Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thơ Trần Nhân Tông

20/05/201317:22(Xem: 9731)
Thơ Trần Nhân Tông


TRẦN NHÂN TÔNG
CON NGƯỜI & TÁC PHẨM

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát

Nhà Xuất Bản TP.HC1999

--o0o--

PHẦN II

TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG

--o0o--

THƠ TRẦN NHÂN TÔNG

TỨC SỰ

Xong múa Giá chi thử áo xuân,
Hôm nay huống gặp tiết thanh minh.
Đầy mâm bánh cuốn như hồng ngọc
Phong tục từ xưa của Việt Nam.

2

TIỄN SỨ BẮC LÝ TRỌNG TÂN
TIÊU PHƯƠNG MAI

Thăm thẳm Linh Trì ấm tiệc đưa
Người về khôn cách gió xuân ngừa.
Nào hay sao sứ hai ngôi phúc,
Sáng rọi trời Nam mây tối bưa.

3

TIỄN SỨ BẮC MA HỢP
KIỀU NGUYÊN LÃNG

Trời nam, sao sứ rọi hai ngôi
Dẫn lối ba vòng đêm sáng soi
Bên ấy ơn sâu tình dễ cảm
Nơi đây tục bạc lễ thẹn tồi
Mù xông cờ tiết thân mừng khỏe
Roi vút gió xuân ngựa kết đôi
Trung thống vạc lời xin hãy nhớ
Nỗi lo đất nước khỏi nung sôi

4

HỌA THƠ KIỀU NGUYÊN LÃNG

Non nam hành lý nhẹ mây tưng
Xuân đến cành mai mới mấy bông
Khắp thấy cùng thương thiên tử đức
Sống không giúp thế trượng phu buồn
Ngựa xông sương tuyết đầu còn ngoái
Mắt ngắm non sông xe chút ngừng
Sông Nhị ngày mai mờ khói nước
Rượu đào tươi mát rửa lòng trong

5

HOA MAI SỚM

Vàng điểm tua hoa năm cánh tròn
San hô chìm bóng vẩy phô tuôn
Ba đông cành trắng hoa khoe trước
Một nén hương xuân nhánh hãy còn
Cam lộ ngát thơm say bướm tỉnh
Dạ quang tựa nước khát chim buồn
Hằng nga nếu biết đây hoa đẹp
Quế lạnh cung Thiềm thôi ở luôn

6

Ngại rét năm ngày cửa biếng ra
Gió xuân trước đã đến cây già
Bóng giăng mặt nước băng vừa vỡ
Hoa trĩu đầu cành ấm chửa pha
Xóm núi trăng chìm lời hát Việt
Ải quan mây đẫm tiếng tiêu Hồ
Một cành lạc tới giấc mơ bạn
Tỉnh dậy tặng người chẳng nỡ đưa

7

CẢNH XUÂN

Chim hót nhởn nhơ, hoa liễu dày,
Bóng thềm nhà vẽ mây chiều bay
Chuyện đời khách đến thôi không hỏi
Cùng tựa lan can ngắm núi mây.

8

DỰ YẾN VỚI VĂN TÚC VƯƠNG

Chân rùa bóc đỏ mọng
Yên ngựa nướng vàng thơm
Sơn tăng giữ giới sạch
Cùng ngồi chẳng cùng ăn

9

CHÙA THẦN QUANG TRÊN NÚI ĐẠI LÃM

Bát ngát Thần quang gợi tịch u
Trời trăng ôm cởi đến ngao du
Lâu đài một tá bày tranh vẽ
Thế giới ba ngàn lọt mắt thơ
Lắm đỗi thói đời mây thương cẩu
Đâu hay tùng cỗi trắng đầu sư
Thắp hương lễ Phật trừ đôi việc
Hết thảy suy tư mặc bỏ lờ.

10

ĐỀ NHÀ THỦY TẠ CHÙA PHỔ MINH

Xông hết nghìn hương thơm ngát nhà,
Mới dâng dòng nước mát đâu xa
Cửa chùa dưới bóng đa già khép
Đầu tiếng ve thu ý đậm đà

NGẮM CẢNH CHIỀU THIÊN TRƯỜNG

Thôn trước thôn sau tựa khói nhòa
Nửa không nửa có mé chiều sa
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi ruộng xuống sà.

12

TRÊN ĐƯỜNG TÂY CHINH

Hoa sóng tung lên buồm gấm bay
Dưới mui đầu mệt chẳng buồn quay
Mây chiều Tam Giáp nhạn không đến
Trăng sáng Cửu Than rồng có đây
Lạnh lẽo đường đi cung mộng cũ
Ngổn ngang sầu vướng rượu ly đầy
Hán hoàng mang tiếng say chinh chiến
Vội vã nam nhi chi lắm vậy.

13

TRĂNG

Đầy sách, giường song chếch bóng đèn
Sân thu sương bủa thoáng hơi đêm
Tiếng chày thức dậy đâu hay biết
Hoa mộc trên cành trăng mới lên

14

LÊN NÚI BẢO ĐÀI

Đất vắng đài thêm cổ
Ngày qua xuân chửa nồng.
Gần xa, mây núi cuốn,
Râm nắng, ngõ hoa lồng.
Muôn việc nước theo nước,
Trăm năm lòng bảo lòng
Tựa hiên nâng sáo ngọc,
Ngực áo, đầy trăng trong.

15

CÂY MAI

Sắt đá gan lì khinh tuyết sớm
Khăn xiêm mộc mạc gió đông luồn
Trần gian kiệm ước Hán Văn Đế
Thiên hạ anh hùng Đường Thái Tông.

16

ĐÊM MƯỜI MỘT THÁNG HAI

Rượu chút sầu vơi, vị đậm đà,
Giường rồng chiếu trúc trải yên ra
Cả trời tựa nước, trăng ngày sáng,
Hoa phủ đầy song xuân mãi mơ

17

NIỀM OÁN HẬN CỦA NGƯỜI KHUÊ PHỤ

Ngủ dậy vén rèm, hồng thấy rơi,
Hoàng ly không hót giận xuân rồi.
Lầu tây vô cớ vầng dương lặn
Bóng ngã về đông hoa lẫn chồi

18

CẢNH CHIỀU Ở CHÂU LẠNG

Chùa cổ đìu hiu khuất khói mờ
Thuyền câu chiều quạnh tiếng chuông đưa
Nước quang non lặng vờn âu trắng
Gió lặng mây đùa cây đỏ thưa.

19

XUÂN MUỘN

Tuổi trẻ sao từng hiểu sắc không
Cả xuân hoa nở ngất ngây lòng
Đến nay đành rõ mặt xuân ấy
Nệm cỏ giường thiền ngắm rụng hồng.

20

CHIỀU THU Ở VŨ LÂM

Lòng khe vắt ngược bóng cầu hoa
Hắt sáng ngoài khe, vệt nắng tà
Vắng vẻ nghìn non, rơi lá đỏ
Như mơ mây đẫm tiếng chuông xa

21

NGÀY XUÂN THĂM CHIÊU LĂNG

Hùm gấu nghiêm nghìn cửa.
Áo mũ bảy phẩm đầy.
Lính bạc đầu còn đó,
Nguyên Phong mãi kể say

22

BUỔI SỚM MÙA XUÂN

Ngủ dậy, mở cánh cửa,
Xuân về đã chẳng hay!
Bươm bướm một đôi trắng
Phơi phới nhắm hoa bay

23

TRÊN HỒ ĐỘNG THIÊN

Cảnh hồ Động thiên nọ,
Hoa cỏ kém vẻ xuân.
Thượng đế thương hiu quạnh
Chuông Thái thanh bỗng ngân.

24

PHỦ THIÊN TRƯỜNG

Rậm lục thưa hồng thêm quạnh hiu
Mây quang mưa tạnh ngấn bùn tiêu
Nhà trai giảng đoạn sư về viện
Quán bến canh đầu cầu nguyệt treo
Ba chục cung tiên giường tối đặt
Tám nghìn bóng tháp triều xuân reo
Phố minh phong cảnh y như cũ
Phảng phất hình cha mộng thấy nhiều

25

BÀI MINH ĐỀ TRÚC NÔ

Ruột rỗng, tuyết giải
Đốt cứng, sương phơi
Mượn ngươi làm tớ,
E trái tính trời.

26

MẠN HỨNG Ở SƠN PHÒNG

Ai buộc mà đi giải thoát tìm?
Không phàm sao phải kiếm thần tiên
Vượn mòn, ngựa mỏi ta già phải.
Như cũ am mây một sập thiền

27

Phải trái tâm theo hoa sớm rơi
Lợi danh lòng lạnh mưa đêm rồi
Hoa tàn, mưa tạnh non im ắng
Một tiếng chim kêu xuân hết thôi.

28

TẶNG SỨ BẮC LÝ TƯ DIỄN

Ơn Hán tràn trề mưa móc tuôn
Chiếu son phượng ngậm khỏi mây hồng
Khí hòa góc đất đều lan tới
Bụi chiến sông trời rửasạch trơn
Thảy bảo thư vua mười lối viết
Còn hơn đàn Thuấn năm dây đờn
Đất trời thương hết không nam bắc
Sấm sét sao lolại phải bươn

29

CA NGỢI THƯỢNG SĨ TUỆ TRUNG

Nhìn lên càng cao
Dùi càng bền cứng
Chợt ở phía sau
Thấy liền trước đứng
Cái đó gọi là
Thiền Thượng sĩ vững

30

ĐỀ CHÙA THÔN HƯƠNG CỔ CHÂU

Số đời một màn kéo,
Tình người đôi mắt ngân.
Cung ma chật hẹp lắm,
Cõi Phật khôn xiết xuân.

31

KỆ THỊ TỊCH

Hết thảy pháp không sinh
Hết thảy pháp không diệt
Nếu hay hiểu như vầy
Chư Phật thường trước mặt
Đến đi sao có đây

32

THÂN NHƯ

Thân như hơi thở vào ra mũi
Thế tựa gió luồn mây núi xa
Đỗ quyên rền rĩ trăng ngày sáng
Đừng để tầm thường xuân luống qua

33

NGƯƠI NÊN NHỚ

Cối kê việc cũ ngươi nên nhớ,
Hoan, Ái đang còn chục vạn quân

34

TỨC SỰ

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

35

HỌA THƠ LÝ TƯ DIỄN

Tự xét không tài thẹn được đất
Chỉ vì nhiều bệnh thiếu chầu trời


---o0o---
Chân thành Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2021(Xem: 4723)
Hoà thượng Thích Từ Hương thế danh là Nguyễn Mạnh Trừng. Sinh ngày 20 tháng 6 năm 1928 tại thôn Vĩnh An, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.Trong một gia đình phú nông. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Tiêm. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chai pháp danh Nhật Cang. Từ lúc ra đời cho đến năm 1954, Hoà thượng ở tại quê nhà theo học tiểu học và sinh sống tại địa phương.
23/04/2021(Xem: 4539)
Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên, thế danh Võ Đình Như, sinh ngày 20/10/1926 tại thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngài là con thứ 3 trong gia đình. Thân phụ và thân mẫu của Hòa thượng là cụ ông Võ Toản pháp danh Nhựt Toàn và cụ Bà Đặng Thị Chức pháp danh Diệu Phát. Gia đình Ngài có truyền thống Phật giáo thuần thành. Với túc duyên nhiều đời, từ nhỏ, Ngài thường được bà nội dẫn đến chùa làng tụng kinh niệm Phật. Gặp lúc Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Hòa từ chùa Trà Can, Tháp Chàm – Phan Rang về tổ chức lễ truyền Tam Quy Ngũ giới tại chùa Tịnh An, Phù Cát, Bình Định, Ngài sớm thọ Tam quy Ngũ giới trong dịp này.
11/04/2021(Xem: 8886)
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, Kính thưa tất cả quý Phật tử trong và ngoài nước, Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng xin trân trọng kính báo: Thượng Toạ Thích Tuệ Giác, Hội trưởng Hội Thiền Học Việt Nam Hải Ngoại, Viện trưởng Tổ Đình Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng, Đã viên tịch vào lúc 4:30 chiều Thứ Bảy ngày 10 tháng 4 năm 2021 (nhằm 29 tháng 2 năm Tân Sửu) Tại Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng, Quận hạt San Diego, CA, Hoa Kỳ. Trụ thế 62 năm, 31 Hạ Lạp Chương trình Tang Lễ của Thượng toạ Thích Tuệ Giác sẽ được kính báo trong thời gian sớm nhất. Chúng con nhất tâm xin cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức và mời gọi quý Phật tử cùng chung lòng cầu nguyện. Thay mặt BTC Tang Lễ xin được trân trọng kính báo. Tỳ kheo Thích Tuệ Tỉnh
31/03/2021(Xem: 4628)
Trễ hẹn trong tang lễ, rồi cúng 21 ngày và 49 ngày cố nhạc sĩ Hằng Vang ( 1936 – 2021 ), một số Anh Chị em cựu huynh trưởng giữ đúng lời hứa, rất uy tín, lòng tự dăn lòng rằng nhất định sẽ họp mặt để cùng nhau thắp cho vị nhạc sĩ nén hương tưởng nhớ, tri ân những dòng nhạc mà phần lớn đã theo chân nhiều thế hệ Gia Đình Phật Tử ( GĐPT ) và các đoàn thể thanh thiếu niên Phật giáo, nối tiếp nhau cho đến tận hôm nay. Và ngày đó phải là ngày cúng chung thất 49 ngày, nhất định không hẹn xa xăm nửa. Sau khi loại trừ nhiều trở ngại, cộng vào nh74ng thuận duyên chung, tất cả đã chọn ngày chủ nhật 21/03/2021 9 nhằm ngày mùng 9 tháng hai năm Tân Sửu vừa rồi
10/03/2021(Xem: 4903)
Cố Hòa Thượng thế danh Đặng Hữu Tường, pháp húy Nguyên Phước, tự Quang Thể, hiệu Đạt Minh; nối pháp đời 44 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 10 pháp phái Liễu Quán. Ngài lâm thế ngày 19 tháng 9 năm Nhâm Tuất (1922) tại làng An Hải, quận III (nay là phường An Hải, quận Sơn Trà), thành phố Đà Nẵng; chánh quán làng Quảng Lăng, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đặng Văn Vịnh (tức Nuôi) và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Ớt. Ngài là trưởng nam trong một gia đình có năm anh em gồm ba trai và hai gái. Năm lên 9 tuổi, thân phụ qua đời, từ đó mẫu thân một mình tần tảo nuôi con. Trong thời gian này, Ngài được mẫu thân gởi đến Thầy Tư Tri (Như Tín) – trụ trì chùa An Hải lúc bấy giờ – nhận cho nhập Chúng tu học.
10/03/2021(Xem: 7685)
Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên sinh năm Nhâm Dần (1962) tại Phường Tân Thái, Quận 3, Đà Nẵng (nay là Phường Mân Thái), là người con thứ ba trong gia đình có 9 anh em (5 trai, 4 gái). Vượt biên cùng với Ba và 3 anh em trai vào tháng 6 năm 1981 và định cư đến Mỹ vào cuối tháng 3 năm 1982. Má và các em gái cùng em trai út vượt biên năm 1988 và cả gia đình sum họp tại Hoa Kỳ vào năm 1989.
01/03/2021(Xem: 26676)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày Thứ Bảy 22/02/2020 nhằm ngày 29/01 Âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Trụ thế: 93 năm. Chương trình tang lễ sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất có thể. Chúng con thành kính nguyện cầu Đức Đại Lão Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Ba để tiếp tục công cuộc hoằng Pháp lợi sanh. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
23/02/2021(Xem: 4976)
Tin buồn Cư sĩ Đỗ Đình Đồng; Pháp danh: Chơn Trí đã an nhiên trút hơi thở tại Hoa Kỳ vào lúc 01 giờ 02 phút khuya ngày 17 tháng 2 năm 2021 (mồng 6 tháng giêng năm Tân Sửu). Hưởng thọ 76 xuân. Trong một cơn bạo bệnh, ông bị máu đông trong động mạch phổi. Bác sĩ cho ống thông vào để phá máu đông nhưng tim ông đã ngừng đập khiến ông phải thở bằng máy và đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng sau một ngày một đêm trên máy thở. Ông ra đi đột ngột khi đang dịch dang dỡ một quyển sách khác về giáo lý đạo Phật. Ông thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, không biểu hiện sự đau đớn, và có hiền thê, hiếu tử hiền tôn bên cạnh niệm Phật cầu nguyện.
03/02/2021(Xem: 19113)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
28/01/2021(Xem: 7219)
Hòa thượng họ Hồ, húy Đắc Kế, Pháp danh Nguyên Công, tự Đức Niệm, bút hiệu Thiền Đức, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ bốn mươi bốn, sinh năm Đinh Sửu (1937) tại làng Thanh Lương, phủ Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nhờ túc duyên tiền kiếp, nên mặc dù không ai khích lệ thúc đẩy, Ngài vẫn một mình cố công tìm đường hướng về với đạo lý giác ngộ. Khởi đầu, Ngài xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Minh Đạo tại chùa Long Quang, Phan Rí năm 13 tuổi. Sau đó, trên đường tầm sư học đạo, Ngài cầu học với Hòa thượng Trí Thắng chùa Thiên Hưng và Hòa Thượng Viện chủ chùa Trùng Khánh ở Phan Rang, Hòa Thượng Thiện Hòa ở chùa Ấn Quang, Sàigòn, và Hòa Thượng Trí Thủ ở Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang. Vào năm 1962, Ngài tốt nghiệp Cao Đẳng Phật giáo tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang Sàigòn. Song song với Phật học, Ngài cũng c
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]