Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bia Minh Tháp của Hòa Thượng Liễu Quán

13/06/201106:43(Xem: 13026)
Bia Minh Tháp của Hòa Thượng Liễu Quán



90tolieuquan2
BIA MINH THÁP CỦA HÒA THƯỢNG LIỄU QUÁN

THUỘC DÒNG LÂM TẾ CHÁNH TÔN ĐỜI THỨ 35
ĐƯỢC SẮC PHONG LÀ CHÁNH GIÁC VIÊN NGỘ
HT. Thích Thiện Siêu dịch

Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử.

Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.

Sư sinh giờ Thìn, ngày mười tám tháng 11, năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên (nay là làng An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Sư họ Lê, húy Thật Diệu, hiệu Liễu Quán; đi tu từ nhỏ. Sư có thiên tư cao lớn, khí vũ siêu quần. Sáu tuổi mồ côi mẹ, chí muốn xuất trần, được thân sinh đưa đến chùa Hội Tôn xin tu học với Hòa thượng Tế Viên; được 7 năm thì Hòa thượng viên tịch. Sư tìm ra Huế đô lễ Giác Phong Lão tổ ở chùa Hàm Long - Báo Quốc. Năm Tân Mùi (1691) xuống tóc xuất gia, vừa tròn một năm lại trở về quê Phú Yên hằng ngày bán củi nuôi cha. Thắm thoắt bốn năm thì cha qua đời. Năm AᴠHợi (1695), Sư trở lại Thuận đô thọ giới Sa-di với Hòa thượng Thạch Liêm. Hai năm sau, nhằm năm Đinh Sửu (1697), thọ giới Cụ túc với Từ Lâm Lão Hòa thượng. Năm Kỷ Mão (1699), Sư tham lễ khắp chốn tòng lâm, cam sống đời đạm bạc, tâm thường suy nghĩ: "Có pháp gì cao siêu nhất ta quyết bỏ thân mạng để theo pháp đó tu hành". Nghe nhiều bậc thiền hòa các nới nói: "Hòa thượng Tử Dung là vị khéo dạy người niệm Phật, tham thiền nhất".

Năm Nhâm Ngọ (1701), Sư tìm đến Long Sơn, tham yết Hòa thượng Tử Dung, cầu pháp tham thiền. Hòa thượng dạy tham cứu câu "Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ" - "Muôn pháp về một, một về chỗ nào". Ngày đêm tham cứu, trải qua tám chín năm mà không ngộ được gì, tâm rất hỗ thẹn. Ngày nọ nhân đọc Truyền Đăng Lục đến câu "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xư馱uot; - "Chỉ vật truyền tâm, chỗ người không hiểu" bỗng nhiên ngộ nhập. Song vì biển núi xa cách, không thể trình bày chỗ ngộ với Thầy. Mãi đến xuân Mậu Tý (1708) mới trở lại Long Sơn cầu Hòa thượng Tử Dung chứng minh, đem công phu tham cứu trình xin ấn chứng, đến câu "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xư馱uot;, Hòa thượng dạy: "Huyền nhai tán thủ, tự khẳn thừa đương; tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc" "Vực thẳm buông tay, tự mình đương lấy; chết đi sống lại, dối ông sao được". Thế nào, thế nào, nói xem. Sư vỗ tay cười lớn: Ha ha ! Hòa thượng dạy: "Chưa nhằm". Sư thưa: "Bình chùy nguyên thị thiết" - "Cái cân nguyên là sắt". Hòa thượng dạy: "Chưa nhằm".

Hôm sau, Hòa thượng dạy: "Công án ngày qua chưa rồi, nói ại xem". Sư thưa: "Tảo tri đăng thị hỏa, phạn thục dĩ đa thời - Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi". Hòa thượng rất khen.

Mùa hạ năm Nhâm Thìn (1712), Hòa thượng đến sách tấn rộng rãi toàn viện, Sư trình bài kệ "Dục Phật" (Tắm Phật), Hòa thượng hỏi: "Tổ Tổ tương truyền, Phật Phật thọ thọ, vị thẩm truyền thọ cá thậm ma? - Tổ Tổ truyền cho nhau, Phật Phật trao nhận với nhau, chưa rõ trao nhận cái gì?". Sư đáp: "Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng; quy mao phất tử trọng tam cân - Măng đá nảy cành dài một trượng; phủ phất lông rùa nặng ba cân". Hòa thượng lại dạy: "Cao cao sơn thượng hành thuyền, thâm thâm hải để tẩu mã - thuyền đi trên đỉnh núi cao; ngựa chạy dưới đáy biển sâu là thế nào?" Sư thưa: "Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống, một huyền cầm tử tận nhật đàn - Đàn cầm đứt dây rung suốt buổi; trâu đất gãy sừng rống thâu đêm". Mỗi mỗi nêu ra và vào thất cầu chứng, Hòa thượng xem xong, rất vui, rất bằng lòng ấn khả. Sư gặp cơ hội, lấy trí biện đáp rất thích hợp, như nắp đậy hộp, sữa hòa nước. Cơ duyên rất nhiều, không thể chép hết.

Năm Nhâm Dần (1722), Sư trở lại Huế đô, trú ở Tổ đình luôn trong ba năm Quý Sửu, Giáp Dần và AᴠMão thể theo lời thỉnh cầu của Cư sĩ Tể Quan hộ pháp và các hàng xuất gia tại gia, mở bốn giới đàn lớn. Năm Canh Thân (1740) lại tấn đàn Long Hoa truyền giới rồi trở về Tổ đình.

Bấy giờ chúa Nguyễn quý trọng đạo đức Sư, có tâm ân cần vì pháp đối với đạo vị của Sư nên xuống chiếu sắc mời Sư vào cung, nhưng Sư vốn cao thượng, chí nguyện ở suối rừng mà tạ từ chiếu chỉ, không đến.

Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1742) lại mở giới đàn ở chùa Viên Thông; đến mùa thu năm ấy nhuốm bệnh nhẹ, giống như không bệnh; đến giữa tháng 10, Sư gọi môn đồ đến dạy rằng: "Duyên ở đời đã hết, ta sắp đi đây". Môn đồ khóc lóc, Sư bảo: "Các ngươi khóc cái gì? Chư Phật ra đời còn nhập Niết-bàn, ta nay đến đi rõ ràng, về tất có chỗ, các ông không nên buồn khóc".

Đến tháng 11 năm ấy, trước khi thị tịch mấy ngày, Sư ngồi ngay thẳng, lấy viết chép kệ từ biệt đời. Kệ rằng:

"Hơn bảy mươi năm trong thế giới,
Không không sắc sắc thảy dung thông,
Ngày nay nguyện mãn về nhà cũ,
Nào phải bôn ba hỏi Tổ tông".

Tuy nhiên như vậy, câu cuối cùng của Lão tăng hiểu thế nào, hãy nói: "Nguy nguy đường đường, vĩ vĩ hoàng hoàng. Tích nhật giá cá lai, kim triêu giá cá khứ, yếu vấn lai khứ sự nhược hà. Trạm trạm bích thiên thu nguyệt hạo, đại thiên sa giới lộ toàn thân - Nguy nguy đường đường, sáng láng rực rỡ. Ngày xưa cái ấy đến, ngày nay cái ấy đi, cần hỏi việc đến đi thế nào. Trời xanh lặng lặng trăng thu sáng, thế giới đại thiên lộ toàn thân". Sau khi ta đi, các ông hãy nên nghĩ đến vô thường mau chóng, siêng học Bát-nhã, chớ bỏ qua lời ta. Mỗi người hãy nên cố gắng. Vào ngày 22, sáng sớm uống trà, nói chuyện và hành lễ xong, Sư hỏi: "Bây giờ là giờ gì?" Môn đồ đáp: "Giờ Mùi". Sư an nhiên thị tịch.

Chúa sắc làm bia ký ca ngợi đạo hạnh của Sư, ban thụy hiệu là: CHÁNH GIÁC VIÊN NGỘ HÒA THƯỢNG.

Sư sinh giờ Thìn ngày mười tám tháng 11 năm Đinh Mùi, thọ 72 tuổi; 43 năm được truyền y, 34 năm thuyết pháp lợi sinh. Đệ tử nối pháp có 49 người. Hàng tại gia, xuất gia được lợi ích nhờ sự hóa đạo của sư có cả ngàn vạn.

Ngày 19 tháng 2 năm Quý Hợi, nhập tháp tại phía nam núi Thiên Thai thuộc xã An Cựu, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

Kế tôi gặp lúc đi đến phương nam hỏi han, nghe nói Sư đạo phong cao lớn, hành hóa ở xứ này, độ người vô số, khế hợp tâm Phật tổ, nối đời xuất gia, công hạnh và kiến giả chơn thật, xa gần đều khâm phục. Rất tiếc tôi không kịp được gặp. Nay các môn nhân và đồ chúng nghĩ rằng: Tháp đã làm xong, cần phải dựng bia ký, biết Kế tôi là người trong cuộc, chắc biết việc trong cuộc nên đặc biệt yêu cầu tôi viết bài minh để dựng bia. Kế tôi thẹn mình bút mực sơ sài, đâu dám nhận lãnh. Song kẻ hèn này đã ở trong cửa pháp, tình pháp hữu hẳn khó chối từ; vả lại, khâm phục đạo phong cao khiết, nếu không nêu cao sự nghiệp hoằng pháp độ sinh của Sư thời đời sau không có ai chép lại.

Ôi, nếu lấy mắt thường xem thời thấy có tướng sinh diệt đi lại; nếu lấy mắt đạo xem thời không phải vậy. Sư tuy tịch diệt mà thật đã chứng cảnh Niết-bàn không sinh không diệt, đâu cần tán dương. Nhưng vì Sư trong lúc ở đời có nhiều công đức, sự nghiệp lớn lao, không thể để cho mai một. Song sự tướng ở đời và nhân duyên vào đạo của Sư sợ chưa được rõ hết, nên tôi soạn lời bia ký này; thí như người mù sờ voi, chỉ ghi lại được đôi phần mà thôi.

Bài minh ghi rằng:

Lờ đờ nước chảy,
Nguồn xa dòng dài
Đèn tuệ nối lửa
Đạo tổ sáng hoài
Cháu con vô số
Như voi như rồng
Núi báu bỗng hiện
Tôn phong siêu lạ
Trí biện dung thông
Cơ thiền nhạy bén
Hóa duyên đã mãn
Ai nấy tôn phong
Bên núi Thiên Thai
Dựng tháp Vô Phùng
Pháp thân hiển lộ
Ở giữa muôn trùng.

Năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), tháng Tư, ngày Tốt, Trung Hoa, Phúc Kiến, Huyện Ôn Lăng, chùa Tang Liên, cháu trong đạo là Hòa thượng Thiện Kế soạn.

Thap To Lieu Quan
TT Huế: Tảo tháp Tổ Liễu Quán
Theo đúng truyền thống, cứ vào trung tuần tháng 11 âm lịch hàng năm là Ban Trị sự và chư tôn đức Tăng, Ni cùng Phật tử Thừa Thiên Huế quy tụ về trong khuôn viên ngôi tháp Tổ sư Liễu Quán (thôn Ngũ Tây, xã Thủy Xuân, TP. Huế) để cùng nhau làm lễ tảo tháp.

Năm nay, sáng ngày 17.11. Tân Mão (11/12/2011), cũng với tinh thần hướng về chốn Tổ, báo Phật ân đức, Ban Trị sự cùng Chư tôn đức Tăng, Ni tổ chức tảo tháp của Ngài. Buổi tảo tháp có sự tham dự của chư tôn Hòa thượng Thích Lưu Hòa, Hòa thượng Thích Giác Quang, Hòa thượng Thích Chơn Hương cùng chư tôn đức Tăng Ni các Tổ đình, Tự viện.

Do thời tiết mưa lạnh, số lượng Tăng, Ni không được đông đảo như mọi năm, nhưng từ rất sớm đã có khoảng 100 Tăng, Ni mỗi người mỗi việc, người thì chặt phát cây dại bên sườn đôi, người thì trục cào cỏ, người thì quét suốt, người thì bưng bê...khu tháp tổ rộng lớn trong hơn 1 giờ đồng hồ đã được phát dọn sạch sẽ quang đảng.

Đây là hoạt động có tính truyền thống của Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm ôn lại công đức của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) một vị thiền sư trác tuyệt vượt lên trên những pháp hữu lậu bằng nghị lực phi thường của một bậc đại hùng để khơi nguồn, phát tích dòng thiền Liễu Quán, mạch nguồn đạo pháp Việt Nam đầu tiên ở xứ Đàng Trong.

Sáng ngày 21.11. Tân Mão (15.12.2011) Tăng chúng Tổ đình Thiền Tôn cùng chư tôn đức Tăng, Ni sẽ trang nghiêm cử hành lễ Giỗ lần thứ 269 năm ngày Tổ sư viên tịch.

Mưa lạnh, nhưng công việc chặt phát quét dọn vẫn diễn ra nhanh gọn

Từng khoảng sân

Từng sườn đồi đầy cây dại

Lần lượt sạch sẻ, tươm tất

Những khoảng sân sạch đẹp

Chư tôn đức dâng hương đảnh lễ tưởng niệm Tổ sư

Mặc cho thời tiết mưa lạnh


Bài & ảnh: Nguyên Nguyên

Ý kiến bạn đọc
17/04/201513:08
Khách
Quý Ngài ở huế chỉ biết và duy nhứt xưng tán tổ Liểu quán dòng Lâm Tếdo tổ Nguyên Thiều truyền qua Nam Hà qua dòng kệ Tổ đạo giới định tông ......Ngài NT đời 33;Ngài Minh hoang72 đời 34;đến Ngài Liễu quán xuống đến 35.Thiệt là cây có cội mới nở cành sanh ngọn;nước có nguồn mới bể rộng sông dài !!!.Nếu ko có sơ tổ NT ngồi thuyền buôn với gió to sống lớn thập tử nhứt sanh qua trát tích tại Quy Nhơn truyền phái làm gì có đời thứ 35 cho tổ Liễu Quán thọ phái ;rồi sau nầy do chính Ngài hay đời sau muốn xuất kệ biệt lập tách ra tông phái mới riêng 1 góc trới.Tuy nhiên con người ta đứng trong trời đất dầu tăng hay tục cũng giử cái hạnh 1 chư nửa chư cũng Tahy62 mà so ra đến hàng Tổ trước 2 đời.tôi tuy người thế nhưng viết ít dòng cạn tàu ráo máng để quý vị bình tâm xét lại trúng hay ko??.còn như cả vÚ lấp Mirng65 Em thì xin bất khả thuyết
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 6624)
Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...
29/03/2013(Xem: 4615)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 4625)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 4568)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 10425)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
27/03/2013(Xem: 9844)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 01 (2007, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 02 (2008, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 03 (2019, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 04 (2010, Đức) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 05 (2011, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 06 (2012, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 07 (2013, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 08 (2014, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 09 (2015, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 10 (2016, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 11 (2018, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 12 (2020, Úc)
18/03/2013(Xem: 5202)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 6040)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 6596)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 7885)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567