Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tựa

21/05/201312:28(Xem: 11272)
Tựa

TOÀN TẬP 
MINH CHÂU HƯƠNG HẢI 

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 2000

--o0o--

TỰA

Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia lớn không những của văn học và triết học Phật giáo Việt Nam, mà còn của văn học và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Từ nửa cuối thế kỷ 18, cuộc đời và tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đã lôi cuốn sự chú ý của những người trí thức đương thời, trong đó nổi bật nhất là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784). Chính trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn lần đầu tiên đã có những ghi chép tương đối đầy đủ về thân thế và thơ văn của Minh Châu Hương Hải, từ đó, trở thành nguồn tư liệu cho những người nghiên cứu tiếp sau. Điều đáng tiếc là những ghi chép vừa nêu đã chứa đựng một số lẫn lộn, đặc biệt là việc lẫn lộn các bài thơ của những Thiền sư Trung quốc với chính những tác phẩm của Minh Châu Hương Hải. Sự kiện này gây ra không ít khó khăn cho những ai muốn nghiên cứu nghiêm túc về lịch sử văn học và tư tưởng Việt Nam cũng như Phật giáo Việt nam thế kỷ thứ 17 .

Chúng tôi do thế đề nghị tập hợp lại đây toàn bộ các tác phẩm hiện biết dưới tên Minh Châu Hương Hải và cho nghiên cứu tất cả chúng, nhằm giúp những ai quan tâm đến lịch sử văn học và tư tưởng dân tộc cùng Phật giáo những nguồn tư liệu đáng tin cậy. Minh Châu Hương Hải toàn tập ra đời là một thể hiện của nỗ lực ấy. Chúng tôi biết rằng lúc sinh thời, Minh Châu Hương Hải đã để lại cho chúng ta rất nhiều tác phẩm, mà cứ theo Hương Hải Thiền sư ngữ lục thì lên tới 30 quyển. Nhưng ngày nay chúng tôi mới phát hiện được 2 quyển Giải Kim cương kinh lý nghĩa, một quyển Giải Di Đà kinh, một quyển Giải Tâm kinh ngũ chỉ, một quyển Sự lý dung thông, tất cả tổng cộng là 5 quyển. Còn 25 quyển kia thất lạc chưa tìm thấy cho đến lúc này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mạnh dạn gọi đây là toàn tập của Minh Châu Hương Hải, bởi vì 5 quyển này là tất cả những gì mà chúng tôi đã trải 25 năm sưu tầm. Nói khác đi, chúng tôi không còn hy vọng tìm thêm một tác phẩm nào khác nữa của Minh Châu Hương Hải ngoài 5 quyển vừa nêu trên. Vì vậy, chúng tôi coi chúng đại diện cho toàn bộ của tác phẩm của Minh Châu Hương Hải. Nêú trong tương lai có phát hiện gì mới, chúng tôi sẽ bổ sung. Tất nhiên, đây cũng có thể gọi là một di tập của ông .

Ngoài 5 tác phẩm ấy, chúng tôi sẽ cho dịch kàm theo trong Toàn tập này bản Hương Hải thiền sư ngữ lục in vào năm Cảnh Hưng thứ 8, Đinh Mão 1747. Đây là tài liệu cơ bản mà Lê Quý Đôn đã sử dụng để có những ghi chú của ông trong Kiến văn tiểu lục. Qua nghiên cứu bản ngữ lục này, chúng tôi thâý có chép 59 bài thơ và 14 đoạn văn của Minh Châu Hương Hải. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, 47 bài thơ và 5 đoạn văn đều chứng tỏ là của những tác giả Trung quốc, chứ không phải của vị thiền sư của chúng ta. Lê Quý Đôn đã nhầm lẫn điều này nên lựa ra 42 bài thơ và 12 đoạn văn vừa nêu để gán cho Minh Châu Hương Hải. Đây mới là một kết quả sơ bộ bởi vì những bài thơ và đoạn văn khác cũng có khả năng của các tác giả Trung quốc, nhưng do cho đến nay vẫn chưa tra cứu được trong các tác phẩm Trung quốc hiện còn, nên chưa có thể bàn luận gì về chúng. Chỉ có sự kiện là trong số 12 bài thơ còn lại thì có khả năng chắc chắn 5 bài là của Minh Châu Hương Hải .

Để tiện cho việc theo dõi của người đọc, trong bản dịch Hương Hải thiền sư ngũ lục, chúng tôi cho đánh số liên tục các bài thơ từ 1 đến 59, trừ một bài thơ quốc âm của Trịnh Cương và 2 bài thơ chữ Hán của Đặng Đình Tướng không được đánh số. Các đoạn trích văn cũng được đánh số như thế từ 1 đến 14, nhưng có thêm chữ (V) ở trước các số để phân biệt. Trong phần nghiên cứu, chúng tôi sử dụng lối đánh số này để gọi tên các bài thơ có trong Hương Hải thiền sư ngũ lục và chỉ ra nó thuộc tác giả và tác phẩm nào của Trung quốc, các đoạn văn xuôi cũng vậy .

Cũng nhờ bản Hương Hải thiền sư ngũ lục này, chúng ta sẽ có dịp nghiên cứu tình trạng "tam sao thất bổn" mà các bản chép tay thường gặp phải, cụ thể là chép về thơ văn của Minh Châu Hương Hải trong Kiến văn tiểu lục 9 của Lê Quý Đôn. Chúng tôi nghĩ Lê Quý Đôn không bao giờ chép sai khi chép lại cái gọi là thơ văn của Minh Châu Hương Hải từ Hương Hải thiền sư ngũ lục, mà chắc chắn ông đã sử dụng. Tuy nhiên, bản vi phim mà chúng tôi có hiện nay do trường Viễn đông bác cổ Pháp chụp vào ngày 29 tháng 11 năm 1954 mang ký hiệu số A.32, No.312, đã cho thấy qua những lần sao chép có những sai chạy so với bản in Hương Hải thiền sư ngũ lục, khi chép lại các bài thơ của Minh Châu Hương Hải .

Các tác phẩm Trung quốc mà chúng tôi sử dụng để truy tìm các bài thơ Hán chép lẫn trong Hương Hải thiền sư ngũ lục là Cảnh Đức truyền đăng lục và Tục truyền đăng lục của bản in Đại Chính tân tu Đại tạng kinh (viết tắt ĐTK) mang số 2076 và 2077 và Ngũ đăng hội nguyên, Thiền tông tụ cổ liên châu thông tập và Thiền tông chính mạch của bản in Tục tạng kinh. Tất cả các quyển số và tờ trang được dẫn trong bản Toàn tập này được lấy từ các bản in ấy. Riêng khi trích dẫn Tục tạng, chúng tôi ghi 2 loại số tờ, 1 ghi bình thường và 1 để trong ngoặc. Điều này có nghĩa số thường là số trang đánh liên tục của Tục tạng kinh hội biên ấn từ đầu sách cho đến cuối sách, còn số trong ngoặc là số tờ của từng tác phẩm mà Tục tạng kinh hội đã dùng để in lại trong Tục tạng kinh của hội. Thí dụ, Thiền tông chính mạch 9 tờ 308a12-13 (154c12-13), thì số 308 là chỉ tờ do Tục tạng kinh hội đánh , còn số 154 trong ngoặc là số tờ của bản in gỗ mà Tục tạng kinh hội dùng để in. Chúng tôi ghi cả 2 số, nhằm giúp cho những người có bản in Thiền tông chính mạch lưu hành bên ngoài Tục tạng kinh dễ theo dõi .

Bộ Toàn tập này được chia làm hai phần. Phần Một gồm nghiên cứu, giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp Minh Châu Hương Hải, trong đó chúng tôi chỉ ra các bài thơ và đoạn văn nào là của các tác giả Trung quốc hiện đã tìm thấy. Phần hai gồm tác phẩm đầu tiên của Minh Châu Hương Hải là Giải Kim Cương kinh lý nghĩa và 3 tác phẩm còn lại của ông là Giải Di Đà kinh sớ sao, Giải Tâm kinh ngũ chỉ và Sự lý dung thông cùng với những phân tích, giới thiệu từng tác phẩm một của chúng tôi. Chúng tôi cũng in kèm Hương Hải thiền sư ngũ lục cùng với phần phân tích, giới thiệu và bản dịch chữ Việt ở đầu phần hai nhằm cung cấp tư liệu nghiên cứu đầu tay cho những ai quan tâm đến tác gia lớn này .

Để bảo lưu các bản in cũ và cũng để cung cấp tư liệu nghiên cứu và kiểm soát, chúng tôi cho in lại toàn bộ các văn bản chữ Hán và quốc âm của các tác phẩm vừa nêu. Trong trường hợp một tác phẩm có một hay nhiêù bản in hay bản chép tay thì chúng tôi chọn lấy bản tốt nhất .

Vạn Hạnh 
Mùa Vu Lan 1998

Lê Mạnh Thát


---o0o---
Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2017(Xem: 10448)
Đây không phải là cuộc so sánh tương quan luận điểm hay ý nghĩa đúng - sai của hai nhân vật lịch sử nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu và Tổ Khánh Hòa vì hành trạng và lý tưởng dấn thân của hai người khác nhau, cả về phương diện đấu tranh trước nghịch cảnh , giữa Đời và Đạo và một khoảng cách thời gian nhất định. Bài viết chỉ mong đóng góp nhỏ suy luận phần mình với một nối kết lịch sử nhất định để mở rộng thêm nỗi niềm của Tổ Khánh Hòa và chư tôn thạc đức trong bối cảnh chung đau thương của dân tộc trước và sau phong trào chấn hưng Phật giáo rực rỡ
16/10/2017(Xem: 9849)
Trang Nhà Quảng Đức Melbourne, Úc Châu vừa nhận được tin: Hòa Thượng THÍCH TRÍ TÂM Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh, Trưởng Ban Nghi Lễ Hội Đồng Trị sự GHPGVN, Chứng Minh Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hòa, Nguyên Phó Trưởng Ban Thường Trực Ban Trị sự, kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc Tế GHPGVN Tỉnh Khánh Hòa, Nguyên Hiệu Trưởng Trường Trung Cấp Phật học Khánh Hòa các khóa I – V, Nguyên Tổng Thư ký Viện Hoằng Đạo, kiêm Chánh Đại diện Trung Phần Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền Việt Nam, Trú trì Chùa Tổ Đình Nghĩa Phương, kiêm chùa Nghĩa Sơn - Nha Trang; Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 23giờ 00 phút, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (nhằm ngày 21 tháng 08 năm Đinh dậu), tại chùa Tổ Đình Nghĩa Phương, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 84 năm Hạ lạp: 60 năm - Lễ nhập kim quan chính thức cử hành vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 11 tháng 10 năm 2017 (22/8 Đinh Dậu). Kim quan được tôn trí tại chùa Tổ Đình Nghĩa Phương – Nha Trang. - L
16/10/2017(Xem: 11860)
Hòa Thượng Thích Trí Viên vừa viên tịch tại Thành Phố Nha Trang
08/10/2017(Xem: 6383)
Con là học trò Hà Nội của thầy từ năm 2005 khi lần đầu tiên Thầy về Việt Nam. Ấy vậy mà đã 12 năm kể từ lần đầu tiên được gặp Thầy. Và con đã được gặp Thầy không chỉ ở Hà Nội mà ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam yêu quý, trong đó có Cố đô Huế trong lần Thầy về Việt Nam mới đây. Con cũng đã may mắn được gặp thầy nhiều lần tại Pháp và Thái Lan.
23/09/2017(Xem: 25376)
The Vietnam War - Chiến Tranh Việt Nam (Trọn bộ 10 tập), đạo diễn: Ken Burns và Lynn Novick - Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
17/09/2017(Xem: 6356)
Huế xưa quê chốn xuất trần Dương Xuân rừng dạ, phiêu bần gieo duyên. Xuất gia chốn Tổ uy nguyên, Bái thiền Thanh Quý, hạnh thiền nhân Tâm.
12/09/2017(Xem: 7226)
Hòa thượng Khánh Hòa là một trong những thạch trụ Phật pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thề kỷ XX, có công đóng góp phục hưng ngôi nhà Phật giáo trong nước khi mà bao thế lực bủa vậy dân tộc, đe dọa nền văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng người dân bị đe dọa có nguy cơ xóa sạch bởi thế lực và văn hóa ngoại lai. Để tưởng nhớ công lao tiền nhân, đôi giòng nhắc lại để thế hệ kế tục hiểu được giềng mối qua bao đời thịnh suy đối với dân tộc và đạo pháp, ngày nay, Phật giáo Việt Nam có mặt và phát triển không thể không biết đến nền móng xây dựng, bảo vệ của tiền nhân.
09/09/2017(Xem: 11840)
Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch vào lúc 16 giờ 15 phút, ngày 6-9-2017 (nhằm ngày 16-7-Đinh Dậu) tại chùa Phước Viên, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trụ thế: 77 năm; Hạ lạp: 52 năm. Lễ nhập kim quan vào lúc 14 giờ 00 ngày 7-9-2017 (17-7-Đinh Dậu). Kim quan Hòa thượng được an trí tại chùa Phước Viên. Lễ viếng bắt đầu từ lúc 16 giờ 00 ngày 7-9-2017 (17-7-Đinh Dậu). Lễ truy niệmvào lúc 7giờ 00 ngày 12-9-2017 (22-7-Đinh Dậu); 8giờ 00 phụng tống kim quan Hòa thượng nhập Bảo tháp tại chùa Phước Viên, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
02/09/2017(Xem: 7083)
Giờ phút đáng nhớ của tất cả những người con Phật Việt Nam là thời điểm 12 giờ 35 phút ngày 29 tháng 8 năm 2017, khi Thầy Nhất Hạnh, người Thầy lớn không chỉ của Phật tử Việt Nam mà của cả thế giới đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng. Tất cả đã vỡ òa trong hạnh phúc và bất ngờ. Thầy đang và sẽ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng tại Đà Nẵng và Huế. Trong những ngày qua, tôi đã nhận được rất nhiều nhắn tin, điện thoại, email của quý vị trong và ngoài nước, từ cả các vị Phật tử tại gia lẫn quý thầy, quý sư cô xuất gia đề nghị giúp đỡ thu xếp để họ có thể đến thăm viếng và đảnh lễ Thầy. Nhiều quý vị đề nghị giúp đăng ký trước để có thể tham gia các khóa thiền do Thầy Nhất Hạnh trực tiếp hướng dẫn. Đó cũng là nỗi niềm tha thiết và chính đáng của tất cả quý vị và tôi thấy xúc động và trân quý vô cùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]