Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một lòng hướng về Sư Tổ Nhất Định

18/07/201010:01(Xem: 7622)
Một lòng hướng về Sư Tổ Nhất Định

To Nhat Dinh
Một lòng hướng về Sư Tổ Nhất Định
(Khai sơn Chùa Từ Hiếu – Huế)

Kính bạch Sư Tổ! Chúng con đang tập tiếp xúc với Người qua hình ảnh một bậc thầy già chốn núi rừng Dương Xuân. Một túp liều tranh, một bà mẹ già và với ba người đệ tử. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của Sư Tổ. Người có thời gian chăm sóc mẹ già và trao truyền những hoa trái tu học cho những người học trò yêu quý.

Xuất thân từ làng Trung Kiên – một vùng đất Phật giáo ở Quảng Trị, Sư Tổ  đã đến chùa Thiên Thọ (Báo Quốc) núi Hàm Long – Huế, để xuất gia học đạo với Thiền sư Phổ Tịnh, lúc đó Người chỉ mới lên bảy tuổi. Đến năm 30 tuổi, nhận thấy nơi Sư Tổ có chí khí của một bậc Xuất trần nên Sư Tổ được Bổn sư phú pháp truyền đăng với bài kệ:

Nhất Định chiếu quang minh
Hư không nguyệt mãn viên
Tổ tổ truyền phú chúc
Đạo Minh kế Tánh Thiên.


Từ đây, bước chân của Sư Tổ đã in dấu ấn trên khắp vùng đất Cố Đô. Đi đến đâu Người cũng đã gieo xuống những hạt giống hiểu biết, thương yêu, vững chãi và thảnh thơi trên mảnh đất nhân tâm. Từ những ngôi làng quê cho đến chốn kinh thành, các vua quan lúc ấy nhờ thấm nhuần ân đức của Sư Tổ mà muôn dân được an bình. Cũng do đó mà vua Minh Mạng đã mời Sư Tổ giữ chức Tăng Cang  Giác Hoàng Quốc Tự. Tăng Cang là người có khả năng làm khuôn thước đạo đức cho đạo cũng như đời. Với đạo đức và uy phong của Sư Tổ, Người thực sự là một vị Thầy tâm linh, làm chổ nương tựa cho vua dân chốn Thần Kinh lúc bấy giờ. Giáo lý mà Người trao truyền, vì vậy đã mang đậm dấu ấn nhập thế, không chỉ dừng lại ở chốn Thiền môn mà đã đi vào các lĩnh vực khác của cuộc sống.

Năm 1843, sau khi thôi làm Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự và trao quyền điều hành chùa Báo Quốc cho pháp đệ là Hòa Thượng Nhất Niệm, Người một mình, một bát vân du đến núi Dương Xuân, dựng am tranh bên một con suối nhỏ, lấy tên  là An Dưỡng Am. Sư Tổ đã đưa mẹ mình cùng với ba người đệ tử về đây cùng tu tập, hằng ngày cuốc đất trồng rau, vui nếp sống thanh bần. Lúc ấy, Sư Tổ đã đến tuổi lục tuần, nhưng Người vẫn làm bổn phận của một người con hiếu đối với người mẹ già tám mươi tuổi. Có một hôm, mẹ của Người ốm nặng và thầy thuốc nói rằng, cụ bà cần phải tẩm bổ thì mới mong qua khỏi. Sư Tổ đã chẳng ngần ngại, chống gậy xuống núi, đến chợ Bến Ngự mua một con cá thật to, mặc những lời thị phi hai bên đường, Người ung dung xách trên tay đem về nấu cháo dâng mẹ. Tiếng đồn vang đến Vua Thiệu Trị, vua không chịu được, liền tức tốc lên Thảo Am của Người để tìm hiểu thật hư, khi vừa đến Thảo Am thì đúng lúc Sư Tổ đang dâng bát cháo cá cho mẹ. Vua hiểu ra được mọi điều và niềm cảm phục nơi vua lại tăng lên bội phần. Công việc đó Người có thể nhờ một học trò cư sĩ của mình làm được, nhưng không, Người đã tự mình làm chuyện đó, để rồi câu chuyện cứ lan truyền trong nhân gian làm cảm hóa không biết bao nhiêu người.

Tuy người ở chốn thâm sơn nhưng đạo phong của Người vẫn còn đó, cho nên các vua quan và học trò của Người vẫn thường lên thăm. Đường đi thật khó khăn, từ Kinh thành Huế lên thảo am của Người chỉ có năm cây số, vậy mà phải mất nữa ngày đường mới tới nơi. Có lúc các vua quan ngỏ ý muốn xây một ngôi chùa cúng dường Sư Tổ nhưng Người đã nói: “Nếu muốn ở chùa thì tôi đã ở Giác Hoàng Quốc Tự, ở Chùa Báo Quốc rồi, đâu cần phải lên đây dựng thảo am làm chi”. Có những lúc khác, thấy Người túng thiếu, các quan lại có ý muốn cúng dường thì Người nói rằng, Người đã có ba người học trò cuốc đất trồng rau, đủ sống qua ngày rồi, chẳng cần chi thêm nữa. Dạ! Đúng rồi thưa Sư Tổ, một người vô sự thì đâu cần tìm cầu chi nữa. Niềm vui của Người là được chơi với mẹ già và trao truyền trái tim của mình cho những người đệ tử. Chúng con cảm thấy thật may mắn, khi các thế hệ Tổ sư đi qua đã tiếp nối được Người một cách xứng đáng và để cho hôm nay chúng con được nương tựa.

Kính bạch Sư Tổ! Chúng con thấy là chúng con cũng đã có mặt một lần cùng với Người, khi Người đặt bước chân đầu tiên đến núi Dương Xuân, chúng con cũng đã có mặt trong những người học trò của Người và hằng ngày cùng cuốc đất trồng rau với Người, chúng con cũng đã có mặt với Người khi Người xuống núi làm một người vô sự, và bây giờ đây, Người cũng có mặt với chúng con trong giờ phút hiện tại, trong mỗi hơi thở, mỗi nụ cười và mỗi bước chân vững chãi của chúng con. Thảo am ngày xưa ấy, đã khơi nguồn cho dòng suối cam lộ chảy mãi cho đến hôm nay. Chúng con thật hạnh phúc khi biết rằng, giờ đây con cháu của Sư Tổ đã có mặt khắp mọi nơi. Đi đến đâu chúng con cũng đang tiếp nối công việc của Sư Tổ, là gieo xuống mảnh đất tâm của mọi người những hạt giống hiểu biết, thương yêu, vững chãi, thảnh thơi mà chúng con đã được tiếp nhận từ thầy tổ, và chúng con cũng ý thức là Người cũng đang làm công việc đó với chúng con trong giờ phút hiện tại.

Kính bạch Sư Tổ! Chúng con cảm thấy lòng mình thật ấm áp, khi được ngồi đây và nói lên được lòng biết ơn của chúng con đến với Người. Xin Sư Tổ luôn có mặt đó và bảo hộ, che chở cho chúng con.

Nam mô Khai sơn chùa Từ Hiếu Sư Tổ Nhất Định chứng minh.

 

Sư Ông Làng Mai chia sẻ về công hạnh của Tổ Nhất Định

(Trích từ Pháp Thoại của Sư ông Làng Mai, ngày 14.12.2006 tại Xóm Thượng, chùa Pháp Vân, Làng Mai, khóa an cư kết đông)

Khi đọc lại tiểu sử của Tổ Nhất Định, người khai sinh ra chùa Từ Hiếu, mình thấy có một điểm son. Điểm son của Tổ Nhất Định không phải là Ngài được làm Tăng Cang nhiều chùa Vua. Điểm son của Ngài không Phải là Giới Đao Độ Điệp, được Vua và các quan sùng kính, rồi được làm trụ trì hết chùa này đến chùa kia. Điểm son của Tổ Nhất Định là tới cái tuổi suýt soát sáu mươi thì Ngài cương quyết thoát ra. Ngài đã tìm cách xin với Vua để trả hết tất cả những ngôi chùa kia để về núi Dương Xuân, dựng một cái am ở một mình, với bà mẹ. Một người được trọng vọng, được cung kính, có nhiều lợi lộc, quyền danh như vậy, mà chỉ trong vòng một niệm là buông bỏ được, thoát ra được. Đó là điểm son của Tổ Nhất Định.

Cố nhiên là lên đồi Dương Xuân, Ngài chỉ cất một cái am tranh thôi. Ngài đi với hai người đệ tử, hai thầy trẻ mới thọ đại giới. Ba thầy trò cuốc đất trồng khoai. Hồi đó, ở xung quanh chùa Từ Hiếu hoang vu lắm, không phải như bây giờ. Có nhiều vị quan trong triều đình nhớ Ngài và tìm lên. Thấy Ngài sống cực khổ quá, họ thấy tội nghiệp. Trong khi đó, Ngài hạnh phúc quá chừng. Chưa bao giờ Ngài hạnh phúc như vậy. Tại vì Ngài đã buông bỏ tất cả. Ngài được sống một mình với hai người đệ tử, cuốc đất trồng khoai và được sống với bà mẹ “chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau”. Các quan xin với Ngài để lập chùa cho “có tiện nghi”. Ngài nói: “Thôi thôi, tiện nghi tôi có quá nhiều rồi. Chính tôi đi kiếm cái này”. Và Ngài cương quyết không cho các quan lên lập chùa. Cúng dường cái gì Ngài cũng trả lại hết. Điểm son của Tổ Nhất Định là chuyện đó. Và mình, con cháu Từ Hiếu, phải hãnh diện là mình có một vị thầy như vậy: Vất công danh, phú quý, địa vị dễ dàng như vất một đôi dép cùn. Cái đó là điểm son của Ngài, chứ không phải là cái làu thông tam tạng Kinh điển, hay những chức vị và sự sùng kính của Vua và các quan. Đến ngày giỗ Tổ, để xưng tán công hạnh của Tổ thì phải nói điểm đó.


Mai Thôn Đạo Tràng 1-1-1996
Kính gởi các vị Tôn đức và Sư trưởng các chùa thuộc môn phái Từ Hiếu

 

Kính thưa liệt vị,

Từ ngày sư tổ Tánh Thiên Nhất Định khai sơn chùa Từ Hiếu đến nay, một trăm năm mươi năm đã đi qua và con cháu của môn phái từ hiếu bây giờ đã trở nên thật đông đảo, xuất gia cũng như tại gia. Trong một trăm năm mươi năm ấy, môn phái đã cống hiến cho đất nước nhiều vị cao tăng, đóng góp không nhỏ cho công trình phục hưng nền phật giáo dân tộc. Nhân dịp năm mới Bính tí, cũng là năm kỉ niệm một trăm năm mươi năm khai sơn chùa Từ Hiếu, với tất cả lòng thành kính và thương yêu, tôi trân trọng kính gởi đến chư tôn đức, sư trưởng và tất cả liệt vị lời cầu chúc một năm mới an lành, thanh tịnh, vững chãi và thảnh thơi, Tôi kính cẩn cầu nguyện Tam Bảo gia hộ liệt vị pháp thể khinh an, thành tựu được hiểu biết lớn và tình thương lớn để có thể chia sẻ thật nhiều hạnh phúc cho những người chung quanh.

Tôi xin trân trọng đề nghị trong năm Bính Tí, tất cả các chùa thuộc môn phái Từ Hiếu đều tổ chức ba ngày kị tổ liên tiếp (ngày mồng 4, mồng 5 và mồng 6 tháng 10 âm lịch, tức ngày 14, 15 và 16 tháng 11 năm 1996) để trong ba ngày ấy, chúng ta từ nhỏ đến lớn, có dịp học hỏi và nhắc nhở đến công nghiệp của sư tổ Nhất Định và của các vị cao tăng khác trong môn phái.

Trong gần ba mươi năm hành đạo tại tây phương, tôi đã truyền Năm Giới cho hàng trăm ngàn người Âu, Mĩ, Nga, Úc, Trung Hoa, Nhật… người nào cũng có pháp danh bắt đầu bằng chữ Tâm, thế hệ thứ 43 của phái Lâm Tế và cũng là thế hệ thứ 9 của dòng Liễu Quán. Năm giới của Bụt đã được trình bày một cách tỏ tường và cụ thể để có thể đáp ứng với những nhu cầu đích thực của con người trong xã hội mới. Hành trì năm giới này, ta thấy Năm Giới có bản chất của giới bồ tát, và rất nhiều những người tho giới ở tây phương đã cho biết sự hành trì Năm Giới đa thay đổi cuộc đời của họ và của gia đình họ, đã chuyển hóa được khổ đau và đem lại nhiều hạnh phúc trong đời sống hàng ngày. Năm Giới này cùng nghi thức tụng giới đã được in trong Nghi Thức Tụng Niệm của nhà xuất bản Lá Bối năm 1994 tại hải ngoại và cả trong nước. Nghi thức này cũng đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Hà Lan, tiếng Na Uy, tiếng Đan Mạch, tiếng Đức, tiếng Y Pha Nho, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ba Lan, tiếng Tiệp, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Đại Hàn, và tiếng Trung Hoa.

Hiện trên thế giới có hơn năm trăm tăng thân tu tập theo pháp môn của Làng Mai tại Pháp và năm giới là căn bản cho sự hành trì. Người nào thọ giới cũng phải tham dự các buổi tụng giới mỗi tháng hai lần. Nếu không tụng giới trong ba tháng liền thì tự động lễ truyền giới không còn hiệu lực. Tất cả những vị xin thọ giới khác như Sa Di, Tỳ Kheo, Tiếp Hiện và Bồ Tát đều phải tiếp nhận và thọ trì Năm Giới này trước.

Tại tu viện chùa Làng Mai Pháp Quốc, đại chúng thường trú tu học có khoảng 100 vị, phần chủ lực là giới xuất gia. Mỗi năm chùa Làng Mai tổ chức những khóa tu cho hàng ngàn người, tới từ khoảng 24 nước trên thế giới. Tại chùa Làng Mai và các trung tâm tu học địa phương, Năm Giới được chấp hành nghiêm chỉnh. Lễ tụng giới và các buổi pháp đàm để học hỏi thêm về Năm Giới được tổ chức ít ra là hàng tháng. Về giới thứ năm, không ai uống một giọt rượu , dù là rượu bia, rượu vang, không ai hút thuốc và sử dụng các chất ma túy. Về giới thứ tư, học hạnh lắng nghe và ai ngữ, chùa Làng Mai cũng như các trung tâm con cháu môn phái Từ Hiếu như Làng Cây Phong (Gia Nã Đại), Làng Manzanita (Hoa Kì), Làng Sen Búp (Úc) đều chấp hành nghiêm chỉnh, không bao giờ nói một lời có tính cách lên án, buộc tội hay bêu xấu một đạo tràng khác, hay một tông phái khác trong khi mình có thể bị xuyên tạc, chỉ trích, hay nói xấu bởi những người ganh tỵ. Có thể nói đây là một trong những nét đẹp rạng rỡ nhất của sự hành trì chúng ta.

Để xứng đáng với sư tổ Nhất Định và các vị tổ sư khác của môn phái, tôi thiết tha khẩn cầu liệt vị tôn túc nhắc nhở tứ chúng trong môn phái Từ Hiếu, trước hết là giới xuất gia thực tập nghiêm chỉnh Năm Giới. Các vị xuất gia tuyệt đối không hút thuốc, không uống rượu, dù là rượu bia, và nhất thiết không lên án chỉ trích hay nói xấu một đạo tràng nào hay một cá nhân nào, mặc cho ai nói xấu hay chỉ trích xuyên tạc mình. Có thực tập như thế chúng ta mới hàn gắn được những nứt rạn sẵn có vì sự vụng về của nội bộ và vì chủ tâm chia rẽ của những kẻ đứng ngoài sơn môn, và mới xây dựng lại được nền tảng cho một nền phật giáo dân tộc để phụng sự đất nước và mọi loài.

Riêng tôi, tôi cũng có những khuyết điểm và yếu kém cần được chuyển hóa, và viết lời này, tôi cũng ý thức rằng tôi đang tự nhắc nhở mình để khỏi phụ lòng của liệt vị tổ sư đã dày công xây dựng đạo tràng, tiếp độ đồ chúng. Mong liệt vị hiểu cho rằng đây chỉ là những lời nhắc nhở chung. Tôi cảm thấy hân hạnh được làm một phần tử của môn phái Từ Hiếu và luôn thiết tha cầu Tam Bảo gia hộ cho tông phong vĩnh chứng để cho hạnh phúc của sự tu tập trong môn phái được lan truyền ra tới ngoài dân gian. Đó là mong ước sâu sắc nhất của tôi kính gởi tới liệt vị trong ngày đầu năm.

Tôi nhớ ngày nào còn là chú điệu ngồi nhổ cỏ bên bờ hồ bán nguyệt trước chùa, vậy mà bây giờ đã phải đứng lên thay mặt cho các vị tôn túc nói tiếng nói của môn phái. Thời giờ qua rất mau, vô thường tấn tốc, kính mong đại chúng tu học tinh chuyên để sớm thành tựu đạo nghiệp và báo ân sư tổ cùng tất cả các bậc tôn trưởng trong môn phái.

 

Nay thông bạch
Mai Thôn Đạo Tràng, ngày 1 tháng 1 năm 1996

khuondauTNH.png

Thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2011(Xem: 13209)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
01/06/2011(Xem: 6967)
Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 96a29-97a 17 và một của Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 325a13-326b13. Bản của Huệ Hạo thực ra là một sao bản của bản Tăng Hựu với hai thêm thắt. Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiên đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.
31/05/2011(Xem: 18221)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
27/05/2011(Xem: 9578)
Vào năm 247, một vài năm sau khi Chi Khiêm rời khỏi kinh đô Kiến Nghiệp, Khương Tăng Hội, một vị cao tăng gốc miền Trung Á, đã đến đây. Ngài đến từ Giao Chỉ, thủ phủ của Giao Châu ở miền cực Nam của đế quốc Trung Hoa (gần Hà nội ngày nay). Gia đình của Ngài đã sinh sống ở Ấn độ trải qua nhiều thế hệ; thân phụ của Ngài, một thương gia, đến định cư ở thành phố thương mại quan trọng này.
25/05/2011(Xem: 5136)
Đại lão Hòa Thượng Thích Đồng Huy HT. Thích Đồng Huy - Thành viên HĐCM, Ủy viên HĐTSTW GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trưởng ban Quản trị Đại Tòng Lâm, Viện chủ Tu viện Vạn Hạnh.
05/05/2011(Xem: 5740)
Từ hôm hay tin Thầy lâm bịnh và tiếng nói yếu ớt của Thầy qua điện thoại làm con rất lo. Nhiều năm qua con cố gắng về thăm Thầy một lần nhưng ước vọng đơn sơ ấy đã không toại nguyện. Hơn hai mươi năm con xa Thầy, xa Tu viện, xa đồi núi thương yêu thưở nào. Mai này nếu được về thăm thì thầy đã ra đi biền biệt.
23/04/2011(Xem: 5309)
Thầy đã đọc toàn bộ bài “Tham luận” Nhân trong ngày “Hội thảo” nhớ “Tổ Sư”, Sự nghiệp tu chứng đắc lý chơn như “Ngài Liễu Quán”, sáng gương ngàn thế hệ.
21/04/2011(Xem: 8189)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
16/04/2011(Xem: 7163)
Kính lạy thầy, Trước mắt con là di bút Thầy để lại, nét chữ thân quen với màu mực còn đậm nét tinh khôi. Nghiệp đã qua rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong Thầy vừa an nhiên xã bỏ báo thân, dãi mây bạc giờ nương theo gió loãng tan mất dấu. Nẻo sinh tử Thầy thong dong qua lại, như đi trên những dặm đường quen để gieo trồng hạt giống từ bi, giáo hóa, độ sinh. Thân bệnh Thầy mang trong những năm tháng sau này, cho con biết rõ vô thường tất đến. Vậy mà nỗi đau đớn, bàng hoàng vẫn khơi động trong con khi đón nhận tin xa, bởi từ đây con vĩnh viễn mất Thầy trong kiếp sống này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]