Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV-Vị Trí Văn Học

21/05/201312:48(Xem: 7701)
IV-Vị Trí Văn Học

TOÀN TẬP 
MINH CHÂU HƯƠNG HẢI 

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 2000

--o0o--

IV


VỊ TRÍ VĂN HỌC

Việc tồn tại các kinh điển bằng tiếng Việt theo nghiên cứu của chúng tôi đã xuất hiện từ lâu, ngay khi những lời dạy của Đức Phật được truyền thụ lại cho những người Phật tử Việt Nam như Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Điều bất hạnh là do thiên tai địch họa, đặc biệt là do dã tâm diệt chủng văn hoá của kẻ thù, số kinh điển này đã không được bảo lưu cho chúng ta ngày nay một cách nguyên vẹn. Dẫu thế chúng ta biết một số chúng đã có mặt rất sớm như Lục độ tập kinh, Cựu tạp thí dụ kinh, Tạp thí dụ kinh v.v…Và qua những năm tháng sau đó chắc chắn những kinh khác cũng đã được dịch ra tiếng Việt hoặc từ chữ Phạn, Pàli hay chữ Hán, nhưng hầu hết đã bị tán thất. Bản kinh sớm nhất còn nguyên vẹn bằng tiếng Việt mà ta có hiện nay là Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh có thể coi là được thiền sư Viên Thái (k.1400-1460) dịch vào khoảng giữa những năm 1440 khi đất nước đang nỗ lực dân tộc hoá các sinh hoạt văn hoá của mình sau thời gian bị giặc Minh chiếm đóng. Rồi thiền sư Pháp Tính (k.1470-1550) đã mạnh mẽ hô hào việc học tập tiếng Việt quốc âm :

Hồng phúc tên Hương Chân Pháp Tính

Bút hoa bèn mới đính nên thiên

Soạn làm chữ cái chữ con

San bản lưu truyền ai đặt thì thông…

Vốn xưa làm nôm xe chữ kép

Người thiểu học khôn biết khôn xem

Bây chừ nôn dạy chữ đơn

Cho người mới học nghĩ xem nghĩ nhuần .

Trong Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa, chính trong phong trào dân tộc hoá đầy khí thế này, cả một cao trào sáng tác văn học bằng chữ Việt mới ra đời, và được bảo lưu cho tới ngày nay cho những tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Viên Thái, Lê Thánh Tôn, Pháp Tính, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thọ Tiên Diễn Khánh, Phùng Khắc Khoan, Lê Đức Mao, Nguyễn Giản Thanh v.v…Sinh ra và lớn lên trong khí thế của một cao trào đang phát triển ồ ạt như thế, ta không lạ gì khi hầu như toàn bộ tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đều viết bằng tiếng Việt. Đây là một đóng góp lớn lao của Minh Châu Hương Hải đối với lịch sử văn học dân tộc ta, đặc biệt là đối với nền văn xuôi Việt Nam. Lý do nằm ở chỗ nhiều người quan niệm nền văn học dân tộc ta phần lớn gồm những truyện thơ, tức là các loại truyện bằng văn vần và không có một nền văn xuôi hoàn chỉnh. Bây giờ với việc khám phá ra bản dịch Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh và Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục của Viên Thái cùng với Tân biên truyền kỳ mạn lục giả thiết là của Nguyễn Thế Nghi và ba bản giải kinh của Minh Châu Hương Hải, tức Giải Kim Cang kinh lý nghĩa, Giải Di Đà kinh và Giải Tâm kinh ngũ chỉ, ta thấy nền văn xuôi Việt Nam đến thế kỷ thứ 17 đã phát triển rực rỡ và phong phú. Tiếng nói dân tộc được ghi lại một cách trung thành, sau các tác phẩm tiếng Việt đầu tiên hiện còn bảo tồn là Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông (1258-1308) và Vân Yên tự phú của Huyền Quang (1251-1334) .

Ngôn ngữ của bản kinh giải này đã đạt đến một vẻ đẹp văn học nhất định, chúng ta hiện có thể đọc các đoạn văn sau đây và cảm thấy chúng gần gũi với tiếng nói chúng ta ngày nay như thế nào, khi Minh Châu Hương Hải giải thích bài kệ cuối cùng của kinh Kim Cương :

"Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ diệc như điện

Ư?g tác như thị quan

Hết thảy hữu vi pháp là trên tự thiên địa tạo hoá, dưới đến nhân gian vạn vật, dầu sanh lão bệnh tử, giàu khó sang hèn, sĩ nông công thương, mọi loài sắc vật, dầu nhẫn xanh vàng thâm trắng thô tế thanh trọc, dầu có dầu không, dầu hư dầu thiệt, sâu cạn thấp cao, ách thật vọng tâm khởi diệt. Hết thảy thiện ác muôn pháp cũng là hưũ vi vậy …"

Đọc các đoạn văn như thế này, rõ ràng Minh Châu Hương Hải đã có những đóng góp mới. Ông đã không dùng thủ pháp dịch đuổi mà cho đến thời ông tương đối khá phổ biến và được thử thách, thể hiện qua các công trình dịch Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh và Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục của thiền sư Viên Thái thuộc thế kỷ thứ 15 cũng như Tân biên truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Thế Nghi thuộc thế kỷ 16. Dịch đuổi là dịch theo lối chữ nào nghĩa đó. Trường hợp các bản thích giải của Minh Châu Hương Hải không thuộc và sử dụng thủ pháp ấy, ông đã dựa vào một câu hay đoạn văn chữ Hán rồi giải thích bằng tiếng Việt quốc âm theo cách hiểu của bản thân ông, đây có thể nói là một đóng góp mới đối với lịch sử văn học tiếng Việt, bởi vì, tiếng Việt văn xuôi được dùng một cách tự nhiên, không bị gò bó bởi câu chữ của nguyên bản tiếng Hán. Có thể nói Minh Châu Hương Hải là người đầu tiên đã ghi lại những câu nói tiếng Việt bình thường của người Việt Nam vào thời ông trong khi trao đổi ý kiến hay giảng giải cho nhau nghe về những vấn đề gì, mà họ cảm thấy quan tâm hay thích thú. Việc này giúp ta xoá bỏ vĩnh viễn thành kiến cho rằng văn học dân tộc ta không có nền văn xuôi cho đến thời kỳ mất nước của thế kỷ 20, mà trước đây thường hay rao giảng một cách vô bằng .

Điều quan trọng hơn nữa là văn xuôi hay của Minh Châu Hương Hải có thể nói là đại biểu cho tiếng nói của một dân tộc thống nhất mà vào thời ông các sử sách ta thường hay đề cập đến việc chia cắt đất nước thành hai miền khác nhau, và các nhà lãnh đạo chính trị của hai miền này thường được giả thiết là muốn biến thành hai nước khác nhau. Thực tế, Minh Châu Hương Hải đã sinh ra, lớn lên và thành đạt ở miền Nam của Tổ quốc, tức tại vùng Trị Thiên và Quảng Nam ngày nay. Rồi sau đó, ông đã ra sống 30 năm cuối cùng của đời mình tại miền Bắc, ở tỉnh Hưng Yên hiện tại. Những tác phẩm văn xuôi do ông để lại cho chúng ta vì thế, thể hiện được tiếng nói thống nhất của cả hai miền tổ quốc. Đây là một đặc điểm khác của văn xuôi Minh Châu Hương Hải, mà ta cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu được tiếng nói của dân tộc ta vào thời bấy giờ. Văn xuôi của Minh Châu Hương Hải không còn là loại văn xuôi dịch thuật, mà đã bắt đầu buớc qua địa hạt văn xuôi sáng tác, dùng văn xuôi tiếng Việt hàng ngày để thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan điểm của mình, để vươn lên và đạt tới một nền văn xuôi văn học .

Vậy thì Minh Châu Hương Hải đã có một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học Việt Nam, người mở đầu cho nền văn xuôi sáng tác tại Việt Nam, mà ta hiện biết. Cho nên, phải nói rằng Hương Hải mới chính là người đã đặt nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam bằng tiếng Việt chứ không phải tác giả Truyền kỳ mạn lục, như quan điểm của các sách về lịch sử văn học Việt Nam trước đây. Ai đã chịu khó đọc sơ qua lịch sử văn học hiện thực Trung quốc, thì cũng biết Nguyễn Dữ viết Truyền kỳ mạn lục đã mô phỏng theo Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu đời Minh Trung quốc, trong đó thậm chí có truyện đã lấy lại hẳn cốt truyện của Cù Hựu, với chỉ một vài thay đổi về nhân danh và địa danh. Vì vậy, nói đến văn xuôi sáng tác tiếng Việt, ta phải coi Minh Châu Hương Hải là người tiên phong, tối thiểu là trong lĩnh vực sở trường của ông, lĩnh vực tư tưởng Phật giáo và sử dụng tiếng nói dân tộc .

Tất nhiên, tiếng Việt thời Minh Châu Hương Hải cách chúng ta gần 400 năm, có những nét đặc thù mà khi tiếp cận ta cảm thấy khó khăn cho việc nhận thức và lý hội. Chẳng hạn những từ như bui ( ), lệ ( ), hợp ( ) v.v… với nghĩa chỉ, sợ và nên ngày nay không còn dùng trong tiếng Việt hiện đại, nhưng không phải vì thế mà ta không hiểu tác phẩm văn xuôi của ông. Thực tế, như đoạn văn xuôi chúng tôi trích ở trên cho thấy tiếng Việt thời ông không xa với tiếng nói của người Việt chúng ta ngày nay bao nhiêu .

Chúng ta hãy đọc một đoạn văn mở đầu cho bản Giải tâm kinh ngũ chỉ sau đây thì cũng có thể thấy :"Nương lời trong kinh, dịch rằng Thích Ca Thế Tôn thuở trú trong Linh thứu sơn, vào tọa thiền, nhập Quang minh đại định. Khi ấy Xá Lợi Tử bạch Quán Tự Tại Bồ Tát rằng :"Dầu có chúng sinh tu hành, muốn học cửa pháp Bát Nhã thần thông vi diệu, rằng làm sao cho hiểu thấu được"Quán Tự Tại Bồ tát bèn dạy bảo Xá Lợi Tử rằng :"Thích Ca Thế Tôn diễn thuyết đại bộ Bát Nhã 600 quyển. Một Bát nhã tâm kinh này lấy làm chí tinh chí yếu, , là mẹ đại bộ chư kinh, truyền sang Đông Độ đã 5 lần dịch, đến đời Đường Huyền Tráng pháp sư lại vâng chiếu dịch truyền để Đông Độ lấy làm chính giáo thịnh hành …"

Đọc đoạn này, tiếng Việt của Minh Châu Hương Hải đâu có cách xa gì với tiếng Việt của chúng ta hiện nay. Chỉ có vấn đề là ông đã giới hạn việc sử dụng tiếng Việt trong việc giải thích các kinh điển Phật giáo, mà không mở rộng đến các lĩnh vực khác của đối tượng văn học, tất nhiên ta không thể đòi hỏi nhiều ở Minh Châu Hương Hải, những con người tiên phong .

Điểm lôi cuốn hơn nữa là Minh Châu Hương Hải không phải không biết làm thơ bằng tiếng Việt. Sự lý dung thông là một điển hình, đây là một bài thơ hay, lời lẽ điêu luyện, hình tượng hấp dẫn dài 162 câu, được viết theo thể song thất lục bát, đứng vào hàng những bài thơ song thất lục bát đầu tiên của dân tộc, mở đầu cho những danh tác về sau như Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều và Chinh phụ ngâm của Phan Huy Ích. Vì vậy, việc ông dành một số lớn thời gian để thích giải các kinh điển Phật giáo bằng văn xuôi tiếng Việt đã chứng tỏ ông có một niềm đam mê và yêu mến như thế nào đó đối với tiếng nói hằng ngày của đồng bào mình. Tình cảm nồng đậm này phải kể là một điểm son khác của sự nghiệp Minh Châu Hương Hải. Sau ông vẫn còn tìm thâý những người Việt Nam khác đã dùng thơ truyện để diễn giải kinh truyện Phật giáo như Chân Nguyên trong Đạt Na thái tử hạnh, Nam hải Quan âm bản hạnh, v.v…và Pháp Liên trong Pháp Hoa quốc ngữ kinh. Thế mà vào thời mình, ở thế kỷ thứ 17, Minh Châu Hương Hải đã mạnh dạn giảng giải kinh điển cho đồng bào mình bằng tiếng nói thường ngày của họ. Nói khác đi, không phải Minh Châu Hương Hải không có tài làm thơ, nên ông đã dùng văn xuôi để viết nên các tác phẩm của mình. Trái lại nữa là khác, nhưng ông đã viết hầu như toàn bộ tác phẩm của mình bằng văn xuôi, mà hiện tại ta đã tìm thấy 3 tác phẩm, thì đó là một biểu hiện tấm lòng yêu mến của Minh Châu Hương Hải đối với tiếng nói thường ngày của dân tộc ta.

Đây là một số những thu hoạch sơ bộ của chúng tôi, khi nghiên cứu các tác phẩm của Minh Châu Hương Hải, để cho ra đời toàn tập này. Chúng ta cần nghiêm chỉnh tìm hiểu sâu xa hơn để xác định đúng đắn không những vị trí của Minh Châu Hương Hải trong lịch sử văn học dân tộc, mà còn để làm rõ quá trình phát triển và tiến hoá của lịch sử văn học Việt Nam, giúp cho con cháu ta nhận thức chính xác những cống hiến to lớn của tổ tiên trong việc giữ gìn và bồi đắp tiếng nói của dân tộc. Quá trình phát triển văn học dân tộc bằng tiếng Việt là một quá trình đấu tranh cam go, khốc liệt chứ không phải là quá trình phát triển dễ dàng và êm thắm, đặc biệt là trong lĩnh vực văn xuôi. Quá trình này có sự đóng góp của nhiều người qua nhiều thế kỷ, mà ngày nay tác phẩm phần lớn đã bị thất truyền, từ những bản kinh đầu tiên thời Hùng vương cho đến những tác phẩm của Từ Đạo Hạnh v.v…cuối cùng đến Trần Nhân Tông và Huyền Quang, chúng ta có được những tác phẩm đầu tiên của dân tộc được bảo tồn nguyên vẹn, rồi đến Trần Tùng Quang, Nguyễn Biểu, nhà sư chùa An Quốc, Nguyễn Trãi, Viên Thái v.v…chúng ta có một loạt những tác phẩm văn học được lưu truyền cho đến ngày nay. Tới nhóm thơ Tao Đàn do Lê Thánh Tôn thành lập rồi các tác phẩm của Pháp Tính, Nguyễn Bỉnh Khiêm, v.v…cả một cao trào sử dụng tiếng Việt để làm thơ, văn đang hừng hực vươn lên chiếm lĩnh vị thế chủ đạo, Pháp Tính đã mạnh dạn nói rằng mình đã kế thừa sự nghiệp tự điển quốc âm của Sĩ nhiếp, thiết định lại chữ viết tiếng quốc âm cho mọi người dễ học, dễ nhớ. Nhưng tất cả các vị này hầu hết đều bằng tiếng Việt thơ mà không phải tiếng Việt văn xuôi, điều này ta phải đợi đến Minh Châu Hương Hải mới có được những thành tựu đầu tiên hiện được lưu truyền. Chúng ta cần phải trân trọng những thành tựu đó và cần nghiên cứu thêm hơn nữa để hiểu biết trọn vẹn hơn quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc ta .


---o0o---
Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2013(Xem: 9067)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
07/02/2013(Xem: 14588)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 6749)
Hòa thượng Bích Liên, thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngài sinh trưởng trong một gia đình nho học, được theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ. Cha là Tú Tài Nguyễn Tự, mẹ là bà Lâm Thị Hòa Nghị . Năm 20 tuổi, Ngài lập gia đình với cô Lê Thị Hồng Kiều, người làng An Hòa, (nay thuộc xã Nhơn Khánh cùng huyện). Năm 31 tuổi, Ngài lều chõng vào trường thi Hương Bình Định và đỗ Tú Tài. Ba năm sau, Ngài lại đỗ Tú Tài lần nữa. Từ đó, biết mình long đong trên bước đường khoa bảng, Ngài giã từ lều chõng, ở nhà mở trường dạy học, mượn trăng thanh gió mát di dưỡng tính tình, lấy chén rượu câu thơ vui cùng tuế nguyệt.
03/02/2013(Xem: 5397)
Tuệ Sỹ là ai mà thơ hào sảng, hùng tâm tráng khí như thế ? Tuệ Sỹ quê Quảng Bình, sinh năm 1943, nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hán, Phạn, Pali. Khi mới vừa 26 tuổi đã viết Triết học về Tánh Không làm chấn động giới văn nghệ sĩ, học giả, thiện tri thức Việt Nam thời bấy giờ.
20/01/2013(Xem: 4899)
Phạm Công Thiện(1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Dưới đây là bài viết của Tâm Nhiên nhân sắp đến ngày giỗ của ông.
12/01/2013(Xem: 5308)
Đã có rất nhiều sách vở, bài viết hoặc với tính chất nghiên cứu, hoặc là các bài giảng phổ cập bàn về tông Thiên Thai và kinh Pháp Hoa. Bài viết này nói đến vai trò, vị trí của Đại sư Trí Khải và tông Thiên Thai trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong nền văn hóa tư tưởng của toàn thể nhân loại. Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589). Sông Dương Tử được lấy làm gianh giới phân chia giữa hai miền Nam và Bắc. Trong thiền sử, ta thường nghe nói đến câu Nam Năng (Huệ Năng)-Bắc Tú (Thần Tú), để phân biệt hai dòng thiền: Đại sư Thần Tú xiển dương Thiền tiệm ngộ ngay tại Trường An; Đại sư Huệ Năng phát triển Thiền đốn ngộ tại vùng Quảng Đông và lân cận. Bấy giờ Trung Hoa bị chia thành nhiều nước nhỏ, nước này xâm lăng và thôn tính nước kia, gây nên nhiều cuộc chiến tương tàn, dân chúng sống trong cảnh lầm than đau khổ.
07/01/2013(Xem: 6122)
Phần lớn độc giả biết nhiều đến các tiểu luận và các tập thơ phản chiến, nhưng ít người biết đến những bài thơ Thiền của Nhất Hạnh. Tôi xin trích một bài được nhà xuất bản Unicorn Press xuất bản trong tâp thơ Zen Poems của Nhất Hạnh vào năm 1976 (bản dịch Anh Ngữ) của Võ Đình. Bài này được in vào tuyển tập thơ nhạc họa vào mùa Phật Đản 1964
10/12/2012(Xem: 5970)
Cả cuộc đời 86 tuổi của Ngài Đội trời đạp đất, đã tròn chưa bản nguyện Kiếp tu hành 81 năm của Ngài Gánh vác hy sinh...
09/10/2012(Xem: 9411)
Thiền sư Lê Mạnh Thátcho rằng Vua Trần Nhân Tông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nhất là vì tư tưởng hòa giải dân tộc của ông vẫn còn tính thời sự. Trả lời câu hỏi của BBC vì sao tư tưởng của Trần Nhân Tông (trị vì từ năm 1278-1293) và là Phật Hoàng, sáng lập ra phái thiền phái Trúc Lâm vẫn còn có tính thời sự đối với Việt Nam và cả quan hệ Mỹ - Việt cũng như Việt - Trung, Tiến sỹ Lê Mạnh Thát nói:
01/10/2012(Xem: 5021)
Kính bạch Giác Linh Đức Thầy, Dẫu biết rằng: “Cuộc đời là ảo mộng, vạn vật vốn vô thường, chuyển di không ngừng nghỉ, biến diệt lẽ tự nhiên, tử sanh không tránh khỏi.” Nhưng ân đức cao dày, tình thương nồng thắm, Đức Thầy đã ban cho hàng đệ tử chúng con, chẳng những được kết thành giới thân huệ mạng, mà còn mang lại cho cuộc đời giải thoát của chúng con vô vàn hạnh phúc… Ân đức ấy, mãi mãi khắc sâu vào cuộc đời tu học của chúng con vô cùng vững chắc, dù cho thời gian, sự vô thường có thay đổi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567