Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Trí Nhãn (1909 – 2004 )

08/04/201220:24(Xem: 6093)
Hòa Thượng Thích Trí Nhãn (1909 – 2004 )

HT Thich Tri Nhan

Hòa thượng
THÍCH TRÍ NHÃN
( 1909 – 2004 )
Trụ Trì Chùa Chúc Thánh – Hội An


 

Hòa thượng thế danh Đoàn Thảo, sinh ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 trong một gia đình nhiều đời theo Phật tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Nhơn pháp danh Chơn Quang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có.

Gia đình Ngài gần chùa Vạn Đức, lại thêm cụ thân sinh là tín đồ thuần thành của chùa, nên từ thuở nhỏ, Ngài thường theo cha đến chùa hàng đêm tụng kinh niệm Phật. Từ đó, chủng tử Bồ Đề lớn dần trong tâm và Ngài tỏ ra những biểu hiện rất có căn duyên với cửa Không môn của nhà Phật.

Năm Kỷ Mùi (1919), nhân dịp theo cha đến chùa Vạn Đức dự lễ Phật Đản, Ngài được diện kiến đức Tăng Cang Thích Thiện Quả (bấy giờ Ngài Thiện Quả trụ trì chùa Chúc Thánh kiêm trụ trì chùa Vạn Đức nên Ngài về Vạn Đức vào những dịp lễ lớn). Cảm mến đạo phong của ngài Tăng Cang, Ngài xin quy y thọ trì 5 giới và được Hòa thượng cho pháp danh là Như Truyện.

Năm Canh Thân (1920), được sự cho phép của hai đấng từ thân, Ngài đến chùa Chúc Thánh lạy Hòa thượng Thiện Quả xin được xuất gia, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 12 tuổi.

Nhập chúng tu học, Ngài cố gắng tinh chuyên miệt mài ngày đêm kinh kệ. Vốn thuở ấu thơ, Ngài đã học chữ Nho với ông nội với cả 4 thể loại Hành, Thảo, Lệ, Triện, thêm vào chùa tiếp xúc kinh luật bằng chữ Nho nên Ngài dễ dàng hấp thụ những nét tinh túy trong nghệ thuật thư pháp chữ Hán. Đồng thời, kỹ năng viết chữ của Ngài ngày được nâng cao, thuần thục, cộng với tánh tình hiền hòa nên Bổn sư rất yêu mến cho thọ Sa Di vào năm Giáp Tý (1924) tại giới đàn chùa Từ Hiếu-Huế với pháp tự là Giải Lệ.

Năm Giáp Tuất (1934), với lòng khát khao ngưỡng cầu giới pháp, Ngài được Bổn sư cho đăng đàn thọ giới Cụ Túc tại giới đàn Thạch Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Giới đàn ngày do Hòa thượng Hoằng Thạc làm Đàn đầu, Hòa thượng Huệ Minh chùa Từ Hiếu-Huế làm Yết Ma và Bổn sư Ngài làm giáo thọ. Đồng thọ giới vời Ngài còn có các Hòa thượng Thích Trí Hưng: trụ trì chùa Từ Lâm-Quảng Ngãi; Hòa thượng Thích Hưng Dụng:trụ trì chùa Kim Tiên-Huế v.v…

 Sau khi thọ giới về, Ngài được Bổn sư phú pháp hiệu là Trí Nhãn, chính thức nối dòng phái Lâm Tế đời thứ 41, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh-Minh Hải khi vừa tròn 25 tuổi.

Sau khi thọ giới một thời gian, Ngài được Hòa thượng Thiện Quả cử làm phó trụ trì tổ đình Chúc Thánh để giúp Hòa thượng lo công việc trong chùa. Lúc này ngài Thiện Quả cũng đã cao tuổi nên chỉ lo an tâm tu niệm, mọi việc đều phó thác cho Ngài xử lý. Đồng thời, Ngài kiêm chức trụ trì chùa Vạn Đức mãi cho đến khi Đại Đức Thích Trí Nguyện về đảm nhiệm. Trong thời gian này, vào năm Canh Thìn (1940), Ngài đứng đơn xin triều đình ban biển nghạch Sắc tứ cho chùa Vạn Đức.

Năm Nhâm Dần (1962), đức Tăng Cang Thiện Quả viên tịch, Ngài được môn phong suy cử kế thừa tổ nghiệp, trụ trì chùa Chúc Thánh.

Là bậc trưởng thượng trong tông môn, Ngài được thỉnh làm Đệ Tam tôn chứng tại các giới đàn truyền giới Sa Di tổ chức tại chùa Long Tuyền vào các năm 1965, 1967.

Ngài là người hiền hòa đôn hậu, tính thích vắng lặng, lại thêm bị khuyết tật trong một tai nạn nên không tham gia nhiều trong các công việc của Giáo hội. Ngài chỉ chăm lo cho chốn tổ và đào tạo Tăng chúng để dòng nước Tào Khê luôn được tuôn chảy.

Năm Nhâm Tuất (1982), Ngài được cung thỉnh làm Yết Ma A-xà-lê tại giới đàn Sa Di tổ chức tại chùa Pháp Bảo-Hội An.

Sau năm 1975, đất nước gặp muôn vàn khó khăn, nhưng Ngài vẫn cố gắng khắc phục hoàn cảnh cùng với chư Tăng Ni Phật tử trong môn phái trùng tu bảo tháp của tổ sư Minh Hải khang trang tráng lệ. Lễ khánh thành tháp tổ được tổ chức trọng thể vào tháng 2 năm Nhâm Thân (1992). Trong đại lễ này, Hội đồng môn phái Chúc Thánh đã suy tôn Ngài lên ngôi vị Hòa thượng. Điều này cũng đã nói được phần nào đạo hạnh cũng như công đức của Ngài đối với tông môn pháp phái.

Qua năm sau, Quý Dậu (1993), Ngài đứng ra trùng tu ngôi bảo tháp của Hòa thượng Thiện Quả để báo đáp ơn giáo dưỡng của tôn sư trong muôn một.

Năm Đinh Sửu (1997), Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Quảng Nam được thành lập, Ngài được cung thỉnh làm Chứng Minh Đạo Sư Ban Trị Sự. Đồng thời, Ngài được cung thỉnh vào Hội Đồng Chứng Minh Trung Ương GHPGVN.

Năm Tân Tỵ (2001), nhận thấy mình tuổi già sức yếu, Ngài đã họp môn phái và đề cử Thượng tọa Thích Đồng Mẫn kế nghiệp Ngài trụ trì Chúc Thánh.

Sinh diệt xưa nay là lẽ thường như vậy, Ngài cũng thuận thế vô thường vào lúc 1 giờ 15 phút ngày Rằm tháng 2 nhuận năm Giáp Thân (04/4/2004) tại tổ đình Chúc Thánh, hưởng thọ 96 tuổi đời và 71 hạ lạp. Bảo tháp của Ngài được kiến tạo bên cạnh bảo tháp của tổ Minh Hải và Hòa thượng Thiện Quả. Điều này cũng đã nói lên được tâm nguyện lúc sanh tiền của Ngài: sống thì lo cho tổ nghiệp, vãng thì về bên cạnh hầu hạ ân sư.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 18055)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
17/04/2013(Xem: 5976)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
11/04/2013(Xem: 11075)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 7677)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 9566)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 8850)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 6681)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 7172)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 11297)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 6986)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]