Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bụt và Tổ trong ta

30/06/201306:54(Xem: 10854)
Bụt và Tổ trong ta

Su_Ong_Nhat_Hanh


Bụt và Tổ trong ta



Năm nay Sư Ông đã 87 tuổi. Nếu tính từ ngày xuất gia hồi 16 tuổi tới nay thì người đã có 71 tuổi hạ. Vậy mà Sư Ông vẫn chưa nghỉ một ngày, cứ mãi miết làm việc với một hạnh nguyện duy nhất là "Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc". Nếu không viết sách thì Sư Ông cũng dịch kinh, làm thơ, làm kệ, nói pháp thoại giúp người đời chuyển hóa thân tâm từ tuyệt vọng khổ đau thành hạnh phúc yêu đời. Đã vậy, dù bất cứ nơi nào trên đường hành hóa, dù mệt cách mấy, bận cách mấy đi nữa Sư Ông cũng dành thì giờ viết thư pháp, biến những lời Bụt dạy thành những câu thiền ngữ cho mọi người thỉnh về nhà, treo lên và tự nhắc mình tu tập như có thầy luôn ở phòng khách nhà mình, nhắc mình nhớ làm chủ thân tâm, nắm giữ chánh niệm, ý thức sự có mặt của người mình thương, vừa có tiền cho quỹ Hiểu & Thương của Làng nuôi dạy trẻ em nghèo đói ở Việt Nam và Ấn Độ.

Tăng thân Làng Mai từ Sư Ông cho đến quý thầy quý sư cô, không ai giữ tiền riêng. Từ quý thầy Giám Đốc Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu, Châu Á, quý thầy, quý sư cô Trụ Trì các Xóm, các tu viện lớn như: Làng Mai, Mộc Lan, Lộc Uyển không ai có tiền riêng, không ai có trương mục ngân hàng nào nhưng mỗi tu viện thì có một trương mục của tu viện đó để Ban Chăm Sóc do tăng thân đề cử đứng ra lo chi phí điện nước, rau đậu, chuyên chở và những chi dụng thiết thực như: mua sắm y áo, trả tiền bảo hiểm y tế (bắt buộc theo luật pháp sở tại), v.v...

Quý thầy quý sư cô cũng hỗ trợ các vị Phật tử tại gia người Việt sống ở hải ngoại và người Tây phương lo lạc quyên giúp các Chương Trình Hiểu và Thương ở Việt Nam và Ấn Độ, (những vị tác viên xã hội do Sư Ông đào tạo từ năm 1965 - 1975 lo chương trình nầy trong nước). Nhưng những năm gần đây do kinh tế nhiều nước bị khủng hoảng nên việc gây quỹ cho Chương Trình Hiểu và Thương giúp 4 ngàn trẻ em thiếu ăn ở Việt Nam và hơn 3 trăm em ở Ấn Độ bị thiếu hụt trầm trọng. Nhưng Sư Ông dạy không nên cắt bớt chương trình nào, để Sư Ông ráng viết thư pháp nuôi tụi nhỏ.Nhờ đó mà trong những năm gần đây không em nào thiếu ăn, và năm nào Hiểu & Thương cũng lo đủ 4 ngàn bộ áo quần Tết cho các cháu.

Riêng năm 2013 nầy dù thấy quỹ Hiểu & Thương với sự góp sức của cư sĩ khắp nơi vẫn chưa đủ nhưng khi tới Trung tâm Làng Mai Quốc tế tại Thái Lan thấy 340 vị xuất sĩ - con xuất gia của Sư Ông còn thiếu thốn quá nhiều về vật chất cũng như ăn và mặc nói chung nên tất cả tiền cúng dường, thỉnh thư pháp của Sư Ông trong chuyến đi Thái vừa qua đã chuyển hết vào việc chăm sóc sức khoẻ và mua rau đậu, y, áo tràng, áo nhật bình cho các con xuất gia ngày càng đông của Sư Ông. Chỉ khi sang tới Hàn Quốc, Hồng Kông và Đức thì mới để dành cho các cháu thiếu nhi thiếu ăn ở Việt Nam và Ấn Độ.(xem tiếp nội dung dưới dạng pdf)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 4870)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6208)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5744)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5044)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5980)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5495)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5317)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4860)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5111)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
09/08/2011(Xem: 5423)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]