnh văn học mà, theo lời Sư Ông kể, nó nằm ở sự nhẫn nại suy tư! Có lẽ, ngoại trừ những nhà phiên dịch cũng như những người chuyên tâm cầu đạo, không mấy ai có đủ kiên nhẫn để đọc cho hết một bản kinh từ đầu đến cuối mà không lướt qua những đoạn kinh khô khan, lặp đi, lặp lại. Nhưng đôi khi chính những đoạn ấy cưu mang những câu, chữ rất tinh tế.

Phiên dịch Kinh tạng Pali ở thời kỳ đầu tiên khi mà thuật ngữ Phật học bằng tiếng Việt còn rất khiêm tốn quả là một thách thức cho người dịch. Hầu hết các từ, ngữ của bản dịch phải vận dụng khá nhiều thuật ngữ Hán-Việt-Việt hóa, một hình thức ngôn ngữ vốn đã thấm sâu vào đời sống tâm linh của Phật tử Việt Nam.

Trong quá trình phiên dịch, Sư ông phải bỏ rất nhiều công sức để đối chiếu, so sánh các bản kinh trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là Hán tạng, nhằm tìm ra những thuật ngữ Phật học mới mẻ, trong sáng. Phải nói rằng sự uyên thâm Nho học (chữ Hán) và Tây học (tiếng Anh và tiếng Pháp) cùng với sự sáng tạo cá nhân là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một phong cách ngôn ngữđặc thù của tạng kinh Nikaya bằng tiếng Việt.

Dấu ấn đọng lại trong tạng kinh Nikaya bằng tiếng Việt này là những triết lý giản dị, trong sáng bên cạnh một hệ thống từ ngữ Phật học hiện đại(của những thập niên 70). Đấy là những từ ngữ chuyên môn có những tương ưng về ý nghĩa cũng như những liên hệ về tư tưởng trong lịch sử Phật giáo, từ Nguyên thủy đến Phát triển.

Gần năm mươi năm rồi, các từ ngữ Phật học được dùng trong các bản kinh dịch này vẫn đóng vai trò nền tảng cho việc cắt nghĩa, giải thích, và phân tích tư tưởng Phật học.

Khoảnh khắc “viên thành”…

Mười năm trước bảy lăm (1975) là thời kỳ vàng son của Đại học Vạn Hạnh. Đấy là khoảng thời gian hình thành, phát triển và rồi… chuyển sang một trang sử mới. Đấy cũng là thời gian bận rộn vô cùng của Sư Ông viện trưởng. Nhưng cũng chính trong thời gian này, Sư Ông đã hoàn thành các bản dịch kinh tạng Pali.

Sư Ông kể rằng, Người đã bắt tay vào phiên dịch trong thời điểm “tất bật” với nhiều công việc ngổn ngang của Đại học Vạn Hạnh. Và vì vậy, sau mỗi thời hành thiền, từ bốn giờ sáng đến sáu giờ sáng là thời điểm Sư Ông ngồi vào bàn phiên dịch. Sư Ông đã dành trọn cả lòng thành, hoài bão, và niềm mong ước... cho từng câu, từng chữ của các bản kinh dịch hoàn toàn mới lạ với độc giả người Việt.

Từ bốn giờ sáng đến sáu giờ sáng cứ mỗi ngày như thế, mỗi tháng như thế, mỗi năm và nhiều năm như thế… đã tạo nên khoảnh khắc viên thành của nhà phiên dịch Kinh tạng Pali. Hẳn Người phải có một ý chí và nguyện ước phi thường mới có thể triền miên cả hàng chục năm trời để hoàn thành các bản dịch vĩ đại.

Bóng dáng thế hệ…

Hai mươi năm sau, khi các bản kinh đã được xuất bản và in ấn nhiều lần nhưng Sư Ông vẫn cặm cụi đọc tới, đọc lui, sửa chữa và ghi chú ngay trên từng bản kinh mới in với tất cả sự cần mẫn. Sư Ông làm như thể là Người mới đọc bản kinh lần đầu. Phong thái của một học giả đức hạnh dường như lúc nào cũng có mặt cùng với Sư Ông. Phong thái ấy quả thực đã truyền một loại cảm hứng - khát khao đạo lý và tri thức - cho bất kỳ ai có duyên hội ngộ.

Hình ảnh một Sư cụ với gương mặt hồng hào tràn đầy vẻ từ ái, cùng với đôi chân mày trắng đẹp như tiên ông, cầm trên tay chiếc kính lúp và chậm rãi soi rọi từng con chữ… và nhất là với một thân hành rất an tịnhcủa Người đã thật sự để lại một bóng dáng nghìn thu, thế hệ. Bóng dáng ấy đang đi vào huyền thoại.

Chúng con thành kính tưởng niệm và tri ân Sư Ông đã cho thế hệ của chúng con cơ hội được tiếp xúc với “triết lý giác ngộ” qua những lời dạy rất chân chất, rất nguyên sơ của Đức Thế Tôn.

Sinh tử nhàn nhi dĩ! Nguyện xin Sư Ông sớm trở lại cõi đời để hoằng hóa độ sinh.

Cúi đầu,

Khải Thiên (*)

Chú thích của BBT:

* Bút hiệu của thầy Thích Tâm Thiện

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2018(Xem: 11061)
CÁO PHÓ TANG LỄ Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình chúng con, chúng tôi vô cùng thương tiếc, kính báo tin cùng Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu gần xa; Chồng, Cha của chúng con, chúng tôi là: Chơn Linh Phật tử Quảng Hạo – Phạm Viết Vân Bút hiệu Quảng Từ Vân Sinh năm Quí Mùi tại Tam Kỳ, Quảng Nam - Việt Nam Vãng sanh lúc 4.15pm ngày mùng 9 tháng 5 Mậu Tuất (22-6-2018) Tại Sydney, Úc Châu Thọ thế: 76 tuổi
22/06/2018(Xem: 10712)
Thầy Bổn sư của tôi là thủ khoa A-tỳ-đàm. Thầy tịch năm 1984 lúc đó tôi chỉ mới 15 tuổi. Thầy có một cái độc chiêu: thầy dạy học hay dịch kinh cả đời chỉ trên cái ghế bố. Thức ăn của thầy gồm có 4 món như sau: bánh tráng, dưa hấu, đu đủ, miến. Suốt đời chỉ ăn mấy cái đó thôi, thức ăn khác ăn không được. Điều đặc biệt là ngài tịch năm 71 tuổi, răng trắng như ngọc, đều như bắp, răng đẹp cực kỳ, lạ há. Bàn chải đánh răng thì ngài phải xài loại cứng nhất. Cái mà tôi muốn nói là cái này, thầy đang đọc bài mà ngủ quên giựt mình thức dậy ngài vẫn tiếp tục đọc tiếp. Ngài ngủ thiệt, ngủ buông bút, rớt sách. Đệ tử để yên chứ đâu dám kêu, lát sau cây bút rớt cái độp, giựt mình lượm lên để lên bàn, đọc tiếp. Nghĩa là nãy giờ không phải stop mà là pause.
08/06/2018(Xem: 7286)
Giải mã hiện tượng xá lợi toàn thân ở chùa Đậu Việc xá lợi toàn thân (hay còn gọi là nhục thân) của 2 vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường có niên đại gần 400 năm được phát hiện cách đây hơn 30 năm vẫn là sự kiện kỳ bí và để lại nhiều băn khoăn cho những người đã được chiêm ngưỡng.
04/06/2018(Xem: 10697)
HT.Thích Trung Hậu vừa viên tịch tại Sài Gòn Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn, Hòa thượng Thích Trung Hậu, Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, Tổng Biên tập Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đã thu thần thị tịch vào trưa hôm nay, 4-6-2018 (nhằm ngày 21-4-Mậu Tuất), tại chùa Linh Thái, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.
04/06/2018(Xem: 8694)
Thư Mời Lễ Tưởng Niệm Kỵ Giỗ 10 năm Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 30 tháng 06 năm 2018
23/05/2018(Xem: 18904)
Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa, Đây là hình ảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn đặt nằm chung lẫn lộn với các bức tượng lỏa thể đang được triển lãm tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc tại tiểu bang Victoria ( National Gallery of Victoria, NGV), đây là hành động xúc phạm đối với tượng Phật và cộng đồng Phật Giáo tại Úc Châu. Mục đích của cuộc triển lãm này là họ muốn « mang các truyền thống văn hóa lại gần với nhau hơn », ý tưởng rất hay nhưng khi tạo dựng tác phẩm lại thiếu tính hiểu biết, phản cảm, phi nghệ thuật, nhất là không tôn trọng và xúc phạm đến Phật Giáo. Chúng con được biết, tại tiểu bang Victoria, một Giáo Hội Phật Giáo Úc (Buddhist Council of Victoria) đã gởi thư phản đối nhưng họ chỉ ghi nhận và không có bất cứ hành động nào, quả thật là rất buồn. Qua sư việc này, chúng ta thấy rằng tiếng nói của PG quá yếu, không đánh động được lương tâm của họ, nếu không muốn nói là họ quá xem thường cộng độ
19/05/2018(Xem: 10143)
Xưng Tán Công Hạnh của Trưởng Lão HT Thích Thắng Hoan
12/05/2018(Xem: 4767)
Thành kính đảnh lễ Giác Linh Ân Sư Húy Thượng Quảng hạ Bửu, Đệ Nhị Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều ! Con trở về đây với Tháp xưa Dù bao sương gió, mấy nắng mưa Tháp vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Bao nỗi nhớ thương mấy cho vừa.
11/05/2018(Xem: 7704)
Đó là chiếc cầu bắc ngang hai bờ: Bờ dĩ vãng là thế hệ đàn anh và bờ tương lai là thế hệ đàn em. Sự "xung đột thế hệ" (generational gap) đã xảy ra từ cổ chí kim, khi hai thế hệ già và trẻ không cùng chung quan điểm với nhau về cuộc sống, về giá trị đạo đức, về lãnh đạo và chính trị. Sự xung đột thế hệ thiếu chiếc cầu hóa giải sẽ tạo thành một sự "ly dị" về tình cảm và nếp sống của hai thế hệ già, trẻ trong bất cứ cộng đồng dân tộc nào. Đặc biệt là cộng đồng di dân ra nước ngoài như Việt Nam.
01/04/2018(Xem: 6401)
Mới đầu năm, nghe tin buồn đưa đến ! Năm mới về, ray rứt tận tâm can QuaZalo Sư Giác Trí chuyển sang. Báo cho biết, Ngài Giác Tần viên tịch.!.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]