Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trần Nhân Tông - Vị hoàng đế được tôn làm Phật

23/10/201008:09(Xem: 5703)
Trần Nhân Tông - Vị hoàng đế được tôn làm Phật

TRẦN NHÂN TÔNG
VỊ HOÀNG ĐẾ ĐƯỢC TÔN LÀM PHẬT

Giao Hưởng

Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.

Vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm) sinh ngày 11.11.1258. Khi sinh ra “màu da sáng như màu vàng ròng, vì thế vua cha là Trần Thánh Tông mới gọi ngài là: Kim Phật. Bên vai phải của ngài có một nốt ruồi đen to như hạt đậu, những thức giả thời ấy tiên đoán về sau thế nào ngài cũng gánh vác việc lớn” (theo Thánh đăng ngữ lục).

Năm lên 16 tuổi (1274), Trần Nhân Tông được sắc phong làm hoàng thái tử, nghĩa là sau này sẽ nối ngôi, nhưng Trần Nhân Tông đã từ chối, hai lần thưa với Thánh Tông xin được nhường lại cho em mình là Đức Việp.

Song vua cha không đồng ý, lại “cưới trưởng nữ của Nguyên Từ quốc mẫu cho ngài làm vợ”. Vào một đêm nọ, ngài trốn ra khỏi cung điện, định lên núi Yên Tử để đi tu như cuốn Thiền Tông bản hạnh lược kể: Thái tử lòng muốn tu hành. Nhìn xem phú quý trong lòng nhưng nhưng. Tuy ở điện bệ Đông cung. Lòng hằng giữ nhớ tôn phong nhà thiền.

Hay tin ngài rời hoàng cung vào nửa khuya, vua Thánh Tông và quần thần sai người đi khắp nơi tìm kiếm. Bất đắc dĩ ngài phải trở về lên ngôi hoàng đế năm 21 tuổi (1279). Tuy ở ngôi vị cao nhất nhưng ngài vẫn tự mình giữ thanh tịnh. Cứ mỗi ngày, sau giờ nhóm triều, ngài đều đến chùa Tư Phước được xây trong đại nội để tĩnh tâm, tu học.

Một buổi trưa, ngài đang nằm mơ màng, thấy một bông sen vàng to như bánh xe mọc lên từ rốn của mình, trên hoa sen ấy có đức Phật đang phóng hào quang và một người đứng bên cạnh hỏi ngài có biết đức Phật này chăng. Đó là đức Phật Biến Chiếu.

Thức dậy ngài kể lại cho vua cha nghe, Thánh Tông rất hoan hỉ xem đó là giấc mộng cát tường hiếm thấy. Từ đó, ngài càng để tâm tham học về thiền với người thầy của mình là Thượng Sỹ Tuệ Trung.

Gặp khi giặc Nguyên sang xâm lăng, ngài lãnh đạo tướng sĩ và toàn dân đánh đuổi, giữ vững cõi bờ, như câu đối ở chùa Hoa Yên trên Yên Tử nhắc đến: Dẹp giặc độ chúng sinh làm vua, làm Phật. Dạy dân tu thiền giáo yêu đạo, yêu đời.

Đến năm 35 tuổi (1293), ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, nhưng vẫn ở lại cung điện trong sáu năm để giúp Anh Tông cùng lo việc nước và chuẩn bị xuất gia. Khi thấy nền trị quốc của triều đình đã vững vàng, ngài mới quyết định rời khỏi hoàng cung, dứt áo ra đi vào tháng 10 năm Kỷ Hợi (1299) để lên núi Yên Tử tu khổ hạnh, lấy hiệu là Hương Vân đại đầu-đà.

Truyền bá thiền tông Trúc Lâm

Đến 5 năm sau (Giáp Thìn 1304), ngài xuống núi lúc 46 tuổi, đi khắp nơi để khuyên dân chúng hãy dẹp bỏ những miếu thờ thần quá sức mê tín, huyền hoặc (dâm từ), chỉ cho mọi người thực hành mười điều lành (thập thiện) và vào hoàng cung để truyền giới (Bồ Tát tại gia) cho các vương công bá quan theo lời thỉnh cầu của hoàng đế Anh Tông.

Trước và trong cùng thời gian đó, ngài xây chùa, mở tịnh xá, giảng giải đường lối tu tập để tiếp độ tăng chúng bốn phương, lập giảng đường ở chùa Phổ Minh (phủ Thiên Trường), lập am Tri Kiến (trại Bố Chính)...

Nhưng quan trọng hơn cả là sự kiện xiển dương đạo pháp, gióng trống hội để bắt đầu truyền bá thiền tông Trúc Lâm ở chùa Sùng Nghiêm.

Đây là sự kiện trọng đại trong lịch sử Phật giáo Việt Nam đã được ghi lại qua tài liệu Thánh đăng ngữ lục mà hòa thượng Thích Thanh Từ - người đang phục hồi mạng mạch của thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam hiện nay - trích dịch như sau: “Ngài (Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông) chống gậy đến chùa Sùng Nghiêm ở núi Linh Sơn để truyền bá thiền tông. Mở đầu pháp hội, ngài niêm hương báo ân xong, bước lên tòa.

Vị thượng thủ bạch chùy (đánh bảng mời ngài khai hội), ngài nói: Thích Ca Văn Phật vì một đại sự mà xuất hiện giữa cõi đời này, suốt 49 năm chuyển động đôi môi (thuyết pháp) mà chưa từng nói một lời. Nay ta vì các ngươi lên ngồi trên tòa này, biết nói chuyện gì đây?

(Nói rồi) ngài ngồi giây lâu, ngâm (mấy câu sau): Thân như hơi thở ra vào mũi. Đời giống mây trôi đỉnh núi xa. Tiếng quyên từng chập vầng trăng sáng. Đâu phải tầm thường qua một xuân.

(Ngâm xong) ngài vỗ bàn một cái, nói: Không có gì sao? Ra đây! Ra đây! Có vị tăng bước ra hỏi: Thế nào là Phật? Ngài đáp: Nhận đến (thấy biết) như xưa đều chẳng phải! (Lại hỏi): Thế nào là pháp? Ngài đáp: Nhận đến như xưa đều chẳng phải! (Lại hỏi): Thế nào là tăng? (ngài cũng đáp): Nhận đến như xưa đều chẳng phải!”.

Tiếp đó, buổi giảng tiếp tục với cuộc đối thoại thiền giữa ngài với các thiền sinh mà học giả Lê Mạnh Thát nhận định: “Có thể nói đây là buổi giảng đầu tiên trong lịch sử (thiền Việt Nam) được ghi chép lại đầy đủ, cung cấp cho ta một điển hình về sinh hoạt diễn giảng của Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ 13 (...)."

Một buổi giảng khác tại viện Kì Lân vào ngày mồng 9 tháng giêng năm Bính Ngọ (1306) đã được ghi lại trong Tam tổ thực lục (với những lời khai thị của ngài Trần Nhân Tông) như sau: “Này xem, đạo lớn trống rỗng, đâu buộc đâu ràng, bản tính sáng trong, chẳng lành chẳng dữ. Bởi do chọn lựa, lắm ngả sinh ngang, một nháy thoáng mờ dễ thành trời vực. Thánh phàm cùng chung một lối, phải trái há được phân ranh. (...) lỗ mũi thẳng xuống cửa mặt, lông mày vắt ngang hố mắt, há dễ tìm thấy được đâu? Nên hãy đi tìm cái đạo không thấy...”.

Những buổi pháp thoại ấy diễn ra đúng theo tinh thần của truyền thống thiền tông.

Những ngày cuối đời

Những ngày cuối đời của ngài Trần Nhân Tông đã được hòa thượng Thích Thanh Từ trích lược dưới đây:

Đến đêm 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) trời trong sao sáng, ngài hỏi Bảo Sát:

- Hiện giờ là giờ gì?

Bảo Sát bạch:

- Giờ Tý.
Ngài lấy tay vén màn cửa sổ nhìn xem, nói:

- Đến giờ ta đi.

Bảo Sát hỏi:

- Tôn đức đi đến chỗ nào?

Ngài nói kệ đáp:

- Tất cả pháp chẳng sinh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hay hiểu như thế
Chư Phật thường hiện tiền.

(Nhất thiết pháp bất sanh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như bị giải
Chư Phật thường hiện tiền).
Nào có đến đi ấy vậy.

Bảo Sát hỏi:

- Chỉ khi chẳng sinh chẳng diệt là thế nào?

Ngài liền nhằm miệng Bảo Sát tát cho một cái, nói:

- Chớ có mớ.

Nói xong ngài bèn nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch, nhằm niên hiệu Hưng Long thứ mười sáu (1308), thọ 51 tuổi. Theo lời di chúc của ngài, tổ kế vị là Pháp Loa đã làm lễ hỏa táng, thu lượm ngọc xá lợi năm màu và xây tháp ở chùa Vân Yên (vua Lê Thánh Tôn về sau đổi tên chùa là Hoa Yên) trên núi Yên Tử để thờ. Vua Trần Anh Tông dâng tôn hiệu là: Đại thánh Trần triều Trúc Lâm đầu đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật.

Ngài để lại một số tác phẩm, nhiều ngữ lục, chỉ thẳng tâm người, tự tu tự chứng, như ngài dạy: không thể nhờ ai cởi dây phiền não cho mình, mà phải tự mình nhận ra thanh tịnh và hạnh phúc nơi mình: Thùy phược cánh tương cầu giải thoát. Bất phàm hà tất mích thần tiên (nghĩa là: Ai trói lại mong cầu giải thoát. Chẳng phàm nào phải kiếm thần tiên).

Giao Hưởng
(Thanh Niên)

Bài kệ kết thúc
Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông

Cư trần lạc đạo thả
tùy duyên,
Cơ tắc xan hề khốn
tắc miên,
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
Đối cảnh vô tâm mạc
vấn thiền.

Dịch nghĩa:

Ở trần vui đạo hãy
tùy duyên,
Đói đến thì ăn nhọc
ngủ liền,
Trong nhà có báu thôi
tìm kiếm,
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.

ĐĂNG BẢO ĐÀI SƠN

Địa tịch đài du cổ
Thời lai xuân vị thâm
Vân sơn tương viễn cận
Hoa kính bán tình âm,
Vạn sự thủy lưu thủy
Bách niên tâm ngữ tâm
Ỷ lan hoành ngọc địch
Minh nguyệt mãn hung khâm.
(Thơ Trần Nhân Tông)

Dịch nghĩa:

LÊN NÚI BẢO ĐÀI

Đất vắng đài thêm cổ
Ngày qua xuân chửa nồng.
Gần xa mây núi ngất
Nắng rợp ngõ hoa thông.
Muôn việc nước trôi nước
Trăm năm lòng nhủ lòng.
Tựa lan, nâng ống sáo
Đầy ngực ánh trăng lồng.
(Ngô Tất Tố)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6589)
Nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, một số website có đăng tin về việc phát hiện “nếp áo Tiểu thừa” trên tượng vua Trần Nhân Tông tại tháp tổ Huệ Quang của tác giả Trần Khánh Linh. Tôi quan tâm đến những chi tiết đã được trình bày sau đây:
10/08/2011(Xem: 6684)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 5042)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6356)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5812)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5116)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 6069)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5574)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5393)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4930)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]