Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vị Sư Tổ Của Thiền Phái Trúc Lâm

10/08/201101:02(Xem: 4991)
Vị Sư Tổ Của Thiền Phái Trúc Lâm


VỊ SƯ TỔ CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
Yên Khương

Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.

Từ một ông vua xuất gia...

Vua Trần Nhân Tông, sinh năm 1258, là con đầu của Trần Thánh Tông, khi sinh ra “được tinh anh của thánh nhân, đạo mạo thuần túy, nhan sắc như vàng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng, hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử, vai bên tả có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn” được vua cha đặt tên cho là Phật Kim, về sau còn có tên là Nhật Tôn, Trần Khâm. Năm 16 tuổi, ngài cố từ chối đến ba lần mà không được, bất đắc dĩ phải lên ngôi Thái tử. Trước khi lên ngôi vua, ngài đã từng trốn đi tu mà không được. Khi lên ngôi, ngài sống thanh tĩnh, thường ở chùa Tư Phúc tại nội điện, thường ăn chay nhạt mà không dùng đồ mặn, thường mời các thiền gia đến giảng về Tâm tông, được Tuệ Trung Thượng sỹ tận tâm chỉ bảo, thờ Thượng sỹ làm thầy.

Sau khi giao lại quyền bính cho con mình là Trần Anh Tông, từ tháng 3 năm Quý Tỵ (1293) đến tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), vua Trần Nhân Tông đi chơi Vũ Lâm và quyết định xuất gia ở đấy. Sự kiện này được Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại như sau: “Bấy giờ Thượng hoàng đến Vũ Lâm, vào chơi hang đá. Cửa núi đá hẹp. Thượng hoàng ngự chiếc thuyền nhỏ, thái hậu Tuyên Tư ở đuôi thuyền, gọi Văn Túc Vương lên mũi thuyền, chỉ cho một phu chèo thuyền thôi. Đến khi xuất gia, lúc xe vua sắp ra, cho mời Văn Túc vào điện Dưỡng đức cung Thánh Từ ngồi ăn các món hải vị”.

Tuy nhiên, trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục 8 tờ 23b1 chép việc xuất gia này vào tháng 6 năm Ất Mùi (1295), sau khi Thượng hoàng đã đi chinh phạt Ai Lao trở về như sau: “Thượng hoàng từ Ai Lao trở về, xuất gia ở hành cung Vũ Lâm, rồi bỗng trở lại kinh sư”. Về chi tiết này, theo Lê Mạnh Thát trong cuốn Vua Trần Nhân Tông, cuộc đời, tác phẩm và sự nghiệp giải thích thì: “Cương mục như thế, muốn sau khi Thượng hoàng xuất gia, thì không có chuyện cầm quân đi đánh giặc. Tuy nhiên, ta sẽ thấy, sau khi xuất gia, Thượng hoàng có nhiều hoạt động vì dân vì nước. Và những quyết sách của triều đình thường phải đến thỉnh thị ý kiến của Thượng hoàng. Thí dụ điển hình là việc Đoàn Nhữ Hài trước khi đi sứ Chiêm Thành đã tới chờ Thượng hoàng cả ngày tại chùa Sùng Nghiêm ở Chí Linh. Sự kiện Thượng hoàng xuất gia tại núi Vũ Lâm, như thế, đã xảy ra vào năm 1294, như Đại Việt sử ký toàn thư đã cho biết”.

Tác giả Lê Mạnh Thát còn viết: “Dù đã được ghi nhận là xuất gia ở Vũ Lâm sớm như thế, nhưng đối với Thánh Đăng ngữ lục, thì vua Trần Nhân Tông xuất gia vào “năm Kỷ Hợi Hưng Long thứ 7, tháng 10 bằng cách đi thẳng vào núi Yên Tử, siêng năng tu hành 12 hạnh đầu đà, tự gọi là Hương Vân Đại Đầu Đà, dựng Chi Đề tinh xá, mở pháp độ tăng, người học đến như mây”.

Có khả năng từ tháng 6 năm Ất Mùi (1295) cho đến tháng 8 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng đã thường ở Vũ Lâm, vì các tư liệu hiện có không ghi bất cứ một hoạt động nào về đạo cũng như đời của ngài. Đây có thể là thời gian mà Thánh đăng ngữ lục ghi nhận là ngài đang tu tập 12 hạnh đầu đà. Trong Vịnh Vân Yên tự phú trạng nguyên Lý Tải Đạo, lúc này đã trở thành thiền sư Huyền Quang và đang sống với ngài ở Yên Tử, đã cho ta thấy cuộc sống hàng ngày của Hương Vân Đại Đầu Đà như thế nào:

Mặc cà sa, nằm trướng giấy
Màng chi châu đầy lẫm, ngọc đầy rương
Quên ngọc thực, bỏ hương giao
Cắp nạnh cà một vò tương một hũ.

.. đến Đại đầu đà Trúc Lâm thiền viện

Nhắc đến Trần Nhân Tông không thể không nhắc đến Trúc Lâm thiền viện mà chính ngài là người thành lập. Tuy thuộc thế hệ thứ sáu, nhưng đến lượt mình, ngài thống nhất các thiền phái đã có thành một thiền phái Trúc Lâm (Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường), lấy Ngài làm Sơ Tổ. Từ đây, Việt Nam thực sự đã có một dòng thiền Phật giáo của người Việt, do chính người Việt làm Tổ...

Các sử sách Việt Nam cũng đều ghi nhận vua Trần Nhân Tông chính là người thành lập Thiền phái Trúc Lâm. Tuy nhiên đã có thời kỳ nhiều người khi dựa vào cuốn Tam Tổ thực lục của Tính Quảng và Hải Lượng tập hợp ở cuối thế kỷ XVIII mà cho rằng phái thiền này chỉ truyền được ba đời là chấm dứt. Thậm chí sau khi ba vị này qua đời, người ta còn quan niệm dòng thiền Trúc Lâm không có người kiệt xuất kế thừa, đã hết hẳn một thời hưng thịnh của Phật giáo, trong đó có dòng thiền Trúc Lâm. Có người còn viết: “Nhưng thắng giặc không lâu, Nhân Tông nhường ngôi cho Anh Tông để đi tìm một cuộc sống tĩnh tại trong cảnh tu hành, trở thành ông tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm và gửi hơi thở cuối cùng ở am Ngọa Vân trên núi Yên Tử tĩnh mịch, lúc mới 51 tuổi. Ông muốn dứt bỏ những bận rộn thường tình của xã hội để đi tìm lẽ huyền vi chi phối cuộc sống con người”.

Theo quan điểm của Lê Mạnh Thát, người đã dày công nghiên cứu về Trần Nhân Tông thì: “Nhìn nhận như vậy là không thỏa đáng và phù hợp với sự thật lịch sử, như sử sách ghi lại, cụ thể là Đại Việt sử ký toàn thư và Thánh đăng ngữ lục. Hơn thế nữa, nếu phân tích buổi lễ trao truyền vị thế kế thừa dòng thiền Trúc Lâm cho Pháp Loa, như chính văn bia của Pháp Loa ghi lại trong Tam tổ thực lục với một sự kiện rất khác thường là không tìm thấy ở bất cứ một trường hợp truyền trao nào khác dù ở Trung Quốc hay Việt Nam. Bài văn bia này cho ta biết trước hết “vào tháng 5 Điều Ngự lên ở am tại đỉnh núi Ngọa Vân. Ngày rằm bố tát xong, đuổi tả hữu ra, đem y bát và viết tâm kệ giao cho sư, bảo phải giữ gìn. Đem chùa Siêu Loại của sơn môn Yên Tử sai sư kế thế trụ trì làm đời thứ hai của dòng Trúc Lâm. Lại đem ngoại thư kinh sử 100 hộp và Đại Tạng 20 hộp nhỏ chép bằng máu chích ra, để mở rộng việc học nội và ngoại điển...”.

Tác giả Lê Mạnh Thát cho rằng: “Qua việc giao sách kinh sử ngoại thư của vua Trần Nhân Tông trong buổi lễ truyền y bát chính thức tại Cam Lộ đường của chùa Siêu Loại đã phản ảnh rất rõ mẫu người Phật giáo lý tưởng mà vua Trần Nhân Tông nhằm tới... Nó không chỉ thể hiện quan điểm giáo dục của vua Trần Nhân Tông và của Phật giáo Việt Nam mà còn thể hiện chủ trương “giáo lý của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời...”.

Việc kết nối các huyền thoại, huyền sử bằng những dữ liệu khác nhau để lý giải cặn kẽ về một nhân vật lịch sử “tầm cỡ” như Trần Nhân Tông với Thiền phái Trúc Lâm mà Ngài đã thành lập là vô cùng gian nan, phức tạp... Do đó, nói như Thượng tọa Thích Thông Phương thì, “người muốn thâm nhập mạch nguồn thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đòi hỏi phải là một HÀNH GIẢ, không thể là một HỌC GIẢ...”.

Yên Khương
( Người đại biểu nhân dân)




11-30-2008 09:23:13

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 10880)
Viết thêm một bài về Ngài Thiện Minh, dù nhiều vị đã viết - Viết, vì thấy thêm một bài của Tâm Nguyên trên diễn đàn baovechanhphap - Viết, vì Mùa Hạ 2009, tịnh niệm An Cư, tưởng nhớ tiền nhân, làm gì cho hôm nay, và nhắc nhở hậu bối mai sau Tương chao nhà quê Tăng Lữ
10/04/2013(Xem: 8729)
Hòa Thượng Thích Tắc Thành - Trình bày: Chiếu Quang và Hoàng Lan
10/04/2013(Xem: 6039)
Hòa thượng thế danh Võ Văn Nghiêm, pháp danh Giác Trang, hiệu Hải Tràng thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông, đời thứ 41, sinh năm Giáp Thân (1884) tại làng Tân Quí, tổng Phước Điền Thượng, tỉnh Chợ Lớn. Thân phụ là cụ ông Võ Văn Nghĩa, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tín. Ngài sinh trưởng trong một gia đình tín ngưỡng Tam Bảo thuần thành. Thân phụ Ngài là một vị hương chức trong làng, lúc tuổi ngũ tuần xin từ chức để xuất gia hiệu là Thanh Châu, đến 75 tuổi được phong Giáo thọ, sáng lập chùa Vạn Phước tại làng Tân Chánh, huyện Hốc Môn, Sài gòn. Ngài có hai anh em trai, người anh cả xuất gia được tấn phong Hòa thượng, hiệu Chơn Không.
10/04/2013(Xem: 5036)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
10/04/2013(Xem: 5782)
Hòa Thượng Thích Thiện Thanh thuộc dòng thiền Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41, thế danh Nguyễn Văn Sắc, nguyên quán làng Phú-Nhuận, Nha-Mân, tỉnh Sa-Ðéc miền Nam nước Việt (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp), sinh Năm Ất Hợi (1935) Niên hiệu Bảo Đại năm thứ 20. Song thân Ngài là Cụ Nguyễn Văn Xướng và Cụ Bà Huỳnh Thị Thâu đều kính tin Tam Bảo.
10/04/2013(Xem: 9310)
H.T. Thích Nhật Minh hiệu Vĩnh Xuyên thuộc dòng Phi Lai đời thứ 41, sau cầu pháp với Thiên Thai Thiền Giáo Tông được ban pháp tự Nguyên Quang, thế danh là Đặng Ngọc Hiền, sinh năm Kỷ Sửu (1949) tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Thân phụ là Cụ ông Nguyễn Văn Tá, Thân mẫu là Cụ Trần Thị Ngọc Anh, Hòa Thượng là con út trong gia đình có bốn anh em, mới hơn một tháng tuổi Hòa Thượng đã phải mồ côi mẹ nên được gửi cho Cô ruột là Cụ bà Nguyễn Thị Đền pháp danh Tâm Đền tự Diệu Hoà.....
10/04/2013(Xem: 5723)
Hòa Thượng húy Lê Thùy, pháp danh Thị Năng, tự Trí Hữu, hiệu Thích Hương Sơn, sinh năm Quí Sửu (1912) tại làng Quá Giáng, huyện Điện Bàn (Hòa Vang) tỉnh Quảng Nam trong một gia đình Nho học và tin Phật. Thân phụ: Lê Cát, Thân Mẫu: Kiều Thị Đính, có mười hai người con; Ngài là con thứ bảy trong gia đình.
10/04/2013(Xem: 7622)
Đại lão Hòa Thượng THÍCH HUỆ QUANG, húy thượng Không hạ Hành, tự Từ Tâm, hiệu Huệ Quang, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 41. Thế danh Dương Quyền. Ngài sinh ngày 10 tháng 01 năm Đinh Mão (1927) tại thôn Phước Hải, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa.
10/04/2013(Xem: 7836)
Tổ đình Từ Hiếu và Môn đồ Pháp quyến vô cùng kính tiếc báo tin: Hòa thượng húy thượng TRỪNG hạ HUỆ hiệu CHÍ MẬU, trú trì Tổ đình Từ Hiếu - thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, thành phố Huế,
10/04/2013(Xem: 8794)
Hòa Thượng thế danh Nguyễn Xuân Đệ,sinh ngày 20-10-1930,thân phụ của ngài là cụ ông Nguyễn Nhạc P.D Như Thiện, thân mẫu của ngài là cụ bà Huỳnh Thị Hoài P.D Thị Lân, Ông Bà có ba người con : hai người con gái và ngài là người con trai duy nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567