Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Vị tổ người Việt Nam của Phật giáo Việt Nam

23/10/201007:37(Xem: 8786)
Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Vị tổ người Việt Nam của Phật giáo Việt Nam

phathoangtrannnhantong_1

ĐỨC VUA PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG
VỊ TỔ NGƯỜI VIỆT NAM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HT. Thích Trí Quảng

Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.

Qua hơn 90 bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông trong cuộc hội thảo kỷ niệm 700 năm ngày Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông Niết bàn, tất cả đều nhận định rằng Ngài là một nhân vật tiêu biểu sáng chói nhất của triều Trần. Không những Đức vua anh minh Trần Nhân Tông ghi đậm dấu ấn sáng ngời qua cuộc chiến thắng thần kỳ chống quân xâm lược Nguyên Mông, thế kỷ XIII, mà đặc biệt hơn cả, Ngài được tôn danh là đấng Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông vì nơi Ngài tỏa sáng tư chất của vị Thiền sư đắc đạo và là vị Tổ đã sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng Thiền thuần túy của Phật giáo Việt Nam .

Thật vậy, lịch sử còn lưu dấu ấn son sắt về tài thao lược lỗi lạc của Đức vua Trần Nhân Tông. Năm 21 tuổi, khi Ngài lên ngôi là thời kỳ đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới đã đem quân xâm chiếm, gây kinh hoàng khắp các lục địa Á - Âu. Vậy mà đoàn quân tự hào bách chiến bách thắng ấy đã phải hai lần thảm bại trước tài điều binh khiển tướng của Đức vua Trần Nhân Tông, trong khi lúc bấy giờ Đại Việt của chúng ta chỉ là một nước nhỏ, binh sĩ không đông, vũ khí thô sơ và lương thực không nhiều.

Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba, cuối thế kỷ XIII, Đức vua Trần Nhân Tông đã dốc toàn tâm toàn lực cho việc xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Đại Việt, tạo dựng xã hội Đại Việt được ổn định và hướng đến phát triển. Điển hình là Ngài cho mở các nông trang, làm các công trình thủy lợi, chia ruộng đất cho dân chúng, tuyển chọn nhân tài, miễn thuế cho những vùng bị thiên tai hạn hán, bão lụt v.v… Về văn hóa, Đức vua Trần Nhân Tông là người đi đầu trong việc sử dụng tiếng Việt để sáng tác văn học. Hai tác phẩm được vua Trần Nhân Tông viết bằng chữ Nôm là Cư trần lạc đạo và Đắc thủ lâm tuyền thành đạo ca còn lưu truyền đến ngày nay .

Một nét đặc sắc nổi bật của Đức vua Trần Nhân Tông, đó là thái độ khoan dung của Ngài đối với một số quan lại đã viết biểu dâng cho nhà Nguyên xin đầu hàng. Đức vua đã không truy cứu xử tội họ mà ra lệnh đốt bỏ các tờ biểu đó. Tấm lòng rộng mở tha thứ của Đức vua quả là hiếm có, đã cảm hóa được những quan lại phạm tội, khiến họ sanh tâm kính trọng và hết lòng với Đức vua sau này.

Ngoài ra, một điểm đặc biệt nữa là sự cải cách thể chế chính trị đáng kể dưới thời vua Trần Nhân Tông. Chế độ vương hầu hùng cứ một vùng trước đó đã bị bãi bỏ và tất cả quyền hành được thống nhất tập trung về triều đình. Ngài thực hiện việc này một cách khéo léo, mang lại sự an cư lạc nghiệp cho nhân dân, phát triển được đời sống vật chất và tinh thần của người dân, làm lớn mạnh sức đoàn kết của toàn dân với triều đình.

Mười bốn năm trên ngôi vua, năm năm trên ngôi Thái thượng hoàng, Đức vua Trần Nhân Tông luôn luôn là vị minh quân có một không hai trong lịch sử nước ta. Ngài đã tổng hợp được tất cả sức mạnh tinh thần và vật chất của nhân dân Đại Việt để thành tựu được những việc làm lớn lao và tốt đẹp cho nước nhà. Mặc dù phải giải quyết công việc bộn bề của một vị minh quân trong thời kỳ còn nhiều khó khăn của đất nước, nhưng Ngài vẫn quyết chí tu hành. Khi còn là hoàng thái tử, ở tuổi thanh xuân, Ngài đã trường trai và tự khắc phục tất cả những dục vọng. Và đến khi ở trên ngôi vị tuyệt đỉnh đầy đủ thú vui trần thế, Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh tu hành và thường đến chùa Tư Phước trong đại nội để tu tập.

Sau khi hoàn thành trách nhiệm của một vị minh quân đối với giang sơn xã tắc, năm 1929, Ngài từ bỏ ngôi vua một cách nhẹ nhàng, để xuất gia làm nhà tu khổ hạnh, mặc áo nâu, đi giày cỏ, ăn rau rừng, uống nước suối, miệt mài thể nghiệm tinh ba của Phật pháp trên núi Yên Tử. Điều này gợi cho chúng ta cảm nhận rằng Đức vua Trần Nhân Tông là vị Phật hiện thân làm vua ở Việt Nam để cứu giúp nhân dân ta thoát khỏi khổ ách của giặc ngoại xâm thời đó. Vì vậy, đối với Phật giáo Việt Nam, Đức vua Trần Nhân Tông chẳng những là vị đệ nhất Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, mà còn là vị Phật thể hiện trọn vẹn nét đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, Phật giáo nhập thế tích cực trên tinh thần "Tùy thuận thế duyên vô quái ngại, Niết bàn sanh tử đẳng không hoa".

Nếu xét về thời điểm xuất gia tu hành, Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông của chúng ta khác với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ. Đức Phật Thích Ca từ bỏ ngôi vị Thái tử rất sớm để dấn thân trên con đường khổ hạnh và Ngài tìm ra chân lý để giáo hóa độ sinh. Trong khi Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông của Phật giáo Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân dẹp giặc ngoại xâm rồi Ngài mới nhường ngôi vua, lên núi Yên Tử tu hành miên mật và trở thành vị Phật của người Việt Nam. Nói cách khác, theo tinh thần Phật giáo Việt Nam, Đức vua Trần Nhân Tông đã lăn xả vào lằn tên mũi đạn, sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả thân mạng của Ngài để bảo vệ đồng bào, giữ gìn quê hương. Nhưng sau khi giữ yên bờ cõi và chăm lo cho trăm dân an vui no đủ rồi, Ngài từ bỏ ngai vàng một cách tự tại ví như vứt bỏ chiếc giày rách vậy. Điều này cho thấy Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông làm vua để mang lại thái bình, thịnh vượng cho toàn dân Đại Việt, chứ không phải để hưởng thụ. Vì vậy, tuy khác nhau ở điểm xuất phát, nhưng Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng hành xử giống như Đức Phật Thích Ca ở điểm từ bỏ cung vàng điện ngọc, dấn thân vào con đường phát huy tâm linh đến tột đỉnh. Đức Phật Thích Ca rời bỏ ngôi vua, đi tìm con đường cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Còn Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông sau khi hoàn thành trách nhiệm của người lãnh đạo tối cao thì sẵn sàng cởi áo hoàng bào, giao lại ngôi vua để chuẩn bị trở về nguồn cội Phật tánh của Ngài, trở về thế giới Phật của Ngài. Vì vậy, Đức vua Trần Nhân Tông được nhân dân Việt Nam tôn kính là vị Phật của người Việt Nam.

Với trí tuệ và đạo lực của vị Thiền sư đắc đạo, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đức vua Trần Nhân Tông đã thành công trong việc thống nhất thể chế chính trị theo hình thức trung ương tập quyền. Ngoài ra đối với đạo pháp, Ngài cũng hoàn thành một Phật sự vô cùng đặc biệt, đó là sự thống nhất các hệ phái Phật giáo có trước và khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đây là lần đầu tiên Phật giáo thời nhà Trần đã thống nhất được Phật giáo và thành lập một Giáo hội duy nhất với một Thiền phái duy nhất của người Việt Nam là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Giáo hội Phật giáo Trúc Lâm duy nhất đã phát triển đến đỉnh cao mang đậm nét bản địa của Phật giáo Việt Nam, nhiều chùa tháp của Giáo hội Trúc Lâm được xây dựng, tinh thần học Phật lên cao, người xuất gia tăng nhiều, trong đó có nhiều người thuộc giới quyền quý và hàng cư sĩ quy y Tam bảo cũng nhiều hơn và nhất là ấn hành được Đại tạng kinh…

Thành quả thống nhất đối với đất nước và đạo pháp của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông gợi cho chúng ta liên tưởng đến điểm tương đồng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay. Năm 1975, khi nước nhà được độc lập và thống nhất, thì đến năm 1981, sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam chúng ta cũng được chư tôn thiền đức của ba miền đồng lòng thống nhất trong một Giáo hội Phật giáo Việt Nam duy nhất.

Có thể nói rằng Phật giáo Việt Nam ngày nay đã kế thừa sự nghiệp Phật giáo của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông 700 năm trước, nghĩa là thể hiện nét son truyền thống của Phật giáo bản địa, Phật giáo Việt Nam của người Việt Nam và do người Việt Nam lãnh đạo.

Tóm lại, Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông là tấm gương sáng ngời của một bậc minh quân lỗi lạc, một vị Tổ sư đắc đạo đầy đủ tài đức, Ngài đã lưu lại những trang sử hào hùng cho đất nước Việt Nam cũng như để lại sự nghiệp vẻ vang cho Phật giáo Việt Nam.

Ngày nay, Phật giáo Việt Nam chúng ta được phước duyên kế thừa trí giác và đạo hạnh của một vị Tổ sư khai sáng và phát triển dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, kế thừa một Giáo hội duy nhất hiện hữu từ thời Trần đã lưu dấu ấn vàng son trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, thiết nghĩ chúng ta tôn thờ Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị Tổ sư đắc đạo của Phật giáo Việt Nam là điều đúng đắn hoàn toàn và rất cần thiết.

Chúng tôi đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức công bố Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị Tổ sư người Việt Nam đã thống nhất Phật giáo Việt Nam cách nay 700 năm; đồng thời, tất cả các chùa Việt Nam cần phải thờ phụng tôn tượng của Đức Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông và hàng năm, trên cả nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúng ta nên tổ chức ngày lễ giỗ Tổ tưởng nhớ đến công đức siêu tuyệt của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông thật long trọng như ngày lễ hội lớn của Phật giáo Việt Nam.

HT.Thích Trí Quảng
(Giác Ngộ)
Ý kiến bạn đọc
26/03/201707:37
Khách
Mật Tông của Đầu Đà Giác Hoàng Điều Ngự Phật là từ Địa Cầu các Phật tử mai sau có thể nhìn thấy Sao Hoả như Một Vầng Sáng Dịu Giữa Ban Ngày .
Nam Mô Đầu Đà Giác Hoàng Điều Ngự Phật .
26/03/201707:31
Khách
Kính gửi Hoà Thượng Thích Trí Quảng ,
Công giáo và Phật giáo rất gần nhau . Lễ Phật Đản và Lễ Phục Sinh đều rất gần nhau . Phật giáo có Mật Tông thì Công giáo có Phúc Âm đều linh diệu . Công giáo quan niệm Vũ trụ tựa như quả trứng còn Phật giáo có thuật ngữ Cõi Vô Minh chia làm Tam Thế.
Bên ngoài " Vỏ Trứng " , Phật giáo gọi là Niết Bàn - Nơi sáng lạn , chẳng có khái niệm về không gian , thời gian và khối lượng nhưng lại có năng lượng vô biên nên nơi đó chỉ có Photons không chuyển động là Năng Lượng của Phật Tổ .Phật Tổ ( bên Công giáo gọi là Chúa Thánh Linh ) là Đấng Duy Nhất có năng lực truyền Photons mà không cần thông qua Trường Vật Chất Tối , là Trường được diễn tả đầy đủ trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh và cụ thể hoá qua thuyết Âm Dương Lưỡng Cực . Biểu tượng của Phật Đản là một " Tay Lái Thuyền Bát Nhã " mà ở chính giữa ta thấy hình dáng của Thuyết Âm Dương Lưỡng Cực nhưng KHÁC ở chỗ Thuyết Âm Dương Lưỡng Cực chỉ diễn tả Trường Vật Chất Tối mà ta gọi là Chân Không còn Thuyết Phật Đản chỉ rõ bằng cách nào Photon chuyển động trong Trường ấy mà vẫn bảo toàn năng lượng hay còn gọi là năng lực Phát Huệ Quang của Thế Hiền Thánh Tăng tức Các Mặt Trời .Cho nên nơi của các Vị Hiền Thánh Tăng là " Vỏ của Vỏ Trứng " , nơi " Bế Một Phần Huệ Quang " nhưng vẫn thấu " nổi khổ của chúng sinh " - Điều này giải thích Năng Lực Giản Ra Và Co Lại của Vũ trụ tuân thủ Bát Nhã Ba La Mật .
Bởi Vật Chất Tối có năng lượng vĩnh hằng nhưng hữu hạn nên đó là nơi ngự trị của Các Đức Phật Tối mà Địa Tạng Vương Bồ Tát là Một Điển Hình cho nên nếu nói Ngự Trong Mỗi Hiền Thánh Tăng là Một Địa Tạng Vương Bồ Tát thật quả không sai . Trước cổng chùa thường có Hai Vị : Ông Ác và Ông Thiện mà khi Ông Thiện " bao trùm " Ông Ác thì trong Chánh điện xuất hiện thêm Một Đức Phật Mới - Vũ Trụ có thể có thêm Một Thái Dương Hệ .
Sở dĩ ta biết Vua Trần Nhân Tông Đắc Phật là vì Ngài đã " Bao Phủ " Đức Thánh Trần Hưng Đạo là Một Đức Phật Tối .
Sự khác biệt lớn nhất giữa Phật Thích Ca Mâu Ni và Đầu Đà Giác Hoàng Điều Ngự Phật là Bồ Đề và Đường Trúc Xanh .
_______
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2019(Xem: 6506)
Với anh em chúng tôi, những người thuộc thế hệ kế thừa, sống và dấn thân cho lý tưởng Đạo Pháp – Dân Tộc trong các đoàn thể Thanh Niên Phật giáo, đặc biệt Gia Đình Phật Tử, Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám – 1897 - 1969( Từ đây xin tạm gọi bằng Pháp danh Tâm Minh)_là một nhân sĩ trí thức Phật giáo tiêu biểu nửa đầu thế kỷ 20, đồng thời là một cư sĩ Phật tử tiêu biểu nhất tiền chấn hưng Phật giáo và nhất là một người anh cả trong giới trẻ tu học có xu hướng tiến bộ, biết vận dụng thời cơ để tạo dựng nền tàng sinh động cho Phật giáo trước ngưỡng cửa bước vào thời đại mới.(a)
07/04/2019(Xem: 8269)
Thượng Toạ Thích Hải Tịnh, pháp danh : Quảng Thiện Phú, Thế danh Hồ Quý Souvannasoth Bounkent. Nối dòng pháp Lâm Tế đời thứ 45. Sanh : ngày 15 tháng 04 năm 1951 - Tân Mão. Trụ thế : 69 năm và 30 Hạ Lạp.
07/04/2019(Xem: 7875)
Trong quyển “Việt Nam Phật giáo sử luận” có đoạn viết về cư sĩ Tâm Minh như sau: “Lê Đình Thám có lẽ là người cư sĩ đầu tiên ở thế kỷ XX đã dự phần vào việc đào tạo Tăng tài. Phật học của Ông được các bậc Tôn túc công nhận là thâm uyên, cho nên Ông đã được mời vào giảng dạy trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân…”.[1] Với nhận xét như thế, chúng ta đã cảm nhận được đạo hạnh mẫu mực của một “Pháp sư cư sĩ”, Bác đã tận hiến đời mình cho xã hội, cho đạo pháp.
05/04/2019(Xem: 7973)
Nghệ Sĩ Hài Anh Vũ là một Phật tử thuần thành, Nghệ sĩ hài Anh Vũ chiến đấu với bệnh ung thư nhiều năm nay, song anh vẫn tinh tấn tham gia các hoạt động từ thiện và dự án thiện của giới Phật giáo. Ngày 16.3 vừa qua, Nghệ sĩ Anh Vũ cùng nhóm bạn trong chuyến đi từ thiện ở Bình Phước.
28/03/2019(Xem: 7866)
Phạm Lam Anh là con gái duy nhất của danh thần Phạm Hữu Kính. Bà tên là Phạm Thị Khuê, tự Lam Anh, hiệu Ngâm Si, sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, người làng Mông Nghệ, tổng Mông Lĩnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Quảng Nam. Huyện Diên Khánh thuộc phủ Điện Bàn có hai tổng là Uất Lũy và Mông Lĩnh, thời Chúa Nguyễn, làng Mông Nghệ nằm trong tổng Mông Lĩnh của huyện Diên Khánh (Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn, trang 82). Năm 1823 huyện Diên Khánh đổi tên thành huyện Diên Phước.
27/03/2019(Xem: 6405)
Bài Minh Nói Về Hạnh Nguyện Của Thiền Sư Mật Khế
27/03/2019(Xem: 5362)
Tín Nghĩa tui vào đầu sư học đạo, bổn sư là ngài Viện chủ Trúc Lâm tức Trưởng lão Hòa thượng Thích Mật Hiển, không sớm nhưng cũng không muộn. Tính đến nay cũng trên năm mươi năm hơn. Ngôi Tổ Đình Tây Thiên Di Đà Tự và Ngôi Tổ Đình Trúc Lâm Đại Thánh đều do nhà Nguyễn sắc phong. Tuy thế, Tây Thiên là vai cha và Trúc Lâm là vai con. Tây Thiên do Tổ Tâm Tịnh khai sơn, Trúc Lâm do Tổ Giác Tiên, (đệ tử của Tổ Tâm Tịnh) khai sơn. Tổ Tâm Tịnh có Chín vị đệ tử lớn gọi là Tây Thiên Bác học Thạc đức Cửu Giác, đó là :
20/03/2019(Xem: 5726)
Nhà thơ Phật tử W. S. Merwin (1927-2019), Nhà thơ W. S. Merwin vừa từ trần trong một giấc ngủ hôm 15/3/2019. Trong gần nửa thế kỷ, ông cũng nổi tiếng là một Phật tử, thực tập theo Thiền Tông Nhật Bản. Cuộc đời ông là một điển hình của giới trí thức Hoa Kỳ thập niên 1960-1970s, nhiều người nghiêng về Phật giáo khi nhìn thấy xã hội Hoa Kỳ tranh cãi về Chiến Tranh Việt Nam và khắp thế giới chiến tranh như dường bất tận.
18/03/2019(Xem: 6758)
Vào sáng ngày 17/03/2019, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 Mc Laughlin Avenue, thành phố San Jose đã long trọng tổ chức lễ húy nhật lần thứ 20 Sư Bà Thích Đàm Lựu, người đã khai nguyên chùa Đức Viên vào năm 1980. Đến dự buổi lễ, có Đại lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan, Hòa thượng Thích Tịnh Diệu, Hòa thượng Thích Nhật Huệ, Thượng tọa Thích Từ Lực, Thượng tọa Thích Từ Đức, Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Sư Bà Thích Nữ Như Trí cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni và thiện nam tín nữ, Phật tử đến từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ và một số tỉnh thành ở Việt Nam.
04/03/2019(Xem: 6969)
Ni trưởng Như Thanh như một đóa sen hồng vượt ra khỏi mặt nước với vẻ đẹp cao quí của một bậc giác ngộ. Tư tưởng nhập thế cứu khổ của người đã để lại cho đời một tấm gương sáng. Ni trưởng đã vân du khắp mọi miền đất nước, để thuyết giảng không hề mệt mỏi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]