Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10 năm "nói không với thuốc"

01/04/201704:22(Xem: 14663)
10 năm "nói không với thuốc"

Cách ăn, ngủ, thở, tập kỳ lạ giúp TS Nguyễn Mạnh Hùng 10 năm "nói không với thuốc": Chữa người bệnh hơn vạn lần chữa bệnh!
TS Nguyễn Mạnh Hùng-Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà


Những trải nghiệm thực của TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch kiêm TGĐ Thái Hà Books, là một thông tin tham khảo hết sức hữu ích để độc giả nghiên cứu, tự tìm ra cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mình.

LTS: Quý độc giả sẽ cực kỳ bất ngờ và thú vị, thậm chí tranh cãi khi đọc bài báo này.

Nhưng đọc xong, chắc chắn chúng ta sẽ phải giật mình nhìn lại, suy ngẫm nghiêm túc và toàn diện về việc ăn uống, lối sống, tinh thần, của chính mình. 

Hơn 10 năm không dùng thuốc Tây, nhưng vẫn khỏe mạnh

Bạn có thể không tin nhưng tôi phải nói thật luôn rằng, hơn chục năm nay tôi không uống thuốc tây. Thật sự là không hề uống 1 viên thuốc tây nào. Mà vẫn rất khỏe mạnh.

Tôi cũng không đi bệnh viện ngoại trừ 2 lần. Lần thứ nhất do bị trúng gió tại ga tàu ở Bruxelles khi tôi từ Paris đến và hầu như bị liệt cả 2 cánh tay.

Về Hà Nội tôi đi khám và bác sỹ kết luận tôi bị viêm cơ không rõ nguyên nhân và kê cho 1 đống thuốc. Dĩ nhiên tôi không uống và có cách khác: Tập yoga, xoa bóp và bấm huyệt.

Lần thứ 2 tôi bị đau bụng khủng khiếp. Đến bệnh viện siêu âm, chụp chiếu thì phát hiện ra có 1 viên sỏi gai đang chạy từ thận xuống bàng quang.

Dĩ nhiên bác sỹ cũng kê 1 đơn với 1 số thuốc nhưng tôi không uống mà sử dụng các loại thuốc lá để khỏi rất nhẹ nhàng và rất tự nhiên.

Có một chuyện thú vị nữa rằng trước đó đã lâu, chính xác là nào năm 2000, khi tôi ở Sydney, Úc, khi đi kiểm tra sức khỏe, bác sỹ đã phát hiện ra tôi bị mỡ máu cao, lại thêm đường cao hơn mức quy định và men gan cũng ở mức cao nhất so với yêu cầu của một người khỏe mạnh.

Bác sỹ Úc kê đơn cũng như cho tôi danh sách các thức ăn kiêng. Tôi không uống thuốc bởi biết chắc rằng, nếu dùng thuốc sẽ phải dùng cả đời, nếu dính tới thuốc Tây là nhất định sẽ dần tăng liều và đường đến nghĩa trang ngày càng ngắn lại.

Ngày hôm qua, mới hôm qua thôi, nhân tiện có đưa người nhà đi xét nghiệm, tôi cũng làm các xét nghiệm cả máu và nước tiểu cho mình luôn và kết quả là các chỉ số đều ngon lành, trong ngưỡng cho phép.

Hãy coi bệnh là bạn, là khách đến thăm nhà

Thật là may rằng vì là một Phật tử nên tôi hiểu được sự vô thường cả thân và tâm.

Tôi từng bước coi nhẹ bệnh tật, coi nhẹ cái chết. Tôi nghĩ rằng đã là người thì có bệnh. Bệnh là bình thường. Vậy nên khi có bệnh tôi luôn coi bệnh là người bạn, 1 vị khách đến thăm nhà.

Mà bạn biết rồi đấy, có vị khách nào ở nhà bạn cả đời hay vài năm đâu. Vậy nên, khi bất cứ có cơn đau hay sự khó chịu nào, tôi luôn coi đây là vị khách quý và chăm sóc và yêu thương họ. Chẳng mấy bệnh nào cũng tiêu tan. Thật sự là vậy.

Tôi nhớ mãi 1 câu chuyện rằng có vị nọ được bác sỹ kết luận sẽ chết sau vài tháng. Thế là ông ta mua 1 vé du lịch dài ngày trên tàu viễn dương kèm theo chiếc quan tài, để khi chết sẽ nằm vào đó.

Chuyến đi kết thúc mà ông vẫn khỏe. Ông sống khỏe đến nhiều năm sau và đến tận ngày nay. Rõ ràng sợ cái gì, cái đó càng đến. Nếu chó đuổi mà ta càng chạy, chó càng đuổi theo.

Lại có người bạn của tôi được bác sỹ chẩn đoán là bị bệnh ung thư. Tôi có chuyến hành hương về đất Phật  tại Ấn Độ và Nepal hơn chục ngày. Tôi rủ, bạn nhất định không đi, sợ chết dọc đường. Bác sỹ cũng không cho đi.

Tôi thuyết phục rằng rất cần thư giãn, thảnh thơi về thăm và đảnh lễ Phật nơi đất Phật. Tôi thuyết phục thành công bạn tôi. Không những bạn đi ngon lành mà sau đó về nhà bệnh tật cũng chẳng còn. Như một phép lạ.

Bạn đã nghe tôi coi cái chết nhẹ như lông hồng nên cứ thế mà sống hết mình từng phút giây, sống trọn vẹn từng giờ, từng ngày. Theo ngôn ngữ khoa học gọi là mindfulness, còn nhà Phật gọi là chánh niệm. Chánh niệm có thể chữa được nhiều bệnh, kể cả ung thư đấy nhé.

Cách ăn, ngủ, thở, tập kỳ lạ giúp TS Nguyễn Mạnh Hùng 10 năm nói không với thuốc: Chữa người bệnh hơn vạn lần chữa bệnh! - Ảnh 1.

Tại sao bác sĩ lại khám riêng từng bộ phận, trong khi cơ thể là khối thống nhất?

Để khỏe mạnh tôi không dùng thuốc tây. Bởi tất cả các loại thuốc về cơ bản đều là thuốc độc. Vậy nên chỉ cần lắng nghe cơ thể là có thể hiểu cơ thể mình.

Hiểu từng bộ phận trong cơ thể mình. Khi cơ thể có vấn đề như bị đau, bị nhức, bị mỏi,… đó là các tín hiệu phát ra. Rất tốt.

Tôi lắng nghe để hiểu, để tìm cách hỗ trợ. Cơ thể phát ra những thông điệp này thật là tuyệt vời, thật là vi diệu.

May thay có những tín hiệu này để ta dừng lại, để điều chỉnh cách sống và sinh hoạt, để điều chỉnh cả ăn uống lẫn môi trường sống. Thật tuyệt vời đấy nhé.

Cơ thể của bạn, của tôi là một thể thống nhất. Các bộ phận có liên kết chặt chẽ với nhau. Ấy vậy mà ngày nay các bác sỹ lại đi khám riêng từng bộ phận ra.

Ông bác sỹ chữa gan chỉ chữa gan. Bà bác sỹ chữa mắt chỉ lo mắt. Anh bác sỹ chữa thận chỉ chuyên thận. Chị bác sỹ chữa tim chỉ lo mỗi quả tim.

Cơ thể là mối thống nhất. Tôi tự lo chăm sóc sức khỏe của mình theo nguyên tắc "bác sỹ tốt nhất chính là bản thân mình".

Gửi yêu thương và lòng biết ơn đến từng bộ phận trong cơ thể

Tôi tìm hiểu về lục phủ ngũ tạng và thấy không thể tách rời được. Tôi chăm sóc và yêu thương từng bộ phận trong cơ thể.

Cách làm của tôi rất đơn giản: Thiền buông thư. Tôi hay nằm trên giường hay trên ghế, thả lỏng toàn thân, buông thư toàn thân.

Tôi gửi yêu thương và lòng biết ơn đến từng bộ phận trong cơ thể, từ đỉnh đầu đến tận các ngón tay ngón chân. Đây là 1 phương pháp giúp cơ thể khỏe mạnh vi diệu.

Để khỏe mạnh không dùng thuốc, chúng ta cần hiểu thận khỏe hay yếu rất ảnh hưởng đến gan. Gan lại ảnh hưởng đến tim. Tim liên quan đến lá lách. Lá lách mật thiết đến phổi. Phổi dưỡng thận.

Cứ vậy thành 1 vòng tròn. Giữa các bộ phận trong cơ thể là một vòng khép kín, gắn kết chặt chẽ với nhau. Bàng quang liên quan đến mật, mật liên quan chặt đến ruột non, ruột non dưỡng dạ dày, dạ dày liên quan đến ruột già. Lục phủ ngũ tạng tương sinh tương khắc với nhau.

Biết nguyên tắc này ta sẽ biết cách điều chỉnh cách sống và cách chăm sóc từng bộ phận để có cơ thể khỏe mạnh.

Cách ăn, ngủ, thở, tập kỳ lạ giúp TS Nguyễn Mạnh Hùng 10 năm nói không với thuốc: Chữa người bệnh hơn vạn lần chữa bệnh! - Ảnh 2.

"Công thức vàng" trong ăn uống

Để khỏe mạnh tôi chú ý đến ăn uống. Ăn uống rất rất quan trọng. Ăn uống khoa học rất cần thiết. Ăn làm sao để tạo ra nhiều enzyme nhất có thể. Ăn để cơ thể tiêu hóa hết và chuyển hóa thành năng lượng nuôi cơ thể ta.

Cụ thể bữa ăn của tôi luôn cân bằng giữa thực phẩm thực vật và thực phẩm động vật. Trong bữa ăn của tôi, phần ngũ cốc bao gồm cả các loại hạt chiếm khoảng 50%, rau, củ, quả chiếm 35 -40%, thực phẩm động vật chỉ chiếm 10-15%.

Từ khi ăn chay, tôi bỏ hẳn ăn thịt. Tôi chọn ăn các loại ngũ cốc không chế biến tinh, ví dụ như ăn gạo lứt, ăn đỗ, vừng, lạc, đậu nành sạch và nguyên hạt.

Ngày xưa khi còn ăn mặn, tôi rất ít ăn thịt các con 4 chân như bò, lợn bởi nhiệt độ thân thể của chúng quãng 40 độ C. Tôi tuyệt đối không ăn thịt chim vì thân nhiệt của chúng đến 41 độ C.

Tôi chỉ ăn các loại động vật có thân nhiệt thấp hơn thân nhiệt người như tôm, cua, cá, mực, và các loại hải sản.

Thức ăn rất quan trọng. Tôi luôn chọn thức ăn sạch, cố gắng chọn thức ăn organic. Tất cả các loại thực phẩm của tôi thường được tôi chọn loại tươi mới, chưa qua tinh chế.

Mùa nào ăn thức đó. Ăn loại trái cây, rau quả của địa phương nơi tôi đang sống. Tôi ít ăn sữa và các sản phẩm từ sữa, rất ít ăn đồ rán, xào mỡ hay dầu.

Và quan trọng nhất là tôi nhai kỹ. Thường mỗi miếng cơm tôi nhai 30 lần trở lên. Nhất là khi ăn gạo lứt, thường nhai trên 40 lần. Nước bọt là rất quý nên khi nhai kỹ, cơ thể tiết ra nhiều nước bọt nên rất tốt cho sức khỏe.

Ăn cây củ quả sống rất quan trọng. Tôi hàng ngày ăn bí đỏ sống, cà rốt sống, cà chua, dưa chuột sống, ớt chuông sống, đỗ xanh ngâm cho hạt hơi nhú mầm và ăn sống.

Tôi ăn cần tây, rau xà lách, diếp cá, bắp cải tím sống. Xin nhắc lại là sống, không hề nấu hay luộc. Nếu cần thiết tôi chỉ hấp. 

Gạo lứt, nước ấm và công thức 80% dạ dày

Có một chuyện nữa tôi cũng rất lưu ý. Để khỏe mạnh, tôi ít ăn gạo xát trắng mà ăn gạo lứt. Bởi gạo trắng là gạo "đã chết". Gạo lứt là gạo sống là gạo nguyên cám, còn nguyên các vi ta min và khoáng chất.

Tôi không ăn quá no mà lưu ý công thức: Nhai kỹ và ăn no 80% dạ dày. Tôi không uống nước lạnh, nước đá vì rất hại cho thận mà chỉ uống nước ấm, kể cả mùa hè, kể giữa trưa nóng bức.

Có một thói quen xấu của không ít người là ăn đêm. Ăn đêm rất hại cho dạ dày và hệ thống tiêu hóa. Hơn thế nữa, ăn đêm dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ và cả bệnh trào ngược dạ dày.

Cách ăn, ngủ, thở, tập kỳ lạ giúp TS Nguyễn Mạnh Hùng 10 năm nói không với thuốc: Chữa người bệnh hơn vạn lần chữa bệnh! - Ảnh 3.

Vậy nên thói quen của tôi là ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 4 tiếng. Sau khi ăn tôi đánh răng để quyết tâm không ăn gì nữa. Dần dần thành thói quen tốt, không ai rủ rê được tôi.

Ai cũng biết rằng rượu và thuốc là rất có hại cho cơ thể, mà cụ thể nhất là thận, gan, tim, lá lách và phổi. Hút thuốc lá và uống nhiều rượu là thói quen rất xấu. Tôi nhất quyết bỏ. Và bỏ quãng hơn 10 năm nay.

Các chất kích thích này còn rất ảnh hưởng đến não và hệ thống thần kinh. Phải bỏ. Nếu chưa thể bỏ được thì phải nhất định bạn phải hạn chế tối đa.

Việc ăn trái cây cũng rất quan trọng. Thường thì mọi người có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn như món tráng miệng, nhưng tôi lại làm ngược lại: Ăn trái cây trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Các loại trái cây tươi giàu enzyme rất tốt cho tiêu hóa nên khi ăn trước bữa ăn giúp kích thích hệ tiêu hóa và làm lượng đường huyết tăng một chút. Điều này còn giúp ta ngăn ngừa thói quen thèm ăn và muốn ăn quá nhiều. 

"Một ngày cốt ở giờ dần mà ra"

Để khỏe mạnh không dùng thuốc, tôi hay dậy sớm. Những câu nói mà tôi nhớ nằm lòng là "Một năm cốt ở mùa xuân; Một ngày cốt ở giờ dần mà ra; Một nhà cốt ở thuận hòa; Một người cốt ở tính ta chuyên cần".

Vậy nên tôi thường dậy trước 5 giờ sáng để ngồi tọa thiền. Giờ dần từ 3 đến 5 giờ sáng là giờ của phổi nên thiền là tuyệt vời nhất. Và ngồi thiền xong tôi làm việc cho ngày mới. Sáng nay, tôi ngồi thiền và đang ngồi viết bài này. Bây giờ mới hơn 5 giờ sáng.

Khi ngủ dậy tôi thường mở cửa sổ hít thở sâu và chậm. Có khi tôi ra ban công để hít thở. Thở càng sâu và càng chậm thì càng tốt.

Tôi nhắm mắt và hít thở sâu. Thở sâu và chậm giúp đẩy oxy đến tận các nơi xa nhất của cơ thể, đến tận các đầu ngón tay, ngón chân, vào sâu trong não.

Cách thở này cũng giúp những ai thiếu máu hoặc máu không bơm lên não được. Hít thở sâu rồi tôi tập 1 vài động tác thật nhẹ trước khi ngồi thiền. Hành thiền đều đặn mỗi sáng chỉ cần 30 phút đến 1 tiếng thật là tuyệt vời. Nhớ là đều đặn.

Nhưng tôi còn có thói quen nữa là lúc tỉnh ngủ không dậy ngay. Tôi ở trên giường làm vài động tác vặn người, kéo dài thân, co duỗi cơ thể, xoa mặt và cả cơ thể. Vài phút thôi nhé nhưng cơ thể khỏe và rất tỉnh táo, máu huyết rất lưu thông. Nếu có cơ hội tôi sẽ hướng dẫn cùng thực tập các bài này.

Cách ăn, ngủ, thở, tập kỳ lạ giúp TS Nguyễn Mạnh Hùng 10 năm nói không với thuốc: Chữa người bệnh hơn vạn lần chữa bệnh! - Ảnh 4.

Tôi học được và luôn nhớ rằng vận động quá mức sẽ không tốt cho cơ thể. Bao vận động viên chuyên nghiệp chịu hậu quả về sau.

Vậy nên ngày xưa tôi đá bóng, tennis nhưng sau này quyết tâm đi bộ. Đi bộ mỗi ngày vài kilomet là rất tuyệt. Nếu bạn biết cách thì nên đi thiền hành hoặc kinh hành niệm.

Nên đi bộ trong rừng, ở công viên, nơi có nhiều cây xanh, nếu có hồ nước nữa thì tuyệt vời. Nếu trời mưa, bão có thể đi trong nhà hay ngoài hành lang. Miễn là đi bộ. Rất khỏe và chân ta dẻo dai.

Buổi sáng sau khi tọa thiền ta có thể đi kinh hành niệm ít phút. Cách nói khác, chúng ta có thể đi thiền hành, tức bước những bước vững chãi thảnh thơi trong chánh niệm. Ta cũng nên tập các động tác thể dục chánh niệm hoặc yoga chào ngày mới.

Để khỏe mạnh tôi rất thích sống với thiên nhiên, và trong thiên nhiên. Dù ở đâu, khách sạn nào tôi cũng mong muốn và yêu cầu từ phòng ngủ nhìn thấy bầu trời, ở nơi ở có cây xanh. Điều này rất quan trọng vì cây xanh tạo ôxy, bầu trời rộng giúp ta nhìn xa, tốt cho mắt và các bộ phận của cơ thể.

Nhà tôi trồng một số cây và cả rau ngoài ban công chỉ có vài mét vuông. Ban công nhà tôi thành công viên nhỏ, thành vườn rau quý.

Tôi chơi với cây, chăm cây, thậm chí yêu thương cây mỗi ngày. Họ thành bạn của tôi. Tôi ngồi chơi, ngồi ăn cơm hay uống trà hoặc đọc sách ngoài ban công có ánh nắng, với cây và thiên nhiên, với bầu trời. Tôi thấy vừa hạnh phúc vừa tốt cho sức khỏe.

Bài học "đống phân bò" và cách nhìn người

Để khỏe mạnh tôi quyết tâm lưu ý đến cách sống lành mạnh, quyết tạo các thói quen tốt. Tôi luôn tự nhắc mình chú tâm vào "trí dục", "thể dục", "đức dục".

Tôi đọc nhiều sách và đọc thường xuyên để luyện não. Đọc để có kiến thức. Đọc để nhớ, để luyện trí nhớ và là cách để tôi tập thể dục não.

Học ngoại ngữ cũng là cách luyện trí dục rất tốt. Tôi thực tập không nghĩ xấu, không nghĩ bậy mà tư duy tích cực. Thường tôi luôn tìm ra những cái hay của mọi người xung quanh.

Đây là cách làm cho tôi hạnh phúc và thảnh thơi dễ nhất và rẻ tiền nhất. Nghĩ tốt về người khác, tìm điểm mạnh của người khác tôi cho rằng là cách luyện đức dục rất tốt.

Viết đến đây tôi nhớ đến câu chuyện đã thuộc làu và kể rất nhiều lần. Chuyện rằng Tô Đông Pha đến chơi chùa, cùng ngồi thiền với một vị thiền sư.

Khi ngồi thiền, Tô Đông Pha thấy an lạc xuất hiện. Xả thiền xong, Tô rất vui vẻ hỏi thiền sư, rằng sư thấy Tô ngồi thiền giống cái gì. Thiền sư trả lời rằng Tô ngồi giống Đức Phật.

Tô nghe thế rất vui. Khi thiền sư hỏi lại xem Tô thấy sư ngồi thiền giống cái gì thì Tô đáp rằng thiền sư ngồi thiền giống một đống phân bò.

Tô Đông Pha hạnh phúc suốt dọc đường về và nghĩ rằng đã thắng lão hòa thượng thiền sư. Rằng sư bị Tô nói là đống phân bò mà không bẻ lại được câu nào.

Tô về khoe với em gái Tô tiểu muội. Tô tiểu muội cười ầm lên và nói rằng Tô đã thua lão hòa thượng ấy. Rằng tâm lão hòa thượng là tâm Phật nên thấy Tô Đông Pha cũng giống như Phật. Còn tâm của Tô thì toàn phân bò nên thấy hòa thượng như đống phân bò.

Bếp, nhà vệ sinh và giường ngủ

Một phương pháp giúp tôi khỏe mạnh là luôn muốn giúp và tìm cách giúp người bệnh tật, đói nghèo, cô đơn, cơ nhỡ. Có nhiều giúp nhiều, có ít giúp ít.

Gặp trường hợp nào thì giúp trường hợp đó. Cách này tôi học được trong sách "Năng đoạn kim cương". Và thấy rất hiệu nghiệm.

Phóng sinh cũng giúp chúng ta khỏe mạnh. Và tôi luôn khắc cốt ghi tâm rằng "hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm hoặc thấy người làm mà vui mừng theo".

Ăn chay cũng rất tuyệt vời. Lúc đầu tôi ăn chay tháng 2 ngày là mồng 1 và ngày rằm, sau tăng lên 4 ngày là 30, mồng 1 và mười tư, ngày rằm. Rồi lên 8 ngày. Và cuối cùng là hầu như chay trường.

Theo tôi, ăn chay là cách phóng sinh tốt nhất. Thay vì ăn mặn rồi đi phóng sinh, ta chỉ cần ăn chay thôi. Gần tết âm lịch vừa rồi, chúng tôi tổ chức thành công Tết Chay lần đầu tiên với 44 doanh nghiệp tham gia, hàng ngàn người ăn chay và tuyên truyền cho ăn chay. Thật là vi diệu.

Mẹ tôi dạy từ nhỏ "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm" nên tôi rất chú tâm đến vệ sinh sạch sẽ. Có 3 nơi tôi quan tâm nhất là bếp, nhà vệ sinh và giường ngủ. 3 nơi này cần rất sạch.

Bát, đĩa là màu trắng tinh và của các hãng sứ uy tín. Bởi liên quan đến thức ăn vào miệng. Tôi không dùng bát đĩa màu mè, hoa hoét. Tất cả để đảm bảo không bị mất vệ sinh, và khi bẩn phát hiện ra ngay để rửa và rửa sạch.

Chăn, ga, gối, đệm, khăn tắm, khăn mặt,… của nhà tôi cũng trắng tinh để nếu hơi bẩn là thấy ngay để giặt. Nhà vệ sinh cũng luôn sạch sẽ và thơm tho.

Các thiết bị trong nhà tắm, nhà vệ sinh cũng trắng tinh. Các góc nhà không bẩn không bụi. Góc nhà và phía sau các đồ vật như tủ lạnh, quạt, tủ, khe cửa sổ là dễ có bụi nhất.

Gầm giường được tôi lưu ý vô cùng vì đêm ngủ 6 đến 8 tiếng, nếu bẩn coi như mình làm hại phổi rồi.

Cách ăn, ngủ, thở, tập kỳ lạ giúp TS Nguyễn Mạnh Hùng 10 năm nói không với thuốc: Chữa người bệnh hơn vạn lần chữa bệnh! - Ảnh 5.

Thải độc và bấm huyệt

Nhà tôi có lều xông hơi. Mỗi tuần tôi xông 2 lần. Vừa ngồi thiền vừa xông hơi để thải chất độc và thải trược khí.

Có khi tôi xông bằng lá của người Dao  đỏ, có khi ra chợ mua 10 ngàn lá xông thơm lừng, khi thì chỉ cần củ gừng đập nhỏ là có nồi xông thật tuyệt.

Tôi cũng có thói quen ngâm chân nước nóng có gừng và muối biển mỗi tối. Mất có mươi phút nhưng vi diệu vô cùng. Rất nhiều huyệt trong lòng bàn chân nhé.

Chăm sóc các bộ phận trong nội tạng và cả đôi chân bằng ngâm nước nóng gừng và muối biển thì không gì kỳ diệu hơn.

Có 1 chất thải độc rất tốt mà dầu gấc. Dầu gấc có tác dụng kỳ diệu. Gia đình tôi tự chưng dầu gấc để dùng quanh năm. Tự mình chưng và dùng không hết còn để lại cho nhiều người.

Cứ tìm hiểu về dầu gấc là bạn thấy tác dụng không thể nghĩ bàn, rất dễ tìm, mua khá rẻ.

Đá thạch anh cũng rất tốt cho sức khỏe. Nhà tôi có nhiều đá thạch anh và dùng vào rất nhiều thứ, nhiều nơi. Đá thạch anh cũng chữa được nhiều bệnh.

Riêng đá thạch anh cần viết 1 bài riêng. Mà dầu gấc, hay lều xông hơi cũng vậy, phải viết riêng ra để bài viết này không dài quá.

Bấm huyệt cũng rất quan trọng. Nếu bạn không nghiên cứu kỹ về các huyệt trong cơ thể thì chỉ cần nhớ và chú tâm đến các huyệt chính là hợp cốc, nội quan, ngoại quan, túc tam lý, quan nguyên, khí hải, tam âm giao và dũng tuyền. Vậy thôi.

Nhất là túc tam lý được coi là củ sâm của cơ thể. Lưu ý rằng sống lâu không bằng sống khỏe.

Còn nếu bạn không biết bấm huyệt, nên có 1 bãi sỏi, thường xuyên đi bộ trên bãi sỏi đó. Sỏi mát xa tất cả các bộ phận trong cơ thể đấy nhé: tim, gan, thận, lá lách, ruột non, ruột già, túi mật, phổi, dạ dày,…

Góc nhà tôi có 1 khu vực sỏi tôi hay đi chân đất trên đó. Ngoài ra, bất cứ khi nào ra ngoài trời tôi hay đi chân đất, nhất là đi trên sỏi. Cơ thể cần cả 5 yếu tố là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Thổ tức đất là thiếu nhất. Nếu biết cách bổ sung thì tuyệt.

Vỗ tay và cười

Đi giảng các khóa, các lớp về bất cứ chủ đề gì, cho bất cứ đối tượng nào như MBA hay kỹ năng lãnh đạo, khai phá tiềm năng bản thân hay văn hóa doanh nghiệp, phát triển tiềm năng hay kỹ năng mềm, đọc sách siêu tốc hay hướng dẫn thiền, yoga,… tôi đều hướng dẫn mọi người vỗ tay và cười.

Đây là cách mát xa các bộ phận trong cơ thể và khuôn mặt rất tuyệt vời và có kết quả ngay, tạo năng lượng ngay tức thì.

Để khỏe mạnh không dùng thuốc, tôi rất quan tâm đến tình yêu thương. Bạn có thể không tin nhưng tôi khẳng định rằng tình yêu thương giúp tăng cường sức đề kháng.

Để có cơ thể khỏe mạnh nhất định chúng ta phải thực hành yêu thương. Người hạnh phúc là người thỏa mãn trong tình yêu thương, mà bắt đầu là tình yêu thương của cha mẹ, sau đó sẽ là những người bạn, người đồng hành trong cuộc sống, rồi yêu thương cả loài người, cả vũ trụ.

Ta cần yêu thương và nhận tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên một sức sống mới, rất lớn. Nhận được tình yêu thương, nuôi dưỡng tình yêu thương và cho đi tình yêu thương đều rất quan trọng. Để không chỉ khỏe mạnh mà còn hạnh phúc.

Để khỏe mạnh tôi rất quan tâm đến bình an và hạnh phúc. Tôi hay tự viết ra hay đọc to lên những câu nói hạnh phúc. Tôi hay gửi nhắn tin điện thoại, zalo hay đưa lên facebook những câu nói đầy hạnh phúc, bình an đến tất cả những ai có thể.

Hệ thần kinh bị chi phối bởi thần kinh giao cảm, do đó khi gửi đi và nhận những thông điệp bình an, hạnh phúc, con người sẽ giảm căng thẳng.

Khi căng thẳng được giảm bớt, quá trình sản sinh các gốc tự do bị ức chế, các lợi khuẩn trong đường ruột sẽ phát triển. Khi môi trường đường ruột tốt lên sẽ thông qua thần kinh phó giao cảm, truyền đến vùng dưới đồi của não và để đại não tiếp nhận, khi đó, con người lại một lần nữa cảm thấy hạnh phúc.

Hạnh phúc tăng gấp đôi, thậm chí gấp nhiều lần. Hạnh phúc và bình an được tôi nuôi dưỡng, chăm sóc, tưới tẩm mỗi ngày. Có hạnh phúc là bệnh tật tự chạy đi mất. Ung thư kỵ nhất với hạnh phúc và niềm vui. Ung thư không thích buồn tủi đâu nhé.

Cách ăn, ngủ, thở, tập kỳ lạ giúp TS Nguyễn Mạnh Hùng 10 năm nói không với thuốc: Chữa người bệnh hơn vạn lần chữa bệnh! - Ảnh 6.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh đến một số đức mà tôi luôn nhắc mình. Đó là đức không tham lam. Đó là đức cẩn thận. Đó là đức kỷ luật. Đó là đức giữ gìn vệ sinh. Đó là đức tiết kiệm. Đó là đức yêu thương và sống vui khỏe. Đó là đức ít nói chuyện tào lao.

Đó là cách sống tôn trọng sức lao động của người khác. Đó là đức giữ uy tín và thể diện cho bạn bè đồng nghiệp và mọi người quanh mình.

Mỗi ngày tôi luôn nhắc mình, tự nhắc mình sống vui hơn, tốt hơn, bình an hơn. Tôi nhắc mình và bất cứ ai có thể "mỉm cười 10 giây, hạnh phúc 5 phút".

Tôi còn đang dự kiến mở cuộc thi "cười 10 giây", ở đó mỗi người tự cười 10 giây thật đẹp và ghi lại để gửi cho BTC chấm thi để trao giải.

Tôi muốn "cười 10 giây" thành cuộc thi, thành phong trào, thậm chí thành cách sống. Tôi muốn thực hành "cười 10 giây" cho cả ảnh lẫn clip video.

Nếu vậy, cả xã hội sẽ bình an và hạnh phúc. Như vậy tất cả sẽ khỏe mạnh hơn. Để cuối cùng, như công văn tôi đã gửi đến Bộ trưởng bộ Y tế, xin đổi tên bộ Y tế thành bộ Sức khỏe hoặc bộ Chăm sóc sức khỏe. Với tôi, chữa người bệnh quan trọng gấp vạn lần so với chữa bệnh.

* Tiêu đề chính và phụ trong Tít bài bài do tòa soạn đặt


















Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2023(Xem: 2396)
Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam, là con thứ sáu trong một gia đình mười hai anh chị em. Thân sinh của Cố Trưởng Lão Hoà Thượng là cụ Trương Xuân Quảng, mất năm 1945, nguyên quán làng Kim Thành, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm quan dưới thời Pháp thuộc, được bổ nhậm chức Kiểm Học (tương đương với Trưởng Ty Nha Học Chánh dưới thời các chính phủ quốc gia sau này) tỉnh Bình Thuận năm 1933 – 1939, và Đốc Học tỉnh Quảng Ngãi năm 1940 – 1945. Nhờ túc duyên với Phật Pháp, nên đến năm 1950, Cố Trưởng Lão Hoà Thượng đến Chùa Linh Mụ, thành phố Huế (Thừa Thiên), xin xuất gia làm đệ tử Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, Đệ tam Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, và được Hòa Thượng Bổn Sư cho pháp danh là Tâm Chánh, pháp hiệu là Trí Chơn.
19/04/2023(Xem: 2517)
Năm 1964, Hòa thượng thân làm Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật giáo, thành lập tại chùa Pháp Hội – Sài Gòn. Đây chính là tiền thân của Viện đại học Vạn Hạnh. Hòa thượng còn chủ trương các tập san như Tin Phật, Bát Nhã để gióng lên cho đời tiếng nói của pháp âm. Năm 1965, sau khi ổn định mọi Phật sự, Hòa thượng hành hương chiêm bái các danh lam Phật tích ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, giao thiệp với nhiều danh Tăng các nước.
11/04/2023(Xem: 2748)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Thiện Châu (1931-1998)
09/04/2023(Xem: 4211)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 1845)
HT Thích Chí Thiền ngài đã sớm thông tam giáo (Phật giáo, Nho giáo và Lão/Đạo giáo) từ truyền thống gia đình và trường lớp. Như chúng ta đã biết từ ngày những tôn giáo này du nhập vào Việt Nam hòa quyện cùng tín ngưỡng dân gian bản địa, hình thành nên văn hóa dân tộc. Tông Lâm Tế vào Việt Nam từ thế kỷ 12, từng bước đã khác nhiều với thuở ban đầu tại Trung Hoa. Và vị quan trẻ Nguyễn Văn Hiển sau khi vào cửa Phật, nhận “pháp danh Như Hiển, hiệu Chí Thành” là thuộc Thiền phái Lâm Tế Gia phổ. Trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, HT. Thích Chí Thiền từng bước trả ơn Tam bảo, ơn đất nước, ơn cha mẹ và ơn chúng sanh.
09/04/2023(Xem: 2792)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh (1926-2022) 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷
09/04/2023(Xem: 2614)
Tiểu Sử Thượng Tọa Thích Tuệ Giác (1960-2021) 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷
09/04/2023(Xem: 2312)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Nguyên Trực (1943-2018)
08/04/2023(Xem: 3158)
#tieusuchutonduc, #phapamphatgiaotoancau ĐỂ XEM THÊM TIỂU SỬ CHƯ TÔN ĐỨC. BẤM VÀO PLAYPLIST: • Tiểu Sử Chư Tôn Đức 🌎 PHÁP ÂM PHẬT GIÁO TOÀN CẦU (Youtube & Facebook) 👉 / @phapamphatgiaoto... 🙏🏻 Chủ trương: Hoà Thượng Thích Thông Hải 🧘🏻‍♀️ Điều hành: Ca Nhạc Sĩ Thuỳ Linh 😀 Chân thành cám ơn quý vị đã ủng hộ và Subcribe cho đài PAPGTC. Trân trọng! Thanks for Subcribing to our channel. 😀 Nhấn chuông để được thông báo ngay khi có video mới nhất của đài PAPGTC. Press the bell to watch right away when we post a new video. 😀 YouTube: Pháp Âm Phật Giáo Toàn Cầu 👉 / @phapamphatgiaoto... 👉 Facebook: Pháp Âm Phật Giáo 👉 / @phapamphatgiaoto... 📧 Email: [email protected] ✏️ Mọi góp ý xin hãy comment bên dưới, chúng tôi sẽ phúc đáp nhanh nhất có thể. 👍 Thank you very much for watching videos. Remember to SUBCRIBE, LIKE, SHARE and COMMENT :-)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]