Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trần Nhân Tông Vị Anh Hùng Dân Tộc Khai Sáng Tư Tưởng Phật Giáo Việt Nam

10/08/201100:56(Xem: 5767)
Trần Nhân Tông Vị Anh Hùng Dân Tộc Khai Sáng Tư Tưởng Phật Giáo Việt Nam


TRẦN NHÂN TÔNG
VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC KHAI SÁNG TƯ TƯỞNG
PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Trần Lưu

Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).

Nội dung các tham luận tập trung vào những vấn đề: vua Trần Nhân Tông và thời đại; vua Trần Nhân Tông, người anh hùng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; di sản văn hóa, tư tưởng thời Trần và của vua Trần Nhân Tông...

Bậc minh quân kỳ tài

Tại hội thảo, các tham luận đều tập trung làm rõ vua Trần Nhân Tông là một bậc minh quân kỳ tài, đã góp phần tô thêm trang sử vàng chói lọi của dân tộc thời nhà Trần nói riêng và dân tộc nói chung, với việc lãnh đạo quân dân 2 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông (1285 và 1288), tạo lập đỉnh cao nền văn minh Đại Việt lúc bấy giờ.

Theo Thượng tọa Thích Quảng Tùng (Hải Phòng), vua Trần Nhân Tông đã được thừa hưởng một truyền thống quý báu yêu nước, thương dân, mến mộ thiền học từ ông nội là vua Trần Thái Tông và cha là vua Trần Thánh Tông.
Trong thời gian cầm quyền của mình, ông không những thể hiện là một nhà chính trị lý tưởng, nhà quân sự xuất sắc mà còn là một nhà ngoại giao, nhà kinh tế, nhà văn hóa lớn. Vua Trần Nhân Tông có nhiều biện pháp cải cách, phát triển nông nghiệp, thương mại và thủ công nghiệp, giúp người dân có đầy đủ cái ăn, cái mặc.

Ông cũng có nhiều bài thơ, văn bất hủ và lần đầu tiên các chiếu chỉ của triều đình không những đọc bằng tiếng Hán, mà còn phải đọc bằng tiếng Việt để mọi tầng lớp nhân dân đều hiểu biết. Trong chiến trận, vua đã luôn sát cánh với Trần Hưng Đạo để đốc quân, khi thắng trận bắt được tướng giặc và binh lính, Trần Nhân Tông đều cho tiếp đãi tử tế, cho thuyền, lương thực để về nước...

Nhiều tham luận đã phân tích khá kỹ các hoạt động ngoại giao có tính “chiến lược” do vua Trần Nhân Tông khởi xướng. Trong đó, chú trọng xây dựng mối quan hệ hòa bình với phương Bắc và phương Nam.
Từ đó góp phần nâng cao vị trí, vai trò của Đại Việt trong khu vực, đồng thời giữ vững chủ quyền, độc lập quốc gia. Sau này, khi đã xuất gia tu hành, chính ông đã chủ trương mai mối để gả con gái của mình là Huyền Trân Công chúa cho vua Chiêm là Chế Mân, từ đó mở mang thêm bờ cõi Đại Việt với 2 châu Ô và Lý.

Một số tham luận đã chứng minh, ngay cả lúc đang ở ngôi hoặc sau khi đi tu, vua không bao giờ xao lãng công việc triều chính, chăm lo cho dân cho nước tới giờ phút cuối cùng. Vua đã đi khắp nơi trong nước để dẹp bỏ quan dâm, quan tham khiến dân đói rách, lầm than cực khổ, đem 10 điều thiện và giới Bồ Tát giảng bày cho dân chúng làm theo, gia đình và xã hội nhờ đó được yên bình, bớt loạn lạc.

Với vai trò Thái thượng hoàng sau khi đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, ông vẫn luôn rất quan tâm, lo lắng đến đời sống thường ngày của người dân; thường xuyên thị sát, đốc thúc các hoạt động để phát triển kinh tế xã hội.

Khai sáng Phật giáo Việt Nam

Trong lá thư gửi đến hội thảo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Trong thời đại nhà Trần, lần đầu tiên xuất hiện một vị vua – vua Trần Nhân Tông đã rời bỏ ngai vàng đi vào nhân dân, xuất gia tu hành đạo Phật, sáng tạo nên một trường phái Phật giáo mới – Phật giáo Việt Nam. Trần Nhân Tông đúng là một vị vua văn võ song toàn, một vị Phật hoàng có công lao to lớn đối với dân tộc”. Đây là quan điểm được hầu hết các tham luận tại hội thảo đề cập và đề cao.

Năm 41 tuổi, sau 14 năm ở ngôi vua và 5 năm làm Thái thượng hoàng, Trần Nhân Tông chính thức xuất gia tu hành tại chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử (Quảng Ninh), lấy đạo hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, về sau đổi làm Trúc Lâm Đại Đầu Đà, kế thừa Huệ Tuệ Thiền Sư làm tổ thứ 6 của Sơn môn Yên Tử.

Về sau, Trần Nhân Tông đã đổi tên Sơn môn Yên Tử thành Trúc Lâm Thiền phái, tự mình làm Đệ nhất Tổ với mục đích quy tụ ý chí, sức mạnh của toàn dân tộc hướng về một thế giới tâm linh thuần thiện, thuần mỹ, từ đó hóa thành tinh thần đoàn kết của cả dân tộc Đại Việt. Ông là người duy nhất ở Việt Nam được gọi là Phật hoàng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, vua Trần Nhân Tông khéo léo và tài tình ở chỗ thống nhất được các thiền phái Phật giáo ở nước ta lúc bấy giờ thành một, để nước Đại Việt có một đạo Phật đủ tiềm lực tôn giáo (thiền phái Trúc Lâm), phát triển nội lực cá nhân và tập thể, có thể làm lợi ích cho bản thân mình và đồng loại, trong đó có lợi nhiều mặt cho quốc gia và xã hội.

Chính vì vậy, Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông không chỉ được giới phật tử tôn thờ mà xã hội, lịch sử nước Việt Nam cũng ghi nhận và tôn vinh.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn (Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam) khẳng định: Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập là thiền giáo song hành, nên không những đã thể hiện trọn vẹn tinh thần Phật giáo Việt Nam, mà còn phù hợp ý chỉ chư Phật và lòng người. Qua đó, đã tạo nên sự đoàn kết, nhất trí toàn dân, thống nhất Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ.

Hòa thượng Thích Minh Thịnh (Hà Nội) cho rằng: Phật giáo Trúc Lâm là một nền Phật học độc lập, uy tín; tinh thần của nó là tinh thần quốc gia Đại Việt, là xương sống của nền văn hóa Việt Nam độc lập lúc bấy giờ. Nền Phật học do vua Trần Nhân Tông khởi xướng này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa và Ấn Độ nhưng vẫn giữ được cá tính đặc biệt của mình. Đứng về phương diện tư tưởng, tổ chức, cũng như hành đạo, giáo hội Trúc Lâm có những nét độc đáo riêng, khiến cho nó chỉ có thể là một giáo hội Việt Nam, phục vụ người Việt, duy trì và bồi đắp căn tính Việt.

Đề cập đến vai trò của đạo Phật đối với xã hội Đại Việt thời nhà Trần, TS. Nguyễn Phương Chi (Viện Sử học) cho biết: Phật giáo thời Trần là một trong những yếu tố quan trọng của xã hội Đại Việt. Nó đóng vai trò thiết yếu trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Nó là sợi dây nối kết tình đoàn kết nhân dân với tầng lớp lãnh đạo đất nước. Hệ tư tưởng và những tác phẩm văn hóa Phật giáo là tinh hoa của quốc gia Đại Việt thời Trần và đến nay, nó là di sản văn hóa quý giá của dân tộc.
Phật giáo mà điển hình là giáo phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập, “với sức sống bền bỉ trong các tầng lớp nhân dân, tác động mạnh mẽ đến xã hội bởi các luân lý đạo đức, kêu gọi làm việc thiện, thương yêu người khác và tôn trọng phép nước... Trúc Lâm thiền phái đã trở thành uy lực thống nhất ý thức hệ toàn dân, trở thành nhân tố dệt nên tư tưởng và tính chất xã hội độc đáo, mang đậm tính dân tộc” – TS Nguyễn Phương Chi khẳng định.

Trần Lưu

(Sài Gòn Giải Phóng)
TRẦN NHÂN TÔNG
VỊ HOÀNG ĐẾ ĐẶC BIỆT TRONG LỊCH SỬ
trannhantong-tuongniem-05

Tại Hội thảo khoa học 700 năm ngày mất của Đức Vua Trần Nhân Tông, tổ chức tại Quảng Ninh, hôm nay, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP HCM, nhận định, Trần Nhân Tông là một hoàng đế đặc biệt, người có nhiều đóng góp quan trọng trên cả ba lĩnh vực: dựng nước, giữ nước, mở nước.

Hội thảo thu hút trên 300 đại biểu là các nhà khoa học, chức sắc, nhà quản lý tôn giáo, cư sỹ, Phật tử, đại diện các tổ đình thiền phái Trúc Lâm và dòng họ Trần Việt Nam tham dự.

Hàng trăm người dân thuộc đủ mọi thành phần, dân tộc, lứa tuổi và đến từ rất nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước đã có mặt trong khuôn viên khách sạn thương mại Uông Bí, Quảng Ninh, để theo dõi hội thảo “Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông - cuộc đời và sự nghiệp” qua màn hình lớn do phòng họp của khách sạn không đủ sức chứa.

“Sự quan tâm của người dân chứng tỏ sức hút to lớn của Vua Phật còn nguyên vẹn trong tâm trí người dân Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của ngài là đề tài lớn để con cháu muốn đời sau khám phá, học hỏi”, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban tổ chức đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày mất của Phật hoàng Trần Nhân Tông, nói.

Từ sáng sớm, trên một 100 Phật tử đến từ Hải Phòng, Bắc Giang có mặt tại thị xã Uông Bí để dự hội thảo. Dù nhà ở khá gần địa điểm tổ chức nhưng bác Lương Gia Sành, 85 tuổi, ở phường Thanh Sơn, thị xã Uông Bí, cũng tranh thủ đi sớm, tìm một chỗ ngồi tốt để tập trung lĩnh hội thêm những tư tưởng, triết lý của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Anh A Nính (Kon Tum) là một trong 46 thành viên của đoàn công chiêng Tây Nguyên có cơ duyên được chọn ra Bắc biểu diễn văn nghệ phục vụ đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày mất của Phật hoàng Trần Nhân Tông (diễn ra vào sáng 27/11). Tranh thủ lúc không tập luyện, anh đến hội thảo để “tìm về cội nguồn, hiểu hơn về con người của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị sơ tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”.

Hơn 8h, hội thảo chính thức khai mạc. Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) Nguyễn Khoa Điềm.

Trong lá thư gửi tới hội thảo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Trần Nhân Tông là một vị vua văn võ song toàn, Phật hoàng có nhiều đóng góp to lớn đối với dân tộc.

Mở đầu Hội thảo, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP HCM, mở đầu hội thảo với nhận định: “Trần Nhân Tông là một hoàng đế đặc biệt, người có nhiều đóng góp quan trọng trên cả ba lĩnh vực: dựng nước, giữ nước, mở nước. Song điểm được coi là nổi bật nhất trong sự nghiệp, cuộc đời Trần Nhân Tông là việc sáng lâp ra phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền của riêng người Việt”.

Theo Thượng tọa, thiền phái Trúc Lâm là sự kết hợp của bốn dòng thiền đã có mặt ở Việt Nam, thể hiện tinh thần và khả năng đoàn kết của nó. "Không chỉ là sự kết hợp của các dòng thiền ta còn có thể thấy giáo lý của thiền phái Trúc Lâm là sự kết hợp giữa triết học siêu nhân của Phật giáo với nhân sinh quan của Nho giáo và vũ trụ quan của Lão giáo, là sự thể hiện tư tưởng tam giáo đồng nguyên. Đặc biệt đây là thiền phái đầu tiên do chính là vị hoàng đế đứng đầu một đất nước, đã từng chiến thắng đội quân hung hãn nhất thế kỷ 13 sáng lập”, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm phân tích.

Cũng theo Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, nhắc tới thiền phái Trúc Lâm còn là nhắc tới tinh thần nhập thế của Phật giáo với tư tưởng hòa quang đồng trần. Đó là: “Phật giáo của mọi người, không hạn chế trong tăng sỹ cũng như trong chùa chiền. Ai cũng biện tâm được, không kể xuất gia hay tại gia. Ở giữa trần tục chứ không cần ở chùa, ở núi vẫn có thể vui với đạo". Tư tưởng trên làm cho đạo Phật mặc dù có giáo lý cao siêu thâm diệu nhưng vẫn có nền tảng quần chúng rộng rãi. Điều quan trọng hơn, sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã góp phần cổ vũ tinh thần người dân nước Việt về khả năng phát huy những giá trị văn hóa bản địa, văn hóa truyền thống và mở ra phong trào Phật học mới.

Tiến sỹ Nguyễn Hữu Nguyên, Viện nghiên cứu phát triển TP HCM, cho rằng, thời đại nhà Trần có hai đỉnh cao là tư tưởng Phật giáo và sức mạnh chống giặc ngoại xâm. Đời vua Trần Nhân Tông (1279-1293), nước Đại Việt hai lần đánh thắng quân Nguyên. Trong lễ mừng chiến thắng, Trần Nhân Tông ghi lại hai câu thơ: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/Sơn hà thiên cổ điện kim âu”. Tinh thần Phật giáo Việt Nam đặt “quốc gia xã tắc lên trên, lấy thân mình dẫn đạo” được hình thành. “Đỉnh cao của tư tưởng Phật giáo nhập thế đã thể hiện rất rõ ở vị vua đã đích thân hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông nhưng không màng danh lợi ở triều đình mà lui về chốn thanh cao để sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đó là giáo phái lớn nhất Việt Nam tồn tại cho đến ngày này”, tiến sỹ Nguyên khẳng định.

Cũng theo phân tích của ông Nguyên, nhìn từ góc độ chính trị, quyền lực, bên trong ông Vua Trần Nhân Tông có một ông Phật nhưng nhìn từ góc độ tôn giáo, bên trong ông Phật có một ông Vua. Nếu làm vua là nhà chính trị; tu hành là nhà đạo đức thì ở Trần Nhân Tông là sự hòa quyện cả hai trong một con người vĩ đại.

Từ cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, một hạt nhân tiêu biểu của triều Trần, tiến sỹ Nguyên khái quát: “Tư tưởng Phật giáo thời Trần đã đạt đến độ cao siêu để có thể tìm thấy sự dung hòa với chính trị ở mục đích bảo vệ “quốc gia xã tắc”.

Đến từ xứ sở mặt trời mọc, Giáo sư, Hòa thượng Yoshimizu Daichi nhận xét: Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh, sáng suốt, hiền từ, đã ẩn tu trên Yên Tử và trở thành vị tổ của thiền phái Trúc Lâm mang bản sắc dân tộc Việt Nam thuần túy.

Nghiên cứu Phật giáo hai nước, vị giáo sư, nhà sư Nhật này đưa ra một phát hiện khá thú vị: Vua Trần Nhân Tông, người Việt Nam, sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Pháp Nhiên; người Nhật Bản sáng lập ra tịnh độ tông Nhật Bản là hai quốc bảo nhân gian, đã cống hiến cho nhân loại nói chung và Phật giáo nói riêng.

(Theo baodatviet.vn)


11-30-2008 09:23:13

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2012(Xem: 6797)
Ni sư Thích Nữ Như Phụng nguyên là viện chủ chùa Long Vân , sinh tiền Ni sư là cố vấn ni chúng chùa Long Vân , làm Hóa chủ trường hạ trong 6 năm , trưởng phòng châm cứu từ thiện của chùa,thành viên mặt trận tổ quốc xã Tam Phước , trưởng bếp cơm từ thiện Bệnh viện đa khoa Long Thành. Suốt cả cuộc đời ni sư tận tụy cho sự nghiệp tu hành và hoằng dương Đạo pháp , một lòng chuyên tâm Niệm Phật A Di Đà , công quả viên mãn Ni sư an nhiên tự tại vãng sanh trong lúc đứng Niệm Phật cùng đại chúng trên Đại hùng bảo điện không gian tràn ngập hương cúng dường thanh tịnh .Sau khi làm lễ trà tì ngài để lại rất nhiều xá lợi minh chứng cho công đức tu hành tinh nghiêm của một vị cao ni.
21/09/2012(Xem: 10869)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.
20/09/2012(Xem: 5699)
Sáng nay con về lại Vạn Hạnh, không phải đi học, không phải nộp bài thi, không phải đi đảnh lễ,... mà để đi tiễn Ôn về với Phật. Con hòa mình vào dòng người tấp nập trên giao lộ Nguyễn Kiệm trong buổi sớm bình minh. Một ngày như mọi ngày nhưng cảnh vật hôm nay không còn bình yên nữa. Cây cỏ úa màu, hoa buồn ủ rũ. Mọi người tất bật, nôn nao bước nhanh về cổng chùa Vạn Hạnh, như sợ chậm chân sẽ không còn chỗ cho mình cung tiễn Thầy đi.
08/09/2012(Xem: 8236)
Với Hòa thượng Minh Châu, một đại sư đã ra đi. Một đại sư cỡ ấy, thế hệ chúng ta chỉ có vài vị. Vài vị, nhưng là những ngọn đuốc soi sáng đường đi cho cả một nửa thế kỷ. Hôm nay, ngọn đuốc gần như là cuối cùng ấy đã tắt. Đã tắt, để nói với chúng ta, như Phật đã nói khi nhập diệt: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
08/09/2012(Xem: 6199)
Tin Sư Ông ra-đi-về cõi bất sinh đã dệt nên những cơn bồi hồi, xúc động. Biết nói cái gì, và sẽ nói cái gì về một vầng ánh sáng chói lọi vừa lịm tắt? Càng cố nói về cái “rạng rỡ” thì càng trở nên vụng về! Nhưng vượt lên trên tất cả và vẫn còn hiện hữu nơi đây là tấm lòng tri ân sâu sắc đối với công trình dịch thuật Kinh tạng của Người. Lòng tri ân sâu thẳm đó vẫn âm ỉ trong tâm thức của những người từng có cơ duyên được học hỏi “triết lý giác ngộ”- một thứ triết lý nguyên thủyhàm chứa những kinh nghiệm chứng ngộ rất ngườicủa Đức Thế Tôn.
07/09/2012(Xem: 5941)
Các bạn thân mến, Tôi lớn lên trong cảnh bất công và quê hương nhuộm đầy máu lửa. Trái tim tôi đã dược nuôi dưỡng bằng tình yêu quê hương qua những tấm gương của các vị anh hùng yêu nuớc. Tôi yêu lí‎ tưởng Từ Bi của Đức Phật qua tinh thần bất bạo động, tôi không thích tham gia vào các tổ chức và các cuộc đấu tranh. Tôi đã đi dự những khóa tu của thầy Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tổ chức trong một số chùa lớn của ba miền đất nuớc, trong thời gian Thầy về Việt Nam.
07/09/2012(Xem: 6504)
Trước tin Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu viên tịch, tôi xin thành kính có bài ghi lại kỷ niệm phước duyên được nghe ngài thuyết pháp. Đó là thời điểm những năm 1978, 1979… Vào lúc ấy, Tổng vụ Hoằng Pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức thuyết pháp hàng tuần vào lúc 15h chiều chủ nhật tại trụ sở của Giáo hội là chùa Ấn Quang.
02/09/2012(Xem: 10370)
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế...
29/08/2012(Xem: 5621)
Tôi muốn nói đến Sư Huynh Phổ Hòa, người anh lớn trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam tức Huynh Trưởng HỒNG LIÊN Phan Cảnh Tuân khả kính của chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]