Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính Tiễn Thầy Phạm Công Thiện

16/10/201017:17(Xem: 8419)
Kính Tiễn Thầy Phạm Công Thiện

 

 

 phamcongthien-11-2008

 

 

 

Kính Tiễn Thầy Phạm Công Thiện

 

Huỳnh Kim Quang


Ấn tượng khó quên mà lần đầu tiên tôi gặp Thầy Phạm Công Thiện là Thầy đã khuyên tôi nên tinh tấn tu tập, thực hành lời Phật dạy và niệm Phật.

Lần đó là vào giữa năm 1991, nửa năm sau khi tôi từ New York dời về Cali để sống, tại Chùa Diệu Pháp, thành phố Monterey Park, Los Angeles. Trong đầu tôi, trước khi gặp Thầy, mường tượng ra một Phạm Công Thiện hiên ngang và nói thao thao bất tuyệt về triết học Tây Phương, về Trung Quán, về Bát Nhã, v.v... Nhưng không, tất cả những suy nghĩ viễn vông và mộng tưởng đó đều bị sụp đổ tan tành khi tôi ngồi đối diện với Thầy Phạm Công Thiện trong một căn phòng nhỏ ở Chùa Diệu Pháp. Thầy Phạm Công Thiện, với dáng điệu từ tốn, khiêm cung, trầm lặng, chỉ nói những điều hết sức bình thường, chỉ khuyên những điều hết sức phổ thông mà người Phật tử nào cũng thường nghe quý Thầy khuyên bảo như thế.

Tuy nhiên, đối với tôi thì điều này lại là một sự kiện không bình thường, một ấn tượng sâu sắc khiến tôi khó quên. Duyên do là vì sự phản nghịch giữa hiện thực trước mắt và ý tưởng trong đầu mà trong khoảnh khắc tức thì tôi không biết làm sao để dung hóa. Trong đầu óc tôi, Thầy Phạm Công Thiện là một triết gia, tư tưởng gia, đã từng một thời khuấy động không khí văn học và triết học tại Miền Nam trước năm 1975. Tôi đã từng đọc những cuốn như “Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học,” “Hố Thẳm Tư Tưởng,” “Im Lặng Hố Thẳm,” “Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng,” “Ngày Sinh Của Rắn,” v.v… của Thầy từ hồi mới 15, 16 tuổi. Bây giờ trước mặt tôi là một Thầy Phạm Công Thiện đơn sơ, bình dị và trầm mặc chỉ khuyên tôi thường niệm Phật. Đối với tôi, lúc đó, là một chuyện lạ. Có vẻ như Thầy đã dùng cách đó để khai thị cho tôi điều gì. Phải chăng Thầy muốn nói rằng tất cả những triết thuyết và lý luận cuối cùng rồi cũng chỉ là hý luận, mà điều thực tiễn, lợi lạc nhất chính là điều phục tâm mình để thoát ra khỏi những vướng mắc của danh ngôn.

Những năm tháng sau đó, càng gần gũi với Thầy tôi càng hiểu rằng Phật Pháp mới chính là chất liệu sống chính yếu nhất của Thầy. Có lần, khi Thầy còn ở tại Chùa Diệu Pháp, tôi vào phòng thăm Thầy, tôi thấy Thầy nằm trên giường có vẻ mệt mỏi. Tôi hỏi Thầy có sao không. Thầy bảo Thầy mệt từ đêm hôm qua tới giờ. Rồi Thầy lại trấn an tôi rằng không sao đâu, đừng lo cho Thầy, Thầy đã và đang dùng thiền định và thần chú để tự điều trị. Thầy thường xuyên trì chú. Nhiều lần Thầy đã dạy cho tôi mấy câu chú. Thầy còn dạy tôi hãy dạy cho đứa con gái của tôi câu chú “Án Ma Ni Bát Mê Hồng,” để làm món quà quý giá nhất cho cả cuộc đời nó. Bây giờ cháu lớn lên, đi học xa, tôi mới thấy lời dạy của Thầy thật đúng.

Thầy Phạm Công Thiện là người có lòng với Phật Pháp nói chung và với những anh em lớp trẻ như chúng tôi nói riêng. Trong nhóm Chân Nguyên hồi đó, Thầy thường xuyên khuyến khích quý Thầy Viên Lý, Minh Dung, Thông Niệm, Đồng Trí, và mấy anh em cư sĩ như Vân Nguyên, Vĩnh Hảo và tôi sáng tác, dịch thuật về Phật Pháp để góp phần vào việc truyền bá Chánh Pháp. Thầy chính là người mua sách tặng và khuyến khích tôi dịch cuốn “Đức Đạo Kinh,” và “Những Mộng Đàm Về Phật Giáo Thiền Tông.” Thầy còn mua tặng cho tôi cuốn “The Buddhist I Ching,” bản dịch từ tác phẩm Kinh Dịch Phật Giáo của Tổ Ngẫu Ích Trí Húc, và khuyên tôi dịch, nhưng mãi đến hôm nay tôi cũng chưa dịch xong. Năm ngoái, khi đến Việt Báo thăm, Thầy còn nhắc tôi dịch cho xong cuốn sách đó.

Lần đó, Thầy kêu tôi lái xe đưa Thầy lên tiệm sách Bodhi Tree ở Los Angeles để Thầy mua sách. Trên đường đi, Thầy kể tôi nghe rất nhiều chuyện và dạy rất nhiều điều về Phật Pháp. Cao hứng, Thầy nói rằng nếu trên đời này mà không có đàn bà thì Thầy thành Phật ngay tức khắc. Trong thâm tâm tôi, tôi tin lời Thầy nói đó là thật. Bởi vì với một người có trí tuệ sâu thẳm như Thầy thì chuyện kiến đạo là điều có thể thực hiện dễ dàng, chỉ còn lại phần tu đạo, mà cái chướng duyên lớn nhất là ái dục. Cũng lần đó, Thầy nói với tôi rằng nhờ Phật Pháp cứu mà Thầy còn sống tới hôm nay, nếu không thì Thầy đã tự tử chết từ lâu vì những khủng hoảng trong cuộc sống. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 30487)
Hòa thượng pháp danh Thiền Tâm, pháp hiệu Liên Du, tự Vô Nhất thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, thế danh Nguyễn Nhựt Thăng, sinh năm 1925 (Ất Sửu) tại xã Bình Xuân, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Song thân là cụ Nguyễn Văn Hương và cụ Trần Thị Dung pháp danh Giác Ân. Ngài là người thứ 10 trong số 13 anh em, 4 trai, 9 gái.
09/04/2013(Xem: 8307)
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, thế danh Vũ Văn Khang, sinh ngày 23/12/1921 (Tân Dậu), tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Cụ Ông Vũ Đức Khanh, thân mẫu là Cụ Bà Đỗ Thị Thinh. Hoà thượng có 5 anh chị em, 3 trai 2 gái. Ngài là con thứ 4 trong gia đình.
09/04/2013(Xem: 6271)
Lý Càn Đức (Bính Ngọ 1066 - Mậu Thân 1128) là vua thứ 4 nhà Lý, con trai duy nhất của vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân tức Linh Nhân hoàng hậu. Càn Đức sinh ra ở Cung Động Tiên, gác Du Thiềm (gác thưởng Trăng) vào tháng Giêng năm Bính Ngọ, niên hiệu Chương Thánh năm thứ 8 (23-2-1066), hồi vua Thánh Tông đã ngoài 40 tuổi. Một ngày sau ngày sinh thì được lập làm Thái tử, 6 tuổi vua cha mất, được tôn làm vua, tức vua Lý Nhân Tông. Vua có tướng hảo, tâm hiền, bản chất thông minh dũng lược.
09/04/2013(Xem: 7306)
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con người và sự nghiệp Lý Công Uẩn. Giá trị lịch sử của một con người không chỉ ảnh hưởng đến tự thân mà dư âm giá trị lịch sử của con người đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến muôn người khác từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và quả thật, Vạn Hạnh Thiền sư là người có công rất lớn trong việc khai sáng ra triều đại nhà Lý thì Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên thực thi tinh thần Vạn Hạnh bằng tất cả sự thể nhập "Đạo Pháp - Dân tộc" trong một thực thể duy nhất.
09/04/2013(Xem: 13918)
Có lần trong tù, đói quá, Thầy Quảng Độ nằm mơ thấy được nhà bếp cho một cái bánh bao. Ăn xong thấy bụng căng thẳng, no nê, rất hạnh phúc. Sự thật là đêm ấy, trước khi đi ngủ, vì đói quá nên thấy uống nước cho đầy bụng dễ ngủ. Và Thầy đã đái dầm ra quần. Sáng hôm đó Thầy có làm một bài thơ.
09/04/2013(Xem: 7312)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
09/04/2013(Xem: 8650)
Từ ngày 18-23/5/1996 HT.Thích Minh Châu, Phó CT kiêm Tổng thư ký GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Hiệu trưởng trường CCPHVN... đã lên đường đến Thái Lan để nhận bằng Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự (Honarary Doctorate Degree in Buddhist studies) tại Đại Học Phật Giáo Mahachulalongkornrajvidyalaya, Thủ đô Bangkok, Thái lan.
09/04/2013(Xem: 10895)
Thiền sư THÍCH ĐỨC NHUẬN, pháp hiệu Trí Tạng, thế danh Đồng Văn Kha, sinh ngày 14 tháng Chạp năm Quí hợi (thứ bảy, ngày 19 tháng giêng, 1924). Chính quán : làng Lạc Chính, xã Duyên Bình, huyện Trực Ninh, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Đồng Văn Trung và thân mẫu là bà chính thất Hà Thị Thìn hiệu Trinh Thục (cả hai vị đều đã mãn phần). Là con thứ tư trong một gia đình thanh bần - dòng quí tộc. Ngài có 2 anh, 1 chị và 3 người em dì bào (2 trai, 1 gái).
09/04/2013(Xem: 5729)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân sinh là cụ Lâm Hũu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương.
09/04/2013(Xem: 7899)
Hòa Thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc – Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông. Sau đó Ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhatanga) suốt mười hai năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]