Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức vua Trần Nhân Tông: Người để lại bao lưu luyến cho đời

10/08/201100:49(Xem: 4293)
Đức vua Trần Nhân Tông: Người để lại bao lưu luyến cho đời

KỶ NIỆM 700 NĂM NGÀY MẤT CỦA ĐỨC VUA TRẦN NHÂN TÔNG
NGƯỜI ĐỂ LẠI BAO LƯU LUYẾN CHO ĐỜI
Lâm Tuyền

Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.

Từ 26-29.11, tại Thiền viện Trúc lâm Yên Tử, Giáo hội Phật giáo VN, Viện Khoa học xã hội VN, UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức hội thảo khoa học "Vua - Phật Trần Nhân Tông và thời đại nhà Trần và đại lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất của ngài". Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với GS Thát - thành viên BTC hội thảo.

Thưa, có thể gọi GS bằng danh xưng "Nhà Trần Nhân Tông học" được không?

- Chúng tôi không dám nhận. Thế kỷ 20, những học giả lớn của nước ta đều tham gia nghiên cứu ngài, cụ thể là Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn; ngoài ra, có những chuyên gia về thời Trần như Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Huệ Chi, một số nhà nghiên cứu khác với các bài viết... Trước đó, TK 19 có Thiền sư An Thiều.

Vì sao GS chú tâm nghiên cứu ngài?

- Thời trung học, đọc sách về lịch sử Phật giáo VN của thầy Mật Thể, chúng tôi bắt đầu quan tâm tới ngài. Trong thời gian du học nước ngoài, chúng tôi cũng lưu ý sưu tầm tài liệu về Trần Nhân Tông.

Có thể nói, chúng tôi đã góp phần vào quá trình nghiên cứu tác phẩm của ngài bằng việc tìm thấy, dịch 22 văn thư ngoại giao từ bản chép tay Tứ khố toàn thư thời Vua Càn Long. Những văn bản này có giá trị lớn, là những văn kiện mở đầu cho đường lối "Vừa đánh-vừa đàm" của dân tộc ta.

Thưa, làm thế nào để hiểu đúng tinh thần các văn bản, diễn giải chính xác để thế hệ sau có thể tham khảo, học hỏi, tự hào?

- Quá trình đi từng bước một. Trong nghiên cứu văn bản cổ, có những quy ước chung về học thuật, cụ thể như, từ đó, cấu trúc câu văn đó, trong ngữ cảnh như thế phải hiểu như thế, cùng nhau nghiên cứu như thế.

Trong bài "Lên núi Bảo Đài", vua có viết: "Vạn sự thuỷ lưu thuỷ/Bách niên tâm ngữ tâm". Ta có thể hiểu: Muôn việc như nước chảy xuôi/ Chuyện trăm năm chỉ mình hiểu lòng mình...

Theo chúng tôi, Trần Nhân Tông là một vị vua cảm thấy tính bức xúc của việc đề ra một giải pháp vừa có lợi cho nước cho dân, vừa có ích cho đạo.

Phật giáo VN đã hình thành truyền thống riêng: Tiếp thu lý tưởng, thông điệp của Phật giáo Ấn Độ, các vị tăng lữ ta áp dụng vào tình hình thực tế của đất nước, phù hợp với yêu cầu đời sống của con người của từng thời điểm lịch sử.

Vua Trần Nhân Tông đã làm được điều này. Do đó, có thể nói, Vua - Phật là một đặc trưng của Phật giáo VN. Chúng ta nên chú ý: Ngay hình ảnh của vua hiện được thờ phụng tại Yên Tử, chùa Bảo Lâm và hình ảnh trong bản in gỗ của Ngô Thì Nhiệm thì vẻ tiên phong đạo cốt cũng rất khác nhau. Theo chúng tôi, con người Trần Nhân Tông hoà nhuần nhuyễn ba hình ảnh này.

Thưa, quan điểm của GS về vua?

- Đúc kết thứ nhất: Coi tác phẩm "Cư trần lạc đạo" là một trong những văn bản xưa nhất của tiếng Việt hiện có. Bộ từ vựng của nó gồm cả thảy 1.688 hạng từ, đây có thể được coi như cuốn từ điển tiếng Việt nho nhỏ TK 13-14.

Nó thể hiện rõ nét tinh thần "Hoà quang đồng trần" ngài tiếp thu từ người thầy tinh thần của mình - người bác ruột Trần Quốc Tung - Tuệ Trung Thượng Sĩ.

Đúc kết thứ hai: Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, thiên tài chính trị, thiên tài quân sự lỗi lạc.

Vua tiếp thu, vận dụng lời khuyên "Chớ bảo người không đáng" - có thể hiểu là nguyên tắc "Nói với ai cái gì, thế nào, lúc nào" của Tuệ Trung Thượng Sĩ để mở hai hội nghị quan trọng trước khi đánh trận: Hội nghị Diên Hồng với các bô lão: Nên hoà hay nên đánh và Hội nghị Bình Than với các tướng lĩnh: Đánh như thế nào.

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi rực rỡ nhờ vào tài chỉ huy của ngài và sự lãnh đạo của nhiều tướng tài nước ta thời đó. Chúng ta có thể học được từ ngài bài học về lòng khoan dung đối với những kẻ chiến bại sau chiến tranh. Nghiên cứu sự nghiệp văn trị, võ công của ngài, có thể nói, thời đại ngài trị vì là thời đại hội nhập sâu, rộng của đất nước ta...

- Xin cảm ơn ông.

Lâm Tuyền
(Lao động)

11-30-2008 09:23:13

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6135)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
09/04/2013(Xem: 8051)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 6604)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 6055)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 6272)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 7030)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 7081)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 9167)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 5804)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 10406)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567