Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài mẫu chuyện để tưởng niệm Cố Hoà Thượng Thiền Tâm.

19/09/201003:05(Xem: 6861)
Vài mẫu chuyện để tưởng niệm Cố Hoà Thượng Thiền Tâm.

htthichthientam
Vài mẫu chuyện để tưởng niệm

Cố Hoà Thượng Thiền Tâm.

Thoại Hoa.

 

Ngay từ hồi nhỏ tâm hồn tôi đã hướng về đạo Phật. Tôi it nói, sống trong trầm lặng, ham đọc sách, nhất là những sách về đạo Phật viết cho trẻ em. Tôi chỉ có vài đứa bạn cũng giống tính tôi, gặp nhau thì vào buồng thủ thỉ thù thì nói chuyện với nhau. Cha tôi buôn bán lớn, giao thiệp nhiều, và cũng như phần đông các nhà kinh doanh hồi đó, đều quen biết các vị sư và đóng góp nhiều cho chùa chiền. Khi các thầy đến thăm cha tôi, lúc nào tôi cũng đứng gần nghe ngóng say sưa và dâng trà cho các thầy. Mới chừng mười tuổi, khi bắt đầu hiểu biết hơn về đạo, tôi đã muốn xin quy y. Tôi thường theo cha tôi đi vào tổ đình Ấn Quang, các chùa Xá Lợi, Dược Sư, Từ Nghiêm, và rất nhiều thầy đề nghị quy y cho tôi, vì các thầy đều quen biết cha tôi. Rất lạ là hồi đó, tuy còn bé, nhưng tôi rất bướng bỉnh, không chịu thầy nào làm Bổn Sư mình. Tôi khăng khăng nói là tôi đã biết trước thầy tôi sẽ là ai.

Khi lớn lên, tôi thường tới lui Cô Nhi Viện Diệu Quang ở Phú Lâm để giúp các sư cô chăm sóc trẻ em mồ côi. Cho đến khi tôi hai mươi tuổi, một ngày nọ, trên đường từ Phú Lâm về, xe tôi chạy ngang An Dưỡng Địa, Lò Hoả Táng, cạnh Cô Nhi Viện, tôi nhìn vào thấy có ba cái cốc. Tôi ngạc nhiên không biết sao ở chốn này lại có người ở. Không hiểu do điều gì xui khiến, tôi đòi dừng xe, mạnh dạn bước vào, gỏ cửa một trong ba cái cốc tịnh thất. Một vị sư ra mở cửa. Tôi chưa bao giờ gặp vị đó, và rất ngạc nhiên thấy nhà sư vui mừng trên nét mặt. Tôi đứng sửng sốt, hai chân bám xuống đất, không dám cử động, nói phều-phào qua màng lệ : « Thôi đúng rồi, nay con đã tìm ra thầy con rồi. Bạch Thầy, bao nhiêu năm nay con đi tìm Thầy. Thầy có chịu làm Bổn Sư của con không ? » Thầy mỉm cười trả lời : « Thầy đã chờ con từ lâu rồi. Ngày mai con đem hoa quả lên đây, thầy sẽ quy y cho con » Vị sư đó là thầy Thiền Tâm.

Tôi về thưa với cha tôi. Cha tôi không quen Thầy, nhưng cũng nhận lời, cho người mang hoa quả tới. Sau khi làm lễ, Thầy đặt cho tôi pháp danh là Thoại Hoa. Tôi rất thích pháp danh đó, tuy tôi không hiểu rõ ý nghĩa của nó. Hồi đó tôi còn nhút nhát, cũng không dám hỏi Thầy. Mãi mấy chục năm sau, trong một dịp đi hành hương bên Ấn Độ, theo vết con đường tu hành của đức Phật Thích Ca, tôi mới được Hòa Thượng Huyền Vi giải nghĩa cho. Thầy Huyền Vi nói : « Chà, cô này có pháp danh rất hay. Để thầy giảng nghĩa cho mọi người nghe : Hoàng hậu Ma Gia một buổi sáng ấm nắng đi dạo chơi trong vườn Lâm Tỳ Ni, bỗng thấy một đóa linh hoa thoại vừa mới trổ. Hoàng hậu tự nhủ : « Hoa này rất là hiếm, ít người được thấy, vì vạn năm mới nở một lần, và chỉ nở khi có điềm lành ». Bà hài lòng với tay hái hoa, thì ngay lúc đó chuyển bụng sanh ra thái tử Tất Đạt Đa. Thầy của cô đặt cho cô tên Thoại Hoa là muốn nhắc nhở tới sự tích này »

Sau ngày phát nguyện quy y, mổi lần đi lên Cô Nhi Viện Diệu Quang, tôi không quên ghé thăm thầy Thiền Tâm, và lần nào thầy cũng dành nhiều thì giờ cho tôi. Có điều lạ là Thầy không bao giờ đến thăm cha tôi, và cha tôi cũng không bao giờ đến gặp Thầy. Tôi nhớ có một lần Thầy bảo tôi : « Con đã tu nhiều kiếp rồi. Ráng cuộc đời này làm công quả cho nhiều. Nhưng Thầy và con rồi cũng ít được gặp nhau. Sau này Thầy viên-tịch rồi thì con ráng tìm đệ tử của Thầy mà tiếp tục tu cho đắc đạo »

Một ngày nọ, cũng như mọi kỳ, tôi ghé thăm Thầy. Vừa mở cửa ra, Thầy liền thốt lên : « Hôm nay con lên từ giả Thầy phải không ? » Tôi hết sức ngạc nhiên, sửng sốt hỏi lại : « Sao thầy nói con đến từ giả Thầy ? » Thầy hiền từ nhìn tôi mỉm cười : « Thầy biết con đi du học xứ ngoài, hôm nay con lên thăm Thầy lần cuối » Đúng vậy, tôi đến từ giả Thầy để đi xuất ngoại du học. 

Tôi ra đi từ năm 1966. Vùi đầu vào sách vở, ở xứ người, tôi không có dịp liên lạc với Thầy vì tôi nghĩ không biết trong thư từ viết gì cho một vị xuất gia. Hơn nửa, tôi đoán Thầy cũng bận nhiều, đâu có thì giờ viết thư dạy bảo cho tôi. Rồi ngày tháng trôi qua, đến năm 1990, tôi được môt người quen cho biết Thầy Như Thông bên Mỷ là môt đệ tử của Thầy Thiền Tâm. Tôi mừng quá tìm liên lạc với Thầy Như Thông. Thầy Như Thông không ngần ngại phí tổn thời giờ đã viết thư rất nhiều về Phật pháp cho tôi.

Nhiều năm sau, một ngày nọ, tôi nằm chiêm bao, thấy Thầy Thiền Tâm mặc áo tràng rộng màu trắng, từ xa đi đến, rồi quay lưng đi trong cánh rừng đầy sương mù. Tôi chợt thức-dậy. Linh tính cho tôi biết có điềm không lành sẽ tới. Thật vậy, ít ngày sau tôi nhận được thư thầy Như Thông báo tin Sư Phụ tôi viên tịch, đúng vào ngày báo trong giấc mộng. Bổn Sư tôi viên-tịch vào ngày 16 /12/ 1992, nhằm ngày ta là 21 tháng 11 năm Nhâm Thân.

Năm 2001, tôi về thăm quê nhà. Thầy Như Thông đã về Việt Nam trước đó môt năm. Tôi tuy trao đổi nhiều thư từ, nhưng chưa bao giờ gặp Thầy Như Thông. Từ Sài Gòn, tôi gọi điện thoại đến nhà Thầy Như Thông, báo tin tôi từ xứ ngoài về muốn nói chuyện với Thầy. Bên kia đầu giây trả lời : « Thầy không có ở đây » Tôi bâng-khuâng hỏi lại : « Thầy không có ở đây, vậy Thầy ở đâu ? » Bên kia đầu giây yên lặng. Tôi có linh tính thật lạ lùng : « Thầy viên-tịch rồi phải không ? Bên đầu giây kia hỏi : « Sao Cô biết ? » Tôi trả lời : « Thầy viên-tịch ngày đó giờ đó phải không ? ». Bên kia trả lời : « Đúng vậy, y như Cô nói, ngày giờ không sai » Tôi nói tiếp : « Thầy có về báo mộng cho tôi biết ». Thật ra kỳ này, tôi cũng được Thầy Thiền Tâm báo trong mộng. Lúc đó tôi đang ở một khách sạn ngoài Huế. Cũng như lần trước cách đây mười năm, tôi thấy trong mộng Sư Phụ tôi đi tới cùng Thầy Như Thông, rồi hai người quay lưng đi ra xa trong màn sương mù dầy đặc. Tôi thức dậy, biết đây là điềm xấu. Tôi buồn bả ra nhìn cửa sổ xuống sông Hương, mặt trăng rằm to như cái mâm tròn thật đẹp nằm lửng lờ trên mặt nước lung linh, tuyệt vời. Hôm đó là ngày rằm tháng ba năm Nhâm Ngọ, ngày tiết Thanh Minh. Lúc đó là 5 giờ sáng.

Nhiều người đồn rằng Thầy tôi có huệ nhãn. Tôi kể ra đây một trong nhiều chuyện rất lạ về Thầy tôi. Hồi Thầy còn ở An-Dưỡng-Địa, Phú Lâm, có môt hôm, sau khi công phu chiều với đại chúng, Thầy bảo : « Hôm nay chúng con cùng hộ niệm, cầu siêu với Thầy, vì mấy ngày nay Thầy thấy có những vong hồn uất tử lai vãng quanh chùa. Xong lễ, các thầy trẻ tuổi bảo nhau :« Thầy mình sao hôm nay nói gì lạ quá, có vẻ tâm thần không được bình thường ». Ba ngày sau, có hai chiếc xe đò đầy khách và một chiếc xe tư nhân cũng đầy người đụng nhau trước cửa chùa, người trên ba xe không môt ai sống sót. Thì ra Thầy đả linh đoán được chuyện này từ nhiều ngày trước. Đại chúng trong chùa ai cũng vừa sợ vừa thầm phục Thầy.

 

NAM-MÔ CHỨNG-MINH SƯ BỒ TÁT MA-HA TÁT.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 6522)
Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...
29/03/2013(Xem: 4533)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 4491)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 4422)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 10318)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
18/03/2013(Xem: 5158)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 5975)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 6514)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 7816)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
10/02/2013(Xem: 9011)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567