Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính Tiễn Thầy Phạm Công Thiện

16/10/201017:17(Xem: 8426)
Kính Tiễn Thầy Phạm Công Thiện

 

 

 phamcongthien-11-2008

 

 

 

Kính Tiễn Thầy Phạm Công Thiện

 

Huỳnh Kim Quang


Ấn tượng khó quên mà lần đầu tiên tôi gặp Thầy Phạm Công Thiện là Thầy đã khuyên tôi nên tinh tấn tu tập, thực hành lời Phật dạy và niệm Phật.

Lần đó là vào giữa năm 1991, nửa năm sau khi tôi từ New York dời về Cali để sống, tại Chùa Diệu Pháp, thành phố Monterey Park, Los Angeles. Trong đầu tôi, trước khi gặp Thầy, mường tượng ra một Phạm Công Thiện hiên ngang và nói thao thao bất tuyệt về triết học Tây Phương, về Trung Quán, về Bát Nhã, v.v... Nhưng không, tất cả những suy nghĩ viễn vông và mộng tưởng đó đều bị sụp đổ tan tành khi tôi ngồi đối diện với Thầy Phạm Công Thiện trong một căn phòng nhỏ ở Chùa Diệu Pháp. Thầy Phạm Công Thiện, với dáng điệu từ tốn, khiêm cung, trầm lặng, chỉ nói những điều hết sức bình thường, chỉ khuyên những điều hết sức phổ thông mà người Phật tử nào cũng thường nghe quý Thầy khuyên bảo như thế.

Tuy nhiên, đối với tôi thì điều này lại là một sự kiện không bình thường, một ấn tượng sâu sắc khiến tôi khó quên. Duyên do là vì sự phản nghịch giữa hiện thực trước mắt và ý tưởng trong đầu mà trong khoảnh khắc tức thì tôi không biết làm sao để dung hóa. Trong đầu óc tôi, Thầy Phạm Công Thiện là một triết gia, tư tưởng gia, đã từng một thời khuấy động không khí văn học và triết học tại Miền Nam trước năm 1975. Tôi đã từng đọc những cuốn như “Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học,” “Hố Thẳm Tư Tưởng,” “Im Lặng Hố Thẳm,” “Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng,” “Ngày Sinh Của Rắn,” v.v… của Thầy từ hồi mới 15, 16 tuổi. Bây giờ trước mặt tôi là một Thầy Phạm Công Thiện đơn sơ, bình dị và trầm mặc chỉ khuyên tôi thường niệm Phật. Đối với tôi, lúc đó, là một chuyện lạ. Có vẻ như Thầy đã dùng cách đó để khai thị cho tôi điều gì. Phải chăng Thầy muốn nói rằng tất cả những triết thuyết và lý luận cuối cùng rồi cũng chỉ là hý luận, mà điều thực tiễn, lợi lạc nhất chính là điều phục tâm mình để thoát ra khỏi những vướng mắc của danh ngôn.

Những năm tháng sau đó, càng gần gũi với Thầy tôi càng hiểu rằng Phật Pháp mới chính là chất liệu sống chính yếu nhất của Thầy. Có lần, khi Thầy còn ở tại Chùa Diệu Pháp, tôi vào phòng thăm Thầy, tôi thấy Thầy nằm trên giường có vẻ mệt mỏi. Tôi hỏi Thầy có sao không. Thầy bảo Thầy mệt từ đêm hôm qua tới giờ. Rồi Thầy lại trấn an tôi rằng không sao đâu, đừng lo cho Thầy, Thầy đã và đang dùng thiền định và thần chú để tự điều trị. Thầy thường xuyên trì chú. Nhiều lần Thầy đã dạy cho tôi mấy câu chú. Thầy còn dạy tôi hãy dạy cho đứa con gái của tôi câu chú “Án Ma Ni Bát Mê Hồng,” để làm món quà quý giá nhất cho cả cuộc đời nó. Bây giờ cháu lớn lên, đi học xa, tôi mới thấy lời dạy của Thầy thật đúng.

Thầy Phạm Công Thiện là người có lòng với Phật Pháp nói chung và với những anh em lớp trẻ như chúng tôi nói riêng. Trong nhóm Chân Nguyên hồi đó, Thầy thường xuyên khuyến khích quý Thầy Viên Lý, Minh Dung, Thông Niệm, Đồng Trí, và mấy anh em cư sĩ như Vân Nguyên, Vĩnh Hảo và tôi sáng tác, dịch thuật về Phật Pháp để góp phần vào việc truyền bá Chánh Pháp. Thầy chính là người mua sách tặng và khuyến khích tôi dịch cuốn “Đức Đạo Kinh,” và “Những Mộng Đàm Về Phật Giáo Thiền Tông.” Thầy còn mua tặng cho tôi cuốn “The Buddhist I Ching,” bản dịch từ tác phẩm Kinh Dịch Phật Giáo của Tổ Ngẫu Ích Trí Húc, và khuyên tôi dịch, nhưng mãi đến hôm nay tôi cũng chưa dịch xong. Năm ngoái, khi đến Việt Báo thăm, Thầy còn nhắc tôi dịch cho xong cuốn sách đó.

Lần đó, Thầy kêu tôi lái xe đưa Thầy lên tiệm sách Bodhi Tree ở Los Angeles để Thầy mua sách. Trên đường đi, Thầy kể tôi nghe rất nhiều chuyện và dạy rất nhiều điều về Phật Pháp. Cao hứng, Thầy nói rằng nếu trên đời này mà không có đàn bà thì Thầy thành Phật ngay tức khắc. Trong thâm tâm tôi, tôi tin lời Thầy nói đó là thật. Bởi vì với một người có trí tuệ sâu thẳm như Thầy thì chuyện kiến đạo là điều có thể thực hiện dễ dàng, chỉ còn lại phần tu đạo, mà cái chướng duyên lớn nhất là ái dục. Cũng lần đó, Thầy nói với tôi rằng nhờ Phật Pháp cứu mà Thầy còn sống tới hôm nay, nếu không thì Thầy đã tự tử chết từ lâu vì những khủng hoảng trong cuộc sống. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2020(Xem: 24653)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
04/05/2020(Xem: 11545)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
01/05/2020(Xem: 9930)
Trang Nhà Quảng Đức vừa hay tin Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Chiếu Thượng Thủ Hội Đồng Tăng Già Bản Thệ Tác giả, Soạn giả của nhiều bộ truyện cổ Phật Giáo vừa viên tịch tại Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai lúc 14 giờ 50 phút chiều ngày Rằm Tháng Tư Âm lịch Canh Tý (07/05/2020) Trụ Thế : 89 năm và 69 hạ lạp
01/05/2020(Xem: 8749)
Cáo Phó Tang Lễ Thượng Tọa Thích Kiến Như vừa viên tịch tại Hoa Kỳ
25/04/2020(Xem: 9042)
Cáo Bạch Tang Lễ Hòa Thượng Thích Giác Huệ vừa viên tịch tại Paris, Pháp Quốc
14/04/2020(Xem: 4571)
Hiện thân đại sỹ giữa đời, Nâng vàng pháp học, hiện lời danh ngôn. Sài Thành Đức tịnh hương thơm, Nhã âm bang Phước, dung tâm trải lòng.
09/04/2020(Xem: 6454)
Đôi dòng suy nghĩ về việc nữ Phật tử Mai Phương “cải đạo” lúc cuối đời Người xưa bảo: Mỹ nhân tự cổ như danh tướng Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu! Dịch: Giai nhân, danh tướng xưa nay Không cho đời thấy tóc phai bạc màu! Vâng, Mai Phương, một nghệ sĩ Việt Nam xinh đẹp và hiền lành vừa mới ra đi khi mái tóc còn xanh, để lại biết bao tiếc thương cho đồng nghiệp, người hâm mộ, và rất nhiều tăng ni, Phật tử. Trong sự tiếc thương mất mát này, còn có sự tiếc nuối, xót xa trước hoàn cảnh của Mai Phương lúc cuối đời. Ngoài ra, dư luận còn bức xúc trước sự cuồng tín mà mẹ của Mai Phương đã áp đặt lên một thân thể đang bị bệnh tật dày vò và một tinh thần rã rượi lúc sắp lâm chung của con mình. Mai Phương ra đi, như một tảng đá nặng đã rơi vào lòng đại dương mênh mông không còn dấu vết, nhưng những gợn sóng biển mà nó tạo ra vẫn còn lan tỏa, ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận xã hội, trong đó có giới Phật giáo.
08/04/2020(Xem: 7527)
Chúa - Bồ Tát Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu là bậc hiền tài. Ngoài lập công lớn trong việc mở mang bờ cõi, Ngài còn có công lao lớn trong việc xây dựng và phát triển Phật giáo xứ Đàng Trong. Ngài đem đạo và đời một cách sáng tạo như biết dung hóa Phật - Nho để áp dụng vào việc ích nước, lợi dân. Chúng ta tìm hiểu về cuộc đời của Ngài cũng là để làm sáng tỏ công nghiệp trên.
29/03/2020(Xem: 8255)
Hòa thượng Thích Đồng Chơn thế danh là Bùi Văn Bảy, sanh năm Đinh Hợi (1947), nguyên quán thôn Trung Tín, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định - nay là thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Thân phụ của Ngài là Bùi Tân, Pháp danh Đồng Niên, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Hội, Pháp danh Đồng Hiệp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]