Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Hiểu Tư Tưởng Phật Giáo Của Đại Thi Hào Nguyễn Du

30/12/201004:01(Xem: 5796)
Tìm Hiểu Tư Tưởng Phật Giáo Của Đại Thi Hào Nguyễn Du
TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO
CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

TS. Nguyễn Phạm Hùng

Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ, sinh trưởng trong gia đình phong kiến quý tộc có nhiều danh vọng, quê gốc ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cha và anh của ông giữ những chức vụ quan trọng trong phủ chúa Trịnh. Thời trẻ ông tập ấm một chức quan võ nhỏ của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Năm 1787, Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh, ông bắt đầu thời kỳ “Thập tải phong trần” (Mười năm gió bụi). Sau ông phục vụ nhà Nguyễn, làm đến Hữu Tham tri Bộ Lễ, từng được cử làm chánh sứ đi sứ Trung Quốc.

Ông là đại thi hào dân tộc, tác giả kiệt tác Truyện Kiều và nhiều tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân văn khi đấu tranh mãnh liệt cho quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, phơi bày nỗi thống khổ của kẻ bị trị, cũng như phơi bày những sự tàn ác của chế độ phong kiến. Vì những cống hiến kiệt xuất về mặt văn học, năm 1965, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông, ông được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hoá thế giới đầu tiên của Việt Nam.

Chúng ta thường biết đến Nguyễn Du với tư cách là một nhà thơ mang tinh thần nhân đạo chủ nghĩa cao cả, một nhà thơ hiện thực sâu sắc, một con người của cuộc đời trần thế gian nan, đã viết nên những tác phẩm bất hủ về quyền sống của con người bằng một thứ nghệ thuật trác tuyệt. Tác phẩm của ông bày tỏ nỗi cảm thương sâu sắc đối với nỗi thống khổ của con người “có con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”, khiến cho các tác phẩm như “có máu sa ở đầu ngọn bút”.

Nhưng chúng ta không biết rằng, ông còn là một nhà Thiền học, một tín đồ Phật giáo từ trong tâm khảm. Tinh thần Thiền học đã thấm nhuần trong nhãn quan của ông đối với cuộc đời, cũng như thấm nhuần trong nhiều sáng tác quan trọng của ông. Nó chính là một động lực để ông sáng tác, một mục tiêu để ông gửi gắm, và một cứu kính để ông nương tựa. Nó là một phần quan trọng trong tư tưởng nghệ thuật của ông.

Người ta gọi thời đại của Nguyễn Du là thời đại bão táp, thời đại của những đổi thay. Những cảnh “thay đổi sơn hà”, những “cuộc bể dâu” diễn ra liên tục. Và con người quay cuồng trong khổ nạn của mọi đổi thay lịch sử. Bằng chính cuộc đời “dâu bể” của mình, Nguyễn Du nhận ra rằng, con người muốn tồn tại thì phải vượt ra ngoài mọi sự đổi thay, vượt lên trên mọi sự điên đảo, vượt lên cái hằng biến để thường trụ vào cái vĩnh viễn, cái bất biến.

Nhưng vượt lên bằng cách nào? Bằng chính con người đầy những “tham, sân, si” của mình, hay trông đợi vào một phép màu của tạo hoá? Tất cả những điều đó, theo ông, đều là khong thể. Ông cho rằng, con người ta chỉ có thể tồn tại được, chỉ có thể vượt qua được thực tại khổ đau bằng một thái độ “vô chấp”, bằng một tinh thần từ bi hỉ xả được quán chiếu trong hành động và suy nghĩ. Trong bể khổ trầm luân, con người cố vùng vẫy thoát ra, nhưng nào thoát được. Bởi người ta không nhận thức được rằng, tất cả những thứ đó chỉ là thứ “bào ảnh” làm mê hoặc con người. Ông muốn mọi người phải nhận thấy rằng, cuộc đời này chỉ là những sát na của ảo ảnh, để cuối cùng “vạn cảnh giai không”. Trong bài thơ “Đề động Nhị Thanh”, ông viết:

Mãn cảnh giai không hà hữu tướng,
Thử tâm thường định bất ly thiền.
Đại sư vô ý diệc vô tận,
Phủ thán thành trung đa biến thiên.

Dịch nghĩa:

Khắp cõi đều là không thì làm gì có sắc tướng?
Lòng này thường yên định, không xa đạo Thiền.
Đức Phật không có tâm ý mà bao la vô tận,
Ngậm ngùi nhìn xuống những đổi thay trong thành.

Hệ luỵ của cuộc đời, những đớn đau của thân kiếp, là gì nếu như không phải vì con người ta còn cố bám víu lấy cái “sắc”, cái “hữu”, còn câu chấp vào chuyện có không. Nên chăng là hãy trở về, trở về với chính mình, với “bản lai diện mục” của chính mình. Nhưng ý thức là một chuyện, thực tế lại là chuyện khác. Cả cuộc đời ông vẫn phải gắn bó với bao điều khiến cho ông đau khổ, khiến cho ông phải chứng kiến những xót xa của mọi kiếp người, khiến cho ông “không có bệnh mà người lúc nào cũng cứ cúi khom” (vô bệnh cố câu câu). Ông cảm thương những số phận bất hạnh cũng chính là cảm thương cho thân kiếp của mình, “thương người mà lại thương mình xót xa”. Ông hổ thẹn vì đã phản bội chính cái tư tưởng xuất thế mà ông hằng nguyện ước. Trong bài thơ “Trông, chùa Thiên Thai”, ông viết:

Khả liên bạch phát cung khu dịch,
Bất dữ thanh sơn tương thuỷ chung.

Dịch nghĩa:

Thương mình đầu bạc còn phải lận đận,
Không được cùng núi xanh trọn nghĩa thuỷ chung.

Chúng tôi cho rằng, lời phát biểu sâu sắc nhất về tư tưởng Thiền học của Nguyễn Du là trong bài thơ “Lương Chiêu Minh Thái tử phân kinh thạch đài” (Đài đá phân kinh của Thái tử Chiêu Minh nhà Lương). Trong lần đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du đã đến dưới đài phân kinh của Thái tử Chiêu Minh, con của Lương Vũ Đế (502-549), một người rất sùng đạo Phật. Đài đá đã mòn hết chữ, chỉ còn hai chữ “phân kinh”, ghi lại câu chuyện vị Thái tử nhà Lương nhìn đời bằng con mắt “phân biệt”:

Đây là nơi Thái tử Chiêu Minh đời Lương chia kinh
Đài đá chỉ còn hai chữ “Phân kinh”.

Dưới đài đá này, ông giác ngộ ra yếu chỉ của đạo Phật. Ông nhận thấy cái mờ mịt trong nhận thức và cái vô nghĩa trong công việc “chia kinh” của vị Thái tử xưa:

Đạo Phật vốn là không, không nhờ vào vật: Đâu có kinh mà phải chia?

… Văn thiêng không ở ngôn ngữ
Kinh Kim Cương là gì, kinh Pháp Hoa là gì?
Giữa sắc với không, mờ mịt không hiểu rõ
U mê mà theo Phật, thì Phật thành ma

Theo ông, làm sao có thể “chia kinh” được, làm sao có thể dùng con mắt “phân biệt” để giải minh được Phật lý, mà phải biết mở con mắt “vô phân biệt” để nhận thức nó, thì mới có thể tự mình chứng lấy được chân lý. Bởi vì “Linh Sơn chỉ ở trong lòng người”. Trong bài thơ của mình, ông đã nhắc lại gần như nguyên văn lời kệ tiêu biểu cho phép “đốn” nổi tiếng của sư Huệ Năng, vị tổ sư thứ sáu của Thiền tông Trung Quốc:

Minh kính diệc phi đài
Bồ đề bản vô thụ

(Minh kính cũng không phải là đài
Bồ đề vốn không phải là cây)

Nguyễn Du từng trăn trở nhiều về Phật pháp, về Thiền lý, nhưng như ông nói, chỉ khi đứng dưới đài phân kinh của Thái tử Chiêu Minh, ông mới giác ngộ được chân lý:

Ta đọc kinh Kim Cương hàng nghìn lượt
Những ý nghĩa sâu xa trong đó phần nhiều không rõ ràng
Khi đến dưới đài Phân kinh này
Mới biết “kinh không chữ” mới thật là chân kinh

Chỉ khi chứng qua cảnh huống cụ thể này, ông mới thực sự giác ngộ được lời dạy của kinh Kim Cương: “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (chớ có trụ vào một cái gì mà sinh ra tâm mình).

Tác phẩm trình bày trực tiếp nhất tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du là bài “Văn tế thập loại chúng sinh”. Đây là bài văn tế đặc biệt trong kho tàng văn tế của Việt Nam, nó được Nguyễn Du làm ra để khóc các cô hồn nhân ngày lễ “xá tội vong nhân” rằm tháng bảy hàng năm. Trong bài văn này, Nguyễn Du đã thể hiện một sự thương cảm vô bờ bến đối với nỗi thống khổ của mọi kiếp người trong cuộc đời. Có thể khi sinh thời, con người ta mỗi người một cảnh, có số phận, có địa vị khác nhau, có kẻ sang người hèn, kẻ cao người thấp, có kẻ gây oán chuốc thù, có người chịu oan khiên, đầy đoạ… từ đứa trẻ “lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha” cho đến “những kẻ mũ cao áo rộng”. Nhưng tất cả đều cùng chịu cái chết oan nghiệt:

Kìa những kẻ chìm sông lạc suối
Cũng có người sẩy cối sa chân
Có người leo giếng đứt dây
Người trôi nước lũ, kẻ lây lửa thành
Ngf thì mắc sơn tinh thuỷ quái
Người thì sa nanh sói ngà voi
Có người có đẻ không nuôi
Có người sa sảy, có người khốn thương…
Họ đều là những oan hồn vất vưởng:
Mỗi người một nghiệp khác nhau
Hồn siêu phách lạc biết đâu bây giờ?
Nên họ đều cần được yêu thương, cần được thông cảm.

Có người cho rằng tác phẩm này có tính hạn chế, vì nó đã thể hiện một thái độ “mơ hồ giai cấp”, một “tình yêu vô bờ bến”, một tình thương không giới hạn. Điều đó không đúng. Nguyễn Du không nói tới người sống. Nguyễn Du chỉ nói tới người đã chết. Và ông chỉ nói tới những “oan hồn”, cần được “xá tội vong nhân”. Dù khi sinh thời, người đó như thế nào, nhưng nếu bị chết oan khuất, thì đều đáng thương, đều được cảm thông. Đây là một tư tưởng lớn. Tư tưởng nhân văn cao cả đó chỉ có thể có được trên nền tảng của tư tưởng Phật giáo. Chỉ có thể là tư tưởng bác ái của nhà Phật mới đủ sức bao quát và cứu khổ cho mọi loài, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, già trẻ, lớn bé như thế. Tất cả chúng sinh đều trở nên nhỏ bé và đều cần được cứu giúp như nhau. Lời thơ của Nguyễn Du cất lên, như mời gọi, như động viên, như nhắn nhủ mọi kiếp khổ đau:

Nhờ Đức Phật siêu sinh tịnh độ,
Bóng hào quang cứu khổ độ u.
Rắp hoà tứ hải quần chu,
Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không.
… Nhờ phép Phật oai linh dũng mãnh,
Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao.
… Mười loài là những loài nào?
Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh.
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh,
Có chữ rằng “vạn cảnh giai không”
… Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.

Nhưng có lẽ tư tưởng Phật giáo của Nguyễn Du được trình bày một cách đặc sắc nhất là trong tác phẩm bất hủ “Truyện Kiều”. Tư tưởng Phật giáo được ông trình bày một cách nghệ thuật qua các hình tượng thơ, qua hành động của các nhân vật, các tình huống của câu chuyện, các diễn biến và xung đột của cốt truyện…

Tư tưởng nghệ thuật căn bản của Nguyễn Du trong tác phẩm này là đấu tranh cho quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Ông ca ngợi những con người “tài tình” của mọi thời đại, và ông cho rằng họ phải có quyền được sống, được hưởng hạnh phúc. Nhưng giấc mơ hạnh phúc của những con người tài tình nhanh chóng tan vào mây khói trước thực tế đổi thay, trước biến động khôn lường của số phận. Giấc mơ đó tan vỡ như mối tình của đôi trai tài gái sắc Kim Trọng – Thuý Kiều.

Ông lên tiếng chống lại bất công và sự chà đạp tàn bạo của chế độ phong kiến đối với con người. Trong xã hội khi mà cái xấu, cái ác ngang nhiên hoành hành, thì số phận con người không lấy gì làm đảm bảo. Vì thế, Nguyễn Du đã từng mơ những giấc mơ công lý. Ông muốn có một người anh hùng như Từ Hải “đội trời đạp đất ở đời” để đạp bằng mọi bất công, để ân oán phân minh, để con người được báo ân và trả thù, để mong cầu một cuộc sống an ổn và công bằng. Nhưng giấc mơ ấy vẫn chỉ là một giấc mơ. Sau bao sảng khoái hào hùng, là một thực tế ảm đạm. Từ Hải bị giết, và Thuý Kiều lại tiếp tục cuộc đời nhơ khổ.

Dường như tất cả mọi con đường đều đã đóng lại trước mắt nàng Kiều. Dường như nàng khó lòng mà thoát ra khỏi cái “trường dạ tối tăm trời đất” của chế độ phong kiến. Cuối cùng thì Thuý Kiều cũng phải gieo mình xuống sông Tiền Đường để trốn khỏi cuộc đời. Nhưng Nguyễn Du không đành để cho nàng chết. Trong lúc bi phẫn đến tột độ, Nguyễn Du đã tìm đến một giải pháp cuối cùng, là để nàng Kiều nương nhờ nơi cửa Phật. Chỉ có cửa Phật mới có thể cứu rỗi được con người khỏi đau khổ. Chỉ có nhà Phật mới có khả năng “thả một bè lau” đưa người đến Bến Giác, đến với hạnh phúc. Nguyễn Du muốn nhà Phật cứu giúp nàng, tái sinh cho nàng, để nàng được sống mà không phải lo luỵ khổ đau. Và thế là, sau 15 năm lưu lạc, đoạ đầy, nàng Kiều nhận ra rằng, cửa Phật mới là chốn dung thân của nàng.

Có lẽ trong lịch sử văn học Việt Nam, không có ai phản ánh một cách sâu sắc và thuyết phục bằng Nguyễn Du về vai trò của Phật giáo đối với việc cứu người trong những hoạn nạn. Có thể Nguyễn Du đến với nhà Phật là do bế tắc trong hiện thực. Từ “tư tưởng Tài Tình” với thái độ “thương người tiếc tài”, Nguyễn Du đi đến “tư tưởng chữ Tâm” nhưng là với thái độ bảo vệ Tài Tình tuyệt đối. Đây là một chuyển biến tư tưởng hết sức quan trọng của Nguyễn Du.

Đọc tác phẩm “Truyện Kiều”, thấy rằng, tư tưởng Phật giáo không phải một sự lựa chọn có tính tình thế, hay ngẫu nhiên, hay vì quẫn bách của Nguyễn Du. Triết lý nhân sinh của nhà Phật đã từng là một sự lựa chọn từ rất sớm của ông. Bởi từ rất sớm, ông đã nhận thấy sự vô vọng của việc giải thoát con người khỏi đau khổ trong cuộc đời hiện thực. Trong quá trình đi tìm chân lý, đi tìm giải pháp cho câu hỏi tồn tại của con người, ông đã dừng lại ở Phật giáo. Không phải chỉ đến khi Thuý Kiều hết đường sống thì ông mới cho nàng đi tu.

Ngay từ khi bắt tay vào viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã hình dung thấy cái đích phải đến của nàng là như vậy. Có thể có người cho rằng đây là một sự khiên cưỡng của ông, hay là một tấn bi kịch bất đắc dĩ. Nhưng tôi cho rằng, đây là một sự lựa chọn từ khi Nguyễn Du để cho nàng Kiều bước chân vào cuộc đời này. Từ cái buổi chiều xuân định mệnh trong khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời “Cỏ non xanh rợn chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để Kim Kiều gặp gỡ, và nhất là từ cái đêm “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi tìm hạnh phúc của cô gái 15 tuổi ấy, bàn chân cô bắt đầu bước trên con đường đời đầy chông gai và bất trắc. Bàn chân ấy còn phải đi hết chặng đường 15 năm oan khổ mới đến được cái đích của cuộc đời, là chốn cửa Thiền.

Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thể hiện rõ triết lý Phật giáo trong việc giải quyết vấn đề số phận con người. Triết lý Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc giải toả những bế tắc, tuyệt vọng trong tâm trạng nhà thơ khi dẫn dắt nhân vật đi trong cái xã hội vạn ác ấy. Không phải ngẫu nhiên mà ở những khúc quanh, đoạn gấp, trong những biến cố quan trọng nhất của cuộc đời Thuý Kiều, Phật giáo thường xuất hiện như một lực lượng phù trợ có hiệu lực, linh nghiệm và huyền bí nhất. Chỉ những khi Thuý Kiều đau khổ, tuyệt vọng và bất lực nhất, thì lại được sự an ủi và cứu giúp có hiệu quả nhất của nhà Phật. Đó chính là lối thoát cho số phận con người chứ không phải là một triết lý giải thoát cho tư tưởng. Vì thế, trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du thường dành những vần thơ đẹp đẽ và tin tưởng nhất cho nhà Phật:

- Cho hay giọt nước cành dương
Lửa lòng tưới tắt mọi đường tình duyên

- Cửa Thiền vào cữ cuối xuân
Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời.

- Nạn xưa trút sạch làu làu
Duyên xưa chưa dễ biết đâu chốn này.

- Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.

- Có trời mà cũng tại ta,
Tu là cõi phúc, tình là dây oan.

Đây là một tác phẩm xuất sắc về đường đi và cái đích mà con người hữu tình trong “hội đoạn trường” cần phải đến trong cái xã hội vạn ác. Đúng là Nguyễn Du muốn “thả một bè lau” để đưa Thuý Kiều vượt qua bể khổ để đến với bến bờ hạnh phúc.

Có thể bến bờ hạnh phúc đó chỉ là một giấc mơ. Nhưng “trong trường dạ tối tăm trời đất” ấy, có được một giấc mơ đẹp như thế thì thật đáng quý đến nhường nào.

TS Nguyễn Phạm Hùng
(Tạp chí Nghiên cứu Phật học)

Người gửi bài: Tâm Minh Nguyễn Ngọc Gia
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2010(Xem: 6454)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta. Ý câu này, Ngài bảo đệ tử của Ngài, ai muốn tu, muốn hành theo hạnh Ngài thì phải rõ các hành vi của ngài. Nghĩa là: xét rõ nguyên nhân của Ngài, sẽ tin và làm theo, chớ đừng làm càn, tin bướng thì khác nào không phải lương y mà giả xưng là lương y, cách đó rất tai hại. Chúng ta nên biết: "Bồ Tát thị hiện phàm phu, chính phàm phú đó là hóa thân Bồ tát; còn phàm phu giả xưng Bồ tát thì Bồ tát ấy là Bồ tát của phàm phu". Nếu đem tâm phàm phu đó hành xử thì chỉ chuốc lấy phiền não khổ đau.
03/10/2010(Xem: 9511)
HT Minh Tâm (Khinh Anh) , 50 năm một đời người - Một đời đạo Pháp - phần 1 - Ngày Vía Quan Âm sắp đến.. 19 tháng 2 năm Giáp Ngọ . Chùa Phật Ân Tổ chức lễ Hoàn Nguyện , sau hai năm trùng kiến Ngôi Chánh Điện lần cuối và một số hạng mục khác. Vì nhân duyên đó , xin giới thiệu đến với quý thiện nam tín nữ , Phật tử gần xa , các Bậc Thiện Tri Thức . Một chuỗi hình ảnh của thầy Minh Tâm đã chuyển thể qua video , từ năm 1963 - 2014 . với nhan đề : THẦY MINH TÂM , 50 NĂM MỘT ĐỜI NGƯỜI - MỘT ĐỜI VÌ ĐẠO PHÁP . Trong quá trình sưu tầm , dàn dựng . Sai sót là điều khó tránh khỏi , kính mong quý vị hoan hỷ . NAM MÔ HOANG HỶ TẠNG BỒ TÁT .
29/09/2010(Xem: 9939)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
28/09/2010(Xem: 7820)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
23/09/2010(Xem: 6631)
Hòa Thượng Thích Phước Huệ sanh năm 1922, tại ấp Mỹ Thủy, xã Thạnh Mỹ Lợi, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định, miền Nam Việt Nam. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Hoạch, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Ngọc.
19/09/2010(Xem: 8186)
Ngay từ hồi nhỏ tâm hồn tôi đã hướng về đạo Phật. Tôi it nói, sống trong trầm lặng, ham đọc sách, nhất là những sách về đạo Phật viết cho trẻ em. Tôi chỉ có vài đứa bạn cũng giống tính tôi, gặp nhau thì vào buồng thủ thỉ thù thì nói chuyện với nhau. Cha tôi buôn bán lớn, giao thiệp nhiều, và cũng như phần đông các nhà kinh doanh hồi đó, đều quen biết các vị sư và đóng góp nhiều cho chùa chiền. Khi các thầy đến thăm cha tôi, lúc nào tôi cũng đứng gần nghe ngóng say sưa và dâng trà cho các thầy.
04/09/2010(Xem: 5898)
"Cây héo vào xuân hoa nỡ rộ Gió đưa nghìn dặm nức hương thần." Thiền Uyển Tập Anh ( Anh Tú Vườn Thiền) ghi về sư như sau: " Thiền Sư Viên Chiếu (999-1090) thuộc thế hệ thứ bảy dòng Vô Ngôn Thông.Thiền Sư họ Mai, tên Trực người huyện Long Đàm châu Phúc Điền, là con người anh thái hậu Linh Cảm đời Lý. Thuở nhỏ ông thông minh mẫn tuệ, hiếu học. Nghe tiếng trưỡng lão ở chùa Mật Nghiêm giỏi xem tướng, ông bèn đến nhờ xem hộ.
21/08/2010(Xem: 10492)
Tại một ngôi chùa Việt ở Bangkok (Thái Lan), nhục thân của Hòa thượng Thích Phổ Sái vẫn còn nguyên vẹn hình hài sau hơn 50 năm kể từ khi ngài viên tịch. Tọa lạc tại khu Yaowarat (khu phố Tàu) ở Bangkok, ngôi chùa mang tên rất Việt Nam là Khánh Vân có một lịch sử lâu đời do các Hòa thượng người Việt thành lập. Đây là một trong những ngôi chùa Việt thuộc hệ Annamnikaya hay còn gọi là An Nam Tông ở Bangkok. Chính tại chùa Khánh Vân này, nhục thân của Hòa thượng Thích Phổ Sái (pháp danh Giác Lượng), một nhà tu hành gốc Việt, được lưu giữ và thờ cúng.
18/07/2010(Xem: 7506)
Kính bạch Sư Tổ! Chúng con đang tập tiếp xúc với Người qua hình ảnh một bậc thầy già chốn núi rừng Dương Xuân. Một túp liều tranh, một bà mẹ già và với ba người đệ tử. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của Sư Tổ. Người có thời gian chăm sóc mẹ già và trao truyền những hoa trái tu học cho những người học trò yêu quý. Xuất thân từ làng Trung Kiên – một vùng đất Phật giáo ở Quảng Trị, Sư Tổ đã đến chùa Thiên Thọ (Báo Quốc) núi Hàm Long – Huế, để xuất gia học đạo với Thiền sư Phổ Tịnh, lúc đó Người chỉ mới lên bảy tuổi. Đến năm 30 tuổi, nhận thấy nơi Sư Tổ có chí khí của một bậc Xuất trần nên Sư Tổ được Bổn sư phú pháp truyền đăng với bài kệ: Nhất Định chiếu quang minh Hư không nguyệt mãn viên Tổ tổ truyền phú chúc Đạo Minh kế Tánh Thiên.
04/07/2010(Xem: 10975)
-Người đi tiên phong và nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển trí tuệ, từ bi và hòa bình- -Nhà lãnh đạo toàn cầu trong phong trào vì hòa bình, nhân quyền và sức khỏe cộng đồng-
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]