Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Danh Tăng Việt Nam Sinh Vào Năm Tý

14/06/201100:25(Xem: 6580)
Danh Tăng Việt Nam Sinh Vào Năm Tý

Thien_Su_2
DANH TĂNG VIỆT NAM SINH VÀO NĂM TÝ

Tâm Không Vĩnh Hữu


Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.

Thiền sư ĐẠI XẢ(Canh Tý 1120): Thiền sư thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Vô Ngôn Thông, nổi tiếng vào thời nhà Lý. Thế danh không rõ, chỉ biết Sư mang họ Hứa, quê ở phường Đông Tác (Thăng Long), xuất gia từ thuở nhỏ, theo học Thiền sư Đạo Huệ, chuyên tâm trì tụng kinh Hoa Nghiêm và Đà-la –ni của Bồ tát Phổ Hiền. Sư thường xõa tóc quên ăn, đi ở bất định, được các bậc vương công như Kiến Ninh Vương, và Thiên Cực Công Chúa (con gái vua Lý Anh Tông) tôn làm bậc thầy. Sư từng dựng chùa ở gò Hồ Nham núi Tuyên Minh để giáo hóa độ sanh, có rất đông học trò theo học đạo. Tục truyền rằng có vị thiền tăng nước Tống là Nham Ông cảm mộ danh tiếng của Sư mà lặn lội đường xa tìm đến thỉnh vấn, rồi tự chặt một ngón tay dâng lên để tỏ lòng thành. Vào ngày mồng 5 tháng 2 niên hiệu Trinh Phù thứ 5 đời Lý Cao Tông (1180), Sư đọc 2 bài kệ cho chúng đệ tử nghe, rồi viên tịch vào lúc canh năm, thọ 61 tuổi.

Thiền sư NGUYÊN THIỀU(Bính Tý 1636): Sư họ Tạ, pháp danh Nguyên Thiều, hiệu Hoán Bích, quê quán ở Triều Châu (Quảng Đông- Trung Quốc), thuộc đời pháp 13 dòng thiền Lâm Tế. Sư xuất gia năm lên 10 tuổi, thọ giới với Hòa thượng Khoáng Viên ở chùa Báo Tự. Đời chúa Nguyền Phúc Tần (1665), theo tàu buôn sang Việt Nam, Sư đến trú ở Quỳ Ninh (Bình Định) rồi lập nên chùa Thập Tháp Di Đà, mở trường dạy giáo lý. Sau, Sư ra Thuận Hóa lập chùa Hà Trung, lên Xuân Kinh-Huế lập chùa Quốc Âân và dựng tháp Phổ Đồng. Đến đời chúa Nguyền Phúc Chu, Sư phụng mệnh sang Trung Quốc để tìm mời các vị danh tăng như Hòa thượng Thạch Liêm (tác giả cuốn sách “Hải ngoại ký sự”) cùng các Hòa thượng Minh Hoằng, Từ Dung sang Việt Nam giảng pháp… Sư cũng mang về cho nước nhà được nhiều Kinh điển, cũng như Pháp tượng-Pháp khí. Năm Ất Mùi 1715, Sư viên tịch, thọ 79 tuổi, được an táng trong khuôn viên chùa Quốc Aân (Huế) và được truy tặng là Hạnh Đoan Thiền Sư.

Thiền sư NHƯ TRỪNG(Bính Tý 1696): Sư xuất thân là một vương công họ Trịnh, sinh quán ở Thanh Hóa, con của Tấn Quang Vương, thế danh là Trịnh Thập, tự Lân Giác, hiệu là Cứu Sinh Thượng Sĩ, pháp hiệu Như Như. Khi tuổi vừa trưởng thành, được vua Lê Hy Tông gả cho con gái thứ tư, gia đình ra ở riêng tại tư dinh thuộc phường Bạch Mai, huyện Thọ Xương. Phía sau tư dinh có một cái gò cao, một hôm ông cho người đào ao trên gò để thả cá vàng, khi đào sâu xuống thì thấy một cành sen lớn, cho đó là điềm lạ, liền cho “cải gia vi tự”, đặt tên chùa là Ly Trần Viện (sau đổi là Liên Tông Tự). Từ đó, Sư bắt đầu ăn chay niệm Phật, tham thiền nhập định. Khi được vua cho phép xuất gia, Sư lên núi Yên Tử làm lễ bái sư với thiền sư Chân Nguyên tại chùa Long Động, đến khi đắc pháp thì Sư trở về lại Ly Trần Viện. Sau này, Sư còn lập thêm chùa Hộ Quốc ở vùng An Xá cùng huyện, và cả chùa Hàm Long ở Quế Dương (Bắc Ninh). Sư từ bỏ cõi trần vào năm 1733, khi ấy mới 37 tuổi.

Thiền sư MINH VI MẬT HẠNH(Mậu Tý 1828): Sư quê quán không rõ, húy Minh Vi, thuộc đời thứ 38 dòng thiền Lâm Tế, thọ giới quy y với Hòa thượng Tiên Giác Hải Tịnh tại chùa Giác Lâm ở xã Phú Thọ-huyện Tân Bình- dinh Phiên Trấn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Năm 1852, Sư được Hòa thượng Tiên Giác Hải Tịnh cử làm trụ trì chùa Giác Viên, có nhiệm vụ “ứng phú” cho chùa Giác Lâm vốn chỉ chuyên lo việc giáo pháp, không tiếp xúc với Phật tử. Năm Quý Tỵ 1839, nhận thấy sức khỏe suy yếu, Sư trao quyền trụ trì chùa Giác Viên cho sư đệ là Thiền sư Hoằng Âân, rồi nhập thất tu thiền. Đến giờ Thìn ngày 14 tháng 11 năm Mậu Tuất 1898, Sư quy tịch tại chùa Giác Lâm, thọ 71 tuổi.

Thiền sư THANH HANH(Canh Tý 1840): Sư quê quán ở làng Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), thế danh Nguyền Thanh Đàm, pháp danh Thanh Hanh. Sư xuất gia năm lên 10 tuổi, tu học tại chùa Hòe Nhai, đến năm 1958 được gửi về Tổ đình Vĩnh Nghiêm (được xây dựng ở kinh đô Thăng Long từ đầu thế kỷ XI đời Lý Thái Tổ) thọ giáo với Thiền sư Tâm Viên, trở thành một vị Tỳ-kheo rường cột của Tổ đình. Năm 1900, kể từ khi Sư được cung thỉnh làm trụ trì Tổ đình, thay cho Hòa thượng Thanh Huyền đã viên tịch, Tổ đình ngày càng được khuếch trương lớn mạnh trở thành một ngôi chùa lớn tiếng thơm lan tỏa trong công cuộc hoằng dương Phật pháp, nên Sư được xưng tụng là Sư Tổ Vĩnh Nghiêm. Chính vì vậy mà sau năm 1954, một số Phật tử ở miền Bắc di cư vào Nam đã xây dựng tại Sài Gòn một ngôi đại tự lấy tên là Vĩnh Nghiêm (nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay), làm trụ sở hành đạo cho Phật tử thuộc Miền Vĩnh Nghiêm. Thiền sư Thanh Hanh viên tịch vào năm 1936, thọ 96 tuổi.

Thiền sư TỪ PHONG(Giáp Tý-1864): Thiền sư quê ở huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, thế danh Nguyễn Văn Tường, xuất thân từ một gia đình nông dân chất phác. Năm 16 tuổi, chàng thanh niên tên Tường bỏ nhà lên chùa xin thế phát quy y, thọ giới với Thiền sư Minh Đạt. Một thời gian sau, khi đã thông hiểu kinh sách, Sư xuống chùa Giác Viên xin thọ giáo với Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Âân, được ban pháp danh là Từ Phong, húy Như Nhãn. Năm 1887, một phật tử ở Tân Hòa Đông (Phú Lâm) phát tâm bồ đề xây dựng xong cả một ngôi chùa, rồi triệu thỉnh Thiền sư Hoằng Âân về trụ trì để truyền bá chánh pháp.

Thiền sư Hoằng Âân đặt tên chùa là Giác Hải, cử Sư về trù trì chùa này. Từ năm 1920 đến 1925, Thiền sư Từ Phong đã xây dựng nên ngôi chùa Thiền Lâm ở thôn Gò Kén gần tỉnh Tây Ninh, chính ngôi chùa này là nơi đạo Cao Đài đã xin sư cho phép họ đến tạm trú trong khi chờ đợi xây dựng xong Thánh Thất ở Long Hoa Tây Ninh. Sư tuy học vấn không uyên thâm, nhưng đạo hạnh cao sáng, tinh tấn nhiệt tâm góp công rất lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ. Năm 1938, Sư viên tịch tại chùa Thiền Lâm, thọ 74 tuổi, được đồ chúng lập tháp thờ tại 2 chùa Giác Hải và Thiền Lâm.

Hòa thượng KHÁNH HÒA(Bính Tý 1876): Sư họ Lê, thế danh không rõ, pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, nên thường được gọi là Hòa thượng Khánh Hòa, quê ở huyện Ba Tri- tỉnh Bến Tre. Thuở nhỏ Sư có theo học cụ Đồ Chiểu, đến năm 16 tuổi thì xuất gia thọ giáo Hòa thượng Long Triều tại chùa Kim Cang (Tân An- Long An). Sư từng được An Nam Phật Học Hội mời đến giảng kinh tại các chùa ở Long Khánh, Bình Định… và có mối thâm giao với cụ Nguyền Sinh Sắc (thân sinh Bác Hồ). Năm 1930, sau nhiều năm đi vận động chấn hưng Phật giáo nước nhà, Sư cùng các Hòa thượng và cư sĩ khác đứng ra thành lập Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học Hội, xuất bản tạp chí Từ Bi Ââm tại chùa Linh Sơn ở Sài Gòn. Ba năm sau, Sư cùng là một trong những người đứng ra thành lập Lưỡng Xuyên Phật Học Hội tại Trà Vinh, xuất bản tạp chí Duy Tân Phật Học, đào tạo được nhiều danh tăng cho Phật giáo Việt Nam. Sư mất tại chùa Tuyền Linh (Bến Tre) vào năm 1947, được an táng tại đó, thọ 71 tuổi.

Hòa thượng THÍCH HUỆ QUANG(Mậu Tý 1888): Sư quê quán ở huyện Ô Môn- tỉnh Cần Thơ, thế danh Nguyền Văn Aân, pháp hiệu Huệ Quang, tự Thiên Hải. Sư xuất gia năm 1902 (14 tuổi) tu học tại chùa Long Thành (Trà Vinh), về sau trụ trì chùa Long Hòa. Trong khoảng thời gian 10 năm (từ 1919- 1929), Sư đã cũng các vị hòa thượng Khánh Hòa, Pháp Hải, Khánh Anh vận động và thành lập Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học Hội, xuất bản tạp chí Từ Bi Ââm tại chùa Linh Sơn ở Sài Gòn. Cũng từ đó, Sư làm Giảng sư kiêm Tổng lý Hội Lưỡng Xuyên Phật Học tại Nam Kỳ. Năm 1945, Sư làm Chủ tịch Hội Phật giáo Cứu quốc tại Miền Tây Nam Bộ.

Năm 1953, Sư được Giáo hội Tăng già Việt Nam suy tôn làm Pháp chủ Giáo hội. Sau năm 1954, Sư tham gia các tổ chức vận động hòa bình, cơ sở đặt tại chùa Phật Quang ở Chợ Lớn-Sài Gòn. Năm 1956, Sư được suy cử chức Phó Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam (Miền Nam), cùng lúc làm Chủ nhiệm Tập San Phật Giáo. Vào năm 1956, khi đi dự Hội nghị Phật giáo Thế giới tại Népal, trên đường trở về ghé thăm Ấn Độ, Sư lâm trọng bệnh mà mất tại bệnh viện Willintong ở New Delhi (ngày 03-12), thọ 69 tuổi, được an táng tại vườn chùa A-Dục, cho đến năm 1964 thì được hỏa táng, hài cốt rước về quê hương.

Thiền sư MẬT THỂ(Nhâm Tý 1912): Sư có nguyên quán ở Tống Sơn-Thanh Hóa, sinh quán tại huyện Hương Thủy-tỉnh Thừa Thiên, thế danh Nguyền Hữu Kê, pháp danh Tâm Nhất, pháp hiệu Mật Thể. Sư xuất gia năm 12 tuổi, tu học tại chùa Diệu Hi (Huế). Từ đó, Sư học qua các Thiền viện lớn ở Huế và nổi danh là một học tăng thông minh, được đặc cách theo học lớp Cao đẳng Phật học tại Thiền Viện Trúc Lâm, Tây Thiên khi tuổi chưa trưởng thành. Năm 1935, Sư được sang Trung Quốc tu học tại Phật học viện Tiêu Sơn. Năm 1941. Sư giảng dạy tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (Trà Vinh). Sau, Sư được cử làm trụ trì chùa Phổ Quang ở Huế, vừa tu vừa giảng dạy, đồng thời trước tác được công trình “Việt Nam Phật Giáo Sử Lược”- một công trình được xem là sớm nhất về lịch sử Phật giáo nước nhà. Sư từng tham gia 9 năm kháng chiến chống Pháp trên cương vị một tăng sĩ, từng làm Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Phật giáo Cứu quốc tỉnh Thừa Thiên, cho đến khi hòa bình lập lại thì về sống tại Nghệ An. Trong thời gian này, Sư đã hoàn thành tác phẩm “Thế giới quan Phật giáo”. Năm 1961, Sư thanh thản đi về cõi Phật khi được 50 tuổi.

Sư Cô Diệu Quang:Sư cô quê ở huyện Hương Thủy- tỉnh Thừa Thiên, thế danh Ngô Thị Thu Minh, pháp danh Diệu Quang. Khi còn là nữ sinh Trung học, vì mộ đạo Phật cô đã phát nguyện tu học Chánh pháp. Đến khi tốt nghiệp trường Sư phạm Nha Trang, cô xin xuất gia quy y thọ giới với Ni sư Diệu Hoa ở Vạn Thạnh Ni Tự -Thành phố Nha Trang. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1963, để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, Sư cô đã tự thiêu tại Ninh Hòa, hưởng dương 27 tuổi. Hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh có chùa Diệu Quang, và ở Thành phố Nha Trang có Ni viện lớn mang tên của vị Thánh Tử Vì Đạo này.

Đặc biệt, ngoài danh sách những vị thiền sư, danh tăng kể trên, có một nhân vật lịch sử không hề xuất gia đầu Phật, nhưng vẫn được kinh sách Phật giáo nước nhà nhắc đến như một vị danh tăng đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc hoằng dương Chánh pháp, xin giới thiệu đó là:

LÝ PHẬT MÃ (Canh Tý 1000): Tên húy là Đức Chính, quê ở Châu Cổ Pháp (Bắc Ninh), nối ngôi vua cha là Lý Thái Tổ, lấy hiệu là Lý Thái Tông khi 28 tuổi. Ông là vị vua thông minh, có tài trị nước an dân, mở mang văn hóa, mang lại một thời thái bình thịnh vượng. Ông rất sùng thượng và am hiểu Phật giáo, ưu đãi tăng đạo, từng cho dựng hàng loạt 150 sở quán, xây tự viện Từ Thị Thiên Phúc ở núi Tiên Du, thường lên núi ấy để vào tự viện tham vấn những yếu chỉ của đạo Thiền với Thiền sư Thiền Lão. Ông có để lại một bài thơ nổi tiếng “Truy tán Thiền sư Tỳ-Ni-Đa Lưu-Chi” (Sư tổ khởi đầu Thiền tông nước Nam), và bài “Thị chư Thiền Lão tham vấn Thiền chỉ”. Năm 1054, ở ngôi được 26 năm thì ông mất, hưởng dương 54 tuổi.

Tâm Không- Vĩnh Hữu
(Sưu tầm & biên soạn)

07-26-2008 11:23:14

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 10896)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
09/04/2013(Xem: 8693)
Nhìn tổng quát công trình nghiên tầm, khảo cứu các văn kiện, tài liệu cổ để tập thành các tác phẩm qua các bộ môn: Lịch Sử, Văn Hóa, Văn Học, Âm Nhạc, Triết học, Thiền học... của Tiến sỹ Sử gia Lê Mạnh Thát là một thành quả to lớn được kết tinh bởi một trí tuệ siêu tuyệt, một khả năng hy hữu, một thời gian liên lũy, lâu dài, qua nhiều thập niên. Đó là những yếu tố mà ít người có được, để lưu lại cho hậu thế những thành quả văn học đồ sộ và chuẩn xác trên dòng sử mệnh quê hương.
09/04/2013(Xem: 15720)
Vua Trần Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng góp to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của thời đại. Không những thế, vua đã mở rộng biên cương của tổ quốc, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc, mà con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn.
09/04/2013(Xem: 13595)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia lớn không những của văn học và triết học Phật giáo Việt Nam, mà còn của văn học và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Từ nửa cuối thế kỷ 18, cuộc đời và tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đã lôi cuốn sự chú ý của những người trí thức đương thời, trong đó nổi bật nhất là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784).
08/04/2013(Xem: 8328)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 6569)
Thế nhưng, cũng như chư vị Thiền Tổ khác, sử cũ Việt Nam ta không có quyển nào ghi chép rõ ràng; thậm chí một dòng bi ký cho thật chính xác khắc trên đá cứng cũng không có. Sách Đại Nam nhất thống chí (1910) chỉ ghi: “Chùa Từ Đàm: Ở trên gò ấp Bình An. Tương truyền chùa do Tử Thông Hòa thượng dựng, lại có tên chùa Ấn Tôn”. Lời ghi chép quá đơn sơ, lại có phần sai nữa. Tử Dung chứ đâu phải là Tử Thông? Những tấm bia đá dựng ở chùa Chúc Thánh - Quảng Nam, lại chỉ nói Ngài là: “Người Đại Thanh, qua An Nam, trác tích Thuận Hóa, lập chùa Ấn Tôn”.
08/04/2013(Xem: 6386)
Giờ đây, kính xin Ban Tổ Chức cho phép chùa Thiên Minh – Huế chúng con có đôi lời tác bạch trước Giác Linh Cố Hòa thượng. Ngưỡng bái bạch Giác Linh Cố Hòa Thượng! Tháng 08 tiết mùa thu xứ Huế, khí trời chưa lạnh nhưng lòng chúng con se thắt, buồn lạnh hơn mỗi khi tưởng kính đến Hòa Thượng. Hôm nào đây, tại Huế, chúng con nghe tin Hòa Thượng sắp xả báo thân, đêm dài chúng con không ngủ, lo lắng từng phút giây. Thế rồi sự hồi hộp lo âu đó đã đến... Khi điện thoại reo, chúng con nhấc máy lên thì được khẩn tin Hòa Thượng đã an nhiên thâu thần thị tịch. Từ Cố Đô Huế xa xôi, lòng chúng con thật bàng hoàng thống thiết. Ôi thật là!
08/04/2013(Xem: 14591)
Thế là gần một phần năm thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày vị ân sư của chúng tôi là Hoà thượng Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ viên tịch. Đây là một mất mát to lớn không những đối với bản thân những người đã thọ ân Hoà thượng mà còn đối với đạo pháp và dân tộc.
01/04/2013(Xem: 9236)
Đây là tài liệu do cố thi sĩ Bùi Giáng ghi chép ngay trong cuốn sổ tay của chúng tôi vào một buổi trưa ngày mùng 10 tháng 11 năm 1993 tại chùa Pháp Vân, Gia Định, Sàigòn.
29/03/2013(Xem: 8917)
Đức Đại Lão Hòa thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn Chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên. . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]