Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một bài thơ ít người biết được của Ôn Già Lam

22/10/201009:15(Xem: 15375)
Một bài thơ ít người biết được của Ôn Già Lam
htthichtrithu
Tưởng niệm 25 năm
ngày Hòa Thượng Thích Trí Thủ viên tịch (02/4/1984-2009)
MỘT BÀI THƠ ÍT NGƯỜI ĐƯỢC BIẾT CỦA ÔN GÌA LAM


Tâm Không Vĩnh Hữu


Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.

Một ngày nọ, Ôn nảy ra ý tưởng xây một hòn non bộ trên một cái hồ nhỏ thả cá bảy màu. Theo sự hướng dẫn của Ôn, các thầy Minh Thông và Chơn Trí đã bắt tay vào thực hiện xong một hòn non bộ có hình dáng dài và cong theo hình chữ S. Hình ảnh của quê hương đất nước đã hiển hiện. Ôn hài lòng, gọi đó là hòn non bộ “Bản đồ Việt Nam”. Từ khi có hòn non bộ, Ôn thường hay dành thời giờ rỗi rảnh để chăm sóc, trang trí, điểm xuyết thêm những cảnh vật nhỏ cho tác phẩm tâm đắc ấy, và đôi lúc Ôn cũng có những giây phút tĩnh lặng đứng ngắm nhìn hình dáng của đất Mẹ với vẻ đăm chiêu trăn trở…

Và, thi phẩm “Vịnh bản đồ Việt Nam”của Ôn Già Lam được ra đời. Bài thơ này rất ít người được hay biết đến. Chỉ những ai được thân cận, gần gũi với Ôn, và yêu văn chương thi phú thì mới biết rõ và còn nhớ đến hôm nay. Đọc bài thơ này, chúng ta cảm ngay được một tấm lòng yêu nước thương dân, một nỗi niềm ưu tư khắc khoải của bậc chân tu luôn hướng về một ngày mai thanh bình an lạc khắp ba miền tổ quốc.

Từ trong Tăng nhân uy nghiêm, Thi nhân lộ diện, từng chữ từng câu như rút từ ruột gan, từng ý từng tứ như chắt lọc từ cái Tâm đã thấm nhuần đạo hạnh, những con chữ như từng giọt máu đào thay cho mực đen uyển chuyển từng nét trên giấy trắng, đọc lên nghe sao vừa hào sảng lại vừa bâng khuâng day dứt:

Dấn thân phiêu bạt giang hồ
Chạnh lòng quê Mẹ dư đồ Việt Nam
Kìa thắng tích, nọ danh lam
Máu xương trang trải, ai làm nên khung?
Đúc vun khí tiết hào hùng
Hai vai gánh nặng Quang Trung, Nguyễn Hoàng
Trường Sơn một dãy hiên ngang
Càng nhìn càng ngắm muôn vàn thân yêu
Non sông gấm vóc mỹ miều
Ngàn năm văn hiến nhiễu điều giá gương
Dù cho Nam-Bắc đôi đường
Đốt lò hương nguyện bốn phương một nhà
Sớm hôm hướng nẻo Phật Đà
Sắc Không tâm sự niềm xa nỗi gần
Mong sao giữ vẹn mười phần
Thanh cao dáng núi, trong ngần vẻ sông
Gấm non gương nước trăng lồng
Đạo Vàng- Dân Tộc chiếu hồng muôn Xuân…


Bài thơ “Vịnh bản đồ Việt Nam” của Ôn lặng lẽ ứng tác, sau đã được các thầy Minh Thông và Chơn Trí cho khắc và phết sơn nguyên văn lên một tấm bia đá được chở từ Núi Sạn (Đồng Đế) mang lên đặt cạnh hòn bộ. Sau ngày đất nước thống nhất, thỏa nguyện “bốn phương một nhà”, Ôn rời khỏi chùa Hải Đức, vào hoằng pháp tại Tu viện Quảng Hương Già Lam ở Gò Vấp- Thành phố Hồ Chí Minh, để lại sau lưng một hòn non bộ độc đáo cùng một thi phẩm tuyệt diệu.

Thời gian trôi đi, Ôn Già Lam cao đăng Phật quốc, rồi chùa Hải Đức cũng trải qua nhiều đổi thay, qua đợt sửa chữa này đến cuộc đại trùng tu khác… Hòn non bộ “Bản đồ Việt Nam” không còn hiện hữu trong khuôn viên ngôi chùa xưa nữa, và bia đá khắc bài thơ của Ôn cũng từ đó không biết đã trôi dạt đi về nơi đâu?

May sao:

Trăm năm bia đá dẫu mòn
Ngàn năm thi phẩm vẫn còn truyền lưu”

Hàng hậu sinh hậu bối chúng ta vẫn còn được diễm phúc biết đến bài thơ hiếm quý của một bậc Danh Tăng Việt Nam!

Tâm Không Vĩnh Hữu
(viết lại theo lời kể của Nữ sĩ Tâm Tấn)


VIẾT TIẾP VỀ BÀI THƠ
VỊNH BẢN ĐỒ VIỆT NAM
CỦA CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ

Khi Nội San Vô Ưu số 36 (05-2009) “Kính Mừng Phật Đản-PL: 2553” được phát hành, tôi đến vấn an và không quên mang vài tập theo để kính biếu Nữ sĩ Tâm Tấn. Nữ sĩ xem thấy có đăng bài viết tưởng niệm Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ thì rất vui, rất mừng, và nhận những tập Nội san một cách trân trọng quý kính.

Ba hôm sau, tôi nhận được điện thoại của Nữ sĩ, bà nói rằng cần trao đổi một vài điều về bài thơ “Vịnh bản đồ Việt Nam”. Ngay tức tốc, tôi đã có mặt tại nhà Nữ sĩ để nghe lời chỉ giáo. Nữ sĩ nói: “Bài viết hay lắm, trang trọng lắm, đăng vào thời điểm có thể rất nhiều người quên tưởng nhớ đến Ôn, nhưng rất tiếc lại thiếu … chính xác!’. Tôi hơi bị bất ngờ, “choáng”, vì tôi rất “kỵ” cụm từ “thiếu chính xác” khi gắn bó với “nghiệp” cầm bút viết báo 20 năm qua. Không đợi tôi hỏi, Nữ sĩ giở tập Nội san Vô Ưu đã được đặt trên bàn sẵn từ trước, lật ra đến trang có bài viết tưởng niệm Ôn Già Lam, chỉ vào bài thơ “ Vịnh bản đồ Việt Nam”, nói:

- Con đã viết rất hay trong bài rằng “… từng chữ từng câu như rút từ ruột gan, từng ý từng tứ như chắt lọc từ cái Tâm đã thấm nhuần đạo hạnh, những con chữ như từng giọt máu đào thay cho mực đen uyển chuyển từng nét trên giấy trắng…”, vậy thì mình không được phép làm thay đổi, viết sai trật bất cứ một chữ nào trong bài thơ của Ôn. Ở đây, tôi thấy bài thơ khác với nguyên bản đến mấy từ, làm dở cho bài thơ giảm đi một phần giá trị, làm mất đi sự tài tình trong việc sử dụng ngôn từ của một “cao tăng -thi nhân”…

Tôi như đang co rúm người lại, ngồi lắng nghe Nữ sĩ chỉ ra những “hạt sạn” cần phải chỉnh lại cho chính xác, như sau:

- Câu thứ 3: “Kìa thắng cảnh, nọ danh lam”, Ôn Già Lam không dùng “thắng cảnh” (cảnh đẹp nổi tiếng) mà là “thắng tích” (di tích lịch sử nổi tiếng).

- Câu thứ 6: “Hai vai gánh vác Quang Trung, Nguyễn Hoàng”, Ôn không dùng “gánh vác” (gánh lấy công việc khó khăn, nặng nề) mà là “gánh nặng” (nói về một quãng ở trên vai, như trong thơ Nguyễn Công Trứ: “Giang sơn một gánh giữa đồng”).

- Câu thứ 14: “Sắc Không tâm sự đường xa nỗi gần”, Ôn không hề dùng “đường xa” mà là “niềm xa” đi cặp với “nỗi gần” (nỗi niềm gần xa), bởi nếu dùng “đường xathì phải dùng “nẻo gần” mới đúng cặp, mà dùng “đường nẻo gần xa” thì … dở, hỏng cả câu thơ!

Tôi ghi chép vào sổ tay, cảm ơn Nữ sĩ, rồi xin cáo từ để trở về nhà kiểm tra ngay lại bản thảo bài viết tay, so lại với bản thảo trên máy vi tính, thì biết là mình bị mắc lỗi. Đến giờ này, tôi vẫn chẳng hiểu nổi thần hồn của mình để đâu khi viết lại bài thơ của Ôn mà lại “tự ý” đánh sai đến 3 từ trong bài. Một sai sót đáng trách! Và, sự sai sót này cũng là một bài học quý giá nhắc nhở cho người cầm bút rút kinh nghiệm để những lần sau thận trọng hơn, chính xác hơn.

Tác giả bài viết xin cung kính cúi đầu tạ lỗi trước giác linh Ôn Già Lam, chân thành xin lỗi Nữ sĩ Tâm Tấn cùng bạn đọc ở khắp “đường xa nẻo gần”.

Bài viết ngắn này xin được phép thay cho lời đính chính của Ban biên tập Nội san Vô Ưu, được kết thúc bằng bài thơ “Vịnh bản đồ Việt Nam” của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ đã sửa chữa hoàn chỉnh:

Dấn thân phiêu bạt giang hồ
Chạnh lòng quê Mẹ dư đồ Việt Nam
Kìa thắng tích, nọ danh lam
Máu xương trang trải, ai làm nên khung?
Đúc vun khí tiết hào hùng
Hai vai gánh nặng Quang Trung, Nguyễn Hoàng
Trường Sơn một dãy hiên ngang
Càng nhìn càng ngắm muôn vàn thân yêu
Non sông gấm vóc mỹ miều
Ngàn năm văn hiến nhiễu điều giá gương
Dù cho Nam-Bắc đôi đường
Đốt lò hương nguyện bốn phương một nhà
Sớm hôm hướng nẻo Phật Đà
Sắc Không tâm sự niềm xa nỗi gần
Mong sao giữ vẹn mười phần
Thanh cao dáng núi, trong ngần vẻ sông
Gấm non gương nước trăng lồng
Đạo Vàng- Dân Tộc chiếu hồng muôn Xuân…

Tâm Không Vĩnh Hữu


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2011(Xem: 5634)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sống có ý nghĩa là không tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
10/10/2011(Xem: 5057)
Chúc Mừng Hòa Thượng Minh Dung
09/10/2011(Xem: 4669)
“ Lúc này ngài lại đi khắp các ngọn núi. Bảo Sát thưa rằng, ‘Tôn đức tuổi đã cao mà cứ xông pha sương tuyết thì mạng mạch Phật giáo sẽ thế nào ?’ Thượng hoàng đáp : ‘Thời ta đã đến, vì thế ta muốn làm kế lâu dài mà thôi’.
15/09/2011(Xem: 7079)
Hòa thượng Thích Trí Minh thế danh Đinh Văn Nhiên sinh năm Giáp Thìn (1904) tại xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đinh Văn Siêu, pháp danh Ấn Lộc; thân mẫu là cụ bà Hồ Thị Hành. Năm Nhâm Ngọ (1906), khi vừa tròn 3 tuổi thì mẫu thân qua đời, Ngài được người dì chăm lo nuôi dưỡng.
15/09/2011(Xem: 6065)
HT.Thích Trí Quang là một bậc danh tăng Việt Nam thời hiện đại. Ngài sinh năm Quý Hợi (1923), tại làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình - ngôi làng có mối liên hệ chặt chẽ với Phong trào Văn Thân của chí sĩ Phan Đình Phùng - trong một gia đình gồm sáu anh em trai. Gia đình HT đều theo Phật lâu đời; thân phụ sau này xuất gia, làm đệ tử của ngài Đắc Quang - Tăng cang chùa Linh Mụ.
12/08/2011(Xem: 6922)
Ở miền Trung, có cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là trụ cột của công cuộc chấn hưng Phật giáo, thì ở miền Nam có cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, một khuôn mặt Phật tử lớn đã cống hiến nhiều công lao trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam.
12/08/2011(Xem: 7176)
Sáng ngày 27-11-08 (nhằm mùng 1-11-Mậu Tý), lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, khoảng 40.000 Tăng Ni cả nước đã có mặt tại núi rừng Yên Tử, mảnh đất thiêng liêng đã khai sinh thiền phái Trúc Lâm, đậm đà bản sắc Việt, để dự quốc lễ Phật giáo, tưởng niệm 700 năm ngày mất của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua anh minh và thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam.
11/08/2011(Xem: 5274)
Suốt hai thế kỷ XVII-XVIII, đạo Phật gặp nhiều thuận duyên, phát triển nhanh chóng từ vùng đất Thuận Quảng đến khắp đồng bằng Nam Bộ. Sở dĩ được thế là nhờ trong chốn thiền môn nối nhau xuất hiện các bậc cao tăng như Viên Cảnh, Viên Khoan, Minh Châu, Nguyên Thiều, Liễu Quán... Ngoài xã hội thì các chúa Nguyễn và triều thần hết lòng hộ trì Tam bảo. Trong số các vị cư sĩ hộ pháp mà danh tiếng còn lưu truyền đến nay có Trần Đình Ân.
11/08/2011(Xem: 8543)
Tôi với Ni Sư không cùng chung một lớp nhưng lại chung một trường. Thành phố Huế chỉ lớn bằng bàn tay nên dù không quen cũng thành quen, chuyện lớn chuyện nhỏ gì của nhau rồi dần dà cũng biết cả, nhất là Ni Sư lại là một người học trò giỏi nữa. Thuở ấy Ni Sư là một nữ sinh Đồng Khánh áo trắng tóc thề, mắt sáng, da đã trắng mà má lại luôn luôn ửng hồng xinh xắn vô cùng, nên Tôn Nữ Hỷ Khương đã làm tặng Ni Sư mấy câu thơ như sau:
10/08/2011(Xem: 5512)
Câu hỏi có vẻ lẩn thẩn, bởi lẽ từ khi cắp sách đến trường, bắt đầu học lịch sử dân tộc, ai là người Việt Nam mà chẳng biết qua hơn một lần trang sử đời Trần và trang sử Trần Nhân Tông? Ai là người Việt Nam đã không tự hào về những chiến thắng quân Nguyên vẻ vang của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài ba của vị vua anh minh lỗi lạc Trần Nhân Tông?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]